Giáo án mầm non lớp Lá - Hoạt động góc - Sự kiện: Noel

Mục đích – Yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết lựa chọn nội dung chơi và thể hiện ý tưởng chơi.

- Biết xây dựng ngôi làng tuyết theo ý tưởng của trẻ.

- Trẻ được củng cố và trang bị thêm kiến thức về các mối quan hệ giữa các vai chơi.

- Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu, đồ chơi để thực hiện ý đồ chơi của mình.

- Trẻ biết bày các các món ăn đẹp, sắp xếp bàn tiệc gọn gàng, biết thái củ quả, xếp nguyên liệu quấn thành phở cuốn.

- Biết đồ dùng, vật liệu để làm để làm tranh đinh len gồm: 1 miếng gỗ, đinh, búa, len các màu và nặn người tuyết mà trẻ thích.

- Biết gắp hộp hạt để trang trí các hộp quà.

- Biết sao chép chữ cái trong từ, trang trí các chữ cái: i, c, t, b, d, đ

- Biết một số bài hát về noel.

- Biết sử dụng các nguyên liệu hồ, cát, dung dịch dơ miệng để làm thí nghiệm.

2. Kỹ năng:

- Trẻ thể hiện đúng vai chơi và giao tiếp theo đúng vai mình chơi.

- Phối hợp các kĩ năng lắp ghép, xếp chồng khác nhau để tạo thành ngôi làng tuyết .

- Thể hiện kỹ năng hợp tác với các bạn trong nhóm.

- Người bán hàng thể hiện sự tươi cười, chào mời khách hàng.

- Trẻ lấy cát, đong nước, màu không bị vãi, nêu chính xác được kết quả thí nghiệm.

- Trẻ đóng đinh, quấn len vào mũ đinh và thân đinh tạo thành các hình , trẻ có kĩ năng nặn, xoay tròn tạo thành người tuyết.

- Trẻ khéo léo gắp hột, hạt để trang trí hộp quà.

- Phối hợp các nguyên liệu để trang trí các chữ cái.

