Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Tuần 19 - Chủ đề nhánh 4: Một số loại rau

1- Đón trẻ - Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh

2-Hoạt động ngoài trời :

-Quan sát rau cải.

-Trò chơi vận động: Trời nắng, trời mưa.

 -Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ .

3-Hoạt động chung :

 PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG

 -BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG: TẬP VỚI CÀNH LÁ

-VẬN ĐỘNG CƠ BẢN: BÒ THEO ĐƯỜNG THẲNG CÓ MANG VẬT TRÊN LƯNG

 - TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: GÀ VÀO VƯỜN RAU

 I- YÊU CẦU :

*Kiến thức:

-Trẻ tập theo cô nội dung bài “ Tập với cành lá”.

-Trẻ bò thấp, theo đường thẳng, không rơi vật trên lưng. Mắt nhìn thẳng về phía trước, phối hợp chân, tay nhịp nhàng.

- Kết hợp cùng cô, bạn chơi trò chơi vận động “Gà vào vườn rau”

*Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng bò thấp, thăng bằng không rơi vật trên lưng, phối hợp chân, tay nhịp nhàng.

 - Trẻ phản ứng nhanh với tín hiệu khi chơi trò chơi vận động “Gà vào vườn rau”.

*Thái độ:

-Trẻ hào hứng khi tham gia vận động “bò thấp, có mang vật trên lưng”.

-Trẻ thích thú khi chơi trò chơi vận động“Gà vào vườn rau”

 

