Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Thế giới động vật - Đề tài: Nhận biết, so sánh 2 đối tượng về kích thước to nhỏ

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết, so sánh được to hơn – nhỏ hơn giữa 2 đối tượng.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng so sánh độ lớn của 2 đối tượng và biết dùng từ " to hơn – nhỏ hơn " để diễn đạt.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia các trò chơi và biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.

II. Chuẩn bị:

Đồ dùng của cô và trẻ

- Pawerpoi 1 số con vật trong rừng.

- 1 gấu to – 1 gấu nhỏ, 1 giỏ to – 1 giỏ nhỏ.

- Mũ gấu.

- 1 số nấm to – nhỏ, hoa to – nhỏ.

- 1 số chai nhựa to – nhỏ làm hũ mật ong.

- Rổ đựng hoa và nấm cho mỗi trẻ.

- Chướng ngại vật.

* Tích hợp:

- AN: ta đi vào rừng xanh, gấu và rừng xanh, lạc vào rừng xanh

- KPKH: 1 số con vật sống trong rừng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 7628 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Thế giới động vật - Đề tài: Nhận biết, so sánh 2 đối tượng về kích thước to nhỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THAO GIẢNG CHUYÊN ĐỀ
PHÁT TRIỂN TRÍ THÔNG MINH TOÁN- LOGIC
Chủ đề: Thế Giới Động Vật
 Đề tài: Nhận Biết, So Sánh 2 Đối Tượng Về Kích Thước To-Nhỏ
 Giáo viên dạy: Trần Thị Kim Trang
Lớp: Ong Vàng 5 ( 3-4 tuổi )
Thời Gian: 15-20 phút
Ngày dạy: 22/01/2016
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết, so sánh được to hơn – nhỏ hơn giữa 2 đối tượng.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng so sánh độ lớn của 2 đối tượng và biết dùng từ " to hơn – nhỏ hơn " để diễn đạt.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia các trò chơi và biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
II. Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô và trẻ
- Pawerpoi 1 số con vật trong rừng.
- 1 gấu to – 1 gấu nhỏ, 1 giỏ to – 1 giỏ nhỏ.
- Mũ gấu.
- 1 số nấm to – nhỏ, hoa to – nhỏ.
- 1 số chai nhựa to – nhỏ làm hũ mật ong.
- Rổ đựng hoa và nấm cho mỗi trẻ.
- Chướng ngại vật.
* Tích hợp:
- AN: ta đi vào rừng xanh, gấu và rừng xanh, lạc vào rừng xanh
- KPKH: 1 số con vật sống trong rừng.
III. Tiến trình tổ chức thực hiện:
Hoạt Động Của Cô
Hoạt Động Của Trẻ
1. Ổn định:
- Hát " chú khỉ con "
- Cô cho trẻ xem hình ảnh các con vật trên màn hình .
- Các con vừa được xem thấy các con vật gì? Các con vật đó sống ở đâu?
- Các con thấy con vật nào to hơn? Con vật nào nhỏ hơn?
2. Nội dung:
Hoạt động 1: dạy trẻ nhận biết to hơn – nhỏ hơn.
- Cô có một câu chuyện kể cho lớp mình nghe. Bây giờ các con hãy chú ý xem trong câu chuyện nhắc đến các con vật nào nhé!.
- Cô kể chuyện chậm rãi nhẹ nhàng: ở 1 nhà kia có 2 anh em gấu sống cùng mẹ, ai cũng muốn tỏ ra mình là đứa con ngoan nhất. 
- Các con nhìn xem gấu anh như thế nào?
- Gấu em như thề nào?
- Các con thấy gấu anh và gấu em như thế nào với nhau?
- Đúng rồi gấu anh to hơn gấu em, gấu em nhỏ hơn gấu anh.
- Muốn biết đươc gấu anh to hơn, gấu em nhỏ hơn cô sẽ kiểm tra nhé!
- Cô cho trẻ chơi: trốn tìm.
- Cô cho chú gấu em trốn đằng sau gấu anh.
- Các con có nhìn thấy gấu em đâu không?
- Gấu em trốn đằng sau gấu anh đây này, các con có thấy gấu em không ? Vì sao?
- Các con không nhìn thấy được gấu em vì gấu anh to hơn đã che kín gấu em đấy.
Bây giờ cô thử đặt gấu em ra phía trước các con nhìn xem điều gì xảy ra nhé!
