Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Thế giới động vật-Một số loài chim - Năm học 2016-2017 - Lê Thị Giang

I.Mục đích yêu cầu:

- Cháu biết tập đúng các động tác theo sự hướng dẫn của cô, biết ích lợi của việc tập thể dục buổi sáng

- Rèn sự khéo léo, nhanh nhẹn của cơ tay, cơ chân

- GD cháu không xô đẩy bạn khi bạn, hình thành thói quen tập thể dục

II. Chuẩn bị: Cô: Đầu tóc quần áo gọn gàng,

 Trẻ: Cơ thể khỏe mạnh,quần áo gọn gàng,nơ cho các cháu

III/ Tổ chức hoạt động

1/Khởi động: Cho cháu tập hợp, đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh,

 

doc19 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Thế giới động vật-Một số loài chim - Năm học 2016-2017 - Lê Thị Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ba tiêu chuẩn bé ngoan
 * Tuần 28: Từ : 03/04-07/04//2017
 - Không tranh giành đồ chơi với bạn
 - Mạnh dạn phát biểu ý kiến
 - Xếp đồ chơi gọn gàng.
 Thể dục sáng
 *Chủ đề : Một số loại chim
- Từ ngày : : 03/04-07/04//2017
I.Mục đích yêu cầu:
- Cháu biết tập đúng các động tác theo sự hướng dẫn của cô, biết ích lợi của việc tập thể dục buổi sáng
- Rèn sự khéo léo, nhanh nhẹn của cơ tay, cơ chân
- GD cháu không xô đẩy bạn khi bạn, hình thành thói quen tập thể dục
II. Chuẩn bị: Cô: Đầu tóc quần áo gọn gàng,
	 Trẻ: Cơ thể khỏe mạnh,quần áo gọn gàng,nơ cho các cháu
III/ Tổ chức hoạt động
1/Khởi động: Cho cháu tập hợp, đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh,
2/ Trọng động:
Thở 4 : Bắt chước tiếng còi tàu tu ..tu.
Tay vai 2: Tay đưa ra trước, lên cao
N1: tay đưa ra trước, bước 1 chân sang trái rộng bằng vai tay đưa ra trước lòng bàn tay sấp
N2: 2 tay đưa lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau 
N3: về N1
N4: về TTCB
Bụng lườn 3: đúng nghiêng người sang 2 bên
N1: Bước chân trái sang bên đồng thời 2 tay đưa lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau
N2 nghiêng người sang bên trái 
N3: Về N1
N4: Về N2 đổi bên
Chân 5: Ngồi khụy gối 2 tay đưa ra trước( 3l * 8n)
TTCB: Đứng thẳng tay thả xuôi
N 1: Tay đưa lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau kiểng chân 
N2: Ngồi khụy gối (lưng thẳng không kiểng chân )tay đưa ra phía trước lòng bàn tay sấp 
N 3: Như nhịp 1
N 4: Về TTCB.
N5,6,7,8 thực hiện như trên 
Bật 2: Bật tách khép chân. ( 3l*8n)
TTCB: Đứng khép chân, tay thả xuôi
N1 : Bật tách 2 chân rộng bằng vai.2 tay đưa sang ngang lòng bàn tay sấp 
N2 : Bật khép chân lại.
N 3,4 ,5,6,7,8 thực hiện như N 1,2
 3/Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng hít thở sâu 
Cho trẻ về thành 4 tổ
Tổ trưởng khám tay và điểm danh
Cho trẻ vào lớp.
Hoạt động ngoài trời
Chủ đề ; Một số loài chim
 Từ : 03/04-07/04//2017
* Thứ 2:03/04/2017 
* QS thiên nhiên –QS trò chuyện về một số loài chim mà trẻ biết.
