Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề nhánh 3: Một số con vật sống dưới nước

- Thường xuyên cầm bút đúng bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa.

- Tự tô màu đều không chờm ra ngoài

- Vẽ và tô màu các bài tạo hình trong chủ đề TGĐV.

 

doc27 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 10624 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề nhánh 3: Một số con vật sống dưới nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN III
Chủ đề nhánh 3: Một số con vật sống dưới nước
	(Từ ngày 05/01/2015 đến ngày 10/01/2015)
Mục tiêu giáo dục
Nội dung giáo dục
Mạng hoạt động
1. Lĩnh vực phát triển thể chất
CS6: Tô màu kín không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ.
- Thường xuyên cầm bút đúng bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa.
- Tự tô màu đều không chờm ra ngoài
- Vẽ và tô màu các bài tạo hình trong chủ đề TGĐV.
- HĐCMĐ: tô màu chữ cái h, k
- HĐG (tạo hình): Vẽ các con vật sống dưới nước.
2. Lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội
CS 40: Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh
- Cảm xúc của bản thân
- Thể hiện cảm xúc của mình trước hoàn cảnh cụ thể
- Mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến.
- Trong mọi hoạt động.
CS 52: Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác
- Chủ động bắt tay vào công việc cùng bạn.
- Phối hợp với bạn để thực hiện và hoàn thành công việc vui vẻ, không xảy ra mâu thuẫn.
- Hoạt động thảo luận nhóm
3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp
CS63: Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi.
- Thường xuyên nhận ra và nói được một số từ khái quát.
- Thường xuyên nhận ra và nói được một số từ khái quát trong chủ đề thế giới động vật.
CS64: Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.
- Nghe, hiểu nội dung chính của bài thơ, câu chuyện.
- Nội dung của các bài thơ, ca dao, đồng dao dành cho tuổi mầm non.
- Thơ “Nàng tiên ốc”
- Đồng dao “thả đỉa ba ba”, “xỉa cá mè”
CS65: Nói rõ ràng
- Phát âm đúng theo các âm phụ, âm đầu, âm cuối và các điệu
- Phát âm đúng các chữ cái tiếng việt.
- Nói rõ ràng các từ ngữ
- Phát âm rõ ràng những điều muốn nói để người khác có thể hiểu được
- Sử dụng lời nói rõ ràng, dễ dàng, thoải mái, nói với âm lượng vùa đủ
- Trong các hoạt động, các lĩnh vực.
- HĐCMĐ: Làm quen chữ cái h, k
CS 81: Có hành vi giữ gìn bảo vệ sách
- Giở cẩn thận từng trang khi xem, không quăn, vẽ bậy, xé, làm nhàu sách
- Để sách đúng nơi quy định sau khi sử dụng.
- Nhắc nhở hoặc không đồng tình khi bạn làm rách sách;băn khoăn khi thấy cuốn sách bị rách và mong muốn cuốn sách được phục hồi
- Làm quen với chữ cái
- Làm quen với tạo hình
- Làm quen với toán
- Chơi lô tô ở góc học tập
4. Lĩnh vực phát triển nhận thức
CS101: Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc
- Cảm thụ được giai điệu và lời của bái hát
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát bản nhạc.
- Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động, hát theo các bản nhạc, bài hát yêu thích.
- Biểu diễn cuối chủ đề
- TC: Những con vật đáng yêu
CS 112: Hay đặt câu hỏi
- Sự hiểu biết , tò mò trước việc lạ
- Thể hiện sự khám phá, tìm tòi học hỏi sự vật xung quanh.
- Nói rõ ràng, trọn câu.
- Quan sát các sự vật, hiện tượng, người...xung quanh
- Trong các hoạt động.
 I . THỂ DỤC BUỔI SÁNG
* Trẻ tập kết hợp với lời ca “Cá vàng bơi”.
- Hô hấp: Gà gáy
- Tay: 2 tay đưa trước lên cao.
- Chân: 2 tay dang ngang đưa trước khuỵu gối.
- Thân: người cúi
- Bật: Tách chụm.
1. Mục đích – yêu cầu
- Trẻ có nề nếp thói quen tập thể dục buổi sáng.
