Kế hoạch giáo dục - Chủ đề lớp lá của bé vui ghê

- ĐÓN TRẺ: Đi, bật tự do trong lớp.

- TDS: Bật tiến về phía trước.

- HĐCCĐ: Bật liên tục qua 5 vòng. (1)

- TCVĐ: Ai ném xa nhất?

- HĐNT: Bật đến trường mầm non.

- HĐVC: Thay quần áo cho búp bê. Trò chơi: xâu hạt, luồn dây, bán hàng, đi mua sắm.

- MLMN: Cài, cởi cúc áo quần, kéo khóa Tự mang giày, buộc dây giày

- HĐC: Thực hành mặc và cởi quần áo.

- ĐÓN TRẺ : Dạo chơi xung quanh trường, quan sát đặc điểm của trường.

- HĐCCĐ: Lớp Lá của bé vui ghê!

- HĐNT: Dùng phấn viết số điện thoại của trường, nhặt sỏi xếp hình ngôi trường, hình lớp học.

- HĐVC: Đóng vai cô giáo.

- HĐC: Xem hình ảnh video clip về các hoạt động một ngày của bé ở trường. Làm bảng một ngày của bé.

- ĐÓN TRẺ : Tìm trên cơ thể bộ phận nào có số lượng 5. Tìm đếm những đdđc có số lượng từ 1 - 5.

- HĐCCĐ: Ôn số lượng 4, 5.

- HĐNT: Đếm số lượng lớp học, cửa ra vào, cửa sổ.

- HĐG: Bài tập nối số lượng vào số tương ứng (góc học tập).

- HĐC: Thực hiện vở làm quen với toán, bé vui học toán.

 

