Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề nhánh 4: Một số loài côn trùng

- Thường xuyên cầm bút đúng bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa.

- Tự tô màu đều không chờm ra ngoài

 

docx24 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 15821 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề nhánh 4: Một số loài côn trùng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ NHÁNH 4
Một số loài côn trùng (1 tuần)
 Từ ngày 12/01/2015 đến ngày 17/01/2015 
MỤC TIÊU GIÁO DỤC
NỘI DUNG GIÁO DỤC
MẠNG HOẠT ĐỘNG
1. LVPTTC
CS 3: Ném và bắt bóng bằng 2 tay từ khoảng cách xa 4 m
- Trẻ thực hiện tốt vận động 
Ném xa bằng 2 tay
- Phối hợp nhịp nhàng với bạn
* Thể chất 
- Ném xa bằng 2 tay
+ TC: Ếch bắt muỗi
CS6: Tô màu kín không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ.
- Thường xuyên cầm bút đúng bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa.
- Tự tô màu đều không chờm ra ngoài
* Tạo hình
- Vẽ đàn kiến bằng vân tay
2. LVPTTC-XH
CS 39: Thích chăm sóc cây cối con vật quen thuộc
- Chăm sóc con vật quen thuộc hàng ngày, cho ăn, vui đùa, vuốt ve, âu yếm các con vật 
- Hoạt động ngoài trời: Xem tranh về 1 số loài côn trùng 
CS 57: Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày
thân quen
- Thường xuyên có hành vi bảo vệ môi trường
- Hoạt động góc: vẽ các con vật bé yêu
CS 52: Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác
- Chủ động thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng bạn
- Phối hợp cùng bạn khi thực hiện không xảy ra mâu thuẫn
- Kê xếp bàn ghế trong hoạt động học , hoạt động ngoài trời, giờ ăn ngủ trưa
3. LVPTNN- GT
CS 61: Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi
- Trẻ lắng nghe và nhận ra được 3-5 cảm xúc: Vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận, sợ hãi
- Thể hiện được cảm xúc qua ngữ điệu lời nói của trẻ
* Văn học
- Truyện “Cá chép con”
- QS mọi lúc, mọi nơi
CS 64: Nghe hiểu nội dung câu truyện, thơ, đồng dao,ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ
- Thể hiện mình hiệu nội dung ý chính của câu truyện, thơ, đồng dao
+ Tên
+ Các nhân vật
+ Tình huống truyện
- Tự hoặc có 1-2 lần cần có sự gợi ý của cô giáo trẻ kể được nội dung chính câu truyện, bài thơ
* Văn học
- Truyện “Cá chép con”
CS 91: Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt
- Nhận ra được chữ cái đã học trong bảng chữ cái
*Chữ cái 
- Tập tô chữ cái h, k
- Hoạt động góc học tập
4. LVPT NT
CS 92: Gọi tên nhóm cây cối , Con vât theo đặc điểm chung
- Trẻ phân được nhóm con vật theo đặc điểm, 1 số dấu hiệu chung nào đó và nói tên nhóm
- Hoạt động có chủ đích
+ Trò chuyện về 1 số loài côn trùng
CS 93: Nhận ra được sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây. Con vật và 1 số hiện tượng tự nhiên
- Gọi tên được từng giai đoạn phát triển của con vật thể hiện trên tranh ảnh
- Nhận ra được sự thay đổi của con vật trong quá trình phát triển
- Hoạt động ngoài trời
- Hoạt động góc
CS 100: Hát đúng giai điệu bài hát
CS 101: Thể hiện được cảm xúc vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc
- Hát được lời bài hát
- Hát đúng giai điệu
- Thể hiện nét mặt phù hợp với giai điệu của bài hát hoặc bản nhạc
- Vận động vỗ tay, lắc lư ...phù hợp với nhịp, sắc thái bài hát
*Âm nhạc
- Biểu diễn cuối chủ đề
+ Bài hát trọng tâm “Đàn gà con”
+ Bài hát bổ xung : “Chú ếch con”, “Đố bạn”
+ Nghe hát “Con chim vành khuyên”
+ TC : “Son mì”
CS 106: Biết cách đo độ dài và nói kết quả đo 
- Chọn được dụng cạu làm thước đo
- Đặt thước đo liên tiếp
- Nói đúng kết quả đo
*Toán 
- Đo 1 đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau. Nhận biết hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, đếm theo khả năng
THỂ DỤC SÁNG
 * Tập động tác kết hợp với lời ca bài “Con gà trống”
 + Hô hấp: Gà gáy 
 + Tay: 2 tay đưa trước sang ngang –lên cao
 + Chân: Khuỵu gối
 + Thân: Cúi gập người- tay chạm mũi bàn chân
 + Bật: Dạng- khép
 I. Mục đích – yêu cầu:
 - Trẻ biết xếp hàng và về hàng đúng vị trí.
