Giáo án mầm non lớp chồi - Hoạt động: Tạo hình - Đề tài: Tô màu chú cảnh sát giao thông

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC

.Mục đích yêu cầu:

1.Kiến thức:

- Trẻ biết chia tô màu đẹp, sáng tạo, trẻ kể được một số nghề mà trẻ biết

2. Kỹ năng:

- Trẻ có kỹ năng tô màu đẹp không lem ra ngoài

3.Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết yêu quý các nghề.

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của cô:- Một số tranh vẽ về công việc các chú cảnh sát của các anh chị vẽ

 - Nhạc và giá trưng bày sản phẩm

.2. Đồ dùng của trẻ: Bút màu và tranh để trẻ tô.

 

docx22 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 7019 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Hoạt động: Tạo hình - Đề tài: Tô màu chú cảnh sát giao thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG: TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI: TÔ MÀU CHÚ CẢNH SÁT GIAO THÔNG
.Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết chia tô màu đẹp, sáng tạo, trẻ kể được một số nghề mà trẻ biết
2. Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng tô màu đẹp không lem ra ngoài
3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý các nghề.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:- Một số tranh vẽ về công việc  các chú cảnh sát của các anh chị vẽ
                              - Nhạc và giá trưng bày sản phẩm
.2. Đồ dùng của trẻ: Bút màu và tranh để trẻ tô.
III QúHoạt động 1: Ôn định tổ chức
- Cho trẻ đọc bài thơ: Bé làm bao nhiêu nghề
- Trò chuyện: Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Trong bài thơ nói về nghề gì?
- Ngoài các nghề đó ra các con có biết còn nghề gì nữa không?
- Trong xã hội chúng ta có rất nhiều nghề, nghề nào cũng có ích . Hôm nay cô sẽ cho các con tô màu chú cảnh sát giao thông, trước khi tô màu cô sẽ cho các con xem tranh của các anh chị lớp lớn tô màu nhé.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện
1 Cung cấp biểu tượng:
- Trước khi tô cô sẽ cho các con đi xem sản phẩm của cô và của các anh chị nhé.
- Cô cho trẻ xem tranh
- Các con vừa xem gì?
- Các anh chị tô như thế nào?
-Cho trẻ xem tranh mẫu của cô
2.Trẻ thực hiện: Cô hỏi ý tưởng của trẻ:
- Trước khi học cô cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi học
- Khi trẻ học cô mở nhạc cho cháu nghe.
- Cô động viên các cháu hoàn thành sản phẩm của mình
3 Trưng bày và nhận xét sản phẩm:
- Cho các cháu lên bỏ sản phẩm  của mình vào giá trưng bày sau đó tham quan và nhận xét
- Các con có nhận xét gì về các tranh đó.
- Cháu thích tranh nào, vì sao?
- Động viên các cháu cố gắng bài của mình và những cháu chưa hoàn thành.
Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động
Nhận xét tuyên dương
Cho trẻ hát bài "cháu yêu cô chú công nhân” và nghỉ.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC 
HOẠT ĐỘNG :LÀM QUEN VỚI TOÁN
 Đề tài: Nhận biết số lượng trong phạm vi 5, nhận biết chữ số 5
I. Mục đích – yêu cầu.
1. Kiến thức
Trẻ biết số lượng trong phạm vi 5 và nhận biết chữ số 5.
Trẻ nhận biết nhóm có số lượng là 5.
2. Kĩ năng
Trẻ tìm và tạo được các nhóm có số lượng là 5 theo yêu cầu của cô.
Trẻ đếm thành thạo từ 1 – 5 đếm từ trái sang phải.
Trẻ nhận biết được chữ số 5 tìm và đọc được số 5.
Rèn luyện và phát triển cho trẻ khả năng quan sát, tư duy, chú ý và ghi nhớ có chủ định.
3. Thái độ:	
Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động.
Trẻ biết tập trung lắng nghe, tích cực tham gia hoạt động và vâng lời cô.
Đoàn kết, biết giữ gìn trật tự và giúp đỡ bạn bè.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô
- Nhạc bài em đi qua ngã tư đường phố.
- Quần áo chú cảnh sát giao thông.
- Mũ bảo hiểm và thẻ số năm.
- Mô hình ngã tư đường phố.
- Ngôi nhà để chơi trò chơi 
2. Đồ dùng của trẻ
- Thẻ số 3, 4 và 5 đủ số lượng trẻ.
III.Hoạt động của cô	
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
- Cho trẻ hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố”
- Lớp mình hát rất hay, cùng khen lớp mình nào! 
- Các con ơi! Bây giờ chúng ta sẽ cùng chào đón 1 vị khách đặc biệt nhé!
- Chào chú cảnh sát giao thông. Vì lớp mình ai cũng giỏi nên chú đã đến lớp mình tổ chức cuộc thi “Bé với an toàn giao thông”. Các con có thích không nào?
- Cuộc thi gồm có 3 phần:
+ Phần thứ nhất: Khởi động
+ Phần thứ hai: Tăng tốc
+ Phần thứ ba: Về đích
Hoạt động 2: Dạy trẻ nhận biết số lượng 5. Nhận biết chữ số 5
2. 1. Ôn số lượng trong phạm vi 4
- Chào mừng các bé đã đến với Phần khởi động: 
Để xem chú 
+ Trên đường có bao nhiêu chiếc ô tô? (4 ô tô)
+ Có tất cả mấy cột đèn giao thông?( 4 cột đèn)
+ Có bao nhiêu chiếc xe đạp? (3 chiếc xe đạp)
- Chú cảnh sát ơi! Chúng ta hãy cùng kiểm tra xem các bạn lớp B1 đã trả lời đúng chưa nhé! ( cô cho cả lớp cùng đếm các nhóm đối tượng và chọn thẻ số phù hợp).
- Xin chúc mừng tất cả các bạn nhỏ lớp B1 đã vượt qua thử thách đầu tiên. 
2. 2. Nhận biết số lượng trong phạm vi 5. Nhận biết chữ số 5
- Tiếp theo chương trình là: Phần thi “ Tăng tốc”
 Chú cảnh sát muốn tìm một số vận động viên đua xe mô tô. Ai muốn tham gia? (Cô mời 5 trẻ lên)
- Trước khi ngồi trên xe, chúng ta phải làm gì? (Đội mũ bảo hiểm)
- Mời chú cảnh sát phát mũ bảo hiểm cho các vận động viên nào! 
- Lớp mình phát hiện ra điều gì? (Thiếu 1 chiếc mũ bảo hiểm)
- A! Đúng rồi, vẫn còn thiếu một chiếc mũ. 
- Thế số bạn và số mũ như thế nào?
- Số bạn nhiều hơn số mũ là mấy?
- Số mũ như thế nào với vận động viên?
- Chúng ta cùng đếm số vận động viên và số mũ nhé!
- Để số mũ và số bạn bằng nhau, ta cần làm gì?
- Bây giờ số mũ và số vận động viên như thế nào? ( Bằng nhau)
- “Bốn chiếc mũ thêm một chiếc mũ là năm chiếc mũ” 
- Để chỉ số lượng 5, ta dùng thẻ số mấy? (Thẻ số 5)
Chúng ta hãy cùng nhắc lại theo cô nào! “ Số năm”
- Cho trẻ nhắc lại theo lớp, tổ, theo cá nhân.
- Có ai nhận xét gì về đặc điểm của chữ số 5 này?( Gồm 1 nét ngang, 1 nét sổ thẳng và một nét cong bên .
Tiếp tục thử tài trong phần thi Tăng tốc, mời tất cả các đội chơi đến nhận đồ dùng , vừa đi vừa hát bài “Em tập lái ô tô”
- Tất cả đã có đủ đồ dùng chưa? 
- Chúng mình cùng xem đồ dùng có những gì nào? (thuyền, lá cờ, số 5).
- Chúng ta sẽ xếp tất cả thuyền ra để chuẩn bị hội đua thuyền nhé!
- Để phân biệt với các đội thi khác, chúng ta sẽ chọn 4 lá cờ, cắm tương ứng mỗi chiếc thuyền 1 lá cờ.
- Số thuyền và số lá cờ như thế nào với nhau?
- Số nhiều hơn là mấy?
- Để mỗi chiếc thuyền có 1 lá cờ thì chúng ta cần làm gì?
(Thêm 1 lá cờ)
- Các con cùng đếm số thuyền và số lá cờ.
- “4 lá cờ thêm 1 lá cờ là 5 lá cờ.
2.3. Trò chơi củng cố
- Cuối cùng, là phần thi về đích. Phần thi này sẽ quyết định ai giỏi sẽ được nhận những phần quà hấp dẫn của chương trình.
* Trò chơi 1: “Ai nhanh hơn”
- Cách chơi: Trẻ tìm và đếm tranh hoặc đồ vật có số lượng 5. Đồng thời, đặt thẻ số thẻ số 5.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
* Trò chơi 2: “ Thuyền cập bến”
- Cách chơi: 
Chú cảnh sát thấy lớp mình rất ngoan, học giỏi nên chú đã tặng cho chú g ta mỗi bạn 1 chiếc vé du lịch có gắn chữ số đã học.
Mỗi trẻ có 1 thẻ số ( số 3 hoặc số 4, số 5) . Cô và trẻ đi vòng tròn khi nghe hiệu lệnh: “Thuyền cập bến” , trẻ phải về đúng bến có số lượng tương ướng với thẻ số trẻ cầm.
- Cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả sau mỗi lần chơi.
- Nhận xét trẻ chơi.
- Cho trẻ đi xung quanh lớp học và tìm các đồ vật có số lượng 5
Phần 3: Kết thúc hoạt động
- Hôm nay, đến thử tài lớp mình, chú cảnh sát giao thông đã rất bất ngờ vì lớp ta giỏi quá. Cùng vỗ tay khen cả lớp nào. Lần sau, chú sẽ tới thăm và tổ chức nhiều cuộc thi hơn nữa. Chú có nhắn tất cả chúng ta nhớ phải tìm hiểu và chấp hành đúng theo luật an toàn giao đấy.	
- Trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ MỘT SỐ NGHỀ PHỔ BIẾN TRONG XÃ HỘI
1. Mục đích yêu cầu :
a. Kiến thức:
- Trẻ biết có một số nghề phổ biến trong xã hội: nghề dạy học, Nghề y (nghề chữa bệnh), Bộ đội, Nghề xây dựng, Công an...; 
- Trẻ biết mỗi nghề có ý nghĩa riêng đối với con người, đối với xã hội. 
- Biết lớn lên mọi người làm các nghề khác nhau.
b. Kĩ năng:
- Nhận biết và phân biệt một số điểm giống và khác nhau qua tên gọi của nghề, người làm nghề, một số trang phục, đồ dùng đặc trưng của từng nghề.
- Rèn luyện kỹ năng so sánh.
c. Thái độ: 
 Biết yêu mến, quý trọng người làm các nghề và sản phẩm của các nghề khác nhau trong xã hội. 
2. Chuẩn bị : 
- Bài giảng trình chiếu có nội dung của tiết học về các nghề: dạy học, nghề y, xây dựng, Công an, bộ đội...
- Mỗi trẻ 1 thẻ có in hình ảnh 1 trong 3 nghề : dạy học, chữa bệnh, xây dựng.
- Tranh lô tô về các nghề và các dụng cụ của các nghề
- Bảng xoay, tranh ảnh, bút lông... để chơi trò chơi
3. Phương pháp:
	Đàm thoại, quan sát, luyện tập.
4. Thực hiện:
a. Ổn định:
- Trẻ vận động nhún nhảy trên nền nhạc bài “Làm chú bộ đội”, ngồi xuống đội hình 3 hàng ngang.
- Các con ơi! Bộ đội là một nghề rất phổ biến trong xã hội, nghề bộ đội giúp giữ gìn độc lập chủ quyền của đất nước, cho mọi người có cuộc sống trong hòa bình. Ngoài nghề bộ đội ra thì còn có một số nghề phổ biến khác nữa, mời các con cùng xem trên màn hình xem đó là những nghề gì nhé!
 (Cô cho trẻ xem powerpoint một số hình ảnh về một số nghề phổ biến. Trẻ quan sát và gọi tên nghề).
Các con ạ! Trong xã hội có rất nhiều nghề, mỗi nghề là một công việc khác nhau, và tạo ra các sản phẩm khác nhau, mang lại những lợi ích khác nhau cho con người, cho xã hội. Vậy để tìm hiểu kỹ xem trong xã hội có những nghề phổ biến nào và công việc của các nghề đó ra sao. Hôm nay cô cùng các con cùng tìm hiểu thông qua một hoạt động rất sôi động, hấp dẫn. Cô mời các con hãy cùng tham gia Hội thi Người lao động giỏi. Chúng mình cùng đi đến hội thi nào!
 (Cho trẻ về ghế ngồi đội hình chữ U)
Chào mừng quý vị đến tham dự Hội thi người lao động giỏi hôm nay!
Xin tự giới thiệu tôi là Thu Huyền, người dẫn chương trình. 
Về dự ngày hội hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu có rất nhiều những người lao động xuất sắc đại diện cho các ngành nghề phổ biến trong xã hội. Xin trân trọng giới thiệu đội thứ nhất : Đội nghề dạy học, Đội thứ hai : đội nghề y và đội thứ 3, nghề xây dựng. Xin nhiệt liệt chào mừng ba đội.
b. Nội dung:
Hoạt động 1 : Quan sát và đàm thoại
Mở đầu chương trình là phần chào hỏi của ba đội. Khi người dẫn chương trình mời đội nào thì đội đó sẽ cử đại diện giới thiệu về nghề nghiệp của đội mình nha.
*Đàm thoại về nghề dạy học
- Xin mời đại diện của đội nghề dạy học.
(Trẻ đứng lên tự nói về nghề của mình. Trong khi trẻ nói, nếu trẻ chưa tự nói được cô dùng hệ thống các câu hỏi gợi mở để trẻ trả lời và chính xác hóa kiến thức cần cung cấp)
- Người làm nghề dạy học được gọi là gì? (Giáo viên/thầy giáo/cô giáo)
- Công việc của thầy, cô giáo là gì? (dạy học)
- Đồ dùng dạy học của thầy, cô giáo là gì? (sách, bút, phấn...)
- Nơi làm việc của các thầy cô giáo là ở đâu? (Trường học/lớp học)
- Nghề này giúp mọi người như thế nào? (Nghề dạy học truyền đạt cho mọi người những kiến thức, kỹ năng, những hiểu biết cần thiết trong cuộc sống).
Cô khái quát: Đây là nghề dạy học. Những người làm nghề này được gọi chung là giáo viên hay những thầy giáo, cô giáo. Công việc của họ là chăm sóc, dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức bổ ích cần thiết cho mọi người. Mọi người đều cần được dạy học để trưởng thành và có kiến thức, có năng lực làm các công việc sau này. Nơi làm việc của các thầy cô giáo là trường học/lớp học. Để làm công việc của mình thì các thầy cô giáo cần có sách vở, bút, mực, phấn, bảng, thước kẻ... và một số đồ dùng khác.
	*Đàm thoại về nghề y:
Đội nghề dạy học vừa giới thiệu cho chúng ta biết về ngành nghề của họ. Bây giờ đến lượt đội tiếp theo, cùng lắng nghe xem đội nghề y giới thiệu nào!
- Xin mời đại diện của đội nghề y.
- Những người làm nghề y được gọi là gì? (Bác sĩ/thầy thuốc, y tá, điều dưỡng, hộ lý...)
- Các bác y, bác sĩ mặc trang phục màu gì? (màu trắng/màu xanh)
- Ai biết bác sĩ thường làm những công việc gì? (khám và chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân...)
- Để làm được những công việc đó, bác sĩ cần phải có những trang phục và đồ dùng dụng cụ gì? (áo blu, mũ, khẩu trang, ống nghe, kim tiêm, kẹp nhiệt độ, thuốc chữa bệnh...)