doc28 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 792 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch giáo dục - Chủ đề lớp lá của bé vui ghê, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1:
 (1tuần)
Từ 09/09/2013 đến 13/09/2013
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ
LỚP LÁ CỦA BÉ VUI GHÊ!
(15 chỉ số)
Thời gian thực hiện: 01 tuần. Từ ngày 09/09/2013 đến ngày 13/09/2013
CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN
CHỈ SỐ
MỤC TIÊU
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG
Phát triển thể chất
1. Bật xa tối thiểu 50cm
- Bật liên tục vào vòng
- ĐÓN TRẺ: Đi, bật tự do trong lớp.
- TDS: Bật tiến về phía trước.
- HĐCCĐ: Bật liên tục qua 5 vòng. (1)
- TCVĐ: Ai ném xa nhất?
- HĐNT: Bật đến trường mầm non.
5. Tự mặc và cởi được áo quần.
- Tự mặc áo quần đúng cách.
- Lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết.
- HĐVC: Thay quần áo cho búp bê. Trò chơi: xâu hạt, luồn dây, bán hàng, đi mua sắm.
- MLMN: Cài, cởi cúc áo quần, kéo khóa Tự mang giày, buộc dây giày
- HĐC: Thực hành mặc và cởi quần áo. 
Phát triển nhận thức
97. Kể được một số địa diểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống.
- Những đặc điểm nổi bật của trường, lớp mầm no. 
- Các hoạt động của trẻ ở trường.
- ĐÓN TRẺ : Dạo chơi xung quanh trường, quan sát đặc điểm của trường. 
- HĐCCĐ: Lớp Lá của bé vui ghê!
- HĐNT: Dùng phấn viết số điện thoại của trường, nhặt sỏi xếp hình ngôi trường, hình lớp học.
- HĐVC: Đóng vai cô giáo.
- HĐC: Xem hình ảnh video clip về các hoạt động một ngày của bé ở trường. Làm bảng một ngày của bé.
104. Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 5.
- Đếm trong phạm vi 5.
- ĐÓN TRẺ : Tìm trên cơ thể bộ phận nào có số lượng 5. Tìm đếm những đdđc có số lượng từ 1 - 5.
- HĐCCĐ: Ôn số lượng 4, 5.
- HĐNT: Đếm số lượng lớp học, cửa ra vào, cửa sổ.
- HĐG: Bài tập nối số lượng vào số tương ứng (góc học tập).
- HĐC: Thực hiện vở làm quen với toán, bé vui học toán.
Phát triển ngôn ngữ
64. Nghe, hiểu nội dung câu chuyện, thơ, ca dao, đồng dao trong chủ đề.
- Nghe, hiểu nội dung truyện kể.
- ĐÓN TRẺ : Xem tranh ảnh về các bạn đi học ở trường mầm non.
- HĐCCĐ: Thơ Mèo con đi học.
- HĐNT: Chơi dân gian tập tầm vông.
- HĐG: Đóng vai cô giáo dạy học.
- HĐC: Tô màu nhân vật trong truyện mèo con và cuốn sách.
91. Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái.
- Nhận dạng chữ cái o, ô, ơ in thường, in hoa, viết thường.
- Phát âm đúng chữ cái đã được học.
- Phân biệt được đâu là chữ cái, đâu là chữ số.
- ĐÓN TRẺ: Đọc các bài thơ rèn phát âm.
- HĐCCĐ: +Làm quen chữ o, ô, ơ.
- HĐNT: Xếp chữ o, ô, ơ bằng hột hạt, sỏi, lá cây
- HĐG:Trò chơi tìm chữ còn thiếu, tô màu chữ rỗng, truyền tin, tìm đọc chữ theo yêu cầu
- MLMN:Tìm chữ và số trong môi trường. Viết chữ còn thiếu vào từ.
- HĐC: Tìm các dạng chữ o, ô, ơ trong môi trường.
77. Sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống.
- Sử dụng một số từ đơn giản để giao tiếp với bạn bè và người lớn.
- MLMN: Chào cô, chào khách đến lớp.
- Trả lời các câu hỏi của cô và người lớn.
- Trò chuyện với các bạn.
78. Không nói tục, chửi bậy.
- Không nói hoặc bắt chước lời nói tục trong bất cứ tình huống nào.
- Tạo tình huống.
- Kể chuyện cho trẻ nghe và nhận xét.
Phát triển thẩm mỹ
100. Hát đúng giai điệu bài hát trong chủ đề.
- Hát đúng giai điệu lời ca.
- Thể hiện sắc thái, tình cảm bài hát.
- ĐÓN TRẺ : Nghe đĩa các bài hát trong chủ đề.
- HĐCCĐ: Dạy hát bài Ngày vui của bé. 
 Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học. 
 TCÂN: Bao nhiêu bạn hát? 
- HĐG: Hát theo máy. nghe nhạc đoán tên bài hát.
- MLMN: Hát các bài hát trẻ đã biết.
- HĐC: Làm quen các bài hát trong chủ đề trường mầm non.
6. Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền của hình vẽ.
- Cầm bút vẽ đúng cách.
- Tô màu đều, không chờm ra ngoài nét vẽ.
- ĐÓN TRẺ: cho trẻ tập cầm bút, vẽ tự do ra giấy. 
- HĐCCĐ: Vẽ trường mầm non của bé.
- HĐNT: Vẽ phấn về các đồ chơi trong sân
- HĐG: Tô màu tranh trường mầm non, tô màu tranh bé thích.
- HĐC: Luyện cách cầm bút trong giờ học vẽ, viết, tô màu. Xem các tranh tô màu đẹp của các bạn.
Phát triển tình cảm 
xã hội
31. Cố gắng thực hiện công việc đến cùng.
- Vui vẻ nhận công việc, thực hiện công việc được giao.
- Tự tin khi thực hiện, nhắc nhở các bạn cùng tham gia.
- Phân công trực nhật. 
- Phụ cô chuẩn bị đồ dùng cho tiết học.
- Thu dọn đồ dùng khi học xong.
- Chuẩn bị đồ dùng giờ học, giờ ăn, giờ ngủ.
- Múa hát, biểu diễn văn nghệ cùng các bạn.
- Tham gia các trò chơi.
41. Biết kềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích. 
- Hạn chế cảm xúc và những hành vi tiêu cực khi được an ủi, giải thích, chia sẻ.
- Tạo tình huống.
- Đón trẻ: Trò chuyện trao đổi với trẻ về những bạn đi học chưa ngoan.
- Trò chơi đóng vai để giúp trẻ biểu lộ cảm súc: Cô giáo.
- HĐC: Đóng kịch: Món quà của cô giáo.
48. Lắng nghe ý kiến của người khác.
- Nhìn vào người khác khi họ đang nói.
- Lắng nghe ý kiến người khác. Sử dụng lời nói, cử chỉ lễ phép, lịch sự.
- Lồng ghép trong HĐCCĐ: Lớp học của bé, đồ chơi bé thích, Ngôi trường thân yêu...
- HĐG: - Chơi xây dựng: Lớp học của bé, đồ chơi bé thích, ngôi trường Sơn Ca thân yêu...
- Chơi phân vai: cô giáo, lớp học, cô cấp dưỡng
49. trao đổi ý kiến của mình với các bạn.
- Trình bày ý kiến của mình với các bạn.
- Trao đổi để thỏa thuận với các bạn
- Thái độ bình tĩnh tôn trọng nhau.
- HĐCCĐ (lồng ghép): Tổ chức hoạt động thảo luận nhóm, học tạo hình thể loại đề tài.
- HĐG: Đóng vai chú công nhân xây trường, cô giáo, cô y tế trường, gia đình đưa con đi học...
- Giáo dục trẻ đoàn kết, không tranh giành đồ chơi chơi bạn.
KẾ HOẠCH TUẦN
HOẠT ĐỘNG
Thứ 2
09/09/2013
Thứ 3
10/09/2013
Thứ 4
11/09/2013
Thứ 5
12/09/2013
Thứ 6