- Các con có nhìn thấy gấu anh không? Vì sao?
- Các con nhìn thấy gấu anh vì gấu anh to hơn, gấu em nhỏ hơn nên gấu em không che được gấu anh đấy.
- Bây giờ cô chỉ vào bạn gấu nào chúng mình cùng đọc to lên nhé!
- Cô chỉ vào gấu anh cho trẻ nói " gấu anh to hơn ".
- Cô chỉ vào gấu em cho trẻ nói " gấu em nhỏ hơn"
- Cô kể tiếp: một hôm gấu mẹ đưa cho 2 anh em gấu mỗi người 1 cái giỏ để đi hái nấm và hoa.
- Cô đưa 2 cái giỏ ra và hỏi trẻ: các con nhìn xem cô có gì đây nào?
- Bạn nào có nhận xét gì về 2 cái giỏ?
- Cái nào to hơn, cái nào nhỏ hơn?
- Muốn biết giỏ nào to hơn, giỏ nào nhỏ hơn chúng mình cùng chú ý quan sát nhé! 
- Cô lồng chiếc giỏ nhỏ vào chiếc giỏ to.
- Các con thấy có lồng vào nhau được không?
- Bây giờ cô sẽ lồng chiếc giỏ màu đỏ vào chiếc giỏ màu vàng xem điều gì xả ra nhé! Cô có lồng vào nhau được không? Vì sao?
- Vì giỏ vàng to hơn nên đã lồng được giỏ đỏ và giỏ đỏ nhỏ hơn nên không lồng được vào nhau đấy.
- Cô cho cả lớp đọc.
- Cô chỉ vào giỏ màu vàng "giỏ màu vàng to hơn "
- Cô chỉ vào giỏ màu đỏ " giỏ màu đỏ nhỏ hơn "
- Cô kể tiếp: thế là 2 anh em nhà gấu mỗi người cấm 1 cái giỏ vào rừng đi hái hoa và nấm đem về.
Hoạt động 2: luyện tập
- Gấu anh và gấu em đã hái được rất nhiều hoa và nấm. Các con hãy giúp 2 anh em nhặt hoa và nấm nhé!
- Khi cô nói hoa to trẻ giơ hoa to lên, cô nói hoa nhỏ trẻ giơ hoa nhỏ lên.
- Khi cô nói nấm nhỏ trẻ giơ nấm nhỏ, cô nói nấm to trẻ đưa nấm to lên.
- Cô kể tiếp: vậy là 2 anh em gấu đã hái được nhiều nấm và hoa về tặng mẹ rồi.
- Liên hệ thực tế: các con hãy tìm xung quanh lớp mình xem có đồ dùng đồ chơi gì to, nhỏ hơn các con hãy nói cho cô và cả lớp cùng nghe. ( cô mời 1-2 trẻ kể )
- Cô tóm lại: các con ơi trong lớp mình có rất nhiều đồ dùng đồ chơi to hơn, nhỏ hơn như búp bê, xe đồ chơi....và con rất nhiều đồ chơi to hơn, nhỏ hơn khác nữa đấy ở trường cũng như ở nhà các con nhìn thấy đồ dùng đồ chơi nào to hơn, nhỏ hơn các con hãy đọc cho ba mẹ cùng nghe nhé!
Hoạt động 3: TC " gấu tìm mật "
- Cô chia lớp làm 2 đội.
- Bây giờ chúng ta hãy giúp anh em nhà gấu mang thật nhiều mật ong về tặng gấu mẹ nhé!
- Cô giới thiệu trò chơi và giải thích cách chơi: trên đường đi lấy hũ mật ong các con phải bật qua vật cản và mang những hũ mật ong dem về bỏ vào rổ. Đội gấu anh thì lấy hũ mật ong to bỏ vào rổ to, đội gấu em thì lấy hũ mật ong nhỏ bỏ vào rổ nhỏ. Đội nào mang nhiều mật ong đúng với quy định sẽ là đội thắng cuộc.
- Cô cho trẻ chơi, quan sát trẻ.
Kết thúc:
- Cô nhận xét và tuyên dương.
- Mang hũ mật ong đi tặng gấu mẹ.
- Trẻ hát.
- Trẻ xem.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Dạ.
- Trẻ lắng nghe.
- Gấu anh to.
- Gấu em nhỏ.
- Gấu anh to hơn, gấu em nhỏ hơn.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi.
- Dạ không.
- Dạ không nhìn thấy gấu em. Vì gấu em nhỏ hơn.
- Trẻ lắng nghe.
- Dạ thấy. Vì gấu anh to hơn gấu em.
- Trẻ lắng nghe.
- Gấu anh to hơn.
- Gấu em nhỏ hơn.
- Trẻ lắng nghe.
- Cái giỏ.
- Trẻ nhận xét.
- Giỏ vàng to hơn, giỏ đỏ nhỏ hơn.
- Trẻ quan sát.
- Dạ được ạ.
- Dạ không. Vì giỏ màu đỏ nhỏ hơn giỏ màu vàng.
- Trẻ lắng nghe.
- Giỏ màu vàng to hơn.
- Giỏ màu đỏ nhỏ hơn.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ kể.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi.

File đính kèm:

  • docptttm_toanlogic.doc