- Tập nhanh nhẹn, dứt khoát các động tác.
- Phát triển tốt các cơ vận động tinh thần thoải mái.
2. Chuẩn bị : 
- Sân tập sạch sẽ, kiểm tra sức khỏe trẻ.
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng.
- Cờ, xắc xô, loa đài.
3. Hướng dẫn :
* Khởi động :
- Cho trẻ xếp hàng đứng tại chỗ khởi động các khớp (cổ, cổ tay, cổ chân, cánh tay, hông, đầu gối,.... )
* Trọng động :
- Cô giới thiệu bài tập.
- Trẻ tập cùng lớp trưởng các động tác kết hợp với lời ca bài “Cá vàng bơi”.
 (cô khuyến khích trẻ tập).
3. Hồi tĩnh:
- Làm động tác “chim bay” nhẹ nhàng qunh sân trường.
 II . HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Các góc chơi.
a. Góc xây dựng: xây ao cá
b. Góc phân vai: vai bán hàng, vai nấu ăn chế biến các món ăn hải sản.
c. Góc học tập: xem tranh, ảnh, lô tô về các con vật sống dưới nước.
d. Góc tạo hình: vẽ, xé dán con cá. 
2. Mục đích yêu cầu.
 a. Góc xây dựng: 
- Trẻ biết bố trí xây dựng ao cá một cách hợp lí, khoa học.
- Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau một cách phong phú để lắp ráp.
- Biết sử dụng đồ dùng đồ chơi một cách sáng tạo.
- Biết nhận xét ý tưởng của mình khi xếp.
b. Góc phân vai: 
 - Biết cùng nhau bàn bạc thỏa thuận về chủ đề chơi, phân vai chơi. Biết liên kết các nhóm trong khi chơi.
 - Biết thao tác các hoạt động của vai chơi, công việc của từng người
 - Trẻ biết thể hiện đúng vai chơi, chơi theo đúng vai và biết xưng hô đúng mực.
 c. Góc học tập: 
 - Trẻ biết trò chuyện đặt câu hỏi, trao đổi với bạn bè trong nhóm chơi.
d. Góc tạo hình: 
- Trẻ biết sử dụng các kĩ năng đã học để tạo ra sản phẩm đẹp, bố cục, màu sắc hợp lý; 
2. Chuẩn bị.
- Đồ dùng đồ chơi ở các góc.
- Góc phân vai: đồ chơi nấu ăn
- Góc tạo hình: Tranh vẽ, giấy màu, giấy vẽ, bút màu
- Góc học tập: tranh ảnh, lô tô, hình ảnh các con vật sống dưới nước.
- Góc xây dựng: vật liệu xây dựng, các loại cây cỏ, sỏi, vỏ hến, các con vật sống dưới nước.
3. Tiến hành.
a. Thỏa thuận vai chơi (hình thành góc chơi)
- Cô cùng trẻ lại gần cùng trẻ hát bài “Cá vàng bơi” cô giới thiệu chủ đề mới đang thực hiện. Yêu cầu trẻ kể tên một số con vật sống dưới nước mà trẻ biết?(2-3 trẻ kể)
=> Cô chốt lại nội dung, sau đó dẫn dắt trẻ nội dung của buổi chơi.
 - Hỏi trẻ các góc chơi ở lớp? với chủ đề này các con sẽ chơi ở những góc chơi nào?
+ Góc xây dựng các con xây dựng gì?
+ Còn góc phân vai? Các con chơi những vai chơi nào?
+ Ai là người nấu ăn? Đầu bếp sẽ chế biến những món ăn gì từ cá?
+ Ai đóng vai người nấu ăn? Con mua thực phẩm ở đâu? khi lựa chọn thực phẩm cần chú ý điều gì?
+ Ai đóng vai người bán hàng? người bán hàng có thái độ với khách như thế nào?
+ Góc tạo hình các vẽ, xé dán gì? Vẽ, xé dán như thế nào? Con vẽ, xé dán gì trước? Vẽ, xé dán gì sau? tô màu ra sao?
