Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Tết và mùa xuân - Năm học 2022-2023 - Phạm Lê Xuân Thùy

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Trẻ ôn lại những kiến thức đã học ở chủ điểm: “Tết và mùa xuân”. Trẻ nhận biết chủ điểm mới: “Một số nghề”

- Trẻ thuộc thơ, các bài hát trong chủ điểm.

- Trẻ thích ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam

 II. CHUẨN BỊ

- Nội dung các bài hát, thơ, chuyện, kiến thức về: “Tết và mùa xuân”

- Xắc xô, trống. Sản phẩm tạo hình.

- Tranh chủ điểm: “Một số nghề”

 III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

 @ chủ điểm: “Tết và mùa xuân”

- Vừa qua các con đã thực hiện theo chủ điểm gì? (Tết và mùa xuân).

- Vậy mùa xuân cây cối như thế nào?

- Mùa xuân có những ngày lễ đặc biệt nào?

- Trẻ kể về những hoạt động diễn ra trong ngày tết?

- Những công việc chuẩn bị đón tết.

- Vậy ngày tết có khác gì so với ngày thường không?

- Cô cho trẻ kể các loại bánh mứt, hoa quả trong ngày tết mà trẻ biết.

- Trẻ có thích ngày tết không ?Vì sao?

- Cô cho trẻ xem hình ảnh về một số hoạt động của ngày tết.

- Vừa rồi con xem ngày tết đường phố xe cộ ntn?

 - Để an toàn cho mình, người thân và mọi người theo con làm ntn?(Chấp hành tốt an toàn giao thông, đi đúng phần đường qui đinh)

- Cô giáo dục trẻ biết ý nghĩa của ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

- Cô trẻ cùng đọc lại những bài thơ, hát những bài hát về chủ điểm .

- Cô cho trẻ quan sát xem trong lớp có những sản phẩm gì mà cô trẻ mình đã làm được trong chủ điểm này.

 

