Kế hoạch tuần IV lớp lá - Một số nghề quen thuộc

Cô đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ , tự cất dép, cất ba lô, cho trẻ chơi theo nhóm.

( Luyện tập và thực hành kỹ năng: Cất balo, cất giày dép)

* Thứ 2, 4, 6 :Tập thể dục theo nhạc ( Trẻ tập theo cô đúng nhạc, động tác mạnh mẽ, dứt khoát)

* Thứ 3, 5 Tập thể dục theo trống

- Khởi động: cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiể chân, chạy thay đổi tốc độ

+ Hô hấp : Gà gáy

+ Tay : Hai tay đưa ra trước, lên cao

+ Chân: Tay chống hông, nhấc cao chân

+ Bụng: Cúi gập người

+ Bật: Bật chụm tách chân

 

doc18 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 920 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch tuần IV lớp lá - Một số nghề quen thuộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN IV: MỘT SỐ NGHỀ QUEN THUỘC
( Từ ngày 7/12/2015 đến ngày 11/12/2015 )
Giáo viên thực hiện: Ca 1: Nguyễn Thị Ngọc - Ca 2 : .Nguyễn Thu Hà
Thời gian
HĐ
THỨ HAI
THỨ BA
THỨ TƯ
THỨ NĂM
THỨ SÁU
ĐÓN TRẺ
THỂ DỤC SÁNG
- Cô đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ , tự cất dép, cất ba lô, cho trẻ chơi theo nhóm.
( Luyện tập và thực hành kỹ năng: Cất balo, cất giày dép)
* Thứ 2, 4, 6 :Tập thể dục theo nhạc ( Trẻ tập theo cô đúng nhạc, động tác mạnh mẽ, dứt khoát)
* Thứ 3, 5 Tập thể dục theo trống
- Khởi động: cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiể chân, chạy thay đổi tốc độ
+ Hô hấp : Gà gáy
+ Tay : Hai tay đưa ra trước, lên cao
+ Chân: Tay chống hông, nhấc cao chân
+ Bụng: Cúi gập người
+ Bật: Bật chụm tách chân
TRÒ CHUYỆN
- Cô và trẻ cùng nhau trò truyện về 1 số nghề phổ biến, quen thuộc với trẻ
HOẠT ĐỘNG HỌC
Văn học:
Truyện :
“ Những chiếc áo ấm”
Toán
Nhận biết, phân biệt khối vuông, chữ nhật
CS 107: ChØ ra ®­îc khèi vu«ng, khèi ch÷ nhËt
Thể dục
- Đi nối gót bàn chân tiến lùi
- Chuyền bóng
LQCC:
i – t - c
MTXQ:
Tìm hiểu về nghề làm bánh mỳ
Tạo hình
Vẽ chân dung bác sỹ
Âm Nhạc
- Dạy hát : Ước mơ của em
- Nghe : Cây bút chì màu
- TCÂN : Tai ai tinh
Luyện tập kỹ năng: Bê ghế, đứng lên ngồi xuống ghế với các hoạt động sử dụng ghế
HOẠT ĐỘNG GÓC
 * Góc bán hàng
* Góc xây dựng
*Góc văn học
*Góc tạo hình
* Góc âm nhạc
 - Cửa hàng bán đồ dùng , dụng cụ và sản phẩm của 1 số nghề quen thuộc với trẻ
- Xây dựng nhà máy dệt
- Làm sách về các nghề
- Đọc sách và tập kể chuyện những câu chuyện, bài thơ trong chủ đề nghề nghiệp
CS 102: Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm 1 sản phẩm đơn giản.
- Cắt dán hình ảnh các nghề, vẽ chân dung bác sỹ 
 - Biểu diễn các bài hát trong chủ đề nghề nghiệp 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Quan sát thời tiết
- TCVĐ: Cáo và thỏ
- Chơi tự do
- Quan sát thí nghiệm trồng cây có ánh sáng
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột
- Chơi tự do
- CS 113: Quan sát công cụ trong nghề bác sỹ
- TCVĐ: Rồng rắn lên mây
- Chơi tự do
- Quan sát nơi làm việc của cô cấp dưỡng
- TCVĐ: cướp cờ
- Chơi tự do
- Chăm sóc góc thiên nhiên
- TCVĐ: Bánh xe quay
- Chơi tự do
