Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp cháu lớp mầm có thói quen tự phục vụ

PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài

Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên nhưng lại mang tính nền tảng rất quan trọng

đối với việc giáo dục trẻ sau này. Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng rất non nớt, rất trong

sáng và rất dễ tiếp thu những cái tốt cũng như những cái xấu từ bên ngoài. Tuy nhiên, ở

lứa tuổi này nếu chúng ta không biết cách uốn nắn và dạy dỗ trẻ không đến nơi thì sẽ gây

khó khăn cho các bậc học sau. Chính vì vậy mà người lớn chúng ta cần phải rèn luyện cho

trẻ những thói quen tốt ngay từ nhỏ. Như ông bà ta đã từng nói: “Dạy con từ thuở còn thơ”.

Thật vậy, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế rất nhiều các bậc phụ huynh có

ít thời gian để quan tâm và hướng dẫn con cái chính vì vậy trẻ thường hay ỉ lại và không

thể tự lo cho bản thân. Trẻ em ngày nay đã thông minh hơn, hoạt bát, lém lĩnh hơn nhiều

so với trẻ em ngày xưa. Tuy nhiên các cháu lại rất thiếu các kĩ năng sống, thiếu khả năng

tự lập và thường hay dựa dẫm vào người lớn. Khi gặp khó khăn là chúng thường tìm ngay

đến người lớn mà không tự mình tìm cách giải quyết. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển

nhận thức, tình cảm của trẻ. Vì thế, để đạt được mục tiêu của ngành đưa ra thì giáo viên

như tôi phải tìm cách hướng dẫn và chỉ bảo cho trẻ những kĩ năng sống, kĩ năng tự phục

vụ, kĩ năng giao tiếp ngay từ bây giờ.

pdf16 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp cháu lớp mầm có thói quen tự phục vụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP CHÁU LỚP MẦM 
CÓ THÓI QUEN TỰ PHỤC VỤ 
– Họ và tên: VƯƠNG THANH NGỌC THỦY Giới tính: Nữ Năm sinh: 1971 
– Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cử nhân khoa học – chuyên ngành Mầm non 
– Chức năng, nhiệm vụ được giao: Giáo viên lớp Mầm 1 
– Đơn vị: Trường Mầm non 1 Quận 11 
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 
1.1. Lí do chọn đề tài 
Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên nhưng lại mang tính nền tảng rất quan trọng 
đối với việc giáo dục trẻ sau này. Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng rất non nớt, rất trong 
sáng và rất dễ tiếp thu những cái tốt cũng như những cái xấu từ bên ngoài. Tuy nhiên, ở 
lứa tuổi này nếu chúng ta không biết cách uốn nắn và dạy dỗ trẻ không đến nơi thì sẽ gây 
khó khăn cho các bậc học sau. Chính vì vậy mà người lớn chúng ta cần phải rèn luyện cho 
trẻ những thói quen tốt ngay từ nhỏ. Như ông bà ta đã từng nói: “Dạy con từ thuở còn thơ”. 
Thật vậy, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế rất nhiều các bậc phụ huynh có 
ít thời gian để quan tâm và hướng dẫn con cái chính vì vậy trẻ thường hay ỉ lại và không 
thể tự lo cho bản thân. Trẻ em ngày nay đã thông minh hơn, hoạt bát, lém lĩnh hơn nhiều 
so với trẻ em ngày xưa. Tuy nhiên các cháu lại rất thiếu các kĩ năng sống, thiếu khả năng 
tự lập và thường hay dựa dẫm vào người lớn. Khi gặp khó khăn là chúng thường tìm ngay 
đến người lớn mà không tự mình tìm cách giải quyết. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển 
nhận thức, tình cảm của trẻ. Vì thế, để đạt được mục tiêu của ngành đưa ra thì giáo viên 
như tôi phải tìm cách hướng dẫn và chỉ bảo cho trẻ những kĩ năng sống, kĩ năng tự phục 
vụ, kĩ năng giao tiếp ngay từ bây giờ. 
Nếu trẻ biết tự phục vụ, trẻ sẽ thấy quý trọng bản thân, nuôi dưỡng những giá trị 
2 
sống nền tảng và hình thành những kĩ năng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc 
sống trên bốn lĩnh vực nền tảng: thể trạng, tâm hồn, trí tuệ và tinh thần, từ đó xây dựng cho 
trẻ những kĩ năng sống hòa nhập với môi trường xung quanh. Ở mỗi lứa tuổi, trẻ rất cần có 
những tác động khác nhau đến kĩ năng sống của trẻ. Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ 
từ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí 
tuệ, thẩm mỹ, là nền tảng cho quá trình học tập suốt đời của trẻ. 
Chính vì vậy, tôi luôn quan tâm đến những biện pháp dạy kĩ năng tự phục vụ cho 
trẻ đặc biệt ở lứa tuổi tôi đang giảng dạy mẫu giáo 4 – 5 tuổi bởi trong những nghiên cứu 
khoa học gần đây về sự phát triển của não trẻ đã chỉ ra rằng: “Trẻ ở lứa tuổi này hoàn toàn 
có khả năng giao tiếp, khả năng tự kiểm soát thích nghi và thể hiện cảm giác của mình. Trẻ 
cũng hoàn toàn có khả năng hòa nhập, tự giải quyết vấn đề một cách tự lập, tự phục vụ cho 
chính mình. Đó chính là tiền đề gieo mầm hạt giống nhằm hình thành kĩ năng tự phục vụ 
cho trẻ. Song do chưa được chú trọng nên trẻ lớp tôi hoàn toàn chưa có những kĩ năng tