Giáo án mầm non lớp lá - Hoạt động: Khám phá khoa học - Đề tài: Trò chuyện về ngày 8/3

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết ngày mồng 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ, ngày dành cho các bà, các mẹ, các cô giáo, các chị.

- Trẻ biết một số hoạt động của ngày 8/3. như mít tinh, toạ đàm, vui văn nghệ, thể thao, tặng hoa, tặng quà cho các bà, các mẹ, cô giáo, các bạn gái .

- Trẻ hát thuộc bài " Bông hoa mừng cô".

- Trẻ biết dán những bông hoa rời tạo thành bức tranh.

 2. Kỹ năng:

- Thông qua hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng.

- Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

- Củng cố kĩ năng hát cho trẻ qua bài " Bông hoa mừng cô".

- Củng cố kĩ năng dán cho trẻ.

 

doc9 trang | Chia sẻ: thuyhoa.qn | Lượt xem: 16813 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Hoạt động: Khám phá khoa học - Đề tài: Trò chuyện về ngày 8/3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN 
(Dự thi giáo viên giỏi cấp huyện)
Năm học: 2009 - 2010
Đối tượng: Mẫu giáo bé
Ngày soạn: 22/2/2010
Ngày dạy: 24/2/2010
Người dạy: Vũ Thị Kim Oanh
CHỦ ĐỀ: Ngày 8/3
HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề tài: Trò chuyện về ngày 8/3
NDTH: + AN: Quà mồng 8/3
 + Tạo hình: Dán hoa
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết ngày mồng 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ, ngày dành cho các bà, các mẹ, các cô giáo, các chị.... 
- Trẻ biết một số hoạt động của ngày 8/3. như mít tinh, toạ đàm, vui văn nghệ, thể thao, tặng hoa, tặng quàcho các bà, các mẹ, cô giáo, các bạn gái ...
- Trẻ hát thuộc bài " Bông hoa mừng cô".
- Trẻ biết dán những bông hoa rời tạo thành bức tranh. 
 2. Kỹ năng:
- Thông qua hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng.
- Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ có chủ định cho trẻ. 
- Củng cố kĩ năng hát cho trẻ qua bài " Bông hoa mừng cô".
- Củng cố kĩ năng dán cho trẻ.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục trẻ biết vâng lời bà, mẹ, cô giáo......chăm ngoan học giỏi, Biết thể hiện tình cảm của mình nhân ngày 8/3.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô : Tranh một số hoạt động của ngày 8/3:
 + Tranh 1: Các cô giáo vui văn nghệ kỉ niệm ngày 8/3.
 + Tranh 2: Các bạn nhỏ tặng hoa cho cô giáo ngày 8/3
 + Tranh 3: Bé tặng hoa cho mẹ.
- Giá treo tranh, que chỉ, sắc xô, Đàn, chiếu ngồi.
- 3 tranh vẽ bó hoa và một số bông hoa cắt rời
2. Đồ dùng của trẻ : Trang phục gọn gàng.
3. Địa điểm: Trong lớp
III. Tổ trức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
=> Cô gọi trẻ lại gần trò chuyện.
? Các con có biết trong tháng 3 có ngày gì đặc biệt.
? Đố các con biết ngày 8/3 là ngày gì.
=> Ngày 8/3 là ngày Quốc tế phụ nữ, ngày dành riêng cho các bà, các mẹ, các cô. để biết được trong ngày này mọi người thường tổ chức những hoạt động gì. Hôm nay cô cùng các con cùng trò chuyện tìm hiểu.
* Hoạt động 2 : Trò chuyện về ngày 8/3.
? Ngày mùng 8/3 là ngày gì ? 
=> À đúng rồi ngày mùng 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ, ngày hội của các bà, các mẹ, các cô ....
? Ngày mùng 8/3 mọi người thường tổ chức hoạt động gì?
* Tranh 1: Các cô giáo vui văn nghệ kỉ niệm ngày 8/3
? Cô giáo có bức tranh gì đây
? Các con thấy các cô giáo đang làm gì
? Đố chúng mình biết các cô giáo hát về ngày gì
=> Ngày mùng 8/3 mọi người thường tổ chức toạ đàm, ôn lại ý nghĩa của ngày này và vui văn nghệ .....
? Ngoài vui văn nghệ mọi người còn làm gì?