doc13 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 700 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Tuần 19 - Chủ đề nhánh 4: Một số loại rau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chủ đề nhánh 4: Một số loại rau.
TUẦN 19: (09/01- 13/01/2017)
 Thứ hai ngày 09 tháng 01 năm 2017
Đón trẻ - Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh 
2-Hoạt động ngoài trời :
-Quan sát rau cải.
-Trò chơi vận động: Trời nắng, trời mưa.
 -Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ .
3-Hoạt động chung :
 PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
 -BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG: TẬP VỚI CÀNH LÁ
-VẬN ĐỘNG CƠ BẢN: BÒ THEO ĐƯỜNG THẲNG CÓ MANG VẬT TRÊN LƯNG
 - TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: GÀ VÀO VƯỜN RAU
 I- YÊU CẦU :
*Kiến thức:
-Trẻ tập theo cô nội dung bài “ Tập với cành lá”.
-Trẻ bò thấp, theo đường thẳng, không rơi vật trên lưng. Mắt nhìn thẳng về phía trước, phối hợp chân, tay nhịp nhàng.
- Kết hợp cùng cô, bạn chơi trò chơi vận động “Gà vào vườn rau”
*Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng bò thấp, thăng bằng không rơi vật trên lưng, phối hợp chân, tay nhịp nhàng.
 - Trẻ phản ứng nhanh với tín hiệu khi chơi trò chơi vận động “Gà vào vườn rau”.
*Thái độ:
-Trẻ hào hứng khi tham gia vận động “bò thấp, có mang vật trên lưng”.
-Trẻ thích thú khi chơi trò chơi vận động“Gà vào vườn rau”
II- CHUẨN BỊ :
* Đồ dùng dạy học :
 - Vạch chuẩn. Một số cành lá nhỏ vừa tay trẻ cầm, mỗi trẻ 2 cành để trẻ tập. Vườn rau. Dây căng quanh vườn rau làm hàng rào vườn rau.
-Văn học: Thơ “Chăm rau”
* Nội dung tích hợp :
 - Môi trường xung quanh:Trò chuyện về: một số loại rau trong vườn mà trẻ biết
 III- TIẾN HÀNH
 * Ổn định : Đọc thơ “Chăm rau”
 * Trò chuyện với trẻ về một số loại rau trong vườn mà trẻ biết
 Hoạt động 1: Khởi động :
-Trẻ làm các động tác khởi động : Đi bình thường -chạy chậm -nhanh dần –nhanh –chậm dần – Lấy cành lá- chuyển đội hình thành vòng tròn.
 Hoạt động 2 : Trọng động
A-BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG: TẬP VỚI CÀNH LÁ
-Động tác hô hấp: Trẻ giang tay ra đưa lên xuống, hít mạnh vào và thở ra vài lượt.
 - Động tác 1: Tay
 *Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên hai tay cầm cành lá thả xuôi .
 1- Hai tay đưa thẳng lên cao qua đầu và giơ cành lá lên vẫy vẫy.
 2-Về tư thế chuẩn bị.
 “Tập 4 lần”
 - Động tác 2:Lưng bụng 
 *Tư thế chuẩn bị: Ngồi bệt trên sàn nhà, hai tay cầm hai cành lá giấu sau lưng, hai chân giang hình chữ V.
 1- Cúi người xuống đặt hai cành lá xuống sàn.
 2- Ngẩng lên.
3-Cúi người xuống nhặt hai cành lá.
 4- Ngẩng lên.
 “Tập 2 lần”
 -Động tác 3: Chân 
 *Tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên, hai tay cầm hai cành lá để trên vai, khuỷu tay sang ngang.
1-Ngồi xổm vẫy hai cành lá trước mặt.
2-Về tư thế chuẩn bị .
 “Tập 4 lần”
 B –VẬN ĐỘNG CƠ BẢN: BÒ THEO ĐƯỜNG THẲNG CÓ MANG VẬT TRÊN LƯNG.
- Cô giới thiệu tên bài vận động. Cô yêu cầu cả lớp nhắc lại tên bài.