 - Phát triển thể chất cho trẻ.
 - Luyện cho trẻ khả năng vận động nhanh nhẹn, hoạt bát,tinh thần thoải mái
 - Trẻ tập tốt.
 - Hứng thú, chú ý tập.
 II. CHUẨN BỊ
 - Sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ, xắc xô, loa đài, nơ
 - Kiểm tra sức khỏe trẻ
 - Quần áo trang phục gọn gàng
 III. HƯỚNG DẪN
 1. Khởi động
 - Trẻ chuyển từ đội hình hàng dọc sang vòng tròn kết hợp đi các kiểu đi: Đi thường – đi kiễng chân- đi thường - đi gót chân- đi thường- đi khom lưng- đi nhanh-chạy chậm- về đội hình hàng dọc- hàng ngang.
 2. Trọng động
 - Tập bài tập phát triển chung: Tập theo động tác kết hợp với lời ca bài “Tiếng chú gà trống gọi” 2 lần x 8 nhịp
 - Cô chú ý quan sát sửa sai, động viên trẻ kịp thời.
 3. Hồi tĩnh
 - Làm động tác vẫy tay, hít thở nhẹ nhàng.
 -----------------------------------------------------
CÁC TRÒ CHƠI TRONG TUẦN
- Trò chơi mới:
 + Ếch bắt muỗi
 + Bẫy chuột
- Trò chơi cũ:
 + Lộn cầu vòng
 + Mèo đuổi chuột
 + Tạo dáng
 + Truyền tin
 + Chim bay cò bay
 -----------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG GÓC
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức
 - Trẻ biết tên chủ đề đang thực hiện “Thế giới động vật” chủ đề nhánh “Một số loài côn trùng”
 - Biết tên, vị trí từng góc chơi,biết nội dung từng góc chơi. 
2. Kỹ năng
 - Thể hiện tốt vai chơi của mình
 - Biết phối hợp chơi với bạn tốt để hoàn thành công việc
 - Luyện những kỹ năng đã học
 - Phát triển ngôn ngữ nói rõ ràng mạch lạc
3. Thái độ
 - Có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi. 
 - Biết được 1 số loài côn trùng có lợi và 1 số loài côn trùng có hại
II. CHUẨN BỊ
 - Đồ chơi ở các góc chơi đủ cho trẻ, chỗ hoạt động hợp lí
 - Góc phân vai: Đồ chơi các con vật
 - Góc tạo hình: Giấy, bút chì, bút màu, đất nặn, bảng, phấn
 - Góc âm nhạc: Dụng cụ âm nhạc, xắc xô, bài bát “Con cào cào”
 - Góc học tập: Các con số, các hình hình học, các chữ cái
 - Góc xây dựng: Đồ dùng xây dựng, gạch, hàng rào...
III. HƯỚNG DẪN
1. Giới thiệu góc chơi
 - Cho trẻ hát cùng cô bài “Con cào cào”, sau đó cô hỏi về nội dung bài hát?
 - Cô giới thiệu và trò chuyện về chủ đề “Thế giới động vật”, chủ đề nhánh “Một số loài côn trùng”,
 => Cô chốt lại nội dung, giáo dục trẻ biết lợi ích, tác hại của 1 số loại côn trùng,....
 - Cô giới thiệu các góc chơi trong lớp, nội dung của từng góc chơi, cho trẻ tự nhận góc chơi và thỏa thuận vai chơi.
