Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề nhánh 2: Nghề giúp đỡ cộng đồng

Tự tin khi nhận nhiệm vụ được giao. Mong muốn được thực hiện ngay công việc. hoàn thành công việc được giao

docx31 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 12740 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề nhánh 2: Nghề giúp đỡ cộng đồng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHỦ ĐỀ NHÁNH 2: Nghề giúp đỡ cộng đồng ( 1 tuần).
Từ ngày: 1/12 đến ngày 6/12/2014.
Phát triển thể chất:
CS3: Ném và bắt bóng được bằng 2 tay từ khoảng cách xa 4m
Ném và bắt bóng được bằng 2 tay , 
HĐC:
Ném xa bằng 2 tay
CS6: Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ
Thường xuyên cầm bút đúng bằng ngón trỏ, ngón cái , đỡ bằng ngón giữa
HĐC:
Vẽ bác sĩ
2 Lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội:
CS31: Cố gắng thực hiện công việc đến cùng
Tự tin khi nhận nhiệm vụ được giao. Mong muốn được thực hiện ngay công việc. hoàn thành công việc được giao
QS-GD trẻ trong sh hàng ngày
CS44: Thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng và đồ chơi với những người gần gũi
Kể cho bạn về chuyện vui buồn của mình. Trao đổi , chia sẻ với bạn trong hđộng cùng nhóm. Vui vẻ chia sẻ đồ dùng đồ chơi cùng bạn
QS-GD trẻ trong HĐC &HĐNT
CS49: Trao đổi ý kiến của mình và của bạn
Trao đổi ý kiến của mình để thỏa thuận với các bạn. khi trao đổi, mình thái độ bình tĩnh tôn trọng lẫn nhau, không cắt ngang khi người khác đang trình bày
QS trong các hđ thảo luận nhóm
CS51: Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn
Thực hiện sự phân công của người khác. Vui vẻ thực hiện nhiệm vụ
QS-GD trẻ trong các công việc lao động trực nhật
3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp:
CS66: Sử dụng các từ chỉ tên gọi , hành động , tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hằng ngày
Thường xuyên biết dùng đúng danh từ tính từ , động từ, từ biểu cảm trong câu nói của trẻ và phù hợp với hoàn cảnh
QS trẻ trong HĐC
CS64: Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ , đồng dao dành cho lứa tuổi của trẻ
Thể hiện mình hiểu ý chính của câu truyện, thơ, đồng dao:tên, các nhân vật. Tình huống trong câu chuyện
 HĐC:
-Thơ: Chú bộ đội hành quân trong mưa 
CS91: Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt
Nhận dạng được những chữ cái đã học và lq với nhóm chữ mới trong chủ đề.
Chữ cái:
Ôn: Làm quen với chữ G Y
CS80: Thể hiện sự thích thú với sách
Tự cầm sách để đọc, yêu cầu người khác đọc sách để nghe. Thường xuyên thể hiện hứng thú khi nghe cô giáo đọc sách cho cả lớp. biết hỏi và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung sách cô đọc
QS trẻ trong giờ tạo hình ,LQVT, Tập tô
4. Lĩnh vực phát triển nhận thức:
CS98: Kể được một số nghề phổ biến nơi trẻ sống
Trẻ kể tên được một số nghề phổ biến , nói được công cụ và sản phẩm của nghề
HĐC:
Trò chuyện xem tranh về
Chú bộ đội, 
Công an, giáo
 Viên, bác sĩ
CS100: Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em
Hát được lời bài hát. Hát đúng giai điệu bài hát
HĐC: Hát &vđ bài “Cô giáo miền xuôi.
CS106: Biết đo độ dài và nói kết quả đo
Chọn được dụng cụ làm thước đo. Đặt thước đo liên tiếp. Nói đúng kết quả đo
HĐC: Đo các đối tượng khác nhau bằng một đơn vị đo.
KẾ HOẠCH TUẦN 2
(Từ ngày 1/12/2014 đến ngày 6/12/2014)
	A. THỂ DỤC SÁNG
* Tập theo động tác kết hợp với lời ca của bài “Cháu yêu cô chú công nhân” sáng tác: “Hoàng Văn Yến ”
+ Hô hấp: Thổi nơ bay.