-Vận động mẫu:
 + lần 1: Cô vận động mẫu không phân tích động tác.
+Lần 2: Cô bò mẫu lại và phân tích động tác: “Cô chuẩn bị ở tư thế bò thấp ngay vạch chuẩn, tay áp sát xuống sàn nhà, đầu ngẩng cao, mắt nhìn thẳng. Cô để bao cát nhỏ trên lưng. Khi bò tay phải cô đưa lên, đồng thời khuỷu chân trái cô đưa lên, tay trái cô đưa lên đồng thời khuỷu chân phải cô đưa lên. Cứ thế cô bò nhịp nhàng kết hợp chân nọ, tay kia, không rơi vật trên lưng. Bò tới đích, đưa tay lên lưng lấy bao cát xuống, đứng lên, bỏ bao cát vào rổ, về chỗ của mình. 
-Mời 2 trẻ lên bò trước. Mỗi trẻ có đường thẳng bò riêng của mình cho cả lớp quan sát.
-Cô chia lớp làm 2 tổ, mời tất cả trẻ đứng lên thực hiện. “Cô sửa sai. Lưu ý tư thế chân và tay nhịp nhàng khi bò.Khuyến khích trẻ nói : “Bò theo đường thẳng có mang vật trên lưng”.Trẻ nối tiếp nhau thực hiện từ 3-4 lần.
- Mời trẻ bò giỏi lên bò lại lần nữa.
 -Hỏi trẻ tên bài vận động?
C- TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: GÀ VÀO VƯỜN RAU
-Giữa sân chơi cô giới hạn một khoảng rộng làm vườn rau, có dây căng xung quanh làm hàng rào, nơi ở của người coi vườn.Phía bên kia- chuồng gà.
Vai người coi vườn và gà mẹ lúc đầu do cô đóng, sau đó trẻ đóng. Còn trẻ khác làm “gà”.
Theo lệnh của gà mẹ: “Các con hãy đi kiếm ăn đi! Gà chui qua rào (Dây chăng cách mặt đất 35-40cm) vào vườn: Chạy, nhảy, kiếm ăn, cục tác, gáy “Người coi vườn” thấy ra đuổi “gà” đi (Vỗ hai tay vào nhau: Ụi! ụi!..). Gà chạy, chui qua rào về chuồng trốn. Người gác vườn đi dạo một vòng, rồi lại về chỗ cũ. 
-Trò chơi lại tiếp tục.
“ Cho trẻ chơi vài lần”
- Hoạt động 3 : Hồi tĩnh : 
 - Trẻ nhẹ nhàng trong phòng tập khoảng 1 phút.
 * Kết thúc : Trẻ nghỉ đi vệ sinh, uống nước. Chuyển hoạt động. 
 4- Hoạt động góc :
 I –Yêu cầu :
 - Trẻ đóng vai cô bán hàng, tập bán một số loại rau.
 - Trẻ tập xếp hàng rào vườn rau theo mẫu cô hướng dẫn.
 - Trẻ giở tranh không rách, tập nhận biết một số loại rau và nói được tên của một số loại rau, củ!
- Trẻ dán tranh rau, củ theo cô hướng dẫn.
 II - Chuẩn bị : 
-Góc phân vai: Chuẩn bị một số loại rau để trẻ bán.
-Góc xây dựng: Chuẩn bị một số khối gạch, gỗ, cây xanh, đủ trẻ hoạt động.
-Góc học tập: Chuẩn bị một số tranh, lô tô có vẽ một số loại rau.
-Góc nghệ thuật: Vở, hình vẽ rau, củ cắt rời để trẻ dán Đủ trẻ hoạt động.
 III –Tiến hành
- Góc phân vai: Của hàng bán một số loại rau.
- Góc xây dựng : xếp hàng rào vườn rau.
- Góc học tập: Xem tranh lô tô vẽ một số loại rau. 
- Góc nghệ thuật: Dán rau, củ.
 *Kết thúc : Cho trẻ tham quan góc khác .
5 - Vệ sinh – Ăn trưa
6- Ngủ trưa 
7 - Vệ sinh – quà xế .
8- Sinh hoạt chiều : 
*Ôn bài cũ: Hát Hoa trường em.
*Làm quen bài mới: Đọc thơ : “Cây bắp cải”.
9 – Nêu gương cuối ngày- Trả trẻ .
-------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Thứ ba ngày 10 tháng 01 năm 2017
Đón trẻ - Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh 
2-Hoạt động ngoài trời :
-Quan sát rau muống.