doc41 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Tết và mùa xuân - Năm học 2022-2023 - Phạm Lê Xuân Thùy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHỦ ĐỀ: TẾT VÀ MÙA XUÂN
 Thời gian thực hiện: 2 Tuần
 (Từ ngày 09 tháng 01 đến ngày 03 tháng 02 năm 2023)
Lĩnh vực
Mục tiêu
Nội dung
Các hoạt động khác trong ngày
I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
a. Dinh dưỡng - sức khỏe:
21. Trẻ biết và không ăn, uống một số thức ăn có hại cho sức khỏe
- Kể tên một số thức ăn, nước uống có hại cho sức khỏe
- Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật.
- Nhận biết và không ăn uống những thức ăn, nước uống bị nhiễm bẩn, ôi thiu.
- Gạch bỏ những loại thức ăn nước uống có hại cho sức khỏe
b. Phát triển thể chất:
1. Trẻ biết tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
- Phối hợp động tác của BTPTC, TDS và kiểm soát sự phát triển các nhóm cơ và hô hấp
- Thể dục sáng
8. Trẻ biết thực hiện cử động bàn tay, 
ngón tay, phối hợp tay- mắt và sử dụng một số đồ dùng dụng cụ.
- Các loại cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay (Bẻ, nắn, lắp ráp, xếp chồng )
- Vẽ hình, sao chép chữ cái, chữ số, cắt theo hình vẽ, ghép và dán hình.
- Chơi xâu vòng, luồn hột hạt
- Trò chơi: Chạy tiếp cờ, truyền tin, chọn hoa, cửa hàng thực phẩm, cướp cờ, đi mua quần áo, tung bóng, chồng hoa chồng nụ, đổi khăn.
- Làm hoa trang trí lớp
9. Trẻ biết nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu 
- Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục về phía trước
- Nhảy lò cò đổi chân theo yêu cầu
- Nhảy lò cò 5 bước liên tục về phía trước - Nhảy lò cò ít nhất 5 bước, đổi chân theo yêu cầu
II. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
a.Làm quen văn học:
26. Trẻ nhận ra sắc thái biểu cảm lời nói khi vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận, sợ hãi.
 - Một số trạng thái cảm xúc vui, buồn, âu yếm, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận...qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh, âm nhạc, hoàn cảnh. 
- Góc thư viện, đọc sách, thể hiện vai nhân vật
27. Trẻ nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2,3 hành động.
- Phân biệt một số hành vi đúng − sai khi tham gia giao thông.
- Thực hiện được một số quy định khi tham gia giao thông.
 - Hiểu được những lời nói và chỉ dẫn của người khác và phản hồi lại bằng những lời nói phù hợp trong sinh hoạt hàng ngày.
 Thực hiện được lời chỉ dẫn 2,3 hành động liên tiếp
- Không được ngồi trên đầu xe hoặc giỏ xe
- Không được đứng trên xe. Không ngồi ngược chiều của xe,...
- Ngồi cho hai chân về hai bên, hai tay ôm người lái xe và đội mũ bảo hiểm đúng quy cách khi ngồi trên xe đạp, điện hoặc xe máy. 
- Chơi: Bỏ lá, kể đủ 3 thứ, gieo hạt, chọn quả, hái táo, cửa hàng bán hoa,chồng hoa chồng nụ, nhảy vào nhảy ra, ai nhanh hơn, lộn cầu vồng, trời mưa, nhảy tiếp sức, truyền tin, kéo co.
- Chọn hình ảnh đúng sai khi tham gia giao thông
- Bé thực hiện an toàn giao thông
28.Trẻ hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản gần gũi.
- Hiểu và nói được 1 số từ khái quát, từ trái nghĩa
- Xem sách, báo, tạp chí và cùng nhau giao lưu phát triển vốn từ, cách đặt câu
29.Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao, dành cho lứa tuổi của trẻ.
- Sử dụng các bộ phim hoạt hình GD ATGT
- 20 tập phim hoạt hình thuộc CT Tôi yêu Việt Nam Thông qua các vấn đề giao thông gần gũi với cuộc sống của trẻ em ở các vùng miền ở Việt Nam để giáo dục trẻ về ATGT
- Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với với độ tuổi và nói được tên, hành động, tính cách của nhân vật, tình huống trong câu chuyện; kể lại nội dung chính hoặc vẽ lại được tình huống, nhân vật trong câu chuyện.
 - Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè.
- Bước đầu có ý thức thực hiện một số quy định đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
- Đồng tình với những hành vi đúng và không đồng tình với những hành vi sai về an toàn giao thông.
- Bé chơi đóng kịch, đọc thơ thể hiện từng vai nhân vật 
- Truyện: Sự tích mùa xuân, bánh chưng bánh giày
- Thơ: Tết đang vào nhà, hoa cúc vàng
- Xem hoạt hình về an toàn giao thông