 + Góc phân vai: Chơi trò chơi nấu ăn, trang trại chăn nuôi
+ Góc học tập: Chơi với lô tô các con vật
+ Góc tạo hình: Vẽ, nặn các con vật bé yêu
+ Góc xây dựng: Xây chuồng trại cho các con vật thân yêu
+ Góc khoa học –toán: chơi với các con số. 
2. Tiến hành chơi ở các góc
2.1: Góc phân vai :
+ Chơi :Nấu ăn
+ Chơi : Trang trại chăn nuôi
 - Cho trẻ thỏa thuận các vai chơi, phân công công việc
 - Cô giúp trẻ lấy đồ dùng đồ chơi ra hoạt động 
2.2: Góc học tập: Cho trẻ quan sát lô tô 1 số loài côn trùng
2.3: Góc tạo hình: Vẽ, nặn các con vật bế yêu 
 - Cô hỏi trẻ ý định vẽ, nặn con gì? vẽ như thế nào? Tô màu như thế nào?
 - Cô khích lệ, động viên óc sáng tạo của trẻ
2.4: Góc xây dựng: xây chuồng trại cho các con vật
 - Cô giúp trẻ lấy đồ chơi ra và hoạt động
 - Lần đầu cô hướng dẫn trẻ khi lúng túng(Xây chuồng trại, tường bao,...)
2.5: Góc khoa học –toán: chơi với các con số. 
 - Cô vẽ mẫu , cho trẻ vẽ và đọc theo. 
3. Nhận xét hoàn thành các góc chơi
 - Cô nhận xét các góc chơi
 - Chọn 1 góc chơi chính, cô cho trẻ thăm quan góc chơi chính, cô nhận xét từng góc chơi, từng cá nhân trong nhóm
 -----------------------000-----------------------
THỨ 2 NGÀY 12/01/2015
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC (KPKH)
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Tìm hiểu về một số loài côn trùng
 I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
 1. Kiến thức
 - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, lợi ích, tác hại của 1 số loài côn trùng
2. Kỹ năng
 - Rèn luyện khả năng ghi nhớ có chủ đích, kỹ năng so sánh, phân biệt đặc điểm các loài côn trùng
 - Làm giàu vốn hiểu biết cho trẻ 
3. Thái độ
 - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ
 - Có thái độ bảo vệ chăm sóc những côn trùng có ích và phòng trừ những côn trùng gây hại
II. CHUẨN BỊ
 - Bài hát: “Con cào cào"
 - Con ong, con ruồi, con sâu, con kiến bằng nhựa
 - Bài hát “Chị ong nâu và em bé”, câu đố
 - Trò chơi: “Con gì biến mất”, lô tô 1 số loài côn trùng
 - Hệ thống câu hỏi
III. HƯỚNG DẪN
* HĐ 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu bài
 - Cho trẻ hát bài “Chị ong nâu và em bé”
 + Hỏi trẻ nội dung bài hát
 + Trò chuyện về 1 loài côn trùng
 => Cô chốt lại nội dung, giáo dục trẻ, dẫn dắt trẻ vào bài
* HĐ 2: Cho trẻ quan sát, trò chuyện về một số loài côn trùng
a. Con ong và con ruồi
 - Cô đưa câu đố
 “Con gì nho nhỏ
 Lưng nó uốn cong
 Bay khắp cánh đồng
 Kiếm hoa làm mật”
 Con ong
 - Cô đưa tranh con ong cho trẻ quan sát và đàm thoại 
 + Đây là con gì?
 + Các con có nhận xét gì về con ong?(Đặc điểm hình dáng, các bộ phận, màu sắc,...)
 + Vì sao con ong bay được? Cánh con ong có đặc điểm gì?
 + Con ong có mấy chân? chân có tác dụng gì?
 + Phần cuối bụng ong có gì? bộ phận đó dùng để làm gì? Để tránh bị ong đốt các con phải chú ý điều gì?
 + Con ong thường làm công việc gì?
 + Vậy con ong là loài côn trùng có ích hay có hại? 