- Trò chơi vận động :Trời nắng, trời mưa. 
3- Hoạt động chung :
 THƠ
 BẮP CẢI XANH
I YÊU CẦU :
*Kiến thức:
 -Trẻ nói tên bài thơ, đọc thơ, trả lời được một số câu hỏi theo yêu cầu của cô.
 Tập cho trẻ đọc thơ to, rõ ràng.
-Rèn ngôn ngữ trẻ nói rõ ràng, mạch lạc.
*Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nghe và nói cho trẻ. 
*Thái độ:
-Trẻ chú ý nghe cô đọc thơ. Đọc theo cô.
-Trẻ mạnh dạn đứng lên khi nghe cô gọi tên và tập trả lời câu hỏi của cô.
II.CHUẨN BỊ :
* Đồ dùng dạy học :
-Giáo án điện tử.
* Nội dung tích hợp :
 - Môi trường xung quanh : Trò chuyện với trẻ về: Một số loại rau mà trẻ biết
- Giáo dục âm nhạc : hát bài “Chăm rau”. 
 III. TIẾN HÀNH
 * Ổn định : Hát bài : “Chăm rau”.
 * Trò chuyện với trẻ về: Một số loại rau mà trẻ biết
Hoạt động 1: Cô đọc thơ cho trẻ nghe. 
-Cô nói tên bài thơ, đọc diễn cảm bài thơ “Bắp cải xanh”cho trẻ nghe vài lượt” Kèm hình ảnh minh họa.( Giải thích từ khó như: “Xanh mát mát”- - có nghĩa là rau bắp cải xanh một màu xanh nhạt, nhẹ nhàng, không đậm quá. “Lá cải sắp”- Có nghĩa là lá cải xếp sát gần nhau có trật tự).
-Hoạt động 2 : đàm thoại .
“-Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?”
 “Trong bài thơ nói đến bắp gì xanh?” 
 “Bắp cải trong thơ xanh màu gì?” 
 “ Lá gì sắp?”
 “Lá cải sắp làm sao?” 
“Búp cải non nằm ở đâu?” 
 - Cô mời lần lượt các trẻ trả lời . “Yêu cầu trẻ nói được tên bài thơ và trẻ trả lời các câu hỏi theo nội dung bài thơ”.Tập cho trẻ nói rõ ràng, rành mạch, tròn câu, đủ ý.
 -Hoạt động 3 : Trẻ đọc thơ 
- Mời lớp đọc thơ 2-3 lần.
 -Cô mời từng nhóm 3-4 trẻ lên đọc thơ.
 - Mời lần lượt từng trẻ lên đọc thơ. “ Cô sửa khi trẻ đọc thơ sai, luyện tập nói cho những trẻ nói ngọng, đớt. Tập cho trẻ nói đúng rõ ràng.”
- Cả lớp đọc 1-2 lần nữa .
 - Hỏi trẻ tên bài thơ ?
 -Giáo dục trẻ: Giúp người lớn chăm sóc, bảo vệ rau, không giẫm, đạp, vào vườn rau.... Ăn rau rất tốt cho sức khỏe
 * Kết thúc : Trẻ chơi trò chơi : Gà vào vườn rau vài lượt.
 Trẻ nghỉ đi vệ sinh, uống nước..Chuyển hoạt động. 
 4- Hoạt động góc :
Yêu cầu:
 - Trẻ đóng vai cô bán hàng. Sắp xếp rau gọn gàng, bán một số loại rau cho khách hàng. Cô giúp trẻ nhớ tên rau, giá tiền của từng loại rau để trẻ bán hàng cho khách
 -Trẻ biết dùng những viên gạch xếp dựng đứng,cách thưa đều nhau làm hàng rào vườn rau.
 - Trẻ nhận biết và nói đúng tên một số loại rau, màu sắc của rau? Trẻ tìm đúng tranh có vẽ rau theo yêu cầu của cô. 
- Trẻ biết bôi hồ vào mặt trái của tranh vẽ, dán hình rau, củ vào vở.
 *Kết thúc : Cho trẻ tham quan góc khác.
 5 - Vệ sinh – Ăn trưa 
 6- Ngủ trưa .
 7 - Vệ sinh – quà xế .
 8- Sinh hoạt chiều: Giáo dục trẻ : phòng, chống cháy nổ.
.Yêu cầu: Trẻ được vệ sinh thay quần, áo sạch sẽ.
.Tiến hành: 
+Cho trẻ quan sát một số hình ảnh, đồ dùng thực tế ở lớp nếu không cẩn thận sẽ gây tai nạn, thương tích như: Dây, ổ điện, quạt đứng, dao...
- Cô giáo dục trẻ không sờ tay hoặc cầm vật gì cắm vào ổ cắm điện. Không lại gần bếp lửa, không cầm hộp quẹt ga chơi, không ném bất cứ vật gì vào bếp lửaKết thúc hát bài “Bé ngoan”.