31. Trẻ sử dụng được các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày.
- Sử dụng đúng các danh từ, động từ, tính từ, từ biểu cảm, hình tượng trong câu nói phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Bé nói nhanh 
- Trò chuyện về mùa xuân, trò chuyện về người bán hàng và mua hàng.
32.Trẻ sử dụng được các loại câu khác nhau trong giao tiếp.
- Sử dụng đa dạng các loại câu: Câu đơn, câu phức, câu khẳng định, phủ định, nghi vấn, mệnh lệnh phù hợp với ngữ cảnh trong giao tiếp.
- Bé xem sách, báo, tạp chí và cùng nhau giao lưu phát triển vốn từ, cách đặt câu
33.Trẻ sử dụng được lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân.
- Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân rõ ràng, dễ hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau
- Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu hoàn cảnh giao tiếp
- Bé sử dụng từ ngữ, câu đơn giản giao tiếp ở mọi lúc mọi nơi
- Quan sát và trò chuyện về lễ hội đặc trưng trong ngày tết.
34.Trẻ biết sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động. 
- Trò chơi nhận diện và phân loại PTGT.
- Mô tả về phương tiện, nơi vận hành của phương tiện để đội bạn đoán, 
- Chủ động trao đổi, chỉ dẫn các bạn trong hoạt động chơi để đi đến một thống
 nhất và hướng dẫn bạn đang giải quyết một vấn đề nào đó.
- Hợp tác cùng bạn trong quá trình hoạt động.
- Quy định khi tham gia giao thông
- Trò chơi vận động đóng vai người tham gia giao thông.
- Lựa chọn đáp án đúng
- Bé xem sách, báo, tạp chí và cùng nhau giao lưu pháttriển vốn từ, cách đặt câu
- Bé chơi an toàn giao thông
35.Trẻ biết kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người khác hiểu được.
- Kể lại sự việc hiện tượng rõ ràng, mạch lạc theo trình tự 
- Chú ý thái độ của người nghe để điều chỉnh cách kể hoặc giải thích lại lời kể. 
- Bé kể lại các hoạt động trong ngày nghỉ cuối tuần
37. Trẻ biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện. 
- Mạnh dạn chủ động giao tiếp với mọi người. Bắt chuyện với bạn bè hoặc người lớn bằng nhiều cách khác nhau và duy trì, phát triển cuộc trò chuyện.
- Bé nói nhanh
39.Trẻ biết chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp; Không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện.
- Chú ý lắng nghe người khác nói, nhìn vào mắt người nói và trả lời câu hỏi, đáp lại bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt để người nói biết rằng mình đã hiểu hay chưa hiểu điều họ nói.
- Chú ý nghe khi cô, bạn nói, không ngắt lời người khác, không nói chen vào khi người khác đang nói với người khác
- Giơ tay khi muốn nói và chờ đến lượt
- Xem video các tình huống trong giao tiếp: Chào hỏi lễ phép, cách xin lỗi, cảm ơn, không ngắt lời người khác nói....
- Xem video và trò chuyện về cách xử lý tình huống trong giao tiếp
40.Trẻ biết hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói.
- Đặt câu hỏi để hỏi lại hoặc thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu lời người khác nói.
- Bé nói hay
42. Trẻ thích đọc những chữ cái đã biết trong môi trường xung quanh. 
- Thích đọc những chữ cái đã biết trong sách, truyện, bảng hiệu,... 
- Chỉ và đọc cho bạn hoặc người khác những chữ có ở MTXQ
- Tham gia vào hoạt động nghe cô đọc sách, hỏi người lớn hoặc bạn bè những chữ chưa biết. 
- Xem sách, báo, tạp chí và cùng nhau giao lưu phát triển vốn từ, cách đặt câu
43.Trẻ thể hiện sự thích thú với sách, giữ gìn và bảo vệ sách.
- Thích chơi ở góc sách và tìm sách truyện để xem ở mọi lúc, mọi nơi.
- Nhờ người lớn đọc những câu chuyện trong sách cho nghe hoặc nhờ người lớn giải thích những tranh, những chữ chưa biết.
- Bé đọc truyện tranh, thơ, ca dao...
44. Có một số hành vi như người đọc sách
- Cầm sách đúng chiều, lật giở từng trang sách và đọc theo hướng từ trái sang phải từ dòng trên xuống dòng dưới. 
- Phân biệt phần mở đầu và phần kết thúc của sách
- Bé thực hành học cách lật sách đúng cách: Từ trang đầu đến trang cuối, không làm nhăn sách
51.Trẻ biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói.
- Xem và nghe, đọc các loại sách khác nhau.
- Hiểu rằng có thể dùng tranh ảnh, chữ viết, số, ký hiệuđể thực hiện điều muốn truyền đạt.
- Bé xem sách giỏi