 * TCVĐ: Ô tô và chim sẻ
 * Chơi tự do: chi chi chành chành, úp lá khoai, đồ chơi ngoài trời
 I/ Mục đíchYêu cầu
- Giúp cháu biết tên gọi đặc điểm của 1 số loài chim
-Cháu tham gia hoạt động cùng cô chơi hứng thú.
-Giáo dục trẻ biết tránh những con vật có hại.
 II/ CB: Địa điểm.
 Vòng, các đồ chơi ngoài trời
 III/ Tổ chức hoạt động:
 * Cô và cháu cùng đi dạo quan sát cảnh vật xung quanh. 
- Đến địa điểm cô cùng trẻ quan sat chim sẻ
-Tạo tình huống để trẻ nhìn thấy chim đang bay, nhảy .
-Gợi mở để trẻ nói lên đặc điểm, thức ăn, lợi ích của chim.
*Trò chơi vận động: “Ô tô và chim sẽ” 
- Luật chơi: Khi nghe ô tô kêu Bim Bim trẻ phải chạy sang 2 bên đường 
 Cách chơi: Vẽ 2 đường giới hạn làm đường ô tô, 2 bên là vỉa hè. Chọn 1 số trẻ giả làm ô tô các trẻ khác làm chim sẻ. Các chú chim sẻ nhảy đi kiếm ăn trên đường thỉnh thoảng ngồi xuống mổ thóc , khi nghe tiếng ô tô kêu thì phài bay nhanh sang 2 bên đường.
 - Cho trẻ chơi 2-3 lần
 *Chơi tự do
- Chơi với bóng,chơi kéo co, đá cầu
- Trò chơi dân gian: nhảy qua dây,ô ăn quan, hột hạt
- Chơi đồ chơi ngoài trời
- Nhận xét buổi dạo chơi
- Kết thúc
*Thứ 3:04/04/2017
Đề tài: Quan sát cây hoa sứ
TCVĐ : :cáo và chim sẻ”.
TCTD : Đồ chơi ngoài trời, nhảy lò cò, boiling, nhảy dây, tưới cây, , lá cây, kéo co, nhảy bao bố, bịt mắt bắt dê
1/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, lợi ích của cây hoa sứ đại.
- Trẻ biết môi trường sống, biết sự giống và khác nhau của một số loại cây.
- Giáo dục trẻ biết cách chăm sóc, bảo vệ cây đúng cách.
2/ Chuẩn bị:
 - Đồ dùng của cô:địa điểm: Khu vực sân trước
- Đồ dùng của trẻ: đồ chơi: gạch, ĐC ném vòng , bollin, dây thun, bình tưới cây, sỏi, lá cây, dây thun, dây thừng, bao bố..
3/Tổ chức hoạt động
- Giới thiệu nội dung buổi hoạt động, nhắc nhở trẻ ý thức khi đi dạo.
- Dẫn trẻ đi dạo, quan sát bầu trời, đọc đồng dao "Nu na nu nống"
- Cho trẻ quan sát cây hoa sứ đại.
- Tập trung trẻ lại xung quanh cô.
- Cô gợi ý cho trẻ trả lời. Đàm thoại về cây hoa sứ đại.
- Con nhìn xem cây này là cây gì ?
- Hoa sứ có màu gì ? Ngoài ra con còn thấy hoa sứ có màu gì nữa ?
- Người tao trồng cây để làm gì ? 
- Để cây được xanh tốt thì ta phải làm gì ? 
- Giáo dục trẻ biết trồng cây, chăm sóc và bảo vệ cây trồng, không hái hoa, bẻ cành. 
* TCVĐ: cáo và chim sẻ
-Luật chơi: cáo chỉ được bắt những con chim bay chậm
-Cách chơi: Cô chọn 2, 3 trẻ nhanh nhẹn làm cáo,ngồi ở 1 góc. các trẻ khác làm chim sẻ bay đi tìm mồi, khi nghe tiếng cáo gừ gừ thì các chú chim nhanh chóng bay về tổ của mình, chú chim nào chậm thì sẽ bị cáo bắt.