Luyện kĩ năng: Cất giầy dép, đi cầu thang
HOẠT ĐỘNG 
ĂN NGỦ
Luyện tập kỹ năng chuẩn bị giờ ăn: Cách bê khay và chia bát cơm cho bạn cùng bàn, vệ sinh bàn ăn, bê ghế, đứng lên ngồi xuống ghế, xúc miệng, đóng mở cửa, lấy và cất gối, gập chăn chiếu sau khi ngủ dậy
VẬN ĐỘNG
 SAU NGỦ
Vận động sau khi ngủ dậy: cô giáo em, cháu thương chú bộ đội
HOẠT ĐỘNG C HIỀU
- Vẽ nghề bé thích, thể hiện ý tưởng bản thân thông qua HĐ ( CS119)
- Chơi với đồ chơi
- Hát các bài hát về chủ đề nghề nghiệp
- chơi với đồ chơi
- Làm bài tập toán 
- Chơi với đồ chơi
- Hoạt động lao động: giúp cô vệ sinh lớp học
 ( quét rác trên sàn)
- Chơi với đồ chơi
- Văn nghệ cuối tuần
- Nhận xét nêu gương bé ngoan
- Chơi với đồ chơi
THỜI GIAN
TÊN HĐ
MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Thứ 2:
(7/12/2015)
VĂN HỌC
 Truyện:
“ Những chiếc áo ấm”
* Kiến thức :
- Trẻ nhớ tên truyện: “ Những chiếc áo ấm” và tên nhân vật trong truyện
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện
* Kỹ năng :
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc .
* Thái độ:
- Giáo dục trẻ phải biết chăm chỉ lao động
- Trẻ biết yêu thương, đoàn kết với nhau
- Giáo án Powerpint truyện “ Những chiếc áo ấm”
- Nhạc các bài hát “ Cháu yêu cô chú công nhân”
- Máy tính
1 . Ổn định tổ chức, gây hứng thú :
- Cô và trẻ xúm xít bên nhau cùng hát bài : “ Cháu yêu cô chú công nhân”
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về bài hát 
2. Nội dung :
*Hoạt động 1: Giới thiệu – Đọc mẫu 
- Cô giới thiệu tên truyện “ Những chiếc áo ấm”
- Cô kể lần 1 ( Kết hợp cử chỉ, điệu bộ) : 
+ Cô vừa đọc cho chúng mình nghe câu chuyện gì?
+ Trong truyện có những ai ?
- Cô đọc lần 2: kết hợp xem tranh trên máy vi tính
*Hoạt động 2: Đàm thoại trích dẫn:
- Chúng mình vừa được nghe câu chuyện gì?
- Chuyện gì đã xảy ra với bạn Thỏ?
- Bạn Thỏ đã gặp ai? Bạn Nhím giúp bạn Thỏ làm việc gì ?
- Nhím đã nói gì với Thỏ?
- Chuyện gì đã xảy ra tiếp theo?
- Chị tằm đã giúp gì cho Thỏ? Có chỉ rồi thì Thỏ đã may được áo chưa ?
- Thỏ và Nhím lại tiếp tục phải làm gì?
- Bọ ngựa đã giúp bạn Thỏ như thế nào?
- Và hai bạn lại đi gặp ai?
- Cuối cùng bạn Thỏ có may được áo không?
- Qua câu chuyện vừa rồi chúng mình học được điều gì?
* Giáo dục: Chúng mình phải biết yêu thương, đoàn kết với nhau, cùng chung sức làm việc sẽ đạt hiệu quả cao hơn
*Hoạt động 3: Cô kể lần 3( Kết hợp xem video)
3. Kết thúc : 
- Nhận xét tuyên dương trẻ .
THỜI GIAN
TÊN HĐ
MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Thứ3 (8/12/2015)
TOÁN
Nhận biết, phân biệt khối vuông, chữ nhật
* Kiến thức :
- Trẻ biết nhận biết, phân biệt khối vuông và khối chữ nhật qua đặc điểm , hình dáng của khối đó
- Trẻ biết 1 số đồ dung đồ chơi có dạng khối vuông, khối chữ nhật
 * Kỹ năng :
- So sánh, phân biệt khối vuông, khối chữ nhật
- Trẻ có kĩ năng dán các hình cho trùng khít
* Thái độ :
- Trẻ hứng thú tham gia tiết học
- Ý thức kỉ luật trong giờ học
-Nhạc bài hát: “ Cô giáo em”
- Các khối vuông, khối chữ nhật ( đủ cho số trẻ)
- Khối vuông, khối chữ nhật của cô