* Tranh 2: Bé tặng hoa cô giáo
? Các con xem cô còn có tranh gì đây
? Bé tặng hoa cô giáo nhân ngày gì
=> Cô giáo là người hàng ngày quan tâm chăm sóc, dạy dỗ các con để thể hiện tình cảm của mình trong ngày mùng 8/ 3 các bạn nhỏ đã mang những bó hoa tươi thắm đến tặng cô giáo.
? Các bạn nhỏ trong tranh tặng hoa cho cô giáo thế còn các con có ý định tặng gì cho cô giáo của mình trong ngày mùng 8/3.
* Tranh 3: Bé tặng hoa cho mẹ
? Ngoài tặng hoa, tặng quà cho cô giáo, ngày 8/3 các con còn tặng quà cho những ai.
? Em bé đang làm gì
? Vì sao bé lại tặng hoa cho mẹ.
= > Mẹ là người sinh ra các con, nuôi các con khôn lớn để tỏ lòng biết ơn công lao của mẹ ngày mùng 8/3 bé đã chọn những bông hoa đẹp nhất tặng cho mẹ.
? Thế còn các con có dự định tặng gì cho mẹ vào ngày mùng 8/3.
? Ngoài mẹ trong gia đình con còn tặng hoa cho ai nữa.
* Hoạt động 3: Chơi "Thi dán hoa"
? Sắp tới ngày 8/3 rồi, ngoài tặng hoa tặng quà các con còn làm gì để tặng cô giáo, tặng bà, tặng mẹ..
=> Bằng những đôi bàn tay khéo léo chúng mình cùng làm những bức tranh thật đẹp tặng bà, tặng mẹ...qua trò chơi "Thi dán hoa" nhé
* Cách chơi: Cô đã chuẩn bị 3 bức tranh vẽ bó hoa nhưng chưa có hoa và những bông hoa rời. cô sẽ chia lớp mình làm 3 đội đội xanh, đội đỏ, đội vàng. Trong thời gian một bản nhạc các con sẽ bóc băng dính phía sau bông hoa dán vào bức tranh hoa khi bản nhạc kết thúc đội nào dán nhanh đẹp là thắng cuộc.
* Luật chơi: Thời gian được tính bằng 1 bản nhạc.
- Tổ chức cho trẻ chơi 1 lần.
- Nhận xét tìm đội thắng cuộc.
- Cho trẻ mang tranh tặng cô giáo, tặng mẹ
* Kết thúc: Cho trẻ hát bài "Quà mùng 8/3" Và ra chơi.
- Có ngày 8/3
- Ngày Quốc tế phụ nữ ...
- Trẻ lắng nghe
- Cá nhân trả lời
- Tặng hoa, tặng quà, mít tinh......
- Các cô đang hát 
- Trẻ trả lời.
- Hát về ngày 8/3
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Bé tặng hoa cô giáo.
- Ngày mùng 8/3
- Lắng nghe.
- Tặng hoa cho cô giáo...
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe.
- Trẻ kể.
- Cho bà, cho chị....
- Trẻ kể
- Lắng nghe.
- Lắng nghe cách chơi.
- Nghe luật chơi.
- Tham gia chơi.
- Mang tranh tặng cô giáo
- Cho trẻ ra chơi.
GIÁO ÁN 
( Dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện)
Năm học: 2009 - 2010
Đối tượng: Mẫu giáo lớn
Ngày soạn: 24/2/2010
Ngày dạy: 26/2/2010
Người dạy: Vũ Thị Kim Oanh
Đơn vị: Trường MN Noong Luống - Huyện Điện Biên
HOẠT ĐỘNG: VĂN HỌC
ĐỀ TÀI: Chuyện "Chú dê đen".
NDKH: + Toán: Đếm trong phạm vi 10.
 + LQVCC: Chữ cái c, h, d, ê, đ, e, n.
 + Tạo hình: Ghép tranh
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên chuyện, các nhân vật trong chuyện "Dê trắng, Dê đen, Sói"
- Hiểu nội dung chuyện: Dê trắng là kẻ nhát gan nên đã bị sói ăn thịt, dê đen gan dạ, dũng cảm nên đã đuổi được sói gian ác
- Biết đánh giá tính cách nhân vật: Dê trắng nhát gan, dê đen dũng cảm, sói gian ác.
- Thông qua hoạt động nhằm phát triển trí tưởng tượng, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Trẻ biết kể chuyện cùng cô, đóng vai chơi
- Biết chơi trò chơi ghép tranh.
- Nhận biết một số chữ cái đã học và đếm...
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nghe và khả năng ghi nhớ chuyện cho trẻ.
- Rèn kĩ năng đếm cho trẻ.
- Rèn kĩ năng ghép tranh cho trẻ.
- Củng cố các chữ cái đã học cho trẻ.
3. Thái độ:
 - Giáo dục trẻ dũng cảm, gan dạcó ý thức trong hoạt động.
II/ Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Rối dẹt dê đen, dê trắng, sói. Thẻ chữ cái ghép tên chuyện " Chú dê đen". Bảng, mảnh ghép tranh con sói, dê trắng, dê đen cắt rời.