+ Tay: Cuộn tháo len.
+ Chân: Khuỵu gối.
+ Thân: Cúi gập người.
+ Bật: Tiến lùi.
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
- Trẻ biết xếp hàng và về hàng đúng vị trí.
- Phát triển thể chất cho trẻ.
- Luyện cho trẻ khả năng vận động nhanh nhẹn, hoạt bát, tinh thần thoải mái
- Trẻ tập tốt động tác gắn với lời ca.
- Hứng thú, chú ý tập.
II. CHUẨN BỊ
- Sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ, xắc xô, loa đài, nơ
- Kiểm tra sức khỏe trẻ
- Quần áo trang phục gọn gàng
III. HƯỚNG DẪN
1. Khởi động
 - Cho trẻ đi chạy theo vòng tròn, làm theo người dẫn đầu. Thực hiện các kiểu đi
- Đi thường, đi nghiêng chân, đi bằng gót chân, đi bằng mũi chân, vẫy cánh tay, lắc hông . Đi chậm về 3 hàng theo tổ.
2. Trọng động
- Tập bài tập phát triển chung: Tập theo động tác kết hợp với lời ca bài “Cháu yêu cô chú công nhân” 2 lần x 8 nhịp
- Cô chú ý quan sát sửa sai, động viên trẻ kịp thời.
3. Hồi tĩnh: Hát một bài hoặc làm động tác vẫy tay, hít thở nhẹ nhàng.
 ---------------------------------------------
 B. HOẠT ĐỘNG GÓC 
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên chủ đề đang thực hiện “Nghề nghiệp” ; Chủ đề nhánh “Nghề giúp đỡ cộng đồng”
- Biết tên, vị trí từng góc chơi, biết nội dung từng góc . 
- Nhận biết và phát âm tốt chữ g, y
2. Kỹ năng
- Thể hiện tốt vai chơi của mình
- Biết phối hợp chơi với bạn tốt để hoàn thành công việc
- Luyện những kỹ năng đã học
- Phát triển ngôn ngữ nói rõ ràng mạch lạc
3. Thái độ
- Có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi. 
- Có thái độ yêu quý, yêu mến những người làm nghề. Muốn ca ngợi những người làm nghề.
II. CHUẨN BỊ
- Đồ chơi ở các góc chơi đủ cho trẻ,chỗ hoạt động hợp lí. Bài hát “Cháu thương chú bộ đội”
- Góc phân vai: Một số đồ dùng cho “cô giáo”, đồ chơi gia đình.
- Góc tạo hình: Giấy và bút vẽ, kéo hồ dán. Đất nặn, bảng con, khăn lau. 
- Góc học tập: Bộ chữ cái, Bộ lắp ghép tương phản.
- Góc xây dựng: Đồ dùng xây dựng, gạch. Mô hình doanh trại quân đội.
- Góc KPKH: Lô tô đồ dùng sản phẩm của nghề bộ đội, công an, giáo viên.
- Góc âm nhạc: Một số bài hát trong chủ đề. Đồ dùng âm nhạc.
III. HƯỚNG DẪN
1. Giới thiệu góc chơi
 - Cho trẻ hát cùng cô bài: “Cháu thương chú bộ đội” sau đó cô hỏi trẻ: Nội dung bài hát nói về ai? Trò chuyện với trẻ về nghề bộ đội, công an giáo viên, bác sĩ
 =>cô chốt lại nội dung=> GD trẻ yêu quí nghe lời cô giáo. Trân trọng nghề bộ đội công an., bác sĩ...Cô yêu cầu trẻ nêu nội dung cần hoạt động tại các góc. Cho trẻ tự nhận góc chơi, vai chơi, trẻ nói được cần HĐ những nội dung gì trong các góc chơi đó. Cần nhũng đồ dùng, học liệu gì để thực hiện tốt quá trình chơi.
Cụ thể các góc chơi:
+ Góc phân vai: Chơi trò chơi “Cô giáo”Gia đình đưa con đi học.
