Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Trò chuyện về ngôi nhà của bé

* Cô đón trẻ: quan tâm đến sức khỏe của trẻ; nhắc trẻ cách sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp tình huống; thực hiện đúng các nề nếp đầu giờ khi đến lớp.

-Trò chuyện với trẻ về tên trường, địa điểm của trường, các khu vực, các cô trong trường .

Trò chuyện về ngày hội mà các cô tổ chức cho các con ở trường: Lễ khai giảng, tết trung thu.

-Dạy trẻ kĩ năng : Cất ba lô ,cất giầy dép

* Khởi động: Làm vận động nhẹ nhàng theo bài hát.

* Trọng động;

+ Hô hấp: Gà gáy, Thổi nơ

+Tay: Ra trước - lên cao.

+ Lườn - bụng: Đưa tay ra trước, quay người sang 2 bên,

+ Chân: Tay chống hông, khuỵu gối.

+ Bật: Chụm tách chân

 

docx35 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1031 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Trò chuyện về ngôi nhà của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THÁNG 09/2016- LỚP MẪU GIÁO NHỠ N4
Giáo viên: Cao Thị Thủy -Nguyễn Thị Huyền –Vũ Thị Hương Giang
Hoạt động
Thời gian
Lưu ‎‎‏y
Tuần I
Từ ngày 05 – 09/09 
Tuần II
Từ ngày 12 – 16/09
Tuần III
Từ ngày 19 – 23/09
Tuần VI
Từ ngày26 – 30/09
Đón trẻ
Trò chuyện sáng
* Cô đón trẻ: quan tâm đến sức khỏe của trẻ; nhắc trẻ cách sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp tình huống; thực hiện đúng các nề nếp đầu giờ khi đến lớp. 
-Trò chuyện với trẻ về tên trường, địa điểm của trường, các khu vực, các cô trong trường .
Trò chuyện về ngày hội mà các cô tổ chức cho các con ở trường: Lễ khai giảng, tết trung thu.
-Dạy trẻ kĩ năng : Cất ba lô ,cất giầy dép
Thể dục sáng
* Khởi động: Làm vận động nhẹ nhàng theo bài hát.
* Trọng động;
+ Hô hấp: Gà gáy, Thổi nơ
+Tay: Ra trước - lên cao. 
+ Lườn - bụng: Đưa tay ra trước, quay người sang 2 bên, 
+ Chân: Tay chống hông, khuỵu gối.
+ Bật: Chụm tách chân
Hoạt động học
Thứ 2
Ổn định nề nếp của lớp
Văn học
Thơ: Nghe lời cô giáo
Âm nhạc
NDTT:Hát Trường chúng cháu là trường mầm non
Nghe hát:Ngày đầu tiên đi học
Trò chơi:Tai ai tinh
Văn học
Truyện : Thỏ trắng đi học
Thứ 3
Khám phá
Trò chuyện về tết trung thu
Khám phá
Tìm hiểu về các hoạt động của cô và trẻ trong trường mầm non
Khám phá
Trò chuyện về đồ dùng đồ chơi trong lớp 
Thứ 4
Thể dục
VĐCB:Bật tại chỗ (bật về phía trước)
-Tung cao hơn nữa
Thể dục
VĐCB:Bò thấp chui qua cổng
TCVĐ: Tung bóng
Thể dục
VĐCB:Đi trong đường hẹp
TCVĐ: Lộn cầu vồng
Thứ 5
Toán
Ôn số lượng từ 1-2;so sánh chiều dài 
Toán
 NB Hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.
Toán
Phân biệt dài – ngắn
Thứ
6
Âm nhạc
NDTT:Hát và vận động:Đêm trung thu
Nghe hát:Chiếc đèn ông sao
Trò chơi: Ai nhanh nhất
Tạo hình
Tô màu tranh trường mầm non
Âm nhạc
NDTT: Hát và vận động: Vui đến trường
Nghe hát: Đi học
Trò chơi: Ai đoán giỏi
Luyện kĩ năng :bê ghế,đứng lên, ngồi xuống ghế với các hoạt động sử dụng ghế
Hoạt động
ngoài trời
-Quan sát cây trong sân trường:quan sát trường mầm non;trò chuyện về đồ chơi trong sân trường,bảo vệ đồ dùng đồ chơi
-Vẽ đèn ông sao và các đồ dùng đồ chơi 