 => Cô chốt lại nội dung: Ong là loài côn trùng bé nhỏ nhưng rất hữu ích, chúng thường đi kiếm nhụy hoa để làm mật ngọt và còn giúp thụ phấn cho hoa kết trái
- Ngoài ong ra các con còn biết loài côn trùng nào cũng có ích lợi như vậy?
- Tương tự cô cho trẻ quan sát con Ruồi và đàm thoại
 - Cô cho trẻ so sánh con ong và con ruồi
 + Giống nhau: cùng thuộc nhóm côn trùng có cánh, biết bay, có 6 chân
 + Khác nhau: Ong là loài côn trùng có lợi, ong đốt rất đau, còn Ruồi là loài côn trùng có hại, gây bệnh cho con người
 b. Con sâu và con kiến
 - Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ con sâu và đàm thoại, chốt lại đặc điểm
 - Tiếp tục cho trẻ quan sát tranh vẽ con kiến và đàm thoại, chốt lại đặc điểm
 - Cho trẻ so sánh 2 con vật(sâu - kiến)
 + Giống nhau: Cùng thuộc nhóm côn trùng có hại, có chân để di chuyển
 + Khác nhau: con kiến di chuyển nhanh hơn, biết cắn, con sâu biết ăn lá, rau , củ
 - Cho trẻ kể 1 số loài côn trùng có cùng đặc điểm
 c. Cho trẻ so sánh con ong và con sâu
 + Giống nhau: Đều thuộc nhóm côn trùng, có chân
 + Khác nhau: Ong là loài con trùng có ích và biết bay, sâu là loài côn trùng gây hại và không biết bay
 - Cho trẻ kể về các loài côn trùng khác mà trẻ biết
 => Cô chốt lại nội dung: Có những loài côn trùng có lợi như ong bướm thụ phấn cho hoa, có loài côn trùng lại gây hại như sâu bọ, châu chấu, cào cào, có loài sống kí sinh trên cơ thể con người và vật nuôi như giận, chấy, ghẻ gây ngứa ngáy và các bệnh ngoài da ,...Các con phải biết bảo vệ những loài côn trùng có ích, đồng thời biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ để tránh những côn trùng có hại như chấy,...
* HĐ 3:Luyện tập
 - TC 1: “Con gì biến mất”
 - TC 2 : “Hãy xếp nhanh thành nhóm”
 + Loài côn trùng có ích – gây hại
 + Loài côn trùng có cánh và không có cánh
 + Cô nêu luật chơi, cách chơi và cho trẻ chơi, cô bao quát và nhận xét kết quả
 - Hát và vận động theo nhạc bài: “Con cào cào" và kết thúc
 ----------------------------------------
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QSCMĐ: Quan sát tranh vẽ đàn kiến bằng vân tay 
Trò chơi:
 Trò chơi (mới ): “Ếch bắt muỗi”(tt)
 TCDG:“Lộn cầu vồng”
Chơi tự do(4 nhóm)
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
 - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, cấu tạo của con kiến
 - Trẻ nắm được luật chơi, cách chơi của trò chơi
2. Kỹ năng
 - Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích
 - Phối hợp với bạn để chơi tốt trò chơi
3. Thái độ
- Hứng thú tham gia hoạt động
 - Trẻ thêm yêu quý bảo vệ các loài côn trùng có ích
II. Chuẩn bị
 - Tranh vẽ đàn kiến bằng vân tay, bài đồng dao, vòng tròn 
 - Đồ dùng, đồ chơi cho 4 nhóm
 - Câu hỏi đàm thoại, bài hát “Chị Ong nâu và em bé”
III. Hướng dẫn
* HĐ 1: Ổn định tổ chức- Gây hứng thú cho trẻ
Cô cho trẻ hát bài “Chị ong nâu và em bé”
 + Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát, dẫn dắt trẻ vào bài
 * HĐ2: Quan sát tranh vẽ đàn kiến bằng vân tay
 - Cô đưa tranh vẽ con kiến cho trẻ quan sát
 + Các con có nhận xét gì về bức tranh?
+ Con kiến có đặc điểm gì? gồm có mấy phần?