1 . Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
- Cô cho trẻ hát bài : “ Cô giáo em”
- Trò chuyện về nội dung bài hát
2.Nội dung :
* Hoạt động 1: Nhận biết, gọi tên khối
- Cô gọi tên khối nào thì trẻ tìm và giơ khối đó lên
- Cô giơ khối nào lên thì trẻ gọi tên khối đó lên
( Cô quan sát, kiểm tra trẻ . Trẻ nào sai cô lưu ý sửa sai cho trẻ)
* Hoạt động 2: Dạy trẻ nhận biết, phân biệt khối vuông và khối chữ nhật:
- Cho trẻ về lấy rổ đồ chơi của mình và hỏi trẻ trong rổ của các con có gì?
- Cho trẻ lấy khối vuông: 
Cho trẻ quan sát, sờ khối vuông và nhận xét:
+ Ai có nhận xét gì về khối vuông?
+ Khối vuông có các mặt đều là hình gi?
+ Có mấy mặt? ( trẻ đếm)
+ Cho trẻ sờ đường bao và lăn thử?
+ Khi lăn khối vuông các con thấy thế nào?
-> Cô kết luận : “ Khối vuông gồm có 6 mặt đều là hình vuông, các mặt đều bằng nhau, có thể xếp chồng lên nhau”
- Khối chữ nhật:
 Trẻ quan sát khối chữ nhật và nhận xét:
( Thao tác tương tự như khối vuông )
-Cô kết luận : “ Khối chữ nhật gồm có 6 mặt đều là hình chữ nhật, các mặt không bằng nhau, có thể xếp chồng lên nhau
- So sánh khối vuông với khối chữ nhật:
+ Điểm giống: 2 khối đều có 6 mặt, các mặt của khối vuông và khối chữ nhậtđều là mặt phẳng, đều không lăn được và có thể xếp chồng lên nhau
+ Điểm khác: Khối vuông có 6 mặt đều là hình vuông, khối chữ nhật có 6 mặt đều là hình chữ nhật (Ngoài thực tế vẫn có khối chữ nhật có 2 mặt là hình vuông: hộp đựng kem đánh răng)
* Hoạt động 3: Trò chơi củng cố:
- Trò chơi 1: Ai nhanh nhất
+ Cô gọi tên khối nào thì trẻ giơ khối đó lên
+ Cô giơ khối nào lên thì trẻ nói tên và đặc điểm của khối đó
-Trò chơi 2: Chiếc hộp kì diệu:
+ Cô chuẩn bị 1 chiếc hộp kín đựng các khối ( vuông, trụ, cầu, chữ nhật)
+ Cô cho trẻ lên sờ và tìm khối theo yêu cầu của cô
3 Kết thúc : 
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
THỜI GIAN
TÊN HĐ
MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Thứ 3
(8/12/2015)
THỂ DỤC
- Đi nối gót bàn chân tiến lùi
- TC: Chuyền bóng
* Kiến thức:
- Trẻ biết thế nào là đi nối gót bàn chân tiến lùi
- Trẻ biết cách chuyền bóng
* Kỹ năng:
- Trẻ có kĩ năng đi nối goat tiên lùi
- Trẻ biết phối hợp với bạn để chuyền bóng không bị rơi xuống sàn
* Thái độ:
-Trẻ hào hứng tham gia cùng các bạn và cô
- Sân rộng, thoáng mát, sạch đẹp
- Bóng 2 quả
- Nhạc bài hát “ Chú bộ đội”
1.Ổn định tổ chức, gây hứng thú: 
- Cho trẻ hát bài hát “ Chú bộ đội”
2. Nội dung : 
*Hoạt động 1 :Khởi động 
Cho trẻ đi thành vòng tròn đi các kiểu chân, đi thường, đi kiễng gót, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường về đội hình 4 hàng dọc .
*Hoạt động 2 : Trọng động 
a) BT phát triển chung :
+ Động tác tay (2 lần /8 nhịp):Hai tay đưa trước, lên cao
+ Động tác chân (4lần /8 nhịp ): Đưa trước, khuỵu gối (NM)
+ Động tác bụng (2 lần /8 nhịp ):Cúi gập người về phía trước 
+ Động tác bật : Bật tách chụm chân
b) Vận động cơ bản : “ Nhảy từ trên cao xuống”
+ Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích.
+ Lần 2: Cô thực hiện, kết hợp giải thích.