 *Chơi tự do:
- Chơi với bóng,chơi kéo co, đá cầu
- Trò chơi dân gian: nhảy qua dây,ô ăn quan, hột hạt
- Chơi đồ chơi ngoài trời
- Nhận xét buổi dạo chơi
- Kết thúc
*Thứ 4: 05/04/2017
* QS -Trò chuyện về con chim sẻ.
 TCVĐ: Cáo và chim sẻ
 Chơi tự do: đồ chơi ngoài trời, kéo co, ném vòng, 
 I/ Mục đíchYêu cầu
- Trẻ biết tên gọi,đặc điểm, lợi ích của con chim sẻ .
- Phân loại chim kiểng, chim nuôi lấy thịt, trứng
 - Biết bảo vệ các loài chim không chọc phá tổ chim.
 II/ CB: câu hỏi gợi ý
 Vòng, dây, đồ chơi ngoài trời
II/ Tổ chức hoạt động
Dẫn trẻ đi dạo quan sát thiên nhiên, bầu trời buổi sáng, hít thở không khí trong lành. Quan sát các sự vật hiện tượng trước mắt nơi trẻ đi qua. Cho trẻ đọc thơ, ca dao, tục ngữ theo chủ điểm.
Cô và cháu cùng nói chuyện với nhau.
- Cô đọc câu đố: Con gì 2 cánh mà lại biết bay
 Sáng ở phương nam chiều về phương bắc? ( con chim)
-Con hãy kể tên 1 số loài chim mà con biết?
- Cô có con chim gì đây?
- Vậy con biết gì về con chim sẻ?
- Cim sẻ có hình dáng to hay nhỏ?
- Thức ăn của chim sẻ là gì?
- Chim sẻ có giúp ích cho con người không?
- Cho cháu quan sát con chim, bộ phận, đặc điểm, thức ăn, môi trường sống, lợi ích
-Những loài chim nào nuôi để lấy thịt, lấy trứng?
- Thịt chim cung cấp cho ta chất dinh dưỡng gì?
-Chúng ta phải làm gì để bảo vệ loài chim ?.
*Trò chơi vận động: “Ô tô và chim sẽ” 
- Luật chơi: Khi nghe ô tô kêu Bim Bim trẻ phải chạy sang 2 bên đường 
 Cách chơi: Vẽ 2 đường giới hạn làm đường ô tô, 2 bên là vỉa hè. Chọn 1 số trẻ giả làm ô tô các trẻ khác làm chim sẻ. Các chú chim sẻ nhảy đi kiếm ăn trên đường thỉnh thoảng ngồi xuống mổ thóc , khi nghe tiếng ô tô kêu thì phài bay nhanh sang 2 bên đường.
 - Cho trẻ chơi 2-3 lần
 *Chơi tự do:
- Chơi với bóng,chơi kéo co, đá cầu
- Trò chơi dân gian: nhảy qua dây,ô ăn quan, hột hạt
- Chơi đồ chơi ngoài trời
- Nhận xét buổi dạo chơi
- Kết thúc
*Thứ 5: 06/04/2017
Đề tài: Quan sát, nói chuyện về cây ổi
 TCVĐ: cá sấu lên bờ
TCTD : Đồ chơi ngoài trời, nhảy lò cò, boiling, nhảy dây, tưới cây, lá cây, kéo co, nhảy bao bố, bịt mắt bắt dê
I/Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết được tên gọi,đặc điểm các bộ phận của cây,biết lợi ích của việc trồng cây.
Phát triển khả năng quan sát,ngôn ngữ cho trẻ khi nói lên những suy nghĩ của mình.
Giáo dục trẻ không hái quả non,biết chăm sóc bảo vệ các loại cây,biết kính trọng người trồng cây.