- Bé viết giỏi
b.Làm quen chữ cái:
52.Trẻ biết dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của 
bản thân
 - Hướng trẻ tự mình viết ra, tạo ra những biểu tượng, hình mẫu kí tự có tính chất sáng tạo hay sao chép lại các kí hiệu, chữ từ để chỉ biểu thị, cảm xúc, suy nghĩ, ý muốn, kinh nghiệm của bản thân và đọc lại được những ý mình đã viết ra.
- Làm quen nhóm chữ cái l,m,n
53. Trẻ thực hiện được việc bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái.
- Cầm bút viết và ngồi viết đúng cách.
Sao chép chữ cái, từ, tên của mình.
- Sử dụng các dụng cụ viết,vẽ khác nhau 
- Bắt chước hành vi viết trong vui chơi và các hoạt động hàng ngày.
- Trò chơi với chữ l,m,n
54.Trẻ biết “viết” tên của bản thân theo cách của mình.
- Nhận ra tên mình trên các bảng ký hiệu đồ dùng cá nhân và tranh vẽ
- Viết ký hiệu, tên vào giấy, vở 
55.Trẻ biết “viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. 
- Khi “ viết” biết viết từ trái sang phải, xuống dòng khi hết dòng của trang vở và cũng bắt đầu dòng mới từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, mắt nhìn theo nét viết.
- Tìm ký hiệu riêng theo tên trẻ
- Nhận biết các ký hiệu trong trường như: Ký hiệu nhà vệ sinh. 
56. Trẻ nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. 
- Nhận dạng các chữ cái viết thường hoặc viết hoa và phát âm đúng các âm của các chữ cái đã được học
- Bé tìm và đọc chữ cái ở trong lớp, ngoài sân.
III.PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
a.Khám phá khoa học
57.Trẻ thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh
- Tìm hiểu cái mới (đồ chơi, đồ vật, trò chơi, hoạt động mới;...., Đặt câu hỏi “Tại sao ?”
- Bé đón tết
- Mùa xuân của bé
58.Trẻ biết phối hợp các giác quan để quan sát, xem xét và thảo luận về sự vật, hiện tượng.
- Phối hợp các giác quan khác nhau để quan sát, xem xét, thảo luận về đặc điểm sự vật hiện tượng. 
- Quan sát hoa, quả, bánh mứt trong ngày tết
66.Trẻ nói được một số đặc điểm các mùa trong năm nơi trẻ sống.
- Tên gọi, đặc điểm đặc trưng của các mùa. Một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa và thứ tự các mùa trong năm.
- Sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, con vật, cây cối theo mùa.
- Xem vi deo các mùa trong năm.
- Thứ tự các mùa trong năm
69.Trẻ hay đặt câu hỏi.
- Đặc câu hỏi để tìm hiểu, làm rõ thông tin về một sự vật, hiện tượng, hay người nào đó 
- Bé xem sách, báo, tạp chí và cùng nhau giao lưu phát triển vốn từ, cách đặt câu
70. Trẻ giải thích được mối quan hệ nguyên nhân, kết quả trong cuộc sống hàng ngày.
- Nhận xét mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tương, giải thích “Vì.. nên”, “Nếu.. thì..”
- Xem hình ảnh về sự sinh trưởng của cây hoa
71. Trẻ nhận ra và loại một đối tượng không cùng nhóm với các loại đối tượng còn lại.
- Nhận ra sự khác biệt của các đối tượng không cùng nhóm.
- Giải thích, loại bỏ đối tượng khác biệt.
- Loại đối tượng không cùng nhóm.
2. Khám phá xã hội:
93.Trẻ nhận biết đặc điểm nổi bật và thể hiện cảm xúc, tình cảm đối với ngày lễ hội.
- Tên gọi, đặc điểm nổi bật của một số lễ hội: Tết trung thu,
tết nguyên Đán, ....
- Xem hình ảnh về các hoạt động trong ngày tết nguyên đán
b.Làm quen với toán:
76.Trẻ biết cách đo độ dài các vật và nói kết quả đo.
- Đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau.
- Đo độ dài các vật, so sánh và nói kết quả đo
- Nhận biết mục đích phép đo.
82.Trẻ phân biệt hôm qua, hôm nay, ngày mai, các sự kiện trong ngày.
- Tên thứ của các ngày hôm qua, hôm nay, ngày mai và công việc trong ngày đó.
- Phân biệt hôm qua, hôm nay, ngày mai,
83.Trẻ nói ngày trên lốc lịch
- Xem lịch về ngày, tháng năm (đọc số ghép)
- Chơi nói ngày trên lốc lịch
IV.PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
a.Hoạt động tạo hình:
95. Trẻ biết tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ.
- Tô màu kín không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ, tô đồ theo các chấm in mờ không lệch.
- Vẽ hoa mùa xuân
96. Trẻ biết phối hợp các kỹ năng vẽ, cắt, xé dán, nặn, xếp hình để tạo thành các sản phẩm có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối.