+ Góc học tập: trong tranh có những con vật gì? Những con vật này sống ở đâu?
b. Quá trình chơi (cô bao quát chung).
- Cô đi từng các góc chơi, gợi mở chủ đề, nếu trẻ còn lung túng trong quá trình chơi.
- Khuyến khích trẻ liên kết các góc chơi.
3. Nhận xét, đánh giá.
- Nhận xét ngay trong quá trình chơi. Kết thúc buổi chơi cho trẻ về góc xây dựng tham quan mô hình.
- Cô gợi ý buổi chơi lần sau.
- Cho trẻ cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định và ra chơi.
 III. TRÒ CHƠI TRONG TUẦN
- Trò chơi mới: “Cắp cua bỏ giỏ ”; “Chìm nổi”.
- Trò chơi cũ: “Trời nắng trời mưa” ; “Mèo đuổi chuột”; “bạn nào hát” “đua ngựa”; 
---------------------o0o-------------------
Thứ hai, ngày 05 tháng 01 năm 2015
A. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC( MTXQ )
Tìm hiểu về một số con vật sống dưới nước
I. Mục đích-yêu cầu
 1. Kiến thức 
- TrÎ nhËn biÕt ®­îc 1 sè ®ộng vật sống d­íi n­íc nh­: tên gọi, đặc điểm, môi trường sống, thức ăn, vận động, sinh sản.
- NhËn biÕt ®­îc mối quan hệ giữa động vật và môi trường sống của chúng: cấu tạo, thức ăn, lợi ích, tác hại của chúng đối với môi trường sống.
2. Kĩ năng 
- Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng
- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- BiÕt so sánh, phân loại 1 số động vật về hình dáng cấu tạo, sinh sản, thức ăn, nơi sống, vận động.
3. Thái độ 
- Trẻ có ý thức bảo vệ nguồn hải sản, không vứt rác bừa bãi xuống ao, hồ, sông, suối.
- §oµn kÕt, ph¸t huy tÝnh tÝch cùc khi ch¬i.
II. Chuẩn bị 
- Bài hát: “Cá vàng bơi” .
- Nội dung bài giảng trên máy tính 
- Một số con vật sống dưới nước bằng nhựa: cá, tôm, cua, rùa,...
- Lô tô các các con vật sống dưới nước 
III. Hướng dẫn.
*HĐ1: Ổn định tổ chức- Gây hứng thú.
- Cô cùng trẻ xúm xít lại gần, cùng trẻ hát bài “Cá vàng bơi” . Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát. Cho trẻ tên các con vật sống dưới nước (4-5 trẻ kể). 
=> Cô chốt lại nội dung-GD trẻ không vứt rác bừa bãi xuống ao, hồ sông suối. Sau đó dẫn dắt trẻ vào nội dung bài học.
*HĐ2: Tìm hiểu về các con vật sống dưới nước
- Cho trẻ hoạt động theo nhóm. Trẻ quan sát, thảo luận đưa ra ý kiến nhận xét.
- Cho trẻ về 4 nhóm: 
+ Nhóm 1: quan sát thảo luận về con Cá
+ Nhóm 2: quan sát thảo luận về con Tôm
+ Nhóm 3: quan sát thảo luận về con Cua
+ Nhóm 4: quan sát thảo luận về con con Rùa
- Cô gợi ý cho trẻ nói tên gọi, đặc điểm cấu tạo, hình dáng, môi trường sống, sinh sản, thức ăn của các con vật sống trong dưới nước,...
- Mời đại diện từng nhóm lên nói những hiểu biết của đội mình về con vật đó.
- Đàm thoại:
a. Tìm hiểu về con cá.
+ Đây là con gì?
+ Con có nhận xét gì về con cá? 
+ Con cá có những đặc điểm gì?
+ Con cá có những bộ phận nào? Tác dụng của các bộ phận? 
+ Thức ăn của cá là gì?
+ Cá sinh sản ra sao?
+ Cá thở bằng gì? vì sao con biết?
+ Cá sống ở đâu?
+ Nếu đem vớt cá lên bờ lâu chuyện gì sẽ xảy ra?