II. Chuẩn bị: 
- Địa điểm: cây ổi phía sau
- Đồ dùng của cô: đồ chơi ngoài trời, khu vực chơi sạch sẽ, dây thun, lon, lá mít, lá mì, cầu long, 
- Đồ dùng của trẻ: Quần áo đầu tóc gọn gàng
III. Tổ chức hoạt động :
Cô cho trẻ ra ngoài dạo chơi,hít thở không khí trong lành,vừa đi vừa đọc bài đồng dao “ bà còng đi chợ trời mưa” “đàn gà con” nhìn cây cối xung quanh
Đến địa điểm cô cho trẻ quan sát cây ổi.
Cô gợi ý hỏi trẻ:
+ Các con quan sát được những gì?
+ Đây là cây gì?
+ Cây gồm có những bộ phận gì?
+ Cây cho chúng ta gì?
+ Trái ổi cung cấp cho chúng ta nhiều chất gì?
+ Làm sao để cây mau lớn và cho nhiều trái?
 Cây ổi lớn lên nhờ tưới nước ,bón phân để cây cho mình trái ,mình phải biết chăm sóc,bón phân và trừ sâu cho cây.
Gd cháu biết chăm sóc các loại cây xanh,yêu quý cây xanh,biết kính trọng người trồng cây.
* TCVĐ: Cáo và chim sẻ
-Luật chơi: cáo chỉ được bắt những con chim bay chậm
Cách chơi: Cô chọn 2, 3 trẻ nhanh nhẹn làm cáo,ngồi ở 1 góc. các trẻ khác làm chim sẻ bay đi tìm mồi, khi nghe tiếng cáo gừ gừ thì các chú chim nhanh chóng bay về tổ của mình, chú chim nào chậm thì sẽ bị cáo bắt.
 *Chơi tự do:
 Chơi với bóng,chơi kéo co, đá cầu
Trò chơi dân gian: nhảy qua dây,ô ăn quan, hột hạt
Chơi đồ chơi ngoài trời
 Nhận xét buổi dạo chơi
Kết thúc
*Thứ 6:07/04/2017
* Đề tài: Quan sát chim, trò chuyện về nơi sống của một số loài chim
 TCVĐ: Quạ và gà con
 Chơi tự do: nhảy dây, chồng nụ chồng hoa, úp lá khoai, đồ chơi ngoài trờ
I/ Mục đíchYêu cầu: 
Cháu biết được chim sống ở khắp mọi nơi ở rừng, núi biển đếu có, mỗi loài chim đều có đặc điểm riêng.
Phân loại được các loại chim khác nhau
GD cháu không chọc phá chim
II/Chuẩn bị: Địa điểm, dây, đồ chơi ngoài trời
III/ Tổ chức hoạt động
Cô và cháu cùng trò chuyện về môi trường sống của các loài chim. Gợi mở để trẻ nói về thức ăn, nơi sinh sống của chúng.
-cô cho trẻ biết chim sống khắp mọi nơi: trên rừng,biển, núi ,có loài chim biết bơi nữa.
-Bé nào biết có 1 loài chim không biết bay mà biết bơi? ( chim cánh cụt )
GD cháu biết chăm sóc loài chim cảnh.
* Cho cháu chơi TC : “Quạ và gà con” 
- Cô hướng dẫn cháu cách chơi - luật chơi . ( như thứ 4 )
- Cho cháu chơi 2, 3 l
* Chơi tự do 
- Các trò chơi dân gian : Nhảy dây, ném chai, lộn cầu vòng.
- Chơi đồ chơi ngoài trời.
* Cô báo hết giờ - Nhận xét - Kết thúc 
*Trò chơi vận động: “Ô tô và chim sẽ” 
- Luật chơi: Khi nghe ô tô kêu Bim Bim trẻ phải chạy sang 2 bên đường 
 Cách chơi: Vẽ 2 đường giới hạn làm đường ô tô, 2 bên là vỉa hè. Chọn 1 số trẻ giả làm ô tô các trẻ khác làm chim sẻ. Các chú chim sẻ nhảy đi kiếm ăn trên đường thỉnh thoảng ngồi xuống mổ thóc , khi nghe tiếng ô tô kêu thì phài bay nhanh sang 2 bên đường.