 -Chơi vận động “nhảy ra nhảy vào ”,chuyền bóng bằng 2 chân 
-Chơi với đồ chơi ngoài trời.
Hoạt động góc
* Góc trọng tâm:Xây trường mầm non ,lắp ráp hàng rào ,
 * Góc phân vai: 
- Nấu ăn:nấu các món ăn từ rau củ, thịt cá 
- Bán hàng: bán đồdùng học tập (sách vở ,cặp sách ), siêu thị của bé.
* Góc Tạo hình :tô tranh trường mầm non ,vẽ đèn ông sao 
* Góc học tập: xem sách tranh, 
*Góc thiên nhiên: chăm sóc cây,nhặt cỏ ,tưới nước 
*Góc vận động: cho trẻ chơi một số trò chơi dân gian: (kéo cưa lừa sẻ , nu na nu nống .....)
Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh
- Thực hành: mời cô mời bạn khi ăn, ăn từ tốn, không đùa nghịch, không làm đổ vãi thức ăn. Rửa tay trước khi ăn. Xúc miệng sau ăn.
Luyện tập các kĩ năng chuẩn bị giờ ăn:vệ sinh bàn,bê ghế,đứng lên ngồi xuống ghế,cách xúc cơm
Hoạt động chiều
 Ổn định nề nếp
- Sinh hoạt văn nghệ: Hát và biểu diễn các bài hát về tết trung thu.
 - HĐ chơi: Chơi các trò chơi dân gian
- Lao động tập thể: Dọn vệ sinh, lau đồ chơi,.
- Chơi theo y thích
- Ôn thơ: Nghe lời cô giáo.
- Rèn thói quen vệ sinh: cất ba lô , cất giày dép.
Thứ sáu hàng tuần tổ chức biểu diễn văn nghệ, nêu gương bé ngoan.
Chủ đề- sự kiện
Khai giảng
Ổn định nề nếp
Trung thu
Các bạn của bé
Cô bác trong trường
Đánh giá kết quả thực hiện
Kế hoạch hoạt động học tuần 1
Giáo viên: Nguyễn Thị Huyền – Cao Thị Thủy – Vũ Thị Hương Giang
Thứ 2 ngày 12 tháng 9 năm 2016
Tên hoạt động học
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Phát triển ngôn ngữ
Thơ : 
Nghe lời cô giáo 
+Kiến thức :
- Trẻ nhớ được tên bài thơ, tên tác giả.
- Trẻ hiểu được nội dung bài thơ.
+ Kỹ năng:
- Trẻ thuộc bài thơ, đọc diễn cảm thơ.
- Trẻ trả lời được câu hỏi của cô.
+ Thái độ
- Trẻ hứng thú với tiết học.
- Trẻ yêu quy và kính trọng cô giáo
- Hình ảnh minh họa bài thơ.
1. Ổn định tổ chức 
Cho trẻ hát bài: Vui đến trường, nhạc và lời Hồ Bắc.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức.
* Giới thiệu bài thơ, đọc mẫu
- Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả: Nghe lời cô giáo – Nguyễn Văn Chương.
- Cô đọc lần 1: Kết hợp cử chỉ nét mặt.
Cô hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả.
- Cô đọc lần 2: Kết hợp hình ảnh minh họa.
* Đàm thoại, trích dẫn.
- Khi mới được đi học, về nhà bạn nhỏ đã làm gì?
- Cô giáo dạy trước khi ăn bé phải làm gì?
(đọc trích dẫn thơ)
- Khi ăn bé phải làm gì?
- Đối với em bé thì chúng mình phải làm như thế nào?
- Chúng mình cần làm gì với những điều cô giáo đã dạy?
(Đọc trích dẫn thơ)
* Giáo dục:
- Các bạn nhỏ trong bài thơ ngoan và biết vâng lời cô giáo dạy, vì cô đã dạy cho các con những điều hay, chúng mình phải biết yêu quý kính trọng cô giáo. Các con có yêu cô giáo của mình không? Yêu cô giáo, chúng mình phải làm gì?
* Dạy trẻ đọc thuộc thơ :
- Cô đọc lại bài thơ 1 lần .
- Cho trẻ độc cùng cô 2 lần 
- Tổ đọc ,gọi 2-3 trẻ khá lên đọc cô chú y sửa sai ,ngọng cho trẻ 
3. Kết thúc : 
- Cho trẻ vận động bài hát “vui đến trường”
Lưu ý
Thứ 3 ngày 13 tháng 9 năm 2016
Tên hoạt động học