+ Góc học tập: Nhận dạng các chữ cái và chữ số đã học, làm quen với chữ Gy 
+ Góc tạo hình: Vẽ, nặn, cắt dán các loại đồ dùng – sản phẩm của nghề bộ đội công an, giáo viên mà bé yêu thích.Vẽ quà tặng cô giáo
+ Góc xây dựng: Xây dựng doanh trại quân đội.
+ Góc âm nhạc: Hát múa những bài trong chủ đề.
+ Góc KPKH: Phân loại đồ dùng – sản phẩm theo nghề. Xem tranh về bộ đội, công an, giáo viên.
2. Tiến hành chơi ở các góc
2.1: Góc phân vai : 
- Chơi : “ Cô giáo” Bố mẹ đưa con đến lớp học.
+ Cho trẻ thỏa thuận các vai chơi, phân công công việc
+ Tạo tình huống, gây hứng thú và dẫn dắt trẻ vào trò chơi
+ Cô giúp trẻ lấy đồ dùng đồ chơi ra hoạt động 
 2.2: Góc học tập: Cho trẻ nhận dạng, đọc các chữ cái và con số đã học. Trẻ tự kiểm tra lẫn nhau. Cô giúp trẻ khi cần.
 2.3: Góc tạo hình: Vẽ, nặn cắt dán, nặn đồ dùng – sản phẩm của nghề giáo viên, bộ đội công an mà bé yêu thích. Vẽ quà tặng cô giáo, chú bộ đội.
 - Cô hỏi trẻ: Con yêu ai? ý định vẽ quà tặng ai?, cắt, xé dán nặn cái gì? Vẽ như thế nào? Tô màu gì và tô như thế nào?
 - Cô khích lệ, động viên óc sáng tạo của trẻ. Cho trẻ gọi tên sản phẩm của mình.
2.4: Góc xây dựng:Xây dựng “ Doanh trại quân đội”
 - Cô giúp trẻ lấy đồ chơi ra và hoạt động. Trẻ tự phân công công việc cho các thành viên. Xây tường bao, lối đi, Nhà ăn
- Lần đầu cô hướng dẫn trẻ khi lúng túng
2.5: Góc âm nhạc: Biểu diễn những bài trong chủ đề: “Nghề nghiệp”
- Cô cho 1 trẻ làm “quản trò” điều khiển các bạn chơi trong nhóm.
 - Hát &vđộng các bài: Cô giáo miền xuôi, chú bộ đội, Cô và mẹ. Cháu thương chú bộ đội. Thơ: Chú cảnh sát giao thông.
 2.6: Góc KPKH: Phân loại đồ dùng sản phẩm theo nghề. Cô quan sát trẻ HĐ
3. Nhận xét hoàn thành các góc chơi
- Cô nhận xét các góc chơi, từng cá nhân trong nhóm
 - Chọn 1 góc chơi chính,cô cho trẻ thăm quan góc chơi chính, trẻ giới thiệu nội dung chơi của góc mình
- Hát bài “Cất đồ chơi”, cô thu dọn đồ chơi cùng trẻ và ra ngoài
------------------------------------------------------------
CÁC TRÒ CHƠI TRONG TUẦN 2
Trò chơi mới:
 + Người đưa thư
 + Đua ngựa
Trò chơi cũ: 
 + Tiếng “Hát” ở đâu. 
 + Dệt vải
 	 + Cánh cửa kì diệu.
 + Lộn cầu vồng
 + Truyền tin
 + Dung dăng dung dẻ
 + Chi chi chành chành
 + Trời mưa
 + Nhảy vào nhảy ra. 
 + Bánh xe quay 
-------------------------------------------
THỨ 2 NGÀY 1/12/2014
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC (KPKH)
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Trò chuyện xem tranh về nghề bộ đội, công an, giáo viên, bác sĩ.
 I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
 1. Kiến thức
 - Trẻ biết công việc của chú bộ đội công an giáo viên. Bác sĩ
 - Biết tên gọi, nơi làm việc và công dụng của một số đồ dùng phục vụ cho nghề giúp đỡ cộng đồng.
 - Biết được mối quan hệ giữa các nghề với nhau. Vai trò, ý nghĩa của nghề: “ Giúp đỡ cộng đồng” đối với xã hội.
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng quan sát, so sánh, phân biệt về các nghề . 