+ Trên phần đầu có những bộ phận gì? vẽ bằng nét gì?
 + Phần thân được vẽ như thế nào? trên phần thân có những bộ phận gì? vẽ như thế nào?
+ Phần bụng kiến được vẽ như thế nào?
+ Các con có nhận xét gì về bố cục bức tranh?
 => Cô chốt lại đặc điểm của con kiến. GD trẻ tránh xa côn trùng có thể gây thương tích cho người
* HĐ 3: Trò chơi:
- TC1: “Ếch bắt muỗi”(Mới): Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi&cách chơi
 + CC: Cô cho 1 trẻ đóng vai ếch ngồi trong vòng tròn to ở giữa, các bạn đóng vai các chú muỗi vừa bay vừa kêu: “Ếch ơi hãy bắt ta đi..” , ếch nhảy ra vồ lấy các chú muỗi, chú muỗi nào chưa kịp bay ra khỏi vòng tròn mà bị ếch bắt lại là bị thua 
 + LC: Khi ếch bắt được muỗi thì bạn muỗi đó phải nhảy lò cò
 + Cô cho trẻ chơi 5-6 lần
 - Trò chơi 2:“Lộn cầu vồng” cô cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi và chơi 3-4 lần
* HĐ 4: Chơi tự do: Cho trẻ chơi theo nhóm, chú ý bao quát trẻ chơi
 -------------------------------------------
C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Xem tranh về một số loài côn trùng
Trò chơi “Ếch bắt muỗi”
Nêu gương cuối ngày
I. Mục đích – yêu cầu
 - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của một số loài côn trùng
 - Trẻ biết luật chơi, cách chơi và chơi tốt trò chơi 
 - Trẻ hứng thú, tích cực hoạt động
 II. Chuẩn bị : 
 - Tranh một số loài côn trùng
 - Chỗ hoạt động hợp lí, vòng tròn 
 III. Hướng dẫn
 - Cô cho trẻ chơi nói lại luật chơi, cách chơi và chơi trò chơi 4-5 lần
 - Cô cho trẻ xem tranh, trò chuyện về một số loài côn trùng, giáo dục trẻ biết lợi ích, tác hại của một số loài côn trùng
*Nêu gương cuối ngày: Bình thưởng cờ bé ngoan, vui văn nghệ
 -------------------000---------------------
THỨ 3 NGÀY 13/01/2015
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT (Thể dục)
+ VĐCB: Ném xa bằng 2 tay
 + Trò chơi: Ếch bắt muỗi
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
 - Trẻ nhớ và gọi đúng tên vận động
 - Thực hiện đúng vận động: Ném xa bằng 2 tay
 - Tập bài tập phát triển chung đều và đẹp
2. Kỹ năng
 - Hình thành và rèn luyện kỹ năng ném xa bằng 2 tay cho trẻ
 - Biết phối hợp vận động: Tay, chân, mắt, phối hợp cùng bạn
 - Phát triển tố chất vận động, sự nhanh nhẹn, khéo léo
3. Thái độ
 - Trẻ yêu thích thể dục, có ý thức tổ chức kỷ luật
 - Mạnh dạn, biết phối hợp với bạn bè khi chơi trò chơi
II. Chuẩn bị
- Bài thơ: “Ong và bướm
 - Rổ, bóng, vạch chuẩn, vòng tròn
 - Kiểm tra sức khỏe cho trẻ
 - Trang phục, đầu tóc gọn gàng
 - Sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ, xắc xô
III. Hướng dẫn
 * HĐ 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu bài
 - Cho trẻ đọc bài thơ: “Ong và bướm” sau đó cô hỏi về nội dung bài thơ, tc về chủ đề. Cô chốt lại ndGD trẻ. Dẫn dắt trẻ vào bài