 - Cho trẻ chơi 2-3 lần
 *Chơi tự do:
- Chơi với bóng,chơi kéo co, đá cầu
- Trò chơi dân gian: nhảy qua dây,ô ăn quan, hột hạt
- Chơi đồ chơi ngoài trời
- Nhận xét buổi dạo chơi
- Kết thúc
Hoạt động vui chơi
- Chủ đề: Một số loài chim
 - Tuần 27: Từ 03/04-07/04/2017
- Góc chơi: PV: Cửa hàng bán thức ăn cho chim
 XD: Xây thảo cầm viên
 HT: phân loại các loài chim theo hình dạng ,nơi sống
 NT: Vẽ, tô màu, xé dán ,nặn con chim
 TN: Làm chuồng chim từ que ,lá cây
 TCVĐ: Ô tô và chim sẻ.
 *Mục đích yêu cầu chung:
- Cô giúp cháu làm quen với tên gọi các góc chơi, đồ chơi tập thể hiện hành động qua vai chơi.
-Trẻ nắm được nội dung cách chơi ở các góc
-Phát triển ngôn ngữ thông qua nhóm bạn bè khi chơi.
-Cảm nhận được vẻ đẹp do sản phẩm mình tạo ra, yêu quý sản phẩm.
-GD trẻ khi chơi xong thu dọn đồ chơi gọn gàng
Góc phân vai: Cửa hàng bán thức ăn cho chim 
+Yêu cầu :
Cháu biết cách chơi, biết phản ánh lại công việc của người bán hàng và người mua hàng
Biết dùng ngôn ngữ của mình để trao đổi cùng bạn khi chơi, chơi xong biet1 cất đồ chơi cẩn thận, biết tỏ thái độ thân thiện với bạn.
Trẻ làm quen với vai chơi , tập thể hiện hành động của vai chơi, biết nhường nhịn khi chơi. 
 Chuẩn bị: 1 số thức ăn : đậu, gạo, lúa..
 Gợi ý cách chơi; 
Phân vai người bán người mua. Người bán phải vui vẽ mời khách , biết lấy đúng tên thức ăn khi khách hàng mua. Người mua đến cửa hàng phài trật tự nói tên thức ăn, tên món hàng mình muốn mua, nhận hàng trả tiền.
+Xây dựng: Xây thảo cầm viên
Yêu cầu: 
Cháu biết lựa chọn đồ chơi phù hợp để xây thành mô hình thảo cầm viên
Dùng ngôn ngữ để trao đổi với nhau trong lúc chơi, bàn bạc, trao đổi về cách sắp xếp khuôn viên trong thyao3 cầm viên.
Biết chia sẻ trong lúc chơi, không tranh giành đ8ồ chơi với bạn, biết thu dọn, sắp xếp đồ chơi sau khi chơi xong.
Chuẩn bị: 
Gạch , hộp sữa, đc lắp ráp, cỏ,cây xanh, hoa , các con thú bằng nhựa.
Gợi ý cách chơi: 
Cô giúp cháu chọn bạn phân vai chơi, cả đội cùng thảo luận vật liệu cách xây, phân công nhóm xây hàng rào, cổng. xây bồn bông trồng hoa, lắp ghép chuồng chim. Biết sắp xếp mô hình phù hợp.
 +Học tập: Phân loại các loài chim, theo hình dạng, nơi sống
+Yêu cầu: 
Trẻ nhớ luật chơi, cách chơi, luyện sự chú ý ghi nhớ. 
Dùng ngôn ngữ để trao đổi với nhau trong lúc chơi, bàn bạc, trao đổi về cách chơi.