Tư thế chuẩn bị: hai tay chống hông ( dang 2 tay sang ngang ) để giữ thăng bằng.Sau đó chuyển đứng chân trước, chân sau. Mũi bàn chân sau sát gót bàn chân trước. Khi có hiệu lệnh “ Đi” cô đi từng bước về phía trước,2 bàn chân luôn đặt thẳng nhau theo hàng dọc, mũi bàn chân sau sát gót bàn chân trước.Khi “tiến” thì bàn chân trước bước trước rồi thu chân sau lên và khi “lùi” thì chân sau bước lùi trước rồi thu chân trước về sát gót chân sau. Cứ như thế cho hết đoạn đường nhé
- Cô gọi 2 trẻ khá làm thử (cả lớp quan sát, nhận xét)
- Cô cho cả lớp tập ( cô chú ý quan sát , nhận xét)
- Cô cho cả lớp tập dưới hình thức thi đua
c)Trò chơi vận động: Chuyền bóng
Cô chia lớp thành 2 đội, bạn đầu tiên cầm bóng đưa bóng lên đầu rồi chuyền cho bạn đằng sau cứ như thế chuyền bóng cho bạn cuối cùng. Sau đó bạn đứng cuối chạy lên đầu rồi chuyền bóng qua chân cho bạn đằng sau cứ như vậy cho đến hết. Đội nào chuyền nhanh thì đội đó dành chiến thắng.
- Cho trẻ chơi 3- 4 lần.
*Hoạt động 3 : Hồi tĩnh 
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng vòng quanh lớp 
3. Kết thúc : 
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ .
THỜI GIAN
TÊN HĐ
MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Thứ 4:
(9/12/2015)
Làm quen chữ cái
i – t - c
* Kiến thức :
- Trẻ nhận biết được chữ cái I, t, c qua đặc điểm và tên gọi
- Trẻ biết cách phát âm đúng âm của chữ cái i – t – c
- Nhận ra chữ cái i - t – c có trong chữ chọn vẹn
* Kỹ năng :
- Luyện kĩ năng nhận biết và phát âm đúng chữ cái : 
i – t – c
- Trẻ so sanh phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa các chữ cái
- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc
* Thái độ:
- Hứng thú tham gia hoạt động
_ Giáo án powerpint chữ cái 
 i – t – c
- Thẻ chữ cái
- Máy tính
1 . Ổn định tổ chức, gây hứng thú :
- Cô cho trẻ đọc bài thơ: “ Bé làm bao nhiêu nghề”
2. Nội dung :
 *Hoạt động 1: Cô cho trẻ làm quen với chữ cái: i – t – c
- Cô cho trẻ làm quen với chữ i:
+ Cô giới thiệu tranh và từ “ Bác sĩ”
+ Đọc từ dưới tranh
+ cô giới thiệu chữ i, phát âm mẫu. 
Cho trẻ đọc theo lớp, tổ, cá nhân
Phân tích cấu tạo chữ: chữ i gồm 2 nét: 1 nét thẳng và 1 dấu chấm ở trên đầu nét thẳng
+ Cô giới thiệu chữ i in hoa, in thường, viết thường
- Tương tự cô cho làm quen với chữ cái 
t- c 
* Hoạt động 2: So sánh i – t – c
- i – t – c có điểm gì khác nhau ?
- Khác nhau: chữ i có 1 nét thẳng và dấu chấm trên đầu nét thằng, chữ t có 1 nét sổ thẳng , 1 nét ngang nằm trên nét thẳng, chữ c có 1 nét cong tròn hở phải
* Hoạt động 3: Trò chơi củng cố
- Trò chơi 1: Ai nhanh nhất:
+ Cô nói tên trò chơi, cách chơi: Cô nói tên chữ hoặc đặc điểm cấu tạo của nét chữ, trẻ tìm và giơ nhanh chữ cái đó lên và ngược lại
-Trò chơi 2: tìm chữ:
+ Chia lớp thành 2 đội, nhiệm vụ là phải tìm chữ cái I, t, c trong các từ chọn vẹn và gắn lên bảng. Thời gian kết thúc đội nào gắn được nhiều, đội đó sẽ chiến thắng
3. Kết thúc : 
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ .
THỜI GIAN
TÊN HĐ
MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Thứ 4:
(9/12/2015)
MTXQ
Tìm hiểu về nghề làm bánh mỳ
* Kiến thức :
- Trẻ biết một số đặc điểm cơ bản về nghề làm bánh mỳ: nơi làm việc, dụng cụ làm việc, quy trình và sản phẩm của nghề làm bánh mỳ
* Kỹ năng :
- Phát triển khả năng quan sát, chú ý, diễn đạt đủ câu, đủ ý
* Thái độ:
- Trẻ hứng thu tham gia tiết học
- Biết trân trọng yêu quý sản phẩm của nghề làm bánh mỳ
-Video về công về công việc của các bác thợ làm bánh mỳ
- Dụng cụ, sản phẩm của nghề làm bánh mỳ
- Nhạc chơi trò chơi
1 . Ổn định tổ chức, gây hứng thú :
Cô và trẻ cùng nhau hát bài hát : Thợ làm bánh 
* Hôm nay chúng mình cùng với cô tìm hiểu về công việc của bác thợ làm bánh mỳ nhé !
2. Nội dung :
 *Hoạt động 1: Xem video về công việc của các bác thợ làm bánh mỳ
* Hoạt động 2: Đàm thoại:
- Chúng mình vừa xem đoạn video nói về ai?
- Các bác thợ làm bánh mỳ làm việc ở đâu?
- Công việc hàng ngày của các bác là gì ? 
- Để có thể làm ra những chiếc bánh mỳ thơm ngon thì các bác cần có những dụng cụ gì ?
- Các bác thợ bánh mỳ thì làm ra những sản phẩm gì?
- Quan sát quy trình để làm ra 1 chiếc bánh mỳ?
- Chúng mình có muốn trở thành những bác thợ làm bánh mỳ làm ra những chiếc bánh mỳ thơm ngon không?
- Vậy chúng mình phải làm gì?
* Giáo dục trẻ: để có thể làm ra được những chiếc bánh mỳ thơm ngon thì các bác thợ bánh mỳ rất vất vả, từ khâu chọn bột đến khâu nướng bánh vì vậy khi ăn bánh các con phải ăn hết và không vứt bừa bãi
* Hoạt động 3: Trò chơi củng cố
- Chọn dụng cụ và sản phẩm nghề làm bánh mỳ
- Cách chơi:Cô chia lớp mình ra làm 2 đội, nhiệm vụ của chúng mình là tìm những dụng cụ và sản phẩm của nghề bánh mỳ găn lên bảng. Đội nào gắn đúng và nhiều hơn đội đó sẽ giành chiến thắng, thời gian là 1 bản nhạc
3. Kết thúc : 
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ .
THỜI GIAN
TÊN HĐ
MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Thứ 5
(10/12/2015)
TẠO HÌNH
Vẽ chân dung bác sỹ
* Kiến thức:
- Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật của bác sỹ: mái tóc, nét mặt, trang phục
* Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ các kĩ năng vẽ nét cong tròn, cong tròn khép kín, nét xiên, cách chọn màu sắc hài hòa tươi sáng
* Thái độ:
-Trẻ hứng thú tham gia tiết học
- Biết quý trọng , giữ gìn các sản phẩm của mình và bạn
- Tranh mẫu
- Giá treo sản phẩm
- Vở vẽ
- Bút màu
1.Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “ Bé làm bác sỹ”
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ
2. Nội dung : 
*Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét tranh mẫu của cô:
- Các con đoán xem cô có bức tranh về ai đây?
- Chúng mình có nhận xét gì về bức tranh bác sỹ của cô ?
- Cô vẽ chân dung bác sỹ với những đặc điểm gì? ( Khuôn mặt, trang phục)
- Cô vẽ bằng những nét gì? ( Nét con tròn khép kín, nét thẳng)
- Cô tô màu bức tranh vẽ bác sỹ như thế nào? ( Vì là vẽ bác sỹ nên cô tô mũ và áo của bác màu trắng) 
- Khi vẽ chân dung cô phải đặt tờ giấy như thế nào
 *Hoạt động 2: Cô vẽ mẫu:
* Hoạt động 2: Cô hướng dẫn trẻ vẽ chân dung bác sĩ
- Lần 1: Cô vẽ mẫu không giải thích
- Lần 2: Cô vừa vẽ vừa giải thích:
- Để vẽ được chân dung bác sĩ cô giáo cầm phấn bằng tay nào bằng mấy đầu ngón tay? 
- Cô cần phấn bằng tay phải bằng 3 đầu ngón tay ngón trỏ ngón giữa và ngón cái.
- Đầu tiên cô sẽ về khuôn mặt cô là 1 hình tròn. Tiếp đến là cô vẽ 2 tai, 2 mắt nhỏ tròn có màu đen, miệng, mũi,
- Sau đó cô sẽ vẽ 2 đường thẳng nhỏ làm cổ, tiếp đến cô vẽ đến phần vai là 2 đường cong. 
Cuối cùng cô sẽ trang trí cho phần cổ áo cho đẹp, mũ bác sĩ có hình chữ thập và cô tô màu
- Cô cho trẻ vẽ trên không
- Để bức tranh thêm đẹp thì chung mình phải làm gì ( tô màu)
- Cho trẻ tập vẽ trên không
*Hoạt động 3 :Trẻ thực hiện 
- Cô quan sát trẻ thực hiện, nhắc trẻ cách cầm bút tay nào. Sắp xếp bố cục hợp lý, tô màu, phối màu cho bức tranh đẹp. 
*Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm
- Cô cho trẻ mang tranh lên treo và quan sát 1-2 phút
- Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm
+ Con thích bài của bạn nào nhất? Vì sao?
+ Vì sao con thích? Con sẽ đặt tên cho bài này là gì?
3.Kết thúc: - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
THỜI GIAN
TÊN HĐ
MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
Thứ 6
(11/12/2015)
ÂM NHẠC
- DH:Ước mơ của em
- NH: Cây bút chì
-TC: Tai ai tinh
* Kiến thức :
- Trẻ nhớ tên bài hát và tên tác giả,hiểu nội dung bài hát “ Ước mơ của em”.
- Trẻ nhớ được luật chơi, cách chơi trò chơi.
- Hiểu nội dung bài hát 
* Kỹ năng :
Trẻ hát đúng nhạc và đúng lời bài hát .
- Cảm nhận được giai điệu , tình cảm của bài hát .
* Thái độ :
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động 
Đàn, băng đĩa nhạc.
Xắc xô
1.Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề”
- Chúng mình vừa đọc bài thơ gì?
- Chúng mình ước mơ làm nghề gì?
* Hôm nay cô sẽ dạy chúng mình bài hát “ Ước mơ của em nhé”
2.Nội dung :
*Hoạt động 1: Dạy hát : “ Ước mơ của em”.
- Cô giới thiệu tên bài hát ,tên tác giả
- Cô hát lần 1 
+ Cô vừa hát bài hát gì ?do ai sáng tác ?
- Cô hát lần 2
+ Các con thấy giai điệu của bài hát này như thế nào?
+Chúng mình có ước mơ gì ? Và chúng mình phải làm gì để thực hiện ước mơ đấy?
-> GD: Các con ạ, ai cũng có ước mơ và hoài bão vì vậy chúng mình phải chăm ngoan, học that giỏi để thực hiện ước mơ của mình nhé !
- Cô dạy trẻ hát 3-4 lần ( trong quá trình trẻ hát cô chú ý quan sát và sửa sai cho trẻ )
- Cô hướng trẻ hát bài hát phải thể hiện được cảm xúc của bài hát
- Cô cho hát theo tổ nhóm ,cá nhân lên hát 
*Hoạt động 2: Nghe hát :” Cây bút chì”.
- Cô hát cho trẻ nghe 1 lần
 Cô giới thiệu tên bài hát , tên tác giả ?
- Hỏi trẻ giai điệu của bài hát
- Giảng giải nội dung bài hát 
- Cho trẻ nghe đĩa hình bài hát ,khuyến khích trẻ hát theo.
*Hoạt động 3: Trò chơi : Tai ai tinh
- Cô nêu luật chơi, cách chơi 
- Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần 
3. Kết thúc 
- Cô nhận xét ,khen ngợi trẻ.

File đính kèm:

  • docGiao_an_chu_diem_nghe_nghiep.doc
Giáo Án Liên Quan