- Phối hợp các kỹ năng vẽ để tạo thành các sản phẩm có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối. 
- Phối hợp các kỹ năng cắt để tạo thành các sản phẩm có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối: Cắt lượn sát theo đường viền thẳng, cong của các hình đơn giản. Cắt rời được hình, không bị rách, Dán được các hình vào đúng vị trí không bị nhăn.
- Phối hợp các kỹ năng xé dán để tạo thành các sản phẩm có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối. 
- Phối hợp các kỹ năng nặn để tạo thành các sản phẩm có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối.
- Phối hợp các kỹ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối.
- Bé chúc tết 
- Hoạt động góc: Bé tạo hình theo ý thích 
- Sưu tầm các nguyên vật liệu phế liệu làm thiệp tết, tranh chủ điểm
- Làm hoa trang trí lớp, làm tranh về chủ điểm.
97.Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản.
- Lựa chọn và sử dụng một số (khoảng 2-3 loại) vật liệu để làm ra 1 loại sản phẩm
- Đưa sản phẩm làm ra vào trong các hoạt động
- Làm tranh về chủ điểm.
- Cắt, xé dán hoa, quả mùa xuân
98.Trẻ nói về ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình.
- Bày tỏ ý tưởng của mình khi làm sản phẩm, cách làm sản phẩm dựa trên ý tưởng của bản thân.
- Đặt tên và giữ gìn sản phẩm
- Bé thể hiện giỏi
100. Trẻ biết nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, đường nét, bố cục. 
- Nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, đường nét, bố cục.
- Bé nói hay
101.Trẻ thực hiện một số công việc theo cách riêng của mình.
- Có cách thực hiện 1 nhiệm vụ khác hơn so với chỉ dẫn cho trước mà vẫn đạt kết quả tốt, đỡ tốn thời gian.
- Làm ra sản phẩm tạo hình không giống cách các bạn khác làm.
- Bé gấp đồ chơi trong hoạt động ngoài trời.
- Kê dọn đồ dùng của lớp khi đến lớp và chuẩn bị ra về
b. Hoạt động Âm nhạc:
102.Trẻ nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc
- Nghe các thể loại âm nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, nhạc dân ca, nhạc cổ điển)
- Nghe và nhận ra sắc thái (vui, buồn, tình cảm tha thiết) của bài hát, bản nhạc.
- Sắp đến tết rồi.
- Mùa xuân đến rồi
- Ngày tết quê em, xuân thắm tươi.
103. Trẻ hát đúng giai điệu bài hát trẻ em. 
- Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.
- Bánh chưng xanh
104. Trẻ biết thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc. 
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu thể hiện sắc thái phù hợp với bài hát, bản nhạc.
- Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhip, tiết tấu (nhanh, chậm, phối hợp)
- Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động theo các bài hát, bản nhạc theo ý thích.
- Chơi hoạt động góc.
V.PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
108. Trẻ biết được vị trí, trách nhiệm của bản thân trong gia đình và lớp học. 
- Biết mình là con/ cháu/ anh/ chị/ em trong gia đình; là bạn/ cháu trong lớp học. Biết vâng lời, giúp đỡ bố mẹ, cô giáo.
- Tập làm người lớn như: Lau dọn các góc, dẹp kê ca...
111.Trẻ biết đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân
111.Trẻ biết đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân
- Chơi: Ai nhanh hơn
112. Trẻ thể hiện được sự cố gắng hoàn thành công việc đến cùng, vui thích khi hoàn thành công việc.
112. Trẻ thể hiện được sự cố gắng hoàn thành công việc đến cùng, vui thích khi hoàn thành công việc.
- Bé nhanh tay
- Nhặt rác trong sân trường.
114.Trẻ mạnh dạn nói ý kiến của bản thân. 
- Mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến của bản thân.
- Chơi: Trao đổi nhanh
- Quan sát và trò chuyện về những công việc chuẩn bị đón tết
- Trò chuyện về các món ăn trong ngày tết
122.Trẻ dễ hòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi. 
- Sử dụng lời nói diễn tả cảm xúc tiêu cực (khó chịu, tức giận...) của bản thân khi giao tiếp bạn bè và người thân.
- Nhập cuộc vào hoạt động nhóm và được mọi người trong nhóm chấp nhận
- Xem các câu chuyện bé chia sẽ, trao đổi, đồ chơi cùng bạn.
123. Trẻ biết thể hiện sự thân thiện đoàn kết với bạn bè; chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi. 
- Yêu mến, quan tâm đến bạn bè, chơi trong nhóm bạn bè vui vẻ, thoải mái