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Phát triển nhận thức
Trò chuyện về tết trung thu 
+. Kiến thức : - Trẻ biết được các hoạt động diễn ra trong ngày tết trung thu như : rước đèn dưới ánh trăng, ca hát, các trò chơi dân gian như kéo co , chạy, được tổ chức ở địa phương.
+Kĩ năng : Trẻ chý ý ,trả lời đúng trọng tâm câu hỏi , mạch lạc, rõ ràng
+. Thái độ : - Giaó dục trẻ biết yêu quí lớp học , chơi đoàn kết với bạn, có ý thức và thích thú với các hoạt động ở lớp.
 - Đồ dùng của cô: Tranh, hình ảnh về các hoạt động diễn ra trong ngày tết trung thu. Nội dung trò chuyện,một số bài hát bài thơ về chủ đề.
- Đồ dùng của trẻ: Quần áo sạch sẽ gọn gàng, bàn nghế chon trẻ ngồi
1 . Ổn định tổ chức :
 - Cô cùng trẻ hát bài “ Đêm trung thu’’
-Các con vừa hát bài hát gì?
- Trong bài hát nói về điều gì?.
2.phương pháp, hình thức tổ chức 
* Quan sát
- Cho trẻ quan sát hình ảnh: Các bé rước đèn dưới ánh trăng
+ Cô có bức hình ảnh về gì đây?
+ Trong hình ảnh các con nhìn thấy những ai?
+ Ngày tết trung thu là ngày bao nhiêu?
+ Trong ngày tết trung thu các con được chơi những trò chơi gì?
=> Ngày tết trung thu là ngày tết của các em thiếu nhi đấy.Nên ở khắp nơi mọi người thường tổ chức rất to như múa hát, rước đèn trung thu
- Tranh, hình ảnh : hình ảnh mâm ngũ quả trong ngày tết trung thu.
+ Trong hình ảnh có gì đây?
+ Cho trẻ kể tên?
+ Mâm ngũ quả dùng để làm gì trong ngày tết trung thu?
=> Không thể thiếu trong ngày tết trung thu đó là mâm ngũ quả dùng để thắp hương đấy các con ạ.
+ Quan sát bức tranh : Mọi người đang phá cỗ trung thu
+ Các bạn trong tranh đang làm gì?
+ Trong tranh có những ai
- Ngoài mâm ngũ quả ra ngày tết trung thu còn có bánh trung đấy , mọi người ai cũng chọn mua cho mình những chiếc bánh ngon và đẹp mắt để về thắp hương đấy.
- Bánh trung thu còn dùng để biếu người thân như con cái biếu bố mẹ để tỏ lòng hiếu thảo, và tưởng nhớ đến ngày tết trung thu.
*Giaó dục trẻ.Phải biết nghe lời ông bà,bố mẹ không được chạy nghịch lung tung khi được người lớn cho đi chơi
* Trò chơi: Biểu diễn văn nghê. 
Cô giới thiệu các góc chơi và cho trẻ về các góc chơi
3. Kết thúc
- cô tuyên dương động viên trẻ kịp thời ở mọi nơi. 
Lưu ý
Thứ 4 ngày 14 tháng 9 năm 2016
Tên hoạt động học
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Phát triển vận động
VĐCB:Bật tại chỗ (bật về phía trước)
T/C:Tung cao hơn nữa
Kiến thức :
-Trẻ biết dùng sức bật tại chỗ,bật về phía trước
-Chơi tung cao hơn nữa 
Kĩ năng:
-khi bật ,bật 2 chân lên cao và tiếp đất bằng 2 chân , bật về phía trước 
- Chơi tung bóng lên cao 
Thái độ :
Trẻ hứng thú tham gia vận động 
Đồ dùng của cô :
-Gậy ,nhạc bài hát :trường cháu đây là trường mầm non , 
Đồ dùng của trẻ:
-Gậy ,5-6 quả bóng 
1. Ổn định tổ chức :
-Cho trẻ hát bài hát : Vui đến trường 
2.Phương pháp ,hình thức tổ chức 
- Khởi động :
Cho cả lớp làm đoàn tàu đi theo hiệu lệnh của cô ,đi thường 2 vòng ,đi bằng mũi chân 2m ,đi thường ,tàu chạy chậm ,chạy nhanh ,chạy chậm ,về ga 
-Trọng động :
* Bài tập phát triển chung :
+ Động tác tay: hai tay ra trước ,lên cao (4 lần x4 nhịp 