 9 – Nêu gương cuối ngày- Trả trẻ .
___________________________________________________________	
 Thứ tư ngày 11 tháng 01 năm 2017
Đón trẻ - Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh .
Hoạt động ngoài trời : 
-Quan sát củ cải đỏ( Củ cà rốt).
- Trò chơi vận động : Mèo đuổi chuột.
 -Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ. 
 3-Hoạt động chung :
HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT
RAU CẢI, CỦ SU HÀO
I. YÊU CẦU :
*Kiến thức: 
-Trẻ nhận biết và nói đúng tên rau cải, su hào và một số bộ phận bên ngoài: Tên rau?.Lá rau?, ?, Bẹ rau? Gốc rau?.Củ rau? Màu sắc của rau, củ? Ích lợi của việc trồng rau, củ?
*Kỹ năng: Trẻ nhận biết và phân biệt được rau cải và su hào, Biết được màu sắc của rau, lá
*Thái độ: Trẻ trả lời được một số câu hỏi của cô. Khi cô cho chơi trò chơi trẻ hào hứng tham gia.
II .CHUẨN BỊ :
 * Đồ dùng dạy học :
*Bài giảng điện tử.
 -Tranh vẽ và tranh lô tô : Rau cải, su hào ...
*Nội dung tích hợp :
-Văn học: Thơ “Chăm rau”
 III. TIẾN HÀNH
 * Ổn định : Thơ “Chăm rau”
 *Trò chuyện với trẻ về một số loại rau mà trẻ biết
 Hoạt động 1: Quan sát xem tranh ảnh “Rau cải, su hào”
 -Cô có rất nhiều tranh vẽ rất đẹp các con nhìn kỹ và xem trong tranh là rau gì nhé?
 -Trẻ quan sát, cô mời trẻ nào xung phong lên chỉ nói tên rau trên màn hình.
Hoạt động 2: Trẻ nhận biết, tập nói. 
 - Mời lần lượt từng trẻ lên nhận biết và tập nói. Yêu cầu trẻ chỉ và nói đúng đó là rau gì? Màu sắc của rau? Bẹ rau? Lá rau? Gốc rau? Rau trồng để làm gì? 
Trẻ chỉ và nói được một số bộ phận của rau trẻ nhìn thấy.VD nhận biết “ Củ su hào”:
+Cô yêu cầu trẻ nhận biết, và chỉ khái quát các phần của củ su hào như: Tên rau?, Màu sắc của rau? Củ rau? Lá rau?...
+Phần chi tiết: Củ rau có dạng hình gì? ( Dạng hình hơi tròn, hoặc ô van) Rau có nhiều lá hay ít lá? Lá rau đâu? Lá rau màu gì? Đây là cái gì? (chỉ cuống rau), Rau trồng để làm gì?..
- Xong cô cất tranh đi đưa tranh rau khác mời trẻ khác lên nhận biết tập nói tương tự như trên.
-Trẻ nào cũng được nhận biết và tập nói. “Cô yêu cầu trẻ nói rõ ràng rành mạch, tròn câu đủ ý.” (Cô có thể dạy trẻ bằng vật thật để trẻ trực quan trực tiếp bằng rau thật thì tốt hơn. )
*So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa rau cải và su hào.
+Giống nhau: Dùng làm rau ăn. Thân mềm, có gốc, lá
+Khác nhau: Rau cải là rau ăn lá, lá và bẹ cải to hơn su hào. Su hào có thân phình to, gọi là củ su hào. Su hào là rau ăn củ 
*Mở rộng kiến thức: Ngoài những rau vừa học cô cho trẻ xem thêm tranh một số rau khác như: Rau ăn lá là rau muống, rau bắp cảiRau ăn củ: Củ khoai tây, cà rốtRau ăn quả: Quả su su, quả mướp, bầu bí
-Trò chơi: Tìm nhanh theo yêu cầu: Trẻ để rổ tranh lô tô trước mặt và tìm nhanh các rau có trong tranh ở rổ.Giơ lên,nói tên rau,để xuống theo yêu cầu của cô.(Cho trẻ chơi vài
lượt)
-Giáo dục trẻ “Ăn rau rất tốt cho sức khỏe, cung cấp nhiều vitamin, phòng chống được một số bệnh về tiêu hóa Giáo dục trẻ phải ăn rau”