Biết chia sẻ trong lúc chơi, không tranh giành đồ chơi với bạn, biết thu dọn, sắp xếp đồ chơi sau khi chơi xong.
+Chuẩn Bị:
- Tranh một số loài chim
+Gợi ý Cách chơi : 
- Chọn 1 trẻ làm trưởng nhóm để đố bạn : VD: bạn hãy tìm 1 số con chim có ích cho con người và con chim lấy thịt.
*Chơi dân gian: ô ăn quan ,chi chi chành chành
+Nghệ thuật: Vẽ , xé dán, Nặn con chim
 Hát múa các bài trong chủ đề
Yêu cầu:
 Rèn kỷ năng nặn, tô màu, xé dán làm album. Phát triển năng khiếu âm nhạc.
 Trẻ nắm được thao tác nặn, biết chia đất thành nhiều phần, xoay tròn, lăn dọc để tạo thành các con chim.
 Biết vẽ các con chim bằng các nét cơ bản như nét thẳng, nét cong, nét xiên.Biết dùng các NVL khác nhau như lá cây, giấy màu, hột hạt để tạo thành sản phẩm đẹp.
Chuẩn bị: Đất nặn, bảng, báo cũ, kéo hồ dán.màu, tranh các loài chim
Gợi ý cách chơi:
-Cô gợi mở để trẻ lựa chọn các hình ảnh phù hợp để cắt dán, phối hợp các kỹ năng , vẽ xé dán, tô màu tạo nên các loài chim.
+Thiên nhiên:Làm chuồng chim từ que lá cây.
Yêu cầu: 
Rèn kỷ năng khéo léo ,tính cẩn thận
Qua đó phát triển các cơ tay, tính kiên trì, khéo léo
Giáo dục trẻ khi chơi không xả rác bừa bãi biết bảo vệ môi trường,giữ cho môi trường luôn trong sạch.
Chuẩn bị: que, ống hút, lá cây
Gợi ý cách chơi: 
Cô hướng dẩn cháu cách lắp ghép tạo thành chuồng chim.
Hoạt động nêu gương cuối ngày
*Từ ngày: 03/04-07/04/2017
Nêu Gương Cuối Ngày
I. Mục đích yêu cầu:
- Nêu gương tốt của trẻ để trẻ thấy được phần hạn chế của mình của bạn để ngày mai cố gắng hơn.
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, mạnh dạn, tự tin đưa ra ý kiến, nhận xét của mình
- Giáo dục trẻ biết nhận lỗi và sửa lỗi, lễ phép, biết vâng lời
II. Chuẩn bị:
- Cờ, sổ theo dõi nhóm lớp
- Trẻ: Quần áo gọn gàng, đầu tóc gọn gàng sạch sẽ
III. Tổ chức thực hiện:
- Chuẩn bị trước khi nêu gương: Cho cháu vệ sinh, quần áo, đầu tóc gọn gàng
- Tổ chức văn nghệ, đọc thơ theo chủ điểm, kể chuyện:“ Cây khế” gd trẻ qua câu chuyện.
- Cho trẻ đọc 3 tiêu chuẩn bé ngoan, gợi ý để trẻ giải thích 3 TCBN
- Cô gợi mở để cháu tập nêu gương tốt cuối ngày
- Cho tổ trưởng tự nhận xét các bạn trong tổ của mình. Sau đó cả tổ nhận xét lại bạn tổ trưởng
- Cô nhận xét cho cháu ngoan lên cắm cờ
- Cháu lên cắm cờ, các tổ khác vỗ tay khen
- Cô ghi cháu được cắm cờ vào sổ theo dõi
- Cho tổ nào được nhiều bạn cắm cờ lên nhận cờ tổ, cho tổ trưởng đại diện lên cắm cờ tổ.