+ Động tác lườn:đứng cúi về trước (4 lần x 4 nhịp )
-Bước chân trái một bước ,2 tay đưa lên cao ,cúi gập người về phía trước ,tay chạm ngón chân ,đầu gối thẳng 
+ Động tác chân : (4lần x 4 nhịp )
-Đứng co 1 chân trái ,cẳng chân vuông góc với đùi về tư thế cb 
+ Động tác bật : (6 lần x 4 nhịp )
-Bật tại chỗ ,bật chụm tách chân
*Vận động cơ bản : Bật tại chỗ ( bật về phía trước)
+ Cô hướng dẫn cách vận động :
+Cô làm mẫu lần 1:không giải thích 
 +Cô làm mẫu lần 2 :đứng trước vạch xuất phát 2 tay chống hông ,khi có hiệu lệnh bật cô nhún 2 chân dùng sức mạnh của cơ thể bật tại chỗ ,sau đó bật tiếp về phía trước ,bật xong về cuối hàng đứng 
+Cô làm mẫu lần 3 : nhấn mạnh động tác khó 
Dùng sức mạnh của cơ thể để bật và bật tiến về phía trước 
*Trẻ thực hiện :
+Cô gọi 1 trẻ khá lên làm mẫu 
+Cô mời 2 đội lên thực hiện 
+Cho 2 đội thi đua ,cô nhận xét khen ngợi trẻ 
 *Trò chơi : “ tung cao hơn nữa “
Cô nhắc lại cách chơi ,luật chơi 
Cô chia thành 4 nhóm chơi cho trẻ chơi
-Hồi tĩnh :
Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng 
Lưu ý
Thứ 5 ngày 15 tháng 9 năm 2016
Tên hoạt động học
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Phát triển nhận thức
Ôn số 1-2; so sánh chiều dài 
Kiến thức :
-Trẻ nhận biết nhóm đồ vật có số lượng 1,2
-Nhận biết số 1,2
-Luyện tập so sánh chiều dài 
Kĩ năng :
-Rèn cho trẻ có kĩ năng đếm ,so sánh 2 nhóm đối tượng,tạo nhóm có 1,2 đối tượng 
-Rèn kĩ năng so sánh chiều dài 2 đối tượng 
-Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ định 
-Trả lời to rõ ràng 
Thái độ :
Trẻ hứng thú học cùng cô 
Chuẩn bị cho cô :
-Các thẻ số 1,2,3,một số đồ chơi có số lượng 1,2 để xung quanh lớp 
-Hai băng giấy màu giống nhau 
Chuẩn bị cho trẻ
-Bút màu ,vở bé làm quen với toán 
1 . Ổn định tổ chức : 
Cô cùng trẻ hát bài : “ vui đến trường “
-Cô hỏi trẻ trong trường có những ai ? lớp mình có mấy cô ?là những cô nào ? 
-Ngoài các cô giáo trong lớp ra còn có những ai ?(trẻ tự kể ) 
-Giáo dục trẻ biết yêu trường yêu lớp 
2. Phương pháp ,hình thức tổ chức 
-Ôn số lượng 1 và 2 
+Cho trẻ tìm đồ dùng ,đồ chơi trong lớp có số lượng 1,2, cả lớp đếm và kiểm tra 
+Cho trẻ vỗ tay theo hiệu lệnh của cô :vỗ tay 2 lần 
-Luyện so sánh chiều dài – nhận biết chữ số 1,2
+Cho trẻ lấy băng giấy trong rổ của mình 
+Trẻ tìm 2 băng giấy có màu giống nhau (cho trẻ nói đó là băng giấy màu gì ?)
+Cho trẻ so sánh 2 băng giấy như thế nào với nhau ?vì sao ?
+Yêu cầu trẻ giải thích ,cô nhắc lại cách so sánh 
+Cho trẻ lấy băng giấy màu xanh ,băng giấy màu vàng và so sánh với nhau ,hai băng giấy thế nào ?,băng giấy nào dài hơn ,băng giấy naò ngắn hơn ? vì sao ? 
+Như vậy cho trẻ tìm và so sánh các sợi dây 
+Yêu cầu trẻ chỉ ra sợi nào ngắn ,sợi nào dài ?
+Cho trẻ tìm đồ dùng ,đồ chơi có số lượng là 1,cô đưa chữ số 1 ra giới thiệu cho trẻ đọc và cho trẻ đặt số 1 vào những đồ có số lượng là 1 
-Luyện tập :
*Trò chơi “ ai nhanh nào “