 + Đọc thơ: “ Bắp cải xanh ” Trẻ nghỉ.
* Kết thúc : trẻ đi vệ sinh, rửa tay, uống nước. “ khoảng 15 phút”
 4 – Hoạt động góc :
 Yêu cầu :
- Trẻ đóng vai cô bán hàng. Sắp xếp rau gọn gàng, Biết tên rau, số tiền. Khi bán rau cho khách trẻ đưa rau, lấy tiền. Cảm ơn khách. 
- Trẻ biết cầm gạch bằng tay phải, xếp dựng đứng những viên gạch, cách thưa đều nhau làm hàng rào vườn rau. Trẻ xếp thêm đường đi, cổng vườn
 - Trẻ nhận biết và nói đúng tên một số loại rau và màu sắc của rau? Trẻ tìm đúng tranh vẽ rau theo yêu cầu dán tranh lên bảng 
- Trẻ biết bôi hồ vào mặt trái của tranh vẽ, dán hình rau, củ vào vở. Trẻ nói được tên công việc mình làm
 *Kết thúc : Cho trẻ tham quan góc khác
5-Vệ sinh – Ăn trưa .
6- Ngủ trưa .
7-Vệ sinh - Quà xế .
8-Sinh hoạt chiều: 
-Ôn bài cũ: Hát bài Con chim hót trên cành cây. 
- LQBM: Hát “Bầu bí”
9-Nêu gương cuối ngày- Trả trẻ 
 Thứ năm ngày 12 tháng 01 năm 2017
Đón trẻ - Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh 
2-Hoạt động ngoài trời :
-Quan sát đồ chơi ngoài trời: “Quan sát quả cà chua”
- Trò chơi vận động : “ Bóng nắng”
 -Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ .
3- Hoạt động chung 
 GIÁO DỤC ÂM NHẠC :
 - DẠY HÁT: BẮP CẢI XANH
 I- YÊU CẦU :
*Kiến thức:
Trẻ nghe nhạc đoán và nói đúng tên và hát cùng cô bài hát: Bắp cải xanh.
-Trẻ vận động theo nhạc cùng cô bài “Bắp cải xanh”
*Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng cảm thụ âm nhạc ở trẻ.
-Rèn khả năng nhận biết nhịp điệu bài hát, khi cô dạy trẻ hát trẻ làm động tác đánh nhịp tay theo lời bài hát.
*Thái độ:
-Trẻ chú ý nghe cô hướng dẫn.
-Vận động theo nhạc cùng cô bài: “Bắp cải xanh”
II- CHUẨN BỊ :
* Đồ dùng dạy học :
 - Đàn, trống lắc cho cô và trẻ.
 -Nhạc bài : “Bắp cải xanh”
 * Nội dung tích hợp :
-Văn học: Thơ “Chăm rau”
 - Môi trường xung quanh : Trò chuyện về một số loại rau mà trẻ biết
 III- TIẾN HÀNH
 * Ổn định : Đọc thơ “Chăm rau”
 * Trò chuyện với trẻ về một số loại rau mà trẻ biết
 HOẠT ĐỘNG 1: DẠY HÁT “BẮP CẢI XANH”
 - Cô đàn trẻ đoán tên bài hát.
 - Cô hát mẫu cho trẻ nghe :1-2 lần .
 - Mời cả lớp hát lại cùng cô 1-2.
 - Mời từng nhóm nhỏ lên hát .
 -Mời từng cá nhân trẻ lên hát. “Cô sửa sai”
 - Mời lớp hát lại lần nữa .
 - Hỏi trẻ tên bài hát ?
*Giáo dục trẻ “ Bảo vệ và chăm sóc rau, củ, quả!Lợi ích của rau, củ, quả..?
 HOẠT ĐỘNG 3: VẬN ĐỘNG THEO NHẠC “BẮP CẢI XANH ”
 - Cô hướng dẫn cách vận động theo nhạc .
 - Cô và trẻ vận động theo nhạc 2-3 lần .
 * Kết thúc : Trẻ đi vệ sinh ,uống nước. “khoảng 15 phút”.
 4- Hoạt động góc:
Yêu cầu:
- Trẻ sắp xếp rau gọn gàng, biết tên rau, số tiền từng loại rau.Biết mời khách mua hàng Khi bán hàng cho khách trẻ đưa rau, lấy tiền. Cảm ơn khách. Trẻ trả lời được một số câu hỏi của cô theo nội dung hoạt động.
- Trẻ biết cầm gạch bằng tay phải, xếp dựng đứng những viên gạch, cách thưa đều nhau làm hàng rào vườn rau. Trẻ xếp thêm đường đi, cổng vườn, trồng thêm cây xanh, hoa.Trẻ trả lời được một số câu hỏi của cô theo nội dung công việc mình làm