13/09/2013
ĐÓN TRẺ
Cô đón trẻ vào lớp, nhắc nhở trẻ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, xếp cặp dép gọn gàng. Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.
Trò chuyện cùng trẻ về về ngày hội bé đến trường, về trường mầm non.
Thể dục sáng, điểm danh.
THỂ DỤC SÁNG
- Tập ở sân trường.
- Tập với bài: “Ngày vui của bé”.
1. Khởi động: Xoay cổ tay, bả vai, eo, gối.
2. Trọng động:
Hô hấp: Thổi nơ. 
Tay - vai: Đưa 2 tay ra phía trước, lên cao, sang 2 bên (kết hợp vẫy tay). 
Bụng - lườn: Đưa tay ra trước, cúi gập người tay chạm ngón 
Chân: Ngồi khuỵu gối. 
Bật: Bật tách chân khép chân.
3. Hồi tĩnh:
Cho trẻ đi nhẹ nhàng xung quanh sân trường.
HOẠT ĐỘNG 
CÓ
 CHỦ 
ĐÍCH
PTNT
 Lớp lá của bé vui ghê!
PTNN
Thơ: Mèo con đi học
PTTM
Vẽ trường mầm non của bé.
(Đề tài) 
PTTC
Bật liên tục qua 5 vòng 
TCVĐ: Chuyền bóng.
PTNT
Ôn số lượng 4, 5
PTTM
NDTT: Dạy hát: Ngày vui của bé. NDKH: Nghe: Ngày đầu tiên đi học.
TC: Bạn nào hát?
PTNN
Làm quen chữ cái o, ô, ơ.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Khám phá trải nghiệm: 
+ Chơi với lá trong sân trường.
+ Bé chơi với nước. 
+ Trường bé có những loại hoa nào?
+ Đố bé cát dùng để làm gì? 
+ Bé biết gì về đất?
Trò chơi vận động: 
+ Chuyền bóng.
+ Mèo đuổi chuột.
+ Kết bạn.
+ Cướp cờ.
+ Nhảy lò cò.
Chơi tự do.
HOẠT ĐỘNG GÓC
*GÓC PHÂN VAI: CÔ GIÁO
1. Mục đích: 
Biết cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận về chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi, tìm được đồ dùng thay thế để thực hiện ý tưởng chơi.
Biết liên kết các nhóm trong khi chơi, biết thể hiện vai chơi một cách tuần tự, chi tiết độc lập và một số tiêu chuẩn đạo đức của vai chơi.
2. Chuẩn bị:
-Một số đồ dùng, đồ chơi cho trò chơi “Cô giáo” như: sách, vở, bút, bàn ghế.
3. Cách tiến hành:
Đóng vai cô giáo, trẻ trong một hoạt động cụ thể ở trường mầm non.
Cô vào góc chơi cùng với trẻ, giúp trẻ nhận vai chơi.
Hướng dẫn trẻ một số kỹ năng của vai chơi.
Gợi ý để các nhóm chơi biết liên kết với nhau trong khi chơi. Có sự giao lưu, quan tâm đến nhau trong lúc chơi.
*GÓC XÂY DỰNG: XÂY TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA
1. Mục đích:
Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây dựng trường mầm non.
Biết sử dụng đồ dùng đồ chơi một cách sáng tạo.
Biết nhận xét ý tưởng, sản phẩm của mình khi xây dựng.
2.Chuẩn bị:
Vật liệu xây dựng: Gạch, sỏi, các loại cây cỏ
Các loại mô hình đồ chơi ngoài trời: bập bênh, đu quay
Hàng rào, cây, hoa
Khối lắp ráp.
3.Cách tiến hành:
Xây dựng trường mầm non với các lớp học, sân chơi ngoài trời có cây cảnh, vườn hoa
Hướng dẫn trẻ lắp ghép các mô hình trong góc chơi nếu trẻ chưa tự chơi được.
Cô và trẻ cùng trò chuyện về trường mầm non của mình, gợi ý để trẻ kể ở trường của mình có những gì.
Dạy trẻ sắp xếp lớp học, hàng rào, sân chơi, bồn hoa, thảm cỏ thẳng, đều hợp lí.
*GÓC THIÊN NHIÊN: LAU LÁ, TƯỚI CÂY