- Tổ chức cho trẻ văn nghệ các bài hát bài thơ theo chủ đề
- Nhắc nhở cháu hôm sau ngoan hơn, để được cắm cờ.
HOẠT ĐỘNG HỌC
-Thứ 2 : 03/04/2017
- Chủ đề :Một số loài chim
 - LVPTTM: HĐGDAN
 - Đề tài : NDTT: VĐ :Chim mẹ chim con
NH: Lý con sáo
TC: Nghe nốt nhạc, đoán tên bài hát
I/ Mục đích yêu cầu
- Cháu hát múa, biểu diễn được các bài trong chủ đề, hát vận động bài “ Chim mẹ chim con” . 
- Hát hay, múa đẹp, sử dụng ngôn ngữ để nói về các loại chim côn trùng
- Gd cháu không chọc phá tổ chim, côn trùng.
II /Chuẩn bị:
- Đĩa hát , tivi, đầu đĩa tranh các loại chim
- Cháu: thanh gỏ, mủ múa chim 
III/ Tổ chức hoạt động: 
Cho cháu hát bài “ Gà trống, mèo con, cún con”
- Đàm thoại về ND bài hát dẩn dắt vào bài trọng tâm
- các con biết các loại chim nào? Chim có lợi ích gì?
- Các con làm gì để bảo vệ các loại chim?
- Cô có 1 bài hát nói về gia đình chim rất là hay cô và các con cùng hát nhé
- Cô và cháu cùng hát gỏ phách bài “ chim mẹ chim con”
- Cả lớp hát gỏ phách nhiều lần , tổ hát , nhóm hát , cá nhân hát 
- Cháu vận động với nhiều hình thức khác nhau.
- Mời 1 cháu lên làm người dẫn chương trình cùng cô
- Cô sẽ giới thiệu các bài hát mà các bạn sẽ biểu diễn
- Mời cháu lên biểu diễn cho lớp xem, biểu diễn với nhiều hình thức, các bài hát trong chủ đề
- Cô sẽ góp vui bằng 1 bài hát, cô hát cho cháu nghe bài “ Ru con” dân ca nam bộ, cháu nghe và cùng hưởng ứng theo giai điệu bài hát.
Cho cháu nghe máy hát.
*Trò chơi: Nghe nốt nhạc đoán tên bài hát.
- Cô mở máy cho cháu nghe nhạc dạo bài hát và cháu đoán xem đó là bài hát nào, cháu đoàn đúng thì cả lớp sẽ hát bài hát đó.
Cho hát vận động lại bài “ chim mẹ, chim con” 
Kết thúc.
Sinh hoạt chiều
- Đề tài : Thực hiện thao tác “mặc cởi áo”
 I/Mục đích yêu cầu :
 -Giúp cháu biết mặc cởi áo 
 -Rèn cho cháu có thói quen giữ quần áo sạch sẽ
 -Cháu thực hiện tốt thao tác
II/ Chuẩn bị
-	Quần áo có nút , áo thun
III/ Tổ chức hoạt động
 Hát bài “thật đáng yêu”
-	Đàm thoại về tác dụng của việc giữ gìn quần áo sạch sẽ
-	Kể các loại quần áo mà cháu biết.
-	Cô hướng dẫn cách “mặc cởi áo”
Cô mô phỏng động tác mặc áo cho cháu làm theo: 
-	Mặc áo : 2 tay cầm 2 đầu cổ áo giử cho thẳng rồi mặc từng tay áovào , sau đó so vạt áo cho bằng nhau , rồi gài nút từ dưới lên(so vạt áo)
Cởi áo :Cởi lần lượt từng nút áo từ dưới lên, mở 2 thân áo rộng cho qua khỏi vai , 1 tay xuôi 1tay giữ áo 
. Giáo dục cháu giữ quần áo sạch sẽ .
-	Cô cho bạn thực hiện mẫu .