 - Trẻ nói đúng tên một số loại rau và màu sắc của rau? Trẻ tìm đúng tranh, dán tranh lên bảng theo yêu cầu. Trả lời được các câu hỏi về nội dung trẻ đang hoạt động.
- Trẻ biết bôi hồ vào mặt trái của tranh vẽ, dán hình rau, củ vào vở. Trẻ nói được tên công việc mình làm
 *Kết thúc : Cho trẻ tham quan góc khác.
5-Vệ sinh – Ăn trưa .
 6- Ngủ trưa .
 7 - Vệ sinh – quà xế .
 8- Sinh hoạt chiều: 
-Ôn bài cũ: Quan sát, nhận biết tên một số loại rau, Củ. Quả...
-Làm quen bài mới: Hát bài Chăm rau.
 9 – Nêu gương cuối ngày- Trả trẻ.
Thứ sáu ngày 13 tháng 01 năm 2017
1-Đón trẻ - Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh 
2-Hoạt động ngoài trời :
-Quan sát cây đậu bắp.
- Trò chơi vận động :Bóng tròn to.
- Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ .
Hoạt động chung :
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
 -BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG: TẬP VỚI CÀNH LÁ
-VẬN ĐỘNG CƠ BẢN: BÒ THEO ĐƯỜNG THẲNG CÓ MANG VẬT TRÊN LƯNG
 - TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: GÀ VÀO VƯỜN RAU
 I- YÊU CẦU :
*Kiến thức:
-Trẻ tập thành thạo bài “ Tập với cành lá”
-Trẻ bò thấp, theo đường thẳng, không rơi vật trên lưng. Mắt nhìn thẳng về phía trước, phối hợp chân, tay nhịp nhàng.
- Kết hợp cùng cô, bạn chơi trò chơi vận động “Gà vào vườn rau”
*Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng bò thấp, biết bò thăng bằng không rơi vật trên lưng, phối hợp chân, tay nhịp nhàng.
 - Trẻ phản ứng nhanh với tín hiệu khi chơi trò chơi vận động “Gà vào vườn rau”.
*Thái độ:
-Trẻ hào hứng khi tham gia vận động “bò thấp, có mang vật trên lưng”.
-Trẻ thích thú khi chơi trò chơi vận động“Gà vào vườn rau”.
II- CHUẨN BỊ :
* Đồ dùng dạy học :
 - Vạch chuẩn. Một số cành lá nhỏ vừa tay trẻ cầm, mỗi trẻ 2 cành để trẻ tập.
Bao cát đủ trẻ hoạt động. Vườn rau. Dây căng làm hàng rào vườn rau.
-Văn học: Thơ “Bắp cải xanh”
* Nội dung tích hợp :
 - Môi trường xung quanh:Trò chuyện về: một số loại rau trong vườn mà trẻ biết
 III- TIẾN HÀNH
 * Ổn định : Đọc thơ “ Bắp cải xanh”
 * Trò chuyện với trẻ về một số loại rau trong vườn mà trẻ biết
 Hoạt động 1: Khởi động :
-Trẻ làm các động tác khởi động : Đi bình thường -chạy chậm -nhanh dần –nhanh –chậm dần – Lấy cành lá- chuyển đội hình thành vòng tròn.
 Hoạt động 2 : Trọng động
A-BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG: TẬP VỚI CÀNH LÁ
-Động tác hô hấp: Trẻ giang tay ra đưa lên xuống, hít mạnh vào và thở ra vài lượt.
 - Động tác 1: Tay
 *Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên hai tay cầm cành lá thả xuôi .
 1- Hai tay đưa thẳng lên cao qua đầu và giơ cành lá lên vẫy vẫy.
 2-Về tư thế chuẩn bị.
 “Tập 4 lần”
 - Động tác 2:Lưng bụng 
 *Tư thế chuẩn bị: Ngồi bệt trên sàn nhà, hai tay cầm hai cành lá giấu sau lưng, hai chân giang hình chữ V.
 1- Cúi người xuống đặt hai cành lá xuống sàn.
 2- Ngẩng lên.
3-Cúi người xuống nhặt hai cành lá.
 4- Ngẩng lên.
 “Tập 2 lần”
 -Động tác 3: Chân 