- Làm giàu vốn hiểu biết cho trẻ
3. Thái độ
- Trẻ biết tầm quan trọng của : “ Nghề giúp đỡ cộng đồng” đốí với xã hội .
- Trẻ có thái độ yêu quí và trân trọng những người làm nghề 
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh họa nghề : Bộ đội, công an, giáo viên. Nghề y.
- Trang phục bộ đội, công an, giáo viên. Nghề y.
- Lô tô chủ đề nghề nghiệp.
- Bài thơ: Chú cảnh sát giao thông.
- Bảng gắn lô tô.
- Bài hát: “ Làm chú bộ đội”
- Trò chơi: “ Nhìn trang phục đoán nghề”.
- Chia lớp thành 4 đội, 4 hộp làm chướng ngại vật.
III. HƯỚNG DẪN
* HĐ 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu bàì:
 - Cô cho trẻ đọc bài thơ: “ Chú cảnh sát giao thông” xong cô hỏi về nội dung bài thơ:
+ Các con vừa đọc bài thơ nào?
+ Bài thơ nói lên điều gì?
+ Công việc của chú công an là gì?v. v
 + Con còn biết những ai làm việc giúp đỡ cộng đồng không? ( Cô gợi ý cho trẻ kể về bộ đội , công an, giáo viên, bác sĩ  =>Cô chốt lại nd => Gd trẻ .Dẫn dắt trẻ vào bài
 * HĐ2: Trò chuyện- quan sát về công việc của chú bộ đội, Công an, giáo viên, bác sĩ:
Cô chia lớp làm 4 nhóm 
 + Một nhóm đại diện cho bộ đội
 + Một nhóm đại diện cho công an
 + Một nhóm đại diện cho nghề giáo viên
 + Một nhóm đại diện cho nghề y
 - Cho trẻ quan sát khám phá thảo luận về tranh vẽ đại diện cho nghề của đội mình. Sau đó cô đến từng nhóm thảo luận và tổng hợp ý kiến cùng trẻ:
 - Cô đến gần nhóm có tranh “ Nghề bộ đội” và hỏi:
+ Nhóm của con là nhóm nào? Đại diện cho những ai?
+ Vì sao con biết đây là chú bộ đội? Con hãy kể về công việc của chú bộ đội?
+ Các chú bộ đội đang làm gì? Chú bộ đội làm việc ở những đâu?
 + Đồ dùng của chú bộ đội là những thứ gì? Nếu thiếu những đồ dùng đó thì có làm khó khăn trong công việc của các chú không? Và điều khó khăn đó là như thế nào?
+ Trong bức tranh có mấy chú bộ đội? 
 + Các chú bộ đội mặc trang phục như thế nào? Con còn biết ngoài trang phục này còn có những trang phục nào khác để chỉ các chú bộ đội không?( Hải quân, lục quân, không quân).
 + Con có cảm nghĩ gì khi thấy cảnh tượng các chú bộ đội phải hành quân đi chiến đấu dưới trời mưa đêm tối?
+ Nghề bộ đội có ích lợi như thế nào đối với xã hội?
+ Trong số các con có ai muốn sau này lớn lên được làm chú bộ đội?
+ Con có yêu các chú bộ đội không? Vì sao?
 =>Cô chốt lại : Các con ạ Chú bộ đội đóng quân, làm việc trên mọi miền của Tổ quốc: Đồng bằng, miền núi, hải đảo xa xôi và cả bầu trời cao xanh mênh mông nữa. Dù cho đó là thời bình hay thời chiến các chú vẫn sẵn sàng lao động , chiến đấu xây dựng phục vụ nhân dân và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy mọi người phải trân trọng nghề bộ đội. Ngoài công việc mà cô và các con vừa kể về chú bộ đội các con còn biết chú bộ đội làm những công việc gì để phục vụ nhân dân nữa? (Cho trẻ kể, sau đó cô cho trẻ xem tranh bộ đội đang dạy học, sản xuất, làm nhà giúp dân)
- Cho trẻ xem tranh – đàm thoại về nghề công an (Đàm thoại tương tự như trên)
- So sánh nghề bộ đội và công an (giống và khác nhau)
 + Giống nhau: Đều là nghề giúp đỡ cộng đồng, bảo vệ, phục vụ nhân dân. Phục vụ Tổ quốc.