+ Con còn biết những loại cá nào?(trẻ kể)
* Mở rộng: Cô cho trẻ quan sát một số loại cá trên máy tính: cá chép, cá rô, cá vàng, cá quả, cá trê,...
b. Tìm hiểu về con Tôm (đặt câu hỏi tương tự, khuyến khích trẻ TL)
* So sánh sự giống và khác nhau giữa con Cá và con Tôm?
- Giống nhau: Đều là động vật sống ở nước ngọt, cung cấp thực phẩm cho con người
- Khác nhau: về tên gọi, đặc điểm cấu tạo, thức ăn.
=> Đặt câu hỏi tương tự, khuyến khích trẻ trả lời.
c. Tìm hiểu về con Cua 
d. Tìm hiểu con Rùa
* So sánh sự giống và khác nhau giữa con Cua và con Rùa?
- Giống nhau: có mai cứng, nhiều chân, sống dưới nước, 
- Khác nhau: về đặc điểm cấu tạo, hình dáng, tiếng kêu, ích lợi...
* So sánh sự giống và khác nhau giữa con Cá và con Rùa?
- Giống nhau: đều sống ở nước ngọt, 
- Khác nhau: 
+ Cá có vây, vảy cá, cá thở bằng mang.
+ Rùa có mai, có 4 chân, thở bằng mũi.
* Mở rộng:
- Ngoài những con vật các con vừa tìm hiểu các con còn biết những con vật nào sống dưới nước?
- Cô cho trẻ quan sát một số con vật sống dưới nước trên máy tính: ốc, hến, trai, ba ba,...
- Cho trẻ quan sát một số con vật sống dưới biển: cá heo, mực, cá thu,...
- Các con phải làm gì đẻ bảo vệ môi trường sống của các con vật sống dưới nước?
=> Cô chốt lại nội dung bài học-GD trẻ biết ích lợi của các con vật và biết vệ sinh môi trường, bảo vệ các nguồn tài nguyên quý.
* HĐ3: Luyện tập, củng cố
* TC1: “Chọn con vật theo yêu cầu của cô”
- Yêu cẩu trẻ kể đủ 3 con vật sống dưới.
* TC2: “Con gì biến mất ”
- Cách chơi, luật chơi: trên màn hình máy tính có các hình ảnh các con vật sống dưới nước, từng con vật sẽ lần lượt biến mất nhiệm vụ của trẻ đoán tên con vật đó.
 Nhận xét tiết học, hỏi lại trẻ bài học hôm nay. 
* Kết thúc: Cô cùng trẻ hát vận động bài "cá vàng bơi"
------------------------------------------------
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
QSCMĐ: Quan sát tranh con Ốc, con Trai
Trò chơi:
 Trò chơi mới: Cắp cua bỏ giỏ
 Trò chơi: Bắt chước tạo dáng các con vật 
Chơi tự do.
1. Mục đích-yêu cầu. 
* Kiến thức.
- Trẻ biết nhận xét tên gọi, đặc điểm cấu tạo, thức ăn, môi trường sống của ốc, con trai
- Trẻ biết ích lợi về dinh dưỡng của các con vật sống dưới nước đối với đời sống của con người.
- Nhớ tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Trẻ biết chơi tự do theo ý thích.
* Kĩ năng.
- Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định, trẻ lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc.
* Thái độ.
- Trẻ có ý thức giữ gìn bảo vệ nguồn nước, vệ sinh môi trường.
- Mạnh dạn tự tin nói ý kiến của mình.
- Trẻ hứng thú tham gia chơi trò chơi tốt.
- Chơi đoàn kết với bạn.
2. Chuẩn bị : 
- Con ốc, con trai thật, bài hát: “Mang vó ra ao „
- Câu hỏi đàm thoại, chỗ ngồi.
- Sân rộng sạch sẽ, thoáng mát, một số kiểu tạo dáng các con vật
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động.
- Một số đồ dùng đồ chơi phục vụ trò chơi: xắc xô, bài đồng dao.