1. Mục đích:
Hứng thú tham gia hoạt động lau lá cây và chăm sóc cây.
2. Chuẩn bị:
Khăn lau ẩm, bình tưới nước.
3. Cách tiến hành:
Hàng ngày cho trẻ tưới, lau lá cây cho sạch bụi trong góc thiên nhiên.
Hướng dẫn trẻ nhặt lá vàng, nêu được ý nghĩa của cây xanh với cuộc sống.
*GÓC HỌC TẬP: GHÉP HÌNH LỚP HỌC, ĐẾM SỐ LƯỢNG ĐỒ CHƠI TRONG PHẠM VI 5.
1. Mục đích:
Trẻ ghép được hình lớp học và đếm số lượng đồ dùng đồ chơi trong phạm vi 5.
2.Chuẩn bị:
Các hình hình học để trẻ ghép hình lớp học, hình ảnh đồ dùng đồ chơi.
3.Cách tiến hành:
Cho trẻ ghép hình lớp học từ các hình hình học.
Đếm và xếp số lượng đồ dùng đồ chơi trong phạm vi 5.
*GÓC NGHỆ THUẬT: VẼ, TÔ MÀU LỚP HỌC CỦA BÉ
1. Mục đích:
Trẻ cầm bút đúng cách, biết chọn màu tô cho bức tranh nổi bật.
2.Chuẩn bị:
Giấy màu, bút vẽ, giấy vẽ.
3.Cách tiến hành:
Hướng dẫn trẻ cầm bút bằng ngón cái và ngón trỏ của bàn tay phải, đặt bút nằm nghiên xuống mặt giấy và di màu thật đều, di theo 1 chiều.
VỆ SINH
ĂN TRƯA
NGỦ TRƯA
Cô hướng dẫn và kiểm tra thao tác vệ sinh của các cháu.
Nhắc nhở các cháu khi tiêu, tiểu xong phải biết rửa tay bằng xà phòng.
Kiểm tra thao tác rửa tay, rửa mặt, đánh răng của cháu.
Chú ý các cháu khi dùng khăn mặt.
Nhắc nhở các cháu giữ gìn vệ sinh cơ thể.
Giờ ngủ không nói chuyện, ngủ đúng nơi quy định.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Chơi đóng kịch: Mèo con đi học.
Thực hành mặc và cởi quần áo.
Thực hiện vở làm quen với toán, bé vui học toán.
Tìm các dạng chữ o, ô, ơ trong môi trường.
Làm quen các bài hát trong chủ đề trường mầm non.
TRẢ TRẺ
Cho trẻ hát, đọc thơ các bài trong chủ điểm.
Đưa trẻ ra cửa lớp khi có ba, mẹ đón bé về.
PHỐI
 KẾT HỢP VỚI PHỤ HUYNH
Trao đổi với phụ huynh:
+ Tình hình học tập và sức khỏe trong ngày của trẻ.
+ Cách phòng bệnh tay – chân – miệng.
 + Các chỉ số cần phối hợp với phụ huynh.
 BAN GIÁM HIỆU Giáo viên lập kế hoạch
 Lê Yến Hương
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ hai, ngày 09 tháng 09 năm 2013
ĐÓN CHÁU
Trò chuyện về lớp Lá của bé.
Xem hình ảnh video clip về các hoạt động một ngày của bé ở trường. Làm bảng một ngày của bé.
Ăn sáng, tập thể dục sáng.
Điểm danh.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
LỚP LÁ CỦA BÉ VUI GHÊ!
* Mục đích yêu cầu:
Trẻ nhận ra lớp lá mà trẻ đang học, nói được tên cô, tên bạn trong lớp. Liệt kê được những đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua việc kể tên cô, tên lớp, tên bạn và tên các góc chơi, các đồ dùng đồ chơi trong lớp.
Giáo dục trẻ phải có ý thức bảo vệ các đồ dùng, đồ chơi trong lớp. Biết đoàn kết với các bạn, lễ phép với cô giáo.
* Chuẩn bị:
Đĩa nhạc về trường mầm non
Phần mềm PowerPoint về lớp học, các góc chơi trong lớp và một số đồ dùng ở các góc chơi.
* Tiến trình tổ chức:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG CHÁU
1.Hoạt động mở đầu:
Cô và trẻ cùng hát: “Lớp chúng ta đoàn kết”.