- Đồ dùng của trẻ: Trang phục gọn gàng.
- Địa điểm: Trong lớp.
- Đội hình: Ngồi chiếu hình chữ U.
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Cho trẻ chơi trò chơi "Thi ghép tranh"
* Cách chơi: Cô có các bức tranh cắt rời hình các con vật và bảng ghi số tương ứng, cô chia các con làm 3 đội, mỗi đội cử ra 4 bạn lên ghép các bức tranh theo số tương ứng ghi trên tranh và trên bảng để tạo ra hình của con vật. Trong thời gian một bản nhạc đội nào ghép đúng và nhanh nhất sẽ chiến thắng.
* Luật chơi: Mỗi bạn lên chỉ được ghép một miếng ghép.
* Tổ chức cho trẻ chơi: (Chơi 1 lần)
=> Khi trẻ chơi cô quan sát, động viên khuyến khích trẻ chơi.
- Kết thúc, nhận xét tìm ra đội thắng cuộc.
=> Cô có một câu chuyện nói về các con vật đó đấy, muốn biết được nội dung câu chuyện đó như thế nào các con hãy nhẹ nhàng về chỗ ngồi nghe cô kể chuyện "Chú dê đen".
* Hoạt động 2: Cô kể chuyện diễn cảm.
- Cô kể 2 lần:
+ Lần 1: Cô kể diễn cảm thể hiện giọng điệu các nhân vật.
+ Lần 2: Cô kể kết hợp dùng rối dẹt .
* Hoạt động 3: Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn.
? Cô vừa kể cho các con nghe chuyện gì
? Trong chuyện mấy nhân vật, đó là những nhân vật nào
=> Cô vừa kể cho các con nghe chuyện "Chú dê đen", trong câu chuyện có dê trắng, dê đen, sói.
- Cho trẻ lên tìm các chữ cái đã học trong tên chuyện và phát âm.
? Sói quát hỏi dê trắng như thế nào 
? Dê trắng đã trả lời thế nào
? Sói đã làm gì dê trắng
? Tại sao sói lại ăn thịt dê trắng
=> Dê trắng nhát gan, lên đã bị sói gian ác ăn thịt. Điều đó được thể hiện qua đoạn trích (Cho trẻ trích cùng cô):
 "Có một chú dê trắng.ăn thịt luôn chú dê trắng".....
? Khi gặp dê đen sói đã hỏi dê đen những gì
? Dê đen đã trả lời sói như thế 
? Các con có biết tại sao sói không ăn thịt dê đen không
? Chúng mình thấy dê đen như thế nào
? Kết thúc câu chuyện sói đã làm gì
=> Cô tóm tắt Dê đen nhanh trí, dũng cảm nên đã không bị sói ăn thịt. Sói sợ quá liền đi thẳng vào rừng. Điều đó thể hiện qua những chi tiết ( Trẻ trích dẫn cùng cô):
 "Một chú dê đen.vội vàng chuồn thẳng".
 ? Trong câu chuyện trên các con nên học tập đức tính của ai, tại sao
=> Trong cuộc sống cũng vậy chúng ta rất cần đức tính như của dê đen để chiến thắng những kẻ xấu đấy các con ạ.
* Hoạt động 4: Dạy trẻ kể chuyện
- Cả lớp kể chuyện cùng cô 1- 2 lần.
- Cho trẻ kể chuyện luân phiên theo tổ.
- Trẻ đóng vai nhân vật, cô dẫn chuyện.
* Kết thúc: Cho trẻ ra chơi
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi 
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Chú dê đen.
- Trẻ kể
- Chữ c, h, d, đ, e, ê, n
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
- Trẻ trích dẫn cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Dê đen dũng cảm
- Trẻ nhận xét.
- Đi vào rừng.
- Lắng nghe.
- Trẻ trích đoạn cùng cô
- Học bạn dê đen...
- Lắng nghe.
- Trẻ kể chuyện cùng cô
- Trẻ kể
- Trẻ đóng vai kể chuyện
GIÁO ÁN
(Dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện)
Năm học: 2009- 2010
Đối tượng: Mẫu giáo bé.
Ngày soạn: 27/2/2010
Ngày dạy: 01/3/2010
người dạy: Vũ Thị Kim Oanh
Đơn vị: Trường mầm non Noong Luống.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát có mục đích: Con gà trống.
Trò chơi vận động: Bắt chước tiếng kêu của các con vật, Mèo và chim sẻ.
Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức.
- Trẻ biết tên và biết được một số đặc điểm nổi bật của con gà trống như: Có đầu, mình, đuôi, chân, mỏ nhọn