-	Cháu thực hiện cô theo dõi giúp cháu làm đúng thao tác
-	Cô khen cháu làm tốt, động viên cháu làm chưa tốt.
-	Hát “ thật đáng yêu”. KT
VI/ Nhận xét 
 -Thứ 3 : 04/04/2017
 -Chủ đề: các loài chim
 LVPTNT: Hoạt động khám phá khoa học
-Đề tài : Đi tham quan vườn chim
I/ Mục đích yêu cầu:
- Cháu nhận biết tên gọi, đặc điểm cấu tạo của 2, 3 loại chim
- Qua đàm thoại giúp trẻ phát triển ngôn ngử.Thấy được lợi ích của 1 số loài chim
- GD cháu yêu thiên nhiên, biết chăm sóc cho chúng ăn..
II/ Chuẩn bị:
- Cô: Tranh 1 số loài chim : chim bồ câu, chim sáo, chim sâu
III/ Tổ chức hoạt động
Cho cháu hát vận động minh họa bài: “Con chim non”
Toạ đàm về nội dung bài hát dẩn dắt vào tiết học.
Cho trẻ đi dạo xem tranh một số loài chim. Trẻ qs phát biểu tự do.
+ Cô đọc câu đố: Con gì 2 cánh mà lại biết bay
 Sáng ở phương nam chiều về phương bắc. ( con chim )
Cô cho trẻ qs tranh chim bồ câu và gợi hỏi : Đây là chim gì ?
Chim có những bộ phận nào?
Tại sao chim bay được?
Thức ăn của chim là gì?
Chim sống ở đâu ?
Nuôi chim có lợi ích gì ?
Đối với các tranh khác cô cũng tiến hành tương tự.
Cho trẻ so sánh chim bồ câu và chim sáo : Gợi mở để trẻ so sánh điểm gióng và khác nhau của chúng.
Cho trẻ kể tên 1 số loài chim mà trẻ biết
GD trẻ biết yêu thương chăm sóc chim cảnh . Nuôi chim cho ta thịt trứng như chim cút ăn rất ngon cung cấp nhiều chất đạm. Chim làm cảnh hót cho vui tai....
KTTH: hát Con chim chích chòe.
Hoạt động 2
Chủ đề: Một số loài chim
 - LVPTTM: HĐ TẠO HÌNH
- Đề tài: Bé làm những chú chim
I/ Mục đích yêu cầu:
Cháu biết đặc điểm , tên gọi, các bộ phận chính của chim
Sử dụng ngôn ngữ của mình để nói lên cách làm để tạo ra sản phẩm.
Cháu cảm nhận được vẽ đẹp của sản phẩm , biết phối hợp các kỷ năng để tạo ra sản phẩm. Trẻ biết yêu quý sản phẩm, và biết cách giử gìn.
II/ Chuẩn bị:
 * Cô: 1 số mẫu vẽ nặn, xé dán đàn chim.
Trẻ: bút màu, giấy vẽ, giấy màu nguyên vật liệu : vỏ óc, vỏ cây 
III/ Tổ chức hoạt động :
-Hát “Chim mẹ chim con” 
- Đàm thoại về nội dung bài hát dẩn dắt vào tiết học
-Cô tạo hứng thú dẩn dắt trẻ xem tranh ảnh 1 số loài chim. Gợi ý trẻ nói lên đặc điểm , môi trường sống của các loài chim.
Cô cho cháu quan sát một số mẩu của cô, gợi ý để trẻ nêu lên đặc điểm, tên gọi.những nguyên liệu làm ra. Cách sắp xếp bố cục bức tranh.
Bé thích làm những sản phẩm nào ? cách làm ra sao?
Cô gợi ý cách thực hiện.
Cô cho cháu ra bàn thực hiện, gợi ý cháu phối hợp nhiều kỷ năng tạo hình,sử dụng nhiều vật liệu khác nhau để 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_the_gioi_dong_vat_mot_so_loai.doc