Các con đang học lớp nào? Con biết gì về lớp Lá của mình (Cho trẻ kể theo hiểu biết của trẻ).
2. Hoạt động trọng tâm: 
* Lớp Lá của bé có những ai ?.
Đến lớp các con gặp ai? Lớp con có mấy cô? Cô con tên gì? Cô đã làm gì cho các con?
Còn bạn của các con thì sao? Con biết tên các bạn mình không? Là bạn trai hay bạn gái?
Đến lớp khi gặp cô gặp bạn con phải làm gì? 
Ở lớp chúng ta phải như thế nào?
Gợi hỏi để trẻ kể: 
+ Khi đến lớp, trước tiên, c/c phải chào cô giáo, chào các bạn. 
+ Ở lớp các con phải biết nghe lời cô giáo. C/c muốn phát biểu thì phải giơ tay, muốn ra ngoài phải xin phép cô giáo. Khi chơi, c/c phải nhường nhịn bạn, không được tranh giành đồ chơi của nhau. Trong giờ ăn phải ăn từ tốn, không làm rơi vãi cơm, ăn hết suất ăn của mình
Hằng ngày cô giáo chăm sóc các con nhiều như vậy thì các con phải như thế nào? (Giáo dục trẻ biết kính trọng và vâng lời cô).
Hát và vận động: Cô giáo em.
*Đố bé lớp Lá có các góc chơi nào?
Các con nhìn xem hình ảnh này có quen thuộc với chúng mình không nhé !
Cô cho trẻ xem hình ảnh các góc chơi và đàm thoại:
Các con đoán xem đây là góc chơi gì? Có những đồ dùng, đồ chơi nào?
Tương tự cô cho trẻ xem hình ảnh góc khác và nhận xét. (Cho trẻ quan sát và nhận xét tất cả các góc chơi).
*Đồ dùng đồ chơi của lớp:
Bây giờ mình cùng nhau xem trong lớp mình có những đồ dùng, đồ chơi nào nha.
Cho trẻ đến các góc chơi của lớp và trò chuyện về đồ dùng đồ chơi.
Muốn cho đồ dùng, đồ chơi không bị hỏng, c/c phải làm gì? (Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo quản đồ chơi, chơi xong biết xếp đúng nơi quy định).
*Lớp Lá của bé vui ghê:
C/c đến lớp có cô giáo, có các bạn, có thật nhiều đồ chơi và chơi với các bạn. Các con thấy thế nào?
Vậy bây giờ mình cùng nhau chơi trò chơi: Chiếc hộp kỳ lạ nha.
+ Cách chơi: Cho trẻ sờ và đoán đồ dùng đồ chơi có trong hộp và gọi tên đồ dùng – chơi ở góc chơi nào. 
 + Cho trẻ chơi trò chơi.
Trò chơi: “Tìm bạn thân” :
+ Cách chơi: Trẻ vừa đi vừa hát bài: “Tìm bạn thân”, khi cô nói “Tìm bạn, tìm bạn” thì 1 bạn trai tìm 1 bạn gái và nắm tay nhau.
+ Cho trẻ chơi trò chơi.
3. Hoạt động kết thúc: 
Hát: Lớp chúng mình.
Hát, vào đội hình.
Trẻ trả lời theo hiểu biết
Trẻ trả lời.
Trẻ kể.
Trẻ trả lời
Trẻ hát và vận động
Trẻ xem hình ảnh và trò chuyện.
Trẻ đàm thoại cùng cô
Trẻ đến từng góc chơi.
Trẻ kể.
Trẻ chơi trò chơi.
Trẻ hát cùng cô.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:
THƠ: MÈO CON ĐI HỌC 
* Mục đích yêu cầu:
Trẻ cảm nhận và hiểu được nội dung bài thơ, nhớ tựa đề bài thơ: Mèo con đi học.
Phát triển ngôn ngữ, trẻ hiểu một số từ “buồn bực”, “be toáng”, “ốm’
Giáo dục trẻ ý thức siêng năng đến lớp và chơi với bạn đoàn kết vui vẻ.
* Chuẩn bị:
Tranh minh họa bài thơ:
+ Tranh mèo con không chịu đi học.
+ Tranh cừu và mèo.
+ Tranh mèo con đi học.
Mũ mèo và cừu đủ cho số trẻ.