* HĐ 2: Nội dung
1. Khởi động
 - Cho trẻ chuyển từ đội hình hàng dọc sang vòng tròn,chạy chậm - đi thường + vỗ tay - đi gót + tay chống hông - đi thường - đi mũi + tay sang ngang - đi thường - đi khom + tay đưa ra sau - đi mé + tay chống hông - chạy nhanh - chuyển đội hình về 3 hàng ngang
2. Trọng động
 * Tập bài tập phát triển chung: 2lần x 8 nhịp, động tác tay(nhấn mạnh) 3 lần x 8 nhịp
 - Tay: Sang ngang - về trước
 - Chân: Chân trước chân sau, khuỵu gối, tay sang ngang- về trước
 - Bụng: gập người, tay lên cao - xuống dưới chạm mũi bàn chân
 - Bật: tách chụm
 * Vận động cơ bản: “ Ném bóng bằng 2 tay”
 - Cô làm mẫu lần 1 (Trẻ quan sát)
 - Cô làm mẫu lần 2(Vừa làm vừa phân tích)
 + Tư thế chuẩn bị: Chân trái bước lên 1 bước gần chạm vạch, tay trái cầm bóng ngửa lên, tay phải úp lên trên giữ bóng, 2 tay cầm bóng đưa thẳng trước mặt
 + Ném bóng: lăng tay xuống dưới, ra sau, lên đến vị trí cao nhất có đà nhất thì dùng lực của cánh tay và bàn tay phải đẩy bóng đi thẳng hướng và xa nhất 
 - Cho 2 trẻ lên tập, cô và các bạn quan sát, cho trẻ nhận xét bài tập của bạn, cô nhận xét bài tập, cho trẻ nhắc lại cách tập
 - Trẻ thực hiện: Cô cho từng trẻ thực hiện, chú ý quan sát sửa sai cho trẻ
 - Cô cho 2 đội thi đua
 - Cô cho trẻ nhắc lại tên bài tập
 * Trò chơi vận động: “ Ếch bắt muỗi” 
 - Cô nói tên trò chơi, cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi và chơi 3-4 lần
3. Hồi tĩnh
 - Cho trẻ đi nhẹ nhàng và kết thúc tiết học
 -------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCMĐ: Làm quen câu truyện: “Cá chép con”. (Cẩm Bích)
Trò chơi:
 Trò chơi: Ếch bắt muỗi(TT)
 TCHT: Truyền tin
 TCDG: Lộn cầu vồng
Chơi tự do :4 nhóm
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
 - Biết được tên câu truyện, hiểu nội dung câu truyện, trả lời tốt các câu hỏi đàm thoại
2. Kỹ năng
 - Rèn cho trẻ kỹ năng ghi nhớ có chủ đích
 - Trẻ chơi tốt các trò chơi
3. Thái độ
 - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
II. Chuẩn bị
 - Chỗ ngồi, bài đồng dao,
 - Đồ dùng đồ chơi cho 4 nhóm,
 - Hệ thống câu hỏi, một số thông tin,
 - Bài hát “Cá vàng bơi”, vòng tròn
 III. Hướng dẫn
 * HĐ 1: Ổn định tổ chức- Gây hứng thú cho trẻ
 Cho trẻ hát bài “ Cá vàng bơi”.Cô cho trẻ trò chuyện về nội dung bài hát, trò chuyện về chủ đề, giáo dục trẻ, dẫn dắt trẻ vào bài
 * HĐ2: Làm quen với truyện: “Cá chép con”
 - Cô kể chuyện cho trẻ nghe sau đó đàm thoại cùng trẻ
 + Tên câu chuyện? tác giả?
 + Cá chép con muốn rủ ai đi chơi?
 + Cá chép đã hỏi thăm ai?
 + Ếch xanh trả lời thế nào?
 + Rồi Cá chép con lại hỏi ai?
 + Các bạn trả lời chép con ra sao?
 + Cuối cùng ai đã giải thích cho chép con hiểu?