 + Khác nhau: Về tên gọi của nghề, khác về trang phục, đồ dùng và vị trí làm việc. Trang phục của chú bộ đội thường là màu xanh lá cây còn TP của công an là màu vàng. Công việc của bộ đội chủ yếu là bảo vệ an ninh, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Còn nghề công an giữ trật tự an toàn xã hội(chống tội phạm, điều khiển giữ trật tự an toàn giao thông).
 - Với công việc của Nghề dạy học và nghề y cô cũng cho trẻ thảo luận nhóm - Cô chốt lại vấn đề tương tự như trên,
- So sánh công việc của nghề bộ đội và dạy học
 + Giống nhau: Đều được gọi là nghề giúp đỡ cộng đồng hay còn gọi là nghề phổ biến quen thuộc. Phục vụ nhân dân. Có ích cho xã hội.
 + Khác nhau: Về tên gọi, về trang phục, về công việc: nghề bộ đội thì công việc của chủ yếu là bảo vệ an ninh, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đồ dùng của nghề bộ đội là súng, lựu đạn là vũ khí giúp bộ đội chiến đấu. Còn nghề dạy học công việc chính là dạy học, chăm sóc các em học sinh. Ngoài ra thày cô còn dạy học sinh biết nhiều LV như: hát, múa, tổ chức trò chơi, kể chuyện. Đồ dùng của nghề dạy học là sách, bút, phấn, cặp sách v v 
- So sánh nghề dạy học và nghề y.(Giống và khác nhau)
 =>Cô chốt lại nội dung: Nghề “Giúp đỡ cộng đồng” hay còn gọi: “Nghề phổ biến quen thuộc”là những nghề cao quý và vô cùng quan trọng đối với xã hội. Các nghề có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau, nghề này hỗ trợ cho nghề kia để cùng tồn tại phát triển. Đơn cử các chú bộ đội, công an, giáo viên khi bị ốm phải vào bệnh viện và phải nhờ sự chăm sóc điều trị của bác sĩ, y tá. Còn nghề y muốn có tri thức phải đi học. Dưới sự giảng dạy chỉ bảo của giáo viên v v.. .. Nhưng dù làm nghề gì mọi người cũng phải yêu nghề nghiệp của mình, tôn trọng nghề của người khác, biết chia sẻ cùng nhau trong khi thực hiện công việc. Cũng như các con cũng học chung một lớp phải biết yêu thương đoàn kết lẫn nhau, các con phải yêu quí và trân trọng những người làm nghề. Nhất là nghề dạy học vì đó là nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí. Lớn lên con thích làm nghề gì? Vì sao con thích làm nghề đó?
 - Cô hỏi: Ngoài những nghề mà cô và các con vừa tìm hiểu ra con còn biết có nghề nào được gọi là “ Nghề giúp đỡ cộng đồng” nữa?( Cho trẻ kể)
* HĐ 3: Luyện tập
 - Trò chơi 1:“Nhìn trang phục đoán nghề”. Cô nói rõ cách chơi điều khiển trò chơi.
- Trò chơi 2: “Hãy chọn đúng”(Chọn đúng đồ dùng, trang phục cho nghề)
 + Cách chơi: Cô chia lớp làm 4 đội trước mỗi đội đặt 1 cái hộp làm chướng ngại vật. Khi có hiệu lệnh “hai-ba” trẻ đầu hàng nhảy bật qua chướng ngại vật lên chọn đúng một đồ dùng hay trang phục của nghề gắn lên bảng của đội mình sau đó chạy về cuối hàng, trẻ thứ 2 tiếp tục. Sau một thời gian nhất định cô kiểm tra đội nào có số lượng đồ dùng hay TP nhiều hơn và không nhầm là thắng cuộc. Chơi 2 lần.
+ Luật chơi: Mỗi lần trẻ lên chơi chỉ được lấy 1 thứ đồ chơi.
Hát - vận động bài: “Làm chú bộ đội” và kết thúc . 
--------------------------------------
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QSCMĐ: Quan sát tranh:“Công nhân môi trường”
Trò chơi : 
 + TC:“ Người đưa thư” (mới)
 + TCVĐ: Trời mưa
 + TCDG: Chi chi chành chành.
Chơi tự do (Theo 4 nhóm)
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
 - Trẻ biết được công việc của nghề công nhân môi trường, của người đưa thư
 - Củng cố và phát triển vốn từ cho trẻ. Củng cố các biểu tượng về toán cho trẻ. 
- Trả lời tốt câu hỏi của cô.
- Trẻ nhớ tên trò chơi, luật chơi, cách chơi
2. Kỹ năng
 - Kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích
- Trẻ chơi tốt các trò chơi
3. Thái độ
- Trẻ chú ý quan sát, hứng thú tham gia hoạt động
- Trẻ chơi đoàn kết với bạn
II. Chuẩn bị
- Tranh“ Công nhân môi trường”
- Chỗ ngồi hợp lý.
- Mỗi trẻ một thẻ chấm tròn. Các thẻ vẽ số lượng đồ vật đồ vật tương ứng với các thẻ chấm tròn bỏ vào một cái làn. Bài thơ về người đưa thư
- Bộ chữ số từ 1-10.
- Hệ thống câu hỏi, 
- Bài đồng dao chi chi chành chành
- 20 ghế. Đồ chơi, chỗ chơi cho 4 nhóm
III. Hướng dẫn
 * HĐ 1: Ổn định tổ chức- gây hứng thú cho trẻ
Cô hỏi trẻ:
 + Vào các buổi chiều thứ 3 hàng tuần, các con thấy cô giáo làm công việc gì?( dọn rác xung quanh trường)
+ Các con có biết thu dọn rác để làm gì không?
+ Ai là người chuyển rác đến nơi qui định? v v..
 - Trò chuyện về công nhân môi trường
 =>Cô chốt lại nd =>Gd trẻ quí trọng người làm nghề công nhân môi trường. Dẫn dắt trẻ vào nội dung hđ:
* HĐ 2: Quan sát tranh:“Công nhân môi trường”
- Cô đưa tranh“Công nhân môi trường” cho trẻ quan sát và đàm thoại với trẻ:
+ Nội dung bức tranh nói lên điều gì?
+ Đây là hình ảnh của ai? Cô công nhân môi trường đang làm gì?
+ Đồ dùng cho nghề môi trường là gì?	
+ Trang phục của công nhân môi trường có màu gì?
 + Nghề làm vệ sinh môi trường có ích lợi gì đối với con người? có tác dụng như thế nào đối với xã hội?
+ Con có muốn trở thành công nhân môi trường không? Vì sao?
 =>Cô chốt lại nd. Giáo dục trẻ yêu quí công nhân môi trường. Có ý thức giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp,
* HĐ 3: Trò chơi
 - Trò chơi 1(mới):“ Người đưa thư”
 + LC: Người đưa thư nhầm thì không được đưa thư nữa và thay người khác.
 + Cách chơi: Cho trẻ ngồi thành hình vòng cung. Phát cho mỗi trẻ 1 thẻ chấm tròn. Chọn 1 cháu là người đưa thư cầm thẻ số, vừa đi vừa đọc:
Này bạn ơi
Tôi đưa thư
Từ nơi xa
Đến nơi đây
Nào bạn hãy cho biết số nhà
 Người đưa thư đọc đến câu cuối cùng và dừng lại ở bạn nào, bạn ấy giơ thẻ số nhà của mình lên. Người đưa thư chọn tất cả những thẻ có số lượng đồ vật và chữ số tương ứng đưa cho người đó. Nếu sai sẽ không được đưa thư nữa mà đổi vai chơi cho người khác. Nếu đúng, trẻ đó lại tiếp tục đi đưa thư. Mỗi người đưa thư chỉ đưa từ 2-3 số nhà. Nếu đến số nhà mà trong làn không có thẻ có số lượng tương ứng thì nói: “ Nhà bác không có thư” và tiếp tục đi sang nhà khác.
 - Có thay thế số lượng đồ vật bằng các tranh lô tô con vật đồ vật để cho trẻ phân loại.