- Nơi làm việc của Bác sĩ/thầy thuốc, y tá, điều dưỡng, hộ lý? (bệnh viện, phòng khám, trạm y tế).
Cô khái quát: Đây là những người làm nghề y. Những người làm nghề này được gọi là bác sĩ, y tá, hộ lý, điều dưỡng tùy theo cấp học và chuyên ngành của họ. Công việc của những người làm nghề y là khám chữa bênh, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Nơi làm việc của họ là các bệnh viện, phòng khám, trạm y tế... Để làm công việc của mình họ cần có một số trang phục và đồ dùng dụng cụ như: áo blu, khẩu trang, mũ, găng tay y tế, ống nghe, bơm kim tiêm, cặp nhiệt độ, thuốc chữa bệnh...và các thiết bị y tế khác.
	*Đàm thoại về nghề xây dựng:
Cuối cùng, xin mời đại diện của đội nghề xây dựng!
- Những người làm nghề xây dựng được gọi là gì? (Kỹ sư, thợ xây...)
- Công việc của cô chú công nhân xây dựng hàng ngày làm những công việc gì? (Xây nhà)
- Để làm được những công việc đó các cô chú công nhân xây dựng cần phải có những đồ dùng, dụng cụ gì? (cái bay, cái xẻng, bàn xoa...)
- Những sản phẩm cô chú công nhân xây dựng làm ra là gì? (nhà cửa, cầu cống...)
Cô khái quát: Đây là nghề xây dựng. Những người làm nghề này được gọi là kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, thợ xây... Công việc của những người làm nghề xây dựng là xây nên những công trình như: nhà cửa, trường học, trụ sở, cầu, cống... Nơi làm việc của họ là tại các công trường, nơi có các công trình xây dựng. Để làm công việc của mình họ cần có: xô, xẻng, bay, máy trộn bê tông, cát, gạch, xi măng...
 Các bạn ạ! Các cô chú công nhân xây dựng rất vất vả công việc hàng ngày là xây dựng lên những công trình như bệnh viện, trường học, các nhà máy và nhờ các cô chú công nhân xây dựng mà chúng ta có nhà ở đấy. Vậy chúng ta phải biết quý trọng và bảo vệ, giữ các công trình mà công nhân xây dựng đã làm ra. Còn các thầy cô giáo giúp ta có kiến thức, các bác sĩ thì giúp chúng ta khám chữa bệnh, có sức khỏe tốt hơn. Mỗi một nghề tuy có những công việc khác nhau nhưng đều mang lại những lợi ích cho mọi người, phục vụ cho những nhu cầu khác nhau của mọi người trong xã hội.	
Hoạt động 2: Mở rộng:
Vừa rồi là phần thi chào hỏi của ba đội. Tiếp theo chương trình hội thi hôm nay là phần thi hiểu biết. 
- Ngoài các nghề dạy học, nghề y, nghề xây dựng ra các bạn còn biết nghề nào nữa?
(Cho trẻ kể).
 Cô trình chiếu, giới thiệu cho trẻ biết về nghề bộ đội, công an, nghề nông... Họ làm những công việc gì? Giúp ích gì cho xã hội ? 
 - Nghề công an giúp giữ gìn an ninh trật tự xã hội, trật tự giao thông. Nghề bộ đội bảo vệ biên cương tổ quốc, đấu tranh gìn giữ hòa bình cho đất nước, nghề nông làm ra lương thực thực phẩm (thóc, gạo...) phục vụ nhu cầu dinh dưỡng của mọi người...
Hoạt động 3: So sánh nghề dạy học - nghề xây dựng:
Sau đây là phần thi Thử tài của bạn. Trước tiên xin mời các bạn giải câu đố:
Cô đọc câu đố : 
“Nghề gì khuyên bảo chúng ta
 Điều hay lẽ phải cho ta lên người” (Nghề dạy học)
Cô cho xuất hiện hình ảnh nghề dạy học trên màn hình.
	Tiếp tục câu đố tiếp theo : 
“Nghề gì vất vả
 Xô, xẻng, xoa, bay
 Gạch xếp thẳng ngay