- Trẻ sử dụng thành thạo dụng cụ âm nhạc, hát đúng giai điệu bài hát, biểu diễn tự tin.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 838 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Hoạt động góc - Sự kiện: Noel, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA LÂM
TRƯỜNG MẦM NON HOA SỮA
------ š&› -------
GIÁO ÁN
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GÓC
 Sự kiện: Noel
 Lứa tuổi: 5- 6 tuổi
 Thời gian: 45 - 50 phút
 Người thực hiện: Phạm Thị Sử
Năm học: 2019 - 2020
Nội dung chơi (Dự kiến các góc chơi)
 1)Góc xây dựng: Xây ngôi làng tuyết (Góc trọng tâm)
 2)Góc phân vai: Bày tiệc và làm phở cuốn
 3)Góc khám phá: Thí nghiệm làm slam cát 
 4)Góc tạo hình: Tạo hình noel từ đan đinh len, nặn (người tuyết, cây thông..) 
 5)Góc kỹ năng: Gắp hột hạt , kim sa trang trí hộp quà noel
 6) Góc chữ viết: Sao chép chữ cái trong từ, trang trí các chữ cái i, t, c, b, d, đ
 7) Góc âm nhạc: Hát những bài hát về noel
I.Mục đích – Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết lựa chọn nội dung chơi và thể hiện ý tưởng chơi.
- Biết xây dựng ngôi làng tuyết theo ý tưởng của trẻ.
- Trẻ được củng cố và trang bị thêm kiến thức về các mối quan hệ giữa các vai chơi.
- Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu, đồ chơi để thực hiện ý đồ chơi của mình.
- Trẻ biết bày các các món ăn đẹp, sắp xếp bàn tiệc gọn gàng, biết thái củ quả, xếp nguyên liệu quấn thành phở cuốn.
- Biết đồ dùng, vật liệu để làm để làm tranh đinh len gồm: 1 miếng gỗ, đinh, búa, len các màu và nặn người tuyết mà trẻ thích. 
- Biết gắp hộp hạt để trang trí các hộp quà.
- Biết sao chép chữ cái trong từ, trang trí các chữ cái: i, c, t, b, d, đ
- Biết một số bài hát về noel.
- Biết sử dụng các nguyên liệu hồ, cát, dung dịch dơ miệng để làm thí nghiệm.
2. Kỹ năng:
- Trẻ thể hiện đúng vai chơi và giao tiếp theo đúng vai mình chơi.
- Phối hợp các kĩ năng lắp ghép, xếp chồng khác nhau để tạo thành ngôi làng tuyết .
- Thể hiện kỹ năng hợp tác với các bạn trong nhóm.
- Người bán hàng thể hiện sự tươi cười, chào mời khách hàng.
- Trẻ lấy cát, đong nước, màu không bị vãi, nêu chính xác được kết quả thí nghiệm.
- Trẻ đóng đinh, quấn len vào mũ đinh và thân đinh tạo thành các hình , trẻ có kĩ năng nặn, xoay tròntạo thành người tuyết.
- Trẻ khéo léo gắp hột, hạt để trang trí hộp quà.
- Phối hợp các nguyên liệu để trang trí các chữ cái.
- Trẻ sử dụng thành thạo dụng cụ âm nhạc, hát đúng giai điệu bài hát, biểu diễn tự tin.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết đoàn kết, hứng thú, không tranh giành đồ chơi .
- Trẻ hứng thú, tích cực với hoạt động.
- Trẻ biết cất, lấy đồ dùng đúng nơi quy định , sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.
II. Chuẩn bị
- Góc phân vai: Đồ dùng góc nấu ăn (Dao, thớt nhựa, các loại xoong, nồi, chảo, bếp gas, bát, đũa, các món ăn, nước ngọt, gang tay, cốc, dưa chuột, bánh phở, cà rốt, xúc xích, giò, trứng, rau sống các loại, các món ăn).
- Góc khám phá: chai nước, cát màu thực phẩm, bát, thìa, hồ, dung dịch dơ miệng
- Góc tạo hình: Khung gỗ đóng đinh các hình, len các màu, đất nặn các màu,bảng nặn, đĩa sản phẩm, khăn lau tay, kéo.
- Góc xây dựng: Sỏi, hàng rào, cây hoa, đồ chơi lắp ghép, khối ,cây thông, người tuyết ... Xây dựng (ngôi nhà , hàng thông, vườn hoa,)
- Góc kỹ năng: Các hộp quà, các lại hạt, kim sa
- Góc chữ viết: Bút dạ, sáp màu, bút chì, các chữ các bộ đồ chữ, sách bài tập chữ cái, bài tập bé đồ chữ, hột hạt, nhũ,.
- Góc âm nhạc: Dụng cụ âm nhạc, váy, mũ .
III. Cách tiến hành
Nội dung
Phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động trẻ
1.Ổn định tổ chức
2. Nội dung chính
3. Kết thúc
- Hát và vận động bài: Ông già noel.
- Các con vừa hát bài hát gì, bài hát nói về ai?
- Các con biết trong ngày noel có ai nhỉ? 
a. Thỏa thuận chơi
- Ông già noel đi xe lắc vào tặng quà các bạn.
- Ông già noel đi phát quà cho các bạn nhỏ thấy có nhiều bạn nhỏ mồ côi không có nhà cửa. Hôm nay, điều ông mong muốn xây cho các bạn những ngôi nhà và những hộp quà để vui đón noel.
- Bạn nào thích chơi ở góc xây dựng ?
- Các con dự định xây dựng gì nào? Xây như thế nào?
- Ngoài ra cô còn có rất nhiều nhóm chơi thú vị khác nữa: Làm slam, tạo hình làm tranh, bán hàng, nấu ăn, kỹ năng sống..
- Khi chơi các con phải chơi như thế nào?
- Chơi xong các con làm gì?
Giáo dục: Khi chơi các con phải chơi đoàn kết, có sự thỏa thuận khi chơi, đi lại nhẹ nhàng, nói vừa đủ nghe.
b. Quá trình chơi
- Tổ chức cho trẻ về các nhóm chơi, 
- Cô quan sát trẻ chơi để nắm bắt thông tin:
+ Mức độ hứng thú chơi của trẻ 
+ Nội dung chơi của trẻ
+ Nếu trẻ chơi chưa hứng thú, hiệu quả chưa cao cô có thể gợi ý luân chuyển trẻ ở các góc chơi với nhau.
- Cô cho trẻ ở các nhóm chơi giao lưu với nhau, cô gợi ý trẻ có thể mang sản phẩm của góc mình sang góc khác trưng bày.
(Cô xử lý các tình huống xảy ra nếu có)
c. Nhận xét và kết thúc giờ chơi
- Cô nhận xét trong quá trình chơi, nhận xét từng góc chơi. Khuyến khích, động viên trẻ và gợi mở để lần sau trẻ chơi tốt hơn.
- Bật nhạc cho trẻ thu dọn đồ chơi
- Khuyến khích trẻ cùng nhau cất đồ dùng, đồ chơi nhanh, đúng chỗ
- Cô nhận xét chung. 
Trẻ hát và vận động cùng cô và bạn
Trẻ trả lời 
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời 
Trẻ trả lời 
Trẻ trả lời
Trẻ về nhóm chơi
Trẻ cất đồ chơi

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_goc_2512202016.doc
Giáo Án Liên Quan