 + Cô nói tên trò chơi, nói rõ luật chơi, cách chơi. Cô chơi mẫu cho 2-3 trẻ chơi thử. Sau đó cho trẻ chơi 5 - 6 lần
- Trò chơi : Chi chi chành chành. Chơi 2-3 lần, cô bao quát trẻ chơi.
* HĐ 4: Chơi tự do. Cô cho trẻ chơi theo 4 nhóm, chú ý bao quát trẻ
 -------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Ôn trò chơi: :“ Người đưa thư”
Đọc thơ: Dạy trẻ đọc thơ: “Chú bộ đội hành quân trong mưa” Vũ Thùy Hương. 
Hát : “Cô giáo miền xuôi” sáng tác: Mộng Lân.
I. Mục đích – yêu cầu
- Trẻ biết luật chơi, cách chơi và chơi tốt trò chơi
- Trẻ thích được học thơ
- Một số trẻ đã thuộc bài hát
- Trẻ hứng thú, tích cực hoạt động
- Trẻ nhớ được 3 tiêu chuẩn bé ngoan và tự nhận theo tổ
II. Chuẩn bị
- Lô tô toán. Bài thơ: Người đưa thư
- Chỗ hoạt động hợp lí, xắc xô, bài hát: “Cô giáo miền xuôi” 
 - Bài thơ:“ Chú bộ mưa đội hành quân trong mưa”
 - Cờ, bảng bé ngoan, một số tiết mục văn nghệ.
III. Hướng dẫn
- Cô nói tên trò chơi, cho trẻ nói lại lc,cc và chơi trò chơi 4-5 lần.
- Cho trẻ đọc bài thơ: “Chú bộ đội hành quân trong mưa” theo cô
 - Dạy trẻ hát bài: “Cô giáo miền xuôi” sáng tác: Mộng Lân.
* Nêu gương cuối ngày: Bình thưởng cờ bé ngoan, vui văn nghệ
 --------------------------------------------
THỨ 3 NGÀY 2/12/2014
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT (Thể dục)
VĐCB: Ném xa bằng hai tay.
 TC: Kéo co
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức
 - Nhớ và gọi tên đúng vận động
 - Trẻ biết thực hiện đúng vận động: ném xa bằng hai tay 
- Trẻ biết dùng sức mạnh của cơ vai, cánh tay để ném vật đi xa.
- Trẻ biết tập các động tác theo cô.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng ném xa bằng hai tay.
- Luyện sức bền cho trẻ thông qua trò chơi
- Phát triển cơ tay, vai cho trẻ 
3. Thái độ 
- Trẻ chú ý tập luyện và tham gia trò chơi tốt.
II. Chuẩn bị 
- Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng, túi cát, xắc xô, vạch chuẩn, đích, dây thừng. Bài hát: “Làm chú bộ đội”
- Kiểm tra sức khỏe trẻ, trang phục cô và trẻ gọn gàng.
III. Hướng dẫn.
*HĐ1: Gây hứng thú.
 Cô cùng trẻ xúm xít lại gần, hát bài “Làm chú bộ đội”trò chuyện về nội dung bài hát. TC về: “Nghề giúp đỡ cộng đồng”. 
=> Cô chốt lại nd...dẫn dắt trẻ vào bài
*HĐ2: Nội dung.
a. Khởi động.
Cho trẻ vòng tròn thực hiện các kiểu đi về chân: đi thường, đi bằng mũi bàn chân, gót chân, mé bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm, dàn hàng về ba tổ.
b. Trọng động.
* Bài tập phát triển chung:
+ Tay: 2 tay đưa trước lên cao.
+ Chân: 2 tay dang ngang đưa trước khuỵu gối.
+ Thân: Vặn mình
+ Bật: Tách chụm.
- Cho trẻ tập các động tác cùng cô 2 lần x 8 nhịp. (Nhấn mạnh động tác tay tập 3 lần x 8 nhịp)
* Vận động cơ bản : “Ném xa bằng hai tay”
- Cô giới thiệu với trẻ về bài tập “ Ném xa bằng hai tay ”

File đính kèm:

  • docxgiao an nghe giup do cong dong mn5tuoi.docx
Giáo Án Liên Quan