- Trẻ biết chơi đúng luật và hứng thú chơi trò chơi "bắt chước tiếng kêu của các con vật và mèo và chim sẻ".
- Trẻ được vui chơi thoải mái, an toàn.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Thông qua hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tư duy cho trẻ.
- Củng cố kĩ năng chơi trò chơi bắt chức tiếng kêu của các con vật, và trò chơi mèo và chim sẻ cho trẻ.	
3. Thái độ.
- Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc các con vật. Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ.
- Giáo dục trẻ ý thức trong giờ học, giờ chơi.
II. Chuẩn bị.
- Đồ dùng của cô: Con gà trống, que chỉ, hột hạt, phấn vẽ, sỏi đá, lá cây, dây len, khối gỗ, chiếu ngồi
- Đồ dùng của trẻ: Trang phục gọn gàng.
- Đội hình: Tự do.
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Kiểm tra sức khoẻ, trang phục của trẻ. 
- Cô kiểm tra số trẻ và dẫn trẻ ra sân.
*Hoạt động 2: Quan sát con gà trống.
 - Cô đọc câu đố:
 " Con gì mào đỏ
 Gáy ò ó o
 Sáng sớm tinh mơ
 Gọi người thức dậy?
 Đố bé là con gì?
- Đúng rồi, đó là con gà trống, hôm nay cô cũng có một con vật chúng mình cùng đoán đó là con vật gì nào
? Con có nhận xét gì về con gà trống
? Con gà trống có những phần nào
? Con thấy đầu gà có đặc điểm gì
? Gà có mấy mắt, mắt như thế nào
? Mỏ gà dùng để làm gì
? Đầu gà còn có gì khác
? Gà ăn những thức ăn gì
? Nhà con có nuôi gà không, nuôi gà để làm gì
=> Đây là con gà trống, có đầu, mình, đuôi, chân.đầu gà có 2 mắt tròn nhỏ, mỏ nhọn, có mào đỏ, gà trống là con vật nuôi cung cấp thức ăn bổ dưỡng cho con người, giúp gọi mọi người thức dậy đi làm, đi học mỗi sáng. Vì vậy chúng ta phải yêu quý, chăm sóc các con vật
* Hoạt động 3: Trò chơi vận động: Bắt chước tiếng kêu của các con vật và Mèo và chim sẻ.
*Trò chơi: Bắt chứơc tiếng kêu của các con vật.
? Chúng mình vừa quan sát con vật gì
? Gà trống gáy như thế nào
? Ngoài gà trống chúng mình còn biết những con vật gì khác
=> Đúng rồi, có rất nhiều các con vật mỗi con vật lại có những tiếng kêu khác nhauchúng mình cùng chơi trò chơi " Bắt chước tiếng kêu của các con vật nhé" .
- Cô sẽ nói tên con vật các con sẽ bắt chước tiếng kêu của chúng nhé.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Nhận xét, động viên trẻ.
* Trò chơi: " Mèo và chim sẻ."
- Cô đưa mũ mèo , mũ chim sẻ ra hỏi trẻ
? Cô có mũ con gì đây
? Chúng mình gặp hình ảnh mèo và chim sẻ trong trò chơi gì.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Cô nhắc lại.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần.
- Động viên, khuyến khích trẻ.
* Hoạt động 4: Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi.
- Cô gọi trẻ lại gần giới thiệu các nhóm chơi. 
+ Cho trẻ chơi với hột hạt, sỏi đá, lá cây, phấn vẽ, khối gỗ.
- Cho trẻ về các nhóm chơi mà trẻ thích.
- Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi đoàn kết, giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Nhận xét buổi chơi.
* Kết thúc: Cô kiểm tra sĩ số trẻ.
- Nhắc trẻ thu dọn đồ chơi, vệ sinh cá nhân vào lớp.
- Trẻ trả lời.
- Đoán con gà trống.
- Con gà trống.
- Trẻ nhận xét.
- Đầu, mình, đuôi.
- Nhận xét.
- Có 2 mắt tròn.
- Trẻ trả lời.
- Thóc, gạo
- Trẻ kể.
- Lắng nghe.
- Gà trống.
- Ò ó o o o
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Trẻ chơi.
- Mũ mèo, chim sẻ.
- Trẻ nêu
- Trẻ chơi.
- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu.
- Trẻ về nhóm chơi.
- Trẻ chơi đoàn kết.
- Vệ sinh vào lớp.

File đính kèm:

  • docGiáo án thi GVDG cấp huyện 09-2010.doc