- Đồ chơi, chỗ chơi cho 4 nhóm
 3. Hướng dẫn 
*HĐ1: Ổn định tổ chức- gây hứng thú cho trẻ
 Cô dẫn trẻ ra sân cho trẻ hít thở không khí trong lành và cùng cô hát bài: “Mang vó ra ao „. Cô hỏi trẻ về nội dung bài hát, trò chuyện về chủ đề đang thực hiện yêu cầu trẻ kể tên một số con vật sống dưới nước. Sau đó dẫn dắt trẻ vào bài.
*HĐ2: Quan sát con Ốc, con trai
a. Quan sát tranh con Ốc
- Đàm thoại:
+ Đây là con gì?
+ Con Ốc có những đặc điểm gì? (2-3 trẻ kể)
+ Con Ốc gồm những bộ phận nào? Tác dụng của các bộ phận?
+ Thức ăn của con Ốc là gì?
+ Ốc sống ở đâu?
+ Ốc sinh sản như thế nào?
+ Ốc di chuyển như thế nào?
=> Cô chốt lại đặc điểm của con Ốc -GD trẻ yêu quý, có ý thức bảo vệ nguồn nước.
b. Quan sát Trai (cô đặt câu hỏi tương tự, khuyến khích trẻ TL)
*HĐ3: Trò chơi
- TC1: Cô giới thiệu tên trò chơi mới “Cắp cua bỏ giỏ”, phổ biến luật chơi, cách chơi của trò chơi. Cô chơi mẫu 1 lần sau đó tiến hành cho trẻ chơi 5-6 lần (động viên trẻ).
- Trò chơi 2: “Bắt chước tạo dáng các con vật’’ yêu cầu trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi của trò chơi. Sau đó cho trẻ chơi 3-4 lần (khuyến khích trẻ chơi)
*HĐ4: Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi theo 4 nhóm.
---------------------------------
C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU (ôn).
Trò chơi: “Cắp cua bỏ giỏ ”.
Hát các bài hát trong chủ đề.
Nêu gương cuối ngày
1. Mục đích-yêu cầu.
- Trẻ thuộc các bài hát trong chủ đề, Hát đúng giai điệu của bài hát.
- Trẻ nói được luật chơi, cách chơi của trò chơi.
- Hứng thú tham gia chơi trò chơi.
2. Chuẩn bị.
- Các bài hát trong chủ đề: cá vàng bơi, một con vịt, chú ếch con,...
3. Hướng dẫn.
 - Cô nói tên trò chơi : “Cắp cua bỏ giỏ” yêu cầu trẻ nhắc lại luật chơi, các chơi của trò chơi. Sau đó cho trẻ chơi tùy vào hứng thú của trẻ.
 - Cả lớp hát cùng cô, cho trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân (khuyến khích trẻ hưởng ứng theo giai điệu.
 * Nêu gương cuối ngày.
---------------------o0o-------------------
Thứ ba, ngày 06 tháng 01 năm 2015
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT (Thể dục)
VĐCB: Bật sâu 25cm
Trò chơi: Thả đỉa ba ba
I. Mục đích-yêu cầu
- Trẻ biết thực hiện vận động bật sâu 25cm
- Trẻ biết tập các động tác theo cô.
2. Kĩ năng
- Dùng sức mạnh của đôi bàn chân thực hiện được theo yêu cầu.
3. Thái độ 
- Trẻ chú ý tập luyện và tham gia trò chơi tốt.
- Tinh thần thoải mái khi luyện tập. 
II. Chuẩn bị 
- Vạch chuẩn, ghế cao 25cm, xắc xô.
- Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng.
- Kiểm tra sức khỏe trẻ, trang phục cô và trẻ gọn gàng.
III. Hướng dẫn.
*HĐ1: Ổn định tổ chức- Gây hứng thú.
- Cô hỏi trẻ chủ đề đang thực hiện? Yêu cầu trẻ kể tên một số con vật sống dưới nước? Hỏi trẻ ích lợi của các con vật ( 2-3 trẻ kể)
=> Cô chốt lại nội dung - GD ích lợi của các con vật sống dưới nước, GD trẻ biết bảo vệ nguồn nước không vứt rác bừa bãi xuống ao, hồ, sông,...
*HĐ2: Nội dung.
a. Khởi động.