Chia lớp làm 4 nhóm : 1 nhóm cầm 1 sợi dây ,1 nhóm cầm 2 sợi dây,1 nhóm cầm thẻ số 1 ,nhóm còn lại cầm thẻ số 2. Khi có hiệu lệnh “ tìm nhóm thì trẻ có số lượng bao nhiêu tìm về nhóm có số dây tương ứng ,ai về chậm hơn sẽ không được tính( cho trẻ chơi 1-2 lượt)
*Trò chơi “thi xem ai nối nhanh “ 
Cho trẻ nối nhóm đồ vật với chữ số tương ứng vd : nối 2 cái cốc với số 2 . 1 cái thìa với số 1 
3 .Kết thúc :
Cho trẻ đứng tại chỗ vận động các ngón tay 
Lưu ý
Thứ 6 ngày 16 tháng 9 năm 2016
Tên hoạt động học
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
 Phát triển thẩm mỹ
Hát vận động :
Đêm trung thu 
-Nghe hát :Rước đèn ông sao 
-T/C :Tai ai tinh 
 Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả. Thuộc lời bài hát.
- Trẻ biết vận động theo giai điệu của bài hát
Kỹ năng:
- Trẻ vận động nhịp nhàng theo giai điệu của bài hát.
- Trẻ hát đúng lời .
Thái độ:
- Trẻ thích hát, thích nghe hát và hưởng ứng theo giai điêu của bài hát.
-Bài hát : Đêm trung thu , chiếc đèn ông sao 
-Một số hình ảnh về tết trung thu 
1. Ôn định tổ chức:
- Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề : Trung thu của bé.
- Cô lồng giáo dục bảo vệ môi trường.
2. Phương pháp ,hình thức tổ chức 
* Hát + VĐ: Đêm trung thu.
- Cho trẻ nghe 1 đoạn nhac và đoán tên bài hát .
- Cô và trẻ hát 2 lần.
* Cô múa và giải thích lại từng động tác:
+ “ Thùng thình..ngoài đình”.2 tay giơ sang 2 bên và lắc đều
+ “ Có con vòng quanh”. ”.2 tay giả làm mỏ chim đầu nghiêng trái nghiêng phải theo nhịp bài hát.
+ “ Trung thu.Làng”. 2 tay đưa sang phải múa và đổi bên .
+ “Dưới ánh trăng vang”. 2 tay giang 2 bên , đưa nhẹ cánh tay lên xuống kết hợp nhún chân .
- Dạy trẻ vận động:
- Cho cả lớp múa theo nhịp đếm 1 lần. lần 2 kết hợp lời ca 2-3 lần. Cô chú ý sửa sai. Hát múa theo tổ, nhóm, cá nhân
- Dạy cả lớp vận động 2-3 lần( cô chú ý sửa sai cho trẻ.)
- Cô cho tổ nhóm, nhiều cá nhân vận động.
- Cả lớp hát và vận động lại 1-2 lần.
* Nghe hát: “chiếc đèn ông sao ’’ của 
* Cô giảng giải nội dung bài hát: bài hát nói về một ngày tết của thiếu nhi đó là “ tết trung thu “tối hôm đó chúng mình được bố mẹ mua cho đèn lồng ,đèn ông sao và được đi rước đèn dưới ánh trăng ,được trông trăng phá cỗ rất là vui
 - Lần 1: hỏi trẻ tên bài hát tên tác giả.
- Lần 2: Cô hát có kèm theo điệu bộ minh họa
- Lần 3: Cho trẻ xem video bài hát
* Trò chơi: “ Tai ai tinh’’
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi ( cho trẻ chơi 2-3 lần tùy vào hứng thú của trẻ)
3. Nhận xét kết thúc:
- Cô nhận xét tuyên dương
Lưu ý
Kế hoạch hoạt động học tuần 3
Giáo viên: Vũ Thị Hương Giang– Cao Thị Thủy – Nguyễn Thị Huyền
Thứ 2 ngày 19 tháng 9 năm 2016
Tên hoạt động học
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Phát triển thẩm mỹ
-NDTT:Hát Trường chúng cháu là trường mầm non
- Nghe hát:Ngày đầu tiên đi học
- Trò chơi: Tai ai tinh
 Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả. Thuộc lời bài hát.
- Trẻ biết thể hiện đúng theo giai điệu của bài hát
Kỹ năng:
- Trẻ hát nhịp nhàng, tình cảm theo giai điệu của bài hát.
- Trẻ hát đúng lời.
Thái độ:
- Trẻ thích hát, thích nghe hát và hưởng ứng theo giai điêu của bài hát.