- Chia sẻ thông cảm với bạn bè trong nhóm chơi
- Chủ động bắt chuyện hoặc kéo dài được cuộc trò chuyện.
- Xem vi deo về các tình huống xin lỗi, cảm ơn, vâng lời ông, bà, cha, mẹ và cô giáo.
124. Trẻ biết lắng nghe ý kiến, trao đổi thỏa thuận, thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng, đồ chơi với bạn.
- Sẵn lòng trả lời các câu hỏi trong giao tiếp. Giao tiếp thoải mái, tự tin
- Lắng nghe và không ngắt lời người khác đang nói; trao đổi, thỏa thuận, chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm của bản thân với bạn bè, người thân. 
- Sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép, lịch sự
- Bé xếp hàng giỏi
- Cảm xúc của bé
127. Trẻ biết trao đổi ý kiển của mình với bạn
- Trình bày ý kiến của mình với các bạn để thỏa thuận và chấp nhận thực hiện theo ý kiến chung với thái độ tôn trọng lẫn nhau.
- Xem những hành vi đúng, sai khi đón xuân về
128.Trẻ chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn; sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác.
- Chủ động bắt tay vào công việc cùng bạn.
- Phối hợp với bạn để thực hiện và hoàn thành công việc.
- Tôn trọng, hợp tác, chấp nhận
- Bé tiết kiệm điện nước.
129. Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn
- Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn và người thân trong gia đình.
- Xem hình ảnh, chuyện về tình huống giúp đỡ bạn
130.Trẻ nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác. 
- Mối quan hệ giữa hành vi của trẻ và cảm xúc của người khác
- Bé giúp đỡ bạn 
135. Trẻ chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình. 
- Điểm giống và khác nhau giữa mình với người khác: Ngoại hình,cơ thể, khả năng, sở thích...
- Tôn trọng mọi người, không giễu cợt người khác hoặc tránh xa người khuyết tật
- Xem video về những hành động giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN I: KHÔNG KHÍ TẾT 
Thực hiện từ ngày: 09/01 đến ngày 13/01/2023)
Lớp: Mẫu giáo 5-6 tuổi. GV: Phạm Lê Xuân Thùy
 Thứ 
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ
Thể dục sáng 
- Trò chuyện với trẻ về công việc chuẩn bị cho ngày tết
- Trò chuyện với trẻ về các đồ dùng mẹ mua sắm cho trẻ trong ngày tết
- Xem hình ảnh về các món ăn trong ngày tết
- Xem video về các hoạt động diễn ra trong ngày tết
- Xem vi deo về loại bánh mứt, trái cây trong ngày tết
1. Khởi động: Trẻ đi chạy theo hiệu lệnh của cô
2.Trọng động: BTPTC (Tập kết hợp tập với vòng)
- Hô hấp: Ngửi hoa.
- Tay: Tay gập trước ngực quay cẳng tay và đưa ngang (2lx8n)
- Bụng: Đứng quay người sang 2 bên (2lx8n)
- Chân: Bước khuỵu 1 chân ra trước 2 tay chống hông (2lx8n)
- Bật: Bật chụm chân tách chân (2l x 8n)
* Hồi tĩnh: Đi bộ hít thở nhẹ nhàng.
Hoạt động
Học
Nhảy lò cò 5 bước liên tục về phía trước
Bé làm thiệp chúc tết
Bé đón tết
Làm quen nhóm chữ L,M,N
Tết đang vào nhà
Chơi, hoạt động ở các góc
1.Xây dựng: Xây vườn hoa mùa xuân
2. Phân vai: Gia đình, bán hàng, mua hàng, bé làm nội trợ. 
3. Âm nhạc: Hát, múa các bài hát có trong chủ điểm. 
4. Tạo hình: Vẽ hoa mùa xuân, nặn các loại bánh, hoa. Làm tranh về chủ điểm bằng các nguyên vật liệu, làm tranh chủ điểm. Nặn các loại bánh kẹo, hoa quả trong mùa xuân.
5. Học tập: Cắt, xé dán các loại bánh kẹo, hoa quả trong ngày tết. Cắt dán chữ số từ lịch cũ.
6. Sách: Xem truyện tranh, tập kể chuyện theo tranh.
7. Khám phá: Chơi với cát, nước, tưới cây, làm bánh ủ bánh bằng cát. 
Chơi hoạt động
ngoài trời
*Trò
chuyện về mùa xuân 
*Chơi:
- Chạy tiếp cờ 
- Cửa hàng thực phẩm. 
Chơi tự do.
*Trò chuyện về các loại hoa trong ngày tết
*Chơi:
- Cướp cờ 
- Lộn cầu vồng
Chơi tự do. 
*Trò chuyện về các món ăn đặc sản trong ngày tết
*Chơi:
- Chạy tiếp cờ 
- Truyền tin 
Chơi tự do.
* Quan sát và trò chuyện về những công việc chuẩn bị đón tết.
*Chơi:
- Chọn hoa 
- Chọn lá cho hoa
Chơi tự do.
*TC về người bán và người mua hàng
*Chơi:
 - Đi mua quần áo 
- Tung bóng 
Chơi tự do.
Ăn, Ngủ
- Cho trẻ rửa tay, rửa mặt sạch sẽ.
- Nhắc nhỡ trẻ vào bàn ăn, ngồi ngay ngắn, không nói chuyện trong khi ăn, ăn cẩn thận không làm rơi vãi cơm trên mình, dưới nền nhà.
- Nhắc 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_tet_va_mua_xuan_nam_hoc_2022_2.doc
Giáo Án Liên Quan