Giáo án mầm non lớp chồi - Đề tài: Trò chơi dân gian Kéo mo cau

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức.

- Trẻ biết tên gọi và biết kéo bằng tay và chân để chơi trò chơi.

- Trẻ nắm được luật chơi và cách chơi trò chơi dân gian “Kéo mo cau”.

2. Kỹ năng.

- Rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản, sự bền bỉ, khéo léo trong khi kéo.

- Phát triển khả năng định hướng không gian.

3. Giáodục.

- Trẻ hứng thú, tự tin khi tham gia vào hoạt động.

- Trẻ hợp tác, đoàn kết với bạn khi tham gia hoạt động.

 

doc3 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 3935 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Đề tài: Trò chơi dân gian Kéo mo cau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC: 2016-2017
Đề tài: Trò chơi dân gian “Kéo mo cau”.
Đối tượng: Trẻ 5- 6 tuổi.
Thời gian: 20 phút.
Ngày soạn: 18/3/2017
Ngày dạy: 22/3/2017
Người soạn: Vũ Thị Thành
Người dạy: Vũ Thị Thành
Đơn vị: Trường mầm non Nguyệt Đức- huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc.
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- Trẻ biết tên gọi và biết kéo bằng tay và chân để chơi trò chơi.
- Trẻ nắm được luật chơi và cách chơi trò chơi dân gian “Kéo mo cau”.
2. Kỹ năng.
- Rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản, sự bền bỉ, khéo léo trong khi kéo.
- Phát triển khả năng định hướng không gian.
3. Giáodục.
- Trẻ hứng thú, tự tin khi tham gia vào hoạt động.
- Trẻ hợp tác, đoàn kết với bạn khi tham gia hoạt động.
II. CHUẨN BỊ:
* Đồ dùng: 
- Mo cau, hộp cắm cờ và cờ.
- Nhạc bài hát “Bống bống bang bang”; “Chim mẹ chim con”
* Trẻ: Tâm lý trẻ thoải mái, quần áo gọn gàng.
- Số trẻ chơi: Cả lớp
* Địa điểm: Ngoài sân trường.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Gây hứng thú vào bài
- Cô và trẻ cùng hát múa bài “Bống bống bang bang” nhé.
- Hỏi trẻ : Cô và các con vừa hát vận động bài gì?
 Bài hát “Bống bống bang bang” là bài hát dân gian. Ngoài những bài hát về dân gian còn có rất nhiều trò chơi dân gian nữa đấy. Hôm nay cô sẽ tổ chức cho các con chơi một trò chơi dân gian có tên gọi “Kéo mo cau”.
Hoạt động 2: Tổ chức chơi trò chơi “Kéo mo cau”. 
- Cô giới thiệu về mo cau cho trẻ: Mo cau gồm hai phần: phần bẹ cau và phần cuống lá cau.
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi:
+ Cách chơi: Cô mời 2 bạn lên chơi. Một bạn ngồi lên trên bẹ của mo cau, hai tay nắm chặt lên phần cuống lá, hai chân để vào trong mo cau. Bạn còn lại sẽ kéo đến điểm cuối cùng của đường kéo thì hai bạn đổi vai chơi và kéo quay trở về điểm xuất phát.
+ Luật chơi: Khi kéo mo cau phải kéo trong đường kéo không chườm lên vạch, nếu kéo ra khỏi đường kéo hoặc bạn ngồi trên mo cau mà trượt ra ngoài, thì 2 bạn đó sẽ mất lượt chơi và phải nhường quyền cho 2 bạn khác lên chơi.
* Giáo dục: Trong khi chơi các con phải chơi đoàn kết, hợp tác với bạn khi chơi và biết chờ đến lượt của mình. 
 - Để chơi được trò chơi bây giờ các con hãy quan sát cô nhé.
- Cô làm mẫu:
+ Lần 1: Kéo không cần giải thích.
+ Lần 2: Vừa kéo vừa giải thích.
 Khi kéo cô để một chân trước, một chân sau, chân trước sát vạch xuất phát, hai tay cầm vào cuống lá một tay trên một tay dưới, người hơi cúi kéo mo cau về phía trước. Đến cuối đường kéo cô đổi vai và kéo quay lại trở về điểm xuất phát
- Cô mời 2 trẻ lên chơi mẫu. 
* Tổ chức trò chơi: 
- Cho trẻ chơi theo nhóm.
- Cho trẻ chơi theo tổ
- Cho cả lớp chơi
- Trẻ chơi 3-4 lần.
- Cô bao quát trẻ chơi, động viên, khuyến khích trẻ chơi. Sửa sai cho trẻ.
* Nhận xét sau khi chơi:
 Hôm nay cô thấy các con chơi trò chơi rất vui vẻ và thoải mái, khi chơi rất nhanh nhẹn và khéo léo, chơi rất đúng luật, cô xin chúc mừng các con.
Hoạt động 3: Kết thúc.
 Để chúc mừng cho buổi chơi hôm nay cô và các con vận động bài “Chim mẹ chim con” ST Đặng Nhất Mai.
- Trẻ vận động cùng cô.
- “Bống bống bang bang” ạ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý nghe cô phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- Trẻ lên chơi mẫu.
- Trẻ lên chơi.
- Trẻ lắng nghe .
- Trẻ vận động cùng cô.

File đính kèm:

  • dockham pha khoa hoc 5 tuoi_12210253.doc
Giáo Án Liên Quan