-Bài hát : Trường chúng cháu là trường mầm non, Ngày đầu tiên đi học.
-Một số hình ảnh về trường mầm non.
1. Ôn định tổ chức:
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề : Trường mầm non của bé.
2. Phương pháp ,hình thức tổ chức 
* Dạy hát: Trường chúng cháu là trường mầm non – Phạm Tuyên.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1: Kết hợp cử chỉ điệu bộ.
- Hỏi trẻ tên bài hát tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 2: Giảng giải nội dung bài hát:
Bài hát nói về ngôi trường thân yêu của bé, đến trường bé được học tập, vui chơi, ca hát. Ở trường bé được các cô chăm sóc yêu thương như người mẹ thứ hai của mình. Vì vậy, bé càng yêu trường, yêu lớp hơn.
- Dạy trẻ hát:
+ Cô dạy trẻ hát 2-3 lần . Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
+ Cô cho trẻ luyện tập.
+ Cô cho tổ, nhóm lên hát.
+ Cô cho cá nhân lên hát
- Cả lớp hát lại 1-2 lần. Hỏi lại tên bài hát, tên tác giả, ý nghĩa nội dung bài hát
* Nghe hát: “Ngày đầu tiên đi học”. Tác giả Nguyễn Ngọc Thiện
* Cô giảng giải nội dung bài hát: bài hát nói về ngày đầu tiên đi học của bạn nhỏ. Ngày đầu đi học nên bạn đã thấy bỡ ngỡ, mọi thứ đều xa lạ nên bạn nhỏ đã khóc. Nhưng được mẹ và cô dỗ dành nên bạn nhỏ đã ngoan hơn, thích đi học hơn và yêu trường lớp hơn. Sau này khi lớn lên nghĩ về ngày đầu tiên đi học được mẹ và cô vỗ về, vì thế mà bé càng yêu mẹ, yêu cô hơn. 
 - Lần 1: hỏi trẻ tên bài hát tên tác giả.
- Lần 2: Cô hát có kèm theo điệu bộ minh họa
- Lần 3: Cho trẻ xem video bài hát
* Trò chơi: “ Tai ai tinh’’
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi ( cho trẻ chơi 2-3 lần tùy vào hứng thú của trẻ)
3. Nhận xét kết thúc:
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ. Chuyển hoạt động.
Lưu ý
Thứ 3 ngày 20 tháng 9 năm 2016
Tên hoạt động học
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Phát triển nhận thức
Tìm hiểu về trường mầm non của bé
+ Kiến thức : 
Trẻ có những hiểu biết về trường, lớp, các hoạt động của lớp, các cô giáo, các góc chơi, tên đồ chơi
+Kĩ năng : 
Trẻ biết về công việc của các cô, nhận biết các bạn trong lớp (Tên, đặc điểm, trang phục)
+ Thái độ : 
Trẻ biết quan tâm đến bạn bè, các cô bác trong trường.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý lớp học , chơi đoàn kết với bạn, có ý thức và thích thú với các hoạt động ở lớp.
- Hình ảnh một số hoạt động của cô và trẻ
- Tranh ảnh một số hoạt động của lớp.
- Nhạc bài hát Trường chúng cháu là trường mầm non, Cô và mẹ, Vui đến trường
1 . Ổn định tổ chức :
 - Cô cùng trẻ hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non’’- Phạm Tuyên.
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Trong bài hát nói về điều gì?.
2.Phương pháp, hình thức tổ chức 
- Cho trẻ xem một số hoạt động của các cô, các bạn trong trường mầm non qua hình ảnh
+ Các con vừa được xem những hình ảnh gì?
+Các con thấy các bạn như thế nào?
+ Các con thấy đi học có vui không? Vì sao nhỉ?
+Các con có biết tên trường mình là trường gì?
+ Trường thuộc xã, huyện, thành phố nào?