 Xây thành nhà cửa”
	(Nghề xây dựng)
Cô cho xuất hiện hình ảnh nghề xây dựng trên màn hình.
- Bây giờ ai giỏi nói cho mọi người biết nghề dạy học và nghề xây dựng có gì giống nhau và khác nhau? 
- Giống nhau ở điểm nào? (Đều là nghề mang lại lợi ích cho xã hội)
- Khác nhau ở điểm nào?
(Nếu trẻ trả lời chưa được cô gợi ý cho trẻ trả lời) 
+ Nghề dạy học: cung cấp kiến thức cho mọi người, cần các đồ dùng sách vở, bút mực... Làm việc ở trường học, lớp học.
+ Nghề xây dựng xây nên các công trình nhà cửa phục vụ cho con người, cần các đồ dùng như bay, xẻng, bàn xoa, xi măng, gạch... Nơi làm việc là các công trường xây dựng.
*Giáo dục: Các bạn ạ! Trong xã hội còn có rất nhiều nghề và mỗi một nghề có các công việc khác nhau song đềumang lại lợi ích cho xã hội bởi vậy nghề nào cũng rất cao quí và đáng trân trọng. Vì vậy chúng ta phải biết trân trọng và biết ơn những người lao động, quý trọng những công việc đang làm và những sản phẩm của họ làm ra nhé. 
Hoạt động 4 : Luyện tập
 Trò chơi 1 (Luyện tập cá nhân): Lấy đúng đồ dùng của nghề
Sau đây sẽ là một trò chơi rất vui để thử tài của các bạn nữa. Các bạn sẽ vừa hát vừa đi thành vòng tròn chọn 1 tranh về trang phục, đồ dùng, dụng cụ tương ứng với thẻ nghề của mình, khi hết nhạc sẽ về chỗ ngồi của mình. 
Cách chơi: Như lúc đầu trẻ đã chia thành 3 đội theo 3 nghề, bố trí 1 cái bàn để tranh đồ dùng ở giữa, cho trẻ đi vòng tròn theo nhạc và chọn 1 đồ dùng dụng cụ/trang phục của nghề tương ứng với nghề trên thẻ đeo của trẻ. 
VD : Ai có thẻ nghề y sẽ phải chọn ống nghe hoặc áo blu, kim tiêm, thuốc...
Lần 2-3: Đổi thẻ nghề cho bạn đội kia, tiếp tục chơi.
Sau mỗi lần chơi cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
 Trò chơi 2 (Luyện tập nhóm): Nối hoạt động (công việc) với người làm nghề tương ứng.
Chia trẻ làm 3 nhóm: 
+ Nhóm 1 : Tranh nghề y
+ Nhóm 2 : Tranh nghề dạy học
+ Nhóm 3 : Tranh nghề xây dựng
Trong cùng một khoảng thời gian các đội sẽ thảo luận, tìm và nối các hình ảnh có liên quan đến người làm nghề in ở giữa bức tranh. Đội nào tìm và nối được nhiều hình ảnh đúng nhất sẽ là đội chiến thắng. 
- Cô nhận xét và khen ngợi trẻ.
	c. Kết thúc hoạt động:
	- Cô nhận xét giờ học. 
	Hội thi người lao động giỏi hôm nay đã diễn ra rất vui tươi, hào hứng và sôi nổi. Các đội thi đều đã rất cố gắng thể hiện tay nghề và hiểu biết của mình về các ngành nghề phổ biến trong xã hội. Xin cảm ơn sự tham gia của tất cả các bạn. Tạm biệt và hẹn gặp lại!
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG: NHẬN BIẾT CHỮ CÁI
ĐỀ TÀI: LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI U, Ư
I.Mục đích, yêu cầu
1.Kiến thức
- Nhận biết được chữ cái đã học
- Trẻ nhận biết, phát âm đúng chữ cái u, ư
2.Kĩ năng
- Trẻ nhận xét, phân biệt chữ cái u, ư
- Tìm và phát hiện chữ cái u,ư trong các từ trọn vẹn
3.Thái độ
- Trẻ hứng thú trong giờ học của cô
- Trẻ mạnh dạn tự tin phát biểu ý kiến
II.Chuẩn bị
-Bài hát “ vườn cây của ba”
-Tranh quả đu đủ, quả
-Lô tô chữ cái u, ư
III. Tiến hành hoạt động.
 1.Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú
- Giáo viên cho trẻ hát và vận động theo bài hát “ vườn cây của ba”
- Trong bài hát ba đã trồng những loại cây gì?
- Ngoài những loại cây đó thì nhà chúng mình còn trồng loại cây nào nữa?
- Hôm nay cô mang đến cho chúng ta một loại quả đặc biệt nữa đó, chúng ta cùng quan sát xem đó là quả gì nhé! 
2.Hoạt động 2: Làm quen chữ u
- Cho trẻ chơi trò chốn cô và đưa ra tranh quả đu đủ
- Trong từ quả đu đủ có chữ cái nào được lặp lại?
- Hôm nay cô cùng các con cùng nhau tìm hiểu chữ u !
- Các con lắng nghe cô đọc chữ u nhé! ( cô đọc mẫu 3 lần)
- Giáo viên cho cả lớp, nhóm, cá nhân đọc chữ
- Ai có nhận xét về chữ u
- Đúng rồi chữ u có một nét móc ngược và một nét thẳng 
- Chữ u này là loại chữ gì? Các con hay nhìn thấy chữ u như thế này ở đâu?
- Ngoài chữ u in thường ra còn có chữ u in hoa và chữ u viết thường nữa
- Các con cùng đọc lại chữ u nào?
3.Hoạt động 3: làm quen chữ ư
- Giáo viên đưa hộp quà bí mật, cho trẻ quan sát tranh quả bưởi
- Ai có nhận xét về từ “ quả bưởi”?
- Trong từ “ quả bưởi” các con tìm cho cô chữ cái gần giống với chữ u mà cô vừa dạy các con?
- Đây là chữ ư các con cùng lắng nghe cô đọc nhé!
- Giáo viên cho lớp,nhóm, cá nhân đọc
- Ai có nhận xét gì về chữ ư?
- Cô củng cố chữ ư có một nét móc ngược một nét thẳng và một cái dâu bên phải
- Ngoài chữ ư in thường còn có chữ ư in hoa, chữ ư viết thường
 *So sánh
- Cho trẻ nhận xét về điểm giống nhau và khác nhau của chữ u và chữ ư
+ Khác nhau: chữ u không có dâu, chữ ư có dâu bên phải
+ Giống nhau: đều có một nét móc ngược và một nét thẳng
4. Củng cố
- Cho trẻ chơi trò chơi tìm đúng nhà
+ Mỗi trẻ được phát lô tô chữ u, ư . Trong khi hát và vận động theo bài hát giáo viên hô “ tìm nhà, tìm nhà” mỗi trẻ cầm trên tay chữ cái nào sẽ tìm đúng nhà chữ cái đó
*Kết thúc
- Giáo viên nhận xét và tuyên dương trẻ
- Giáo viên cho trẻ chuyển sang hoạt động khác bưởi
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VĂN HỌC
ĐỀ TÀI: THƠ “LÀM BÁC SĨ”
I.Yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ. Đọc thuộc thơ cùng cô.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi dân gian “Rồng rắn lên mây”.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trả lời câu hỏi đầy đủ rõ ràng.
- Phát triển kỹ năng quan sát đàm thoại. Khả năng ghi nhớ có chủ định.
- Yêu quý, kính trọng những người làm nghề bác sĩ.
II.Chuẩn bị:
 Tranh có nội dung bài thơ.
III.Tiến hành:
*Hoạt động 1: Ổn định – giới thiệu
-Búp bê xin chào các bạn
-Các bạn ơi hôm nay búp bê đến lớp chúng ta chơi, búp bê có mang đến một món quà tặng cho lớp mình đó, các bạn muốn biết món quà đó là gì không?
-Không để các bạn chờ lâu thì búp bê sẽ bật mí luôn nha! Có là bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” các bạn cùng lắng nghe với búp bê nha!
-Các bạn ơi búp bê đố các bạn nha, bài hát các bạn vừa nghe có tên là gì nè?
-Đúng rồi! Vậy trong bài hát nhắc đến ai vậy các bạn?
-Vậy cô chú công nhân làm gì vậy các bạn
-Còn cô công nhân làm gì nè
-Ngoài 2 

File đính kèm:

  • docxlop_4_tuoi_giao_an_nghe_nghiep.docx
Giáo Án Liên Quan