Giáo án mầm non lớp lá - Kể chuyện: Bó đũa

I. Mục đích – yêu cầu:

 - Trẻ biết tên truyện, nhân vật trong truyện và hiểu nội dung truyện.

 - Rèn kỹ năng trả lời các câu hỏi của cô về nội dung truyện, trả lời tròn câu; rèn kỹ năng đóng kịch.

 - Phát triển khả năng cảm thụ văn học; phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ: “gần đất xa trời, đoàn kết”.

 - Giáo dục trẻ biết yêu thương, đoàn kết với các anh chị em trong gia đình.

II. Chuẩn bị:

 - Video câu đố tên truyện, video truyện “Bó đũa”.

 - Nhạc nền kể chuyện.

 - Trò chơi “Vòng tròn kì diệu” trên Powerpoint.

 - Một số bông hoa, ba cái chuông, tivi.

 - Trang phục cho trẻ đóng kịch, 2 cái ghế, con trâu bằng bìa cứng, một bó đũa, giỏ khám bệnh.

 

docx2 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 2589 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Kể chuyện: Bó đũa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LVPTNN
LQVH : Kể chuyện “Bó đũa”
Lớp: Lớn C
Giáo viên: Nguyễn Thị Ẩn 
Thứ năm ngày 12 tháng 11 năm 2015
KỂ CHUYỆN: BÓ ĐŨA
I. Mục đích – yêu cầu:
 - Trẻ biết tên truyện, nhân vật trong truyện và hiểu nội dung truyện.
 - Rèn kỹ năng trả lời các câu hỏi của cô về nội dung truyện, trả lời tròn câu; rèn kỹ năng đóng kịch.
 - Phát triển khả năng cảm thụ văn học; phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ: “gần đất xa trời, đoàn kết”.
 - Giáo dục trẻ biết yêu thương, đoàn kết với các anh chị em trong gia đình.
II. Chuẩn bị:
 - Video câu đố tên truyện, video truyện “Bó đũa”.
 - Nhạc nền kể chuyện.
 - Trò chơi “Vòng tròn kì diệu” trên Powerpoint.
 - Một số bông hoa, ba cái chuông, tivi.
 - Trang phục cho trẻ đóng kịch, 2 cái ghế, con trâu bằng bìa cứng, một bó đũa, giỏ khám bệnh.
III.Tổ chức hoạt động
 Hoạt động 1: Nghe kể chuyện “Bó đũa”
- Cô tập trung trẻ, chào mừng trẻ đến với chương trình “Vườn cổ tích”.
- Giới thiệu phần một của chương trình mang tên “Câu chuyện bí mật”.
- Dẫn dắt cho trẻ xem video câu đố tên truyện, hỏi trẻ: Đó là nhân vật trong câu chuyện nào?
* Kể chuyện diễn cảm:
- Cô kể diễn cảm lần 1, hỏi trẻ: tên truyện?
- Cô kể diễn cảm lần 2 kết hợp cho trẻ xem video.
 Dẫn dắt giới thiệu trò chơi.
* Trò chơi “Vòng tròn kì diệu”
- Cô giới thiệu phần 2 của chương trình mang tên “Vòng tròn kì diệu”.
- Cô nói cách chơi: Chia lớp thành ba đội. Trên màn hình là vòng tròn có 6 ô số, sau mỗi ô số là câu hỏi về nội dung truyện. Trẻ chọn số, vòng tròn quay và dừng lại ở ô nào thì cô sẽ đọc câu hỏi, ba đội có 10 giây để suy nghĩ. Khi cô thông báo hết giờ, ba đội sẽ cùng reng chuông để giành quyền trả lời.
 + Luật chơi: Ba đội chỉ được reng chuông khi cô thông báo hết giờ, đội nào vi phạm sẽ mất lượt chơi. Đội reng chuông trước thì được quyền trả lời, nếu trả lời đúng được tặng 1 bông hoa, nếu trả lời sai thì hai đội kia reng chuông giành quyền trả lời. Kết thúc trò chơi, đội nào nhiều hoa hơn là đội chiến thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi; trong quá trình trẻ trả lời câu hỏi về nội dung truyện, cô giải thích từ khó cho trẻ:
 + “gần đất xa trời”: nghĩa là gần chết, không còn sống được bao lâu.
 + “đoàn kết” : nghĩa là mọi người không ganh tị nhau, mà cùng nhau hợp sức để làm một việc gì đó.
- Động viên trẻ, nhận xét sau mỗi lượt chơi. Kết thúc trò chơi, cho trẻ nhận xét kết quả. Khen ngợi trẻ.
- Giáo dục trẻ: Câu chuyện dạy chúng ta bài học gì? Đối với anh chị em, các con phải như thế nào?
Dẫn dắt chuyển hoạt động.
Hoạt động 2: Bé tập đóng kịch
- Cô giới thiệu phần 3 của chương trình mang tên “Tài năng nhí”.
- Cho trẻ chọn nhân vật để đóng kịch.
- Cô mở nhạc nền cho trẻ đóng kịch và cô là người dẫn truyện.
- Khen ngợi trẻ.
* Cho trẻ hát bài hát “Anh em”.
* Chương trình “Vườn cổ tích” đến đây là hết rồi, chúc các bạn luôn học giỏi và chăm ngoan.
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng cùng cô.

File đính kèm:

  • docxKC_bo_dua.docx
Giáo Án Liên Quan