+Ai có thể kể về trường mình cho cô và các bạn cùng nghe nào?
+ Các con học lớp nào?
+ Ai có thể kể cho cô và cac bạn cùng nghe về lớp mình nào? Lớp con có các cô giáo tên gì? Lớp có bao nhiêu bạn?
+ Các con có biết công việc hằng ngày của các cô là gì không?
+ Tổ của con là tổ mấy? Có những bạn nào? Bao nhiêu bạn trai, bao nhiêu bạn gái?
+ Các bạn của con có gì đặc biệt ? (Cho trẻ nhận xét hình dáng, trang phục của bạn)
- Cô cho trẻ xem hình ảnh một số hoạt động biểu diễn văn nghệ, dạy học, dạy chơi
(Các cô dạy các con hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, Các cô còn chăm sóc các con ăn, ngủ)
- Vậy ai đã nấu cơm cho chúng mình ăn?( Các cô nuôi nấu cơm dẻo, cang ngọt cho các con ăn)
- Ngoài ra trong trường mình còn có những ai?( Các cô hiệu trưởng, hiệu phó, các chú bảo vệ)
- Trong trường mỗi người đếu có một nhiệm vụ khác nhau nhưng ai cũng làm việc để phát triển cho tương lai của cac con. Vì vậy các con phải làm gì để không phụ lòng của cô giáo và các cô bác trong trường?
* Giáo dục trẻ phải biết nghe lời ông bà, bố mẹ cô giáo luôn ngoan ngoãn học giỏi để không phụ lòng của ông bà, bố mẹ cô giáo và của những người luôn yêu quý các con.
* Trò chơi: Biểu diễn văn nghệ.
3. Kết thúc
- Cô tuyên dương động viên trẻ. Chuyển hoạt động.
Lưu ý
Thứ 4 ngày 21 tháng 9 năm 2016
Tên hoạt động học
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Phát triển vận động
VĐCB:Bò thấp chui qua cổng
TCVĐ: Tung bóng 
Kiến thức :
-Trẻ biết cách bò thấp để chui qua cổng.
-Chơi trò chơi tung bóng
Kĩ năng:
- Khi bò bằng bàn tay và cẳng chân để chui qua cổng, không làm đổ cổng.
- Rèn kỹ năng khéo léo, tự tin.
- Biết cách chơi trò chơi tung bóng 
Thái độ :
Trẻ hứng thú tham gia vận động 
Đồ dùng của cô :
- Gậy thể dục, nhạc bài hát :trường cháu đây là trường mầm non , nhạc nền không lời.
Đồ dùng của trẻ:
-Gậy thể dục, 5-6 quả bóng 
1. Ổn định tổ chức :
-Cho trẻ hát bài hát : Vui đến trường 
2.Phương pháp ,hình thức tổ chức 
- Khởi động :
Cho cả lớp làm đoàn tàu đi theo hiệu lệnh của cô ,đi thường 2 vòng ,đi bằng mũi chân 2m ,đi thường ,tàu chạy chậm ,chạy nhanh ,chạy chậm ,về ga.
-Trọng động :
* Bài tập phát triển chung :
+ Động tác tay: hai tay ra trước ,lên cao (4 lần x4 nhịp 
+ Động tác lườn – bụng: đứng cúi về trước (6 lần x 4 nhịp )
-Bước chân trái một bước ,2 tay đưa lên cao ,cúi gập người về phía trước ,tay chạm ngón chân ,đầu gối thẳng 
+ Động tác chân : (4lần x 4 nhịp )
-Đứng co 1 chân trái ,cẳng chân vuông góc với đùi về tư thế cb 
+ Động tác bật : (4 lần x 4 nhịp )
-Bật tại chỗ ,bật chụm tách chân
*Vận động cơ bản : Bò thấp chui qua cổng
+ Cô hướng dẫn cách vận động :
+Cô làm mẫu lần 1:không giải thích 
 +Cô làm mẫu lần 2 : Giải thích vận động.
 Chuẩn bị đứng trước vạch xuất phát 2 tay chống sát sàn, 2 cẳng chân sát sàn. Khi có hiệu lệnh bò, bò bằng bàn tay, cẳng chân, bò theo đường thẳng, mắt nhìn thẳng, bò chui qua cổng không chạm cổng, không làm đổ cổng. 
+Cô làm mẫu lần 

File đính kèm:

  • docxtro chuyen ve ngoi nha be_12180078.docx