* Tiến trình tổ chức:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG CHÁU
1. Hoạt động mở đầu:
Cô và trẻ cùng hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết.
Gợi cho trẻ kể về lớp lá của mình và nêu tình cảm của mình đối với cô giáo và bạn bè.
2. Hoạt động trọng tâm:
* Cô kể diễn cảm câu truyện:
Đến trường thật vui nhưng bạn mèo con lại không thích đến trường, hôm nay cô sẽ đọc cho c/c nghe bài thơ: Mèo con đi học để c/c biết vì sao mèo con lại không chịu đi học nha.
Cô đọc thơ cho trẻ nghe.
Đàm thoại cùng trẻ:
+ Cô vừa kể cho c/c nghe bài thơ gì?
+ Trong bài thơ có những con vật nào? 
+ Thế cô đố c/c mèo con có muốn đi học không nào?
Để xem vì sao bạn mèo hoa lại không muốn đi học, mình cùng nghe lại bài thơ nha.
Cô dọc thơ cho trẻ nghe, xem tranh minh họa và giải thích cho trẻ biết những từ: “buồn bực”, “be toáng”, “ốm’
* Kề về mèo con:
Cô dạy lớp đọc thơ 2 – 3 lần.
Chia tổ, nhóm trẻ dọc thơ.
Cho trẻ đọc thơ theo hiệu lệnh của cô.
* Đàm thoại cùng trẻ:
Thế c/c đã biết vì sao mèo con không muốn đi học chưa?
Vì không muốn đi học mèo con đã kiếm cớ như thế nào?
Nghe mèo con nói như thế cừu đã làm gì?
Mèo con có sợ không? Mèo con đã nói những gì?
Nếu c/c là mèo con, c/c sẽ như thế nào khi mẹ sẽ đưa c/c đến trường?
C/c có thích mèo con không? Vì sao?
Giáo dục trẻ có ý thức siêng năng đến lớp và chơi với bạn đoàn kết vui vẻ.
* Thi xem ai đọc thơ hay:
Cho cá nhân trẻ đọc thơ (2 – 3 trẻ).
Lớp đọc thơ.
* Bé tập đóng kịch:
Cho từng nhóm trẻ nhận vai từng nhân vật.
Cách chơi: Trẻ đội mũ các nhân vật và đọc thơ có lời thơ thể hiện nhân vật đó.
Cô (hoặc 1 trẻ) dẫn bài thơ, đến lời nhân vật cho trẻ có mũ hình nhân vật đó cùng đồng thanh đọc thơ có lời thoại của các nhân vật
 Trẻ chơi.
3. Hoạt động kết thúc:
Cô và trẻ cùng đọc bài thơ: Mèo con đi học.
Hát, vào dội hình vòng cung.
Trẻ nêu ý kiến.
Nghe cô đọc thơ.
Đàm thoại cùng cô.
Nghe cô dọc thơ.
Trẻ đọc thơ.
Đàm thoại cùng cô.
Cá nhân trẻ đọc thơ.
Lớp đọc thơ.
Trẻ nhận vai.
Nghe cô giải thích cách chơi.
Cho trẻ chơi.
Đọc thơ, thu dọn đồ dùng.
Cho trẻ chơi trò chơi: Kết bạn.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Chơi với lá trong sân trường.
TCVĐ: Chuyền bóng
Chơi tự do.
HOẠT ĐỘNG GÓC
* Trọng tâm: 
Xây trường mầm non.
Mục đích:
Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây dựng trường mầm non.
Biết sử dụng đồ dùng đồ chơi một cách sáng tạo.
Biết nhận xét ý tưởng, sản phẩm của mình khi xây dựng.
Chuẩn bị:
Vật liệu xây dựng: Gạch, sỏi, các loại cây cỏ
Các loại mô hình đồ chơi ngoài trời: bập bênh, đu quay
Hàng rào, cây, hoa
Khối lắp ráp.
Cách tiến hành:
Xây dựng trường mầm non với các lớp học, sân chơi ngoài trời có cây cảnh, vườn hoa
Hướng dẫn trẻ lắp ghép các mô hình trong góc chơi nếu trẻ chưa tự chơi được.
Cô và trẻ cùng trò chuyện về trường mầm non của mình, gợi ý để trẻ kể ở trường của mình có những gì.