 =>Cô chốt lại nội dung, giáo dục trẻ biết ham học hỏi, tìm hiểu khám phá sự vật hiện tượng quanh mình để thêm hiểu biết
 * HĐ3: Trò chơi
 Cô nói tên trò chơi, trẻ nêu luật chơi, cách chơi
 - Trò chơi chính “Ếch bắt muỗi” chơi 5-6 lần
 - Trò chơi phụ: “Truyền tin”, “lộn cầu vồng” chơi 2-3 lần
 * HĐ 4: Chơi tự do :Cô cho trẻ chơi theo nhóm, chú ý bao quát trẻ
---------------------------------------
C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: (văn học)
Truyện “Cá chép con” (Cẩm Bích)
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
 - Trẻ nhớ tên bài câu truyện, tác giả
 - Trẻ hiểu nội dung câu truyện, thể hiện được giọng điệu các nhân vật
2. Kỹ năng
 - Rèn cho trẻ kỹ năng nghe, ghi nhớ có chủ đích
 - Kỹ năng kể chuyện diễn cảm
3. Thái độ
 - Trẻ hứng thú chú ý học
 - Biết vì sao cua phải lột xác, kích thích trí tò mò ham học hỏi khám phá ở trẻ
II. Chuẩn bị
- Bài giảng điện tử
 - Câu đố, tranh minh họa câu truyện “Cá chép con”, câu đố, bài hát “Cá vàng bơi”
 - Câu hỏi đàm thoại, chỗ hoạt động hợp lí
III. Hướng dẫn
* HĐ 1: Ổn định tổ chức, Gây hứng thú& giới thiệu bài
 - Cô đưa câu đố 
“Con gì có vẩy có đuôi
Chẳng đi trên cạn mà bơi dưới hồ”
 Con cá
 + Cho trẻ xem hình ảnh các con vật sống dưới nước trên màn hình, trò chuyện về chủ đề
 => Cô chốt lại nội dung, giáo dục trẻ, dẫn dắt trẻ vào bài
* HĐ 2: Nghe cô kể chuyện
 - Cô kể diễn cảm lần 1 cùng tranh minh họa, sau đó hỏi trẻ tên câu truyện, tác giả
 - Cô kể diễn cảm lần 2 trên màn hình
* HĐ 3: Đàm thoại 
 + Các con vừa nghe cô kể câu truyện gì? của ai?
 + Câu truyện có những nhân vật nào?
 + Cá chép con muốn rủ ai đi chơi?
 + Cá chép đã hỏi thăm ai?
 + Ếch xanh trả lời thế nào?
 + Rồi Cá chép con lại hỏi ai?
 + Các bạn trả lời chép con ra sao?
 + Cuối cùng ai đã giải thích cho chép con hiểu?
 => Cô chốt lại nội dung: Mỗi loài động vật có 1 cách sinh trưởng và phát triển riêng, có những loài thì khi cơ thể lớn lên thì vỏ ngoài của chúng cũng lớn dần lên , có loài thì phải lột xác mới lớn lên được, giáo dục trẻ biết ham học hỏi, tìm hiểu khám phá sự vật hiện tượng quanh mình để thêm hiểu biết
* HĐ 4: Trò chơi củng cố
 - Trẻ kể chuyện theo nhân vật
 - Một trẻ lên kể lại câu chuyện “ Cá chép con”
 - Chơi tạo dáng(mô phỏng vận động của các con vật có trong câu truyện )và kết thúc
* Nêu gương cuối ngày: bình thưởng cờ bé ngoan
 -----------------------000----------------------
THỨ 4 NGÀY 14/01/2015
A.LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ (tạo hình)
Đề tài: Vẽ đàn kiến bằng vân tay(Theo mẫu)
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết kiến là một trong các loại côn trùng thường gặp
 - Trẻ biết dùng vân tay để in thành hình con kiến
2. Kỹ năng
- Hình thành cho trẻ một loại tạo hình mới: vẽ bằng vân tay
 - Biết sắp xếp bố cục đẹp, hợp lí
3. Thái độ
 - Trẻ hứng thú chú ý học
II. Chuẩn bị
 - Mẫu vẽ đàn kiến bằng vân tay, câu đồng dao về con kiến
 - Màu nước, bút màu, khăn lau, 
 - Chỗ hoạt động hợp lí, câu đố
III. Hướng dẫn
* HĐ 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu bài
- Cô cùng trẻ đoạc câu đồng dao
“Con kiến mà leo cành đa
Leo p

File đính kèm:

  • docxgiao an mot so loai con trung mn5tuoi.docx
Giáo Án Liên Quan