 *Tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên, hai tay cầm hai cành lá để trên vai, khuỷu tay sang ngang.
1-Ngồi xổm vẫy hai cành lá trước mặt.
2-Về tư thế chuẩn bị .
 “Tập 4 lần”
B-VẬN ĐỘNG CƠ BẢN: BÒ THEO ĐƯỜNG THẲNG CÓ MANG VẬT TRÊN LƯNG
 - Cô gợi ý trẻ nhớ tên bài vận động. Cô yêu cầu cả lớp nhắc lại tên bài.
-Vận động mẫu:
 + lần 1: Cô mời trẻ vận động giỏi lên vận động cho cả lớp xem.
+Lần 2: Cô thực hiện mẫu và phân tích động tác: “Chuẩn bị ở tư thế bò thấp ngay vạch chuẩn, tay áp sát xuống sàn nhà, đầu ngẩng cao, mắt nhìn thẳng. Để bao cát nhỏ trên lưng. Khi bò tay phải đưa lên, đồng thời khuỷu chân trái đưa lên, tay trái đưa lên đồng thời khuỷu chân phải đưa lên. Cứ thế bò nhịp nhàng kết hợp chân nọ, tay kia, không rơi vật trên lưng. Bò tới đích, đưa tay lên lưng lấy bao cát xuống, đứng lên, bỏ bao cát vào rổ, về chỗ của mình. 
-Cô chia làm hai đội. Mỗi đội có đường thẳng bò riêng của mình.
-Mời hai trẻ thực hiện trong hai đường thẳng khác nhau. (Lớp quan sát.)
-Lần lượt trẻ nối tiếp nhau lên thi bò với đội bạn. ( Đội nào thắng tặng một quả bóng nhỏ). (Trẻ thực hiện mỗi đội 2 – 3 lần.)
-Đội nào có bạn thực hiện chưa đạt cô mời lên vận động lại. “Cô sửa sai. Lưu ý tư thế chân và tay nhịp nhàng khi bò.Khuyến khích trẻ nói : “Bò theo đường thẳng có mang vật trên lưng”.
- Mời trẻ bò giỏi lên bò lại lần nữa. “ Cho trẻ đếm bóng xem đội nào thắng, khen trẻ. Động viên đội chưa đạt lần sau cố gắng.”
-Hỏi trẻ tên bài vận động?
C- TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: GÀ VÀO VƯỜN RAU
-Giữa sân chơi cô giới hạn một khoảng rộng làm vườn rau, có dây căng xung quanh làm hàng rào, nơi ở của người coi vườn.Phía bên kia- chuồng gà.
-Vai người coi vườn và vai gà mẹ do trẻ đóng. Còn trẻ khác làm “gà”.
-Theo lệnh của gà mẹ: “Các con hãy đi kiếm ăn đi! Gà chui qua rào (Dây chăng cách mặt đất 35cm) vào vườn: Chạy, nhảy, kiếm ăn, cục tác, gáy “Người coi vườn” thấy ra đuổi “gà” đi (Vỗ hai tay vào nhau: Ụi! ụi!..). Gà chạy, chui qua rào về chuồng trốn. Người gác vườn đi dạo một vòng, rồi lại về chỗ cũ. 
-Trò chơi lại tiếp tục.
“ Cho trẻ chơi vài lần”
- Hoạt động 3 : Hồi tĩnh : 
 - Trẻ nhẹ nhàng trong phòng tập khoảng 1 phút.
 * Kết thúc : Trẻ nghỉ đi vệ sinh, uống nước. Chuyển hoạt động. 
 4- Hoạt động góc 
- Trẻ sắp xếp rau gọn gàng, biết tên rau, số tiền từng loại rau.Biết mời khách mua rau. Khi bán rau cho khách trẻ đưa rau, lấy tiền. Cảm ơn khách. Trẻ trả lời được một số câu hỏi của cô rõ ràng rành mạch hơn.
- Trẻ biết cầm gạch bằng tay phải, xếp dựng đứng những viên gạch, cách thưa đều nhau làm hàng rào vườn rau. Trẻ xếp thêm đường đi, cổng vườn, trồng thêm cây xanh. Xếp thêm ghế đá dưới gốc cây xanh.Trẻ trả lời được một số câu hỏi của cô theo nội dung công việc mình làm
 - Trẻ biết giở tranh không làm rách tranh. Nói đúng tên một số loại rau và màu sắc của rau trong tranh? Trẻ tìm đúng rau vẽ trong tranh, dán tranh lên bảng

File đính kèm:

  • docT4 CVNBHĐẸP.doc
Giáo Án Liên Quan