Dạy trẻ sắp xếp lớp học, hàng rào, sân chơi, bồn hoa, thảm cỏ thẳng, đều hợp lí.
* Chơi các góc khác:
Học tập: Ghép hình lớp học, đếm số lượng đồ chơi trong phạm vi 5.
Nghệ thuật: Vẽ , tô màu xé dán hoa sân trường, lớp học, cô giáo. 
Thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh.
VỆ SINH
ĂN TRƯA
NGỦ
ĂN CHIỀU
Cô hướng dẫn và kiểm tra thao tác vệ sinh của các cháu.
Nhắc nhở các cháu khi tiêu, tiểu xong phải biết rửa tay bằng xà phòng.
Kiểm tra thao tác rửa tay, rửa mặt, đánh răng của cháu.
Chú ý các cháu khi dùng khăn mặt.
Nhắc nhở các cháu giữ gìn vệ sinh cơ thể.
Giờ ngủ không nói chuyện, ngủ đúng nơi quy định.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Làm quen các bài hát trong chủ đề trường mầm non.
Chơi tự do.
TRẢ CHÁU
Cho trẻ hát, đọc thơ các bài trong chủ điểm.
Đưa trẻ ra cửa lớp khi có ba, mẹ đón bé về.
Trao đổi với phụ huynh:
+ Tình hình học tập và sức khỏe trong ngày của trẻ.
+ Cách phòng bệnh tay – chân – miệng.
+ Các chỉ số cần phối hợp với phụ huynh.
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba, ngày 10 tháng 09 năm 2013
ĐÓN CHÁU
Trò chuyện về trường mầm non Sơn Ca của bé, cho trẻ tập cầm bút, vẽ tự do ra giấy. 
Thể dục sáng.
Ăn sáng.
Điểm danh.
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
BẬT LIÊN TỤC QUA 5 VÒNG
TCVĐ: CHUYỀN BÓNG
* Mục đích yêu cầu:
Trẻ thực hiện được vận động: Bật liên tục qua 5 vòng. Biết thực hiện tốt trò chơi vận động: Chuyền bóng.
Phát triển cơ chân, đồng thời luyện kỹ năng khéo léo, nhanh nhẹn cho trẻ qua vận động cơ bản: Đứng chụm 2 chân, tay chống hông khi có hiệu lệnh bật thì gối hơi khuỵu dùng súc bật của chân bật liên tục qua 5 vòng không chạm vào vạch. Rơi xuống đất nhẹ nhàng bằng hai mũi bàn chân – từ từ đến cả bàn chân.
Giáo dục trẻ có tinh thần tập thể, tích cực trong các hoạt động.
* Chuẩn bị:
Đĩa nhạc về chủ đề Trường Mầm non
Vòng đủ cho trẻ tập BTPTC.
3 quả bóng nhựa.
* Tiến trình tổ chức:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG CHÁU
1. Hoạt động mở đầu:
Cô cùng trẻ chơi trò chơi: Trời tối – trời sáng.
Trời sáng rồi! Dậy mau cùng đến trường các bạn ơi!
2. Hoạt động trọng tâm:
* Khởi động:
Cho trẻ đi chạy theo vòng tròn, kết hợp đi thường, đi nhanh, chạy nâng cao đùi,khom người, chạy, đi chậm đứng theo vòng tròn. Kết hợp bài hát : Trường chúng cháu là trường mầm non.
* Trọng động:
 @ Bài tập phát triển chung: Tập với vòng 
Tay- vai: Hai tay xoay tròn, đưa lên cao.
Bụng - lườn: Hai tay gập sau gáy, nghiên người sang 2 bên.
Chân: Một chân làm trụ, chân đưa về phía trước, ra sau, đưa sang ngang.
Bật: Bật chân trước chân sau.
 @ Vận động cơ bản: BẬT LIÊN TỤC QUA 5 Ô
Đến trường rồi! Con học lớp nào? Trò chuyện về lớp học của bé. Về những đồ dùng đồ chơi trong lớp.
Bây giờ mình sẽ chơi gì với những đồ chơi này? (Vòng trẻ vừa tập TD).
Cho vài trẻ nêu ý tưởng chơi. Cô hướng trẻ vào vận động cơ bản: Bật

File đính kèm:

  • docNHANH 1.doc