 Cho trẻ thành vòng tròn thực hiện các kiểu dáng đi của các con vật: đi thường, đi bằng mũi bàn chân, gót chân, mé bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm, dàn hàng về ba tổ.
b. Trọng động.
* Bài tập phát triển chung:
+ Tay: 2 tay đưa trước lên cao.
+ Chân: 2 tay dang ngang đưa trước khuỵu gối.
+ Thân: Cúi người
+ Bật: Tách chụm.
- Cho trẻ tập các động tác cùng cô 2 lần x 8 nhịp. (Nhấn mạnh động tác chân tập 3 lần x 8 nhịp)
* Vận động cơ bản : “Bật sâu 25cm ”
- Cô giới thiệu với trẻ về bài tập.
+ Lần 1: cô làm mẫu cho trẻ quan sát.
+ Lần 2: cô làm mẫu + phân tích động tác.
- TTCB: Bước lên ghế chân rộng bằng vai, tay buông tự nhiên đứng sát vạch chuẩn. Khi có hiệu của “xắc xô’’ khuỵu gối, tay đưa ra sau dùng sức của 1/2 bàn chân bật sâu về phía trước tiếp đất bẳng cả bàn chân.
=> Động viên, sửa sai cho trẻ trẻ.
- Cho 2 trẻ lên làm thử (sửa sai cho trẻ)
- Cô cho cả lớp thực hiện (mỗi trẻ 2-3 lần)
- Cho 1 trẻ thực hiện lại
* Trò chơi “Thả đỉa ba ba” Cô phổ biến luật chơi, cách chơi của trò chơi sau đó tiến hành cho trẻ chơi 2-3 lần (khuyến khích trẻ chơi).
c. Hồi tĩnh.
- Cho trẻ làm động tác chim bay trên sân trường.
 -----------------------------------------
 B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
HĐCMĐ: LQ với bài thơ: "Nàng tiên ốc" của TG: Phan Thị Thanh Nhàn
Trò chơi: 
 Trò chơi: Trời mưa
 Trò chơi: Mô phỏng tiếng kêu của các con vật (TT).
 Trò chơi: Mèo đuổi chuột
Chơi tự do.
1. Mục đích-yêu cầu. 
* Kiến thức.
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu được nội dung bài thơ. 
- Nhớ tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Trẻ biết chơi tự do theo ý thích.
* Kĩ năng.
- Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định, trẻ lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc.
* Thái độ.
- Trẻ chú ý tham gia vào các hoạt động.
- Trẻ hứng thú tham gia chơi trò chơi tốt. Chơi đoàn kết với bạn.
2. Chuẩn bị : 
- Bài hát:“Bà còng đi chợ trời mưa’’ 
 - Ghế ngồi, câu hỏi đàm thoại
 - Tranh bài thơ "Nàng tiên ốc"
 - 20 ghế, sân rộng sạch sẽ, thoáng mát, xắc xô,...
- Đồ chơi, chỗ chơi cho 4 nhóm
 3 . Hướng dẫn 
*HĐ1: Ổn định tổ chức- gây hứng thú cho trẻ
Cô dẫn trẻ ra sân cho trẻ hít thở không khí trong lành. Hát bài “Bà còng đi chợ trời mưa’’ Hỏi trẻ nội dung bài hát? 
=> Cô chốt lại nội dung-GD trẻ...Dẫn dắt trẻ vào nội dung hoạt động
 *HĐ2: Làm quen với bài thơ “Nàng tiên ốc”
- Cô đọc thơ cho trẻ nghe 1 lần.
 - Đàm thoại:
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ có tên là gì? của tác giả nào?
+ Nội dung bài thơ nói về ai? (2-3 trẻ kể)
+ Bà già nghèo làm nghề gì?
+ Một hôm bà bắt được con gì? 
+ Con ốc có gì đặc biệt?
+ Bà đã làm gì với con ốc?
+ Con ốc được thả vào đâu?
+ Mỗi khi bà đi làm về ngôi nhà của bà có sự thay đổi như thế nào?
+ Thấy lạ bà đã làm gì?
+ Ai đã xuất hiện trong ngôi nhà của bà?
+ Bà đã bí mật làm gì?
+ Từ đó trở đi cuộc sống của mẹ con bà như thế nào?
=> Cô chốt lại nội dung bài thơ-GD trẻ ở hiền gặp lành và những điều kì diệu sẽ xảy ra.
*HĐ3:Trò chơi: 
Cô nói tên trò chơi, yêu cầu trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi của trò chơi. Trò chơi chính chơi 5-6 lần. Trò chơi phụ chơi 3-4 lần (động viên trẻ chơi)
 *HĐ4: Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi theo nhóm.
---------------------------------------
C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ (Văn học)
Thơ "Nàng tiên ốc" của TG: Phan Thị Thanh Nhàn
* Nêu gương cuối ngày
1. Mục đích-yêu cầu.
* Kiến thức.
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu được nội dung thơ.
- Trẻ thuộc thơ, đọc diễn cảm khi thể hiện bài thơ.
* Kĩ năng.
- Trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
* Thái độ.
- Trẻ chú ý học thơ cùng cô giáo và các bạn.
2. Chuẩn bị.
- Máy tính minh họa bài thơ "Nàng tiên ốc’’
- Tranh minh họa bài thơ.
3. Hướng dẫn.
*HĐ1: Ổn định tổ chức- Gây hứng thú cho trẻ
Cô cùng trẻ hát vang bài hát “Bà còng đi chợ trời mưa’’Cho trẻ kể tên những con có trong bài hát. Hỏi trẻ những con vật đó sống ở đâu? Ngoài những con vật đó con còn biết những con vật nào sống dưới nước?
=> Cô chốt lại nội dung-GD trẻ yêu quý, có thái độ giữ gìn môi trường nước, không vứt rác bừa bãi xuống ao, hồ, sông,...
*HĐ2: Cô đọc thơ cho trẻ nghe “Nàng tiên ốc ”
- Cô đọc câu thơ “Một hôm bà bắt được...............không giống như Ốc khác „
- Hỏi trẻ những câu thơ trên có trong bài thơ nào? của ai?
- Lần 1: Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ kết hợp tranh minh họa.
+ Các con có cảm nhận gì về bài thơ?(trẻ nói cảm nhận của mình về bài thơ)
- Lần 2: Cô đọc thơ diễn cảm kết hợp với máy tính.
 *HĐ3: Đàm thoại:
 + Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ có tên là gì? Của tác giả nào?
+ Nội dung bài thơ nói về ai? (2-3 trẻ kể)
+ Bà già nghèo làm nghề gì?
+ Một hôm bà bắt được con gì? 
+ Con ốc có gì đặc biệt?
+ Bà đã làm gì với con ốc?
+ Con ốc được thả vào đâu?
+ Mỗi khi bà đi làm về ngôi nhà của bà có sự thay đổi như thế nào?
+ Thấy lạ bà đã làm gì?
+ Ai đã xuất hiện trong ngôi nhà của bà?
+ Bà đã bí mật làm gì?
+ Từ đó trở đi cuộc sống của mẹ con bà như thế nào?
=> Cô chốt lại nội dung bài thơ-GD trẻ ở hiền gặp lành và những điều kì diệu sẽ xảy ra.
*HĐ4: Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm.
=> cô chú ý sửa sai cho trẻ, đọc lại từ khó, khuyến khích trẻ đọc thơ diễn cảm.
- Cô cho cả lớp đọc bài thơ 2 lần.
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc xen kẽ.
- Đọc qua các hình thức TC: đọc nối, đọc to-nhỏ; 
- Cả lớp đọc lại 1 lần.
- Cho cá nhân lên ngâm thơ.
*HĐ5: Kết thúc
- Cô hỏi trẻ bài học hôm nay?
- Cô cho trẻ hát và vận động bài “Bà còng”
* Nêu gương cuối ngày
---------------------o0o-------------------
Thứ tư, ngày 07 tháng 01 năm 2015
A. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ (tạo hình)
Đề tài: Cắt dán

File đính kèm:

  • docgiao an mot so con vat song duoi nuoc mn5 tuoi.doc
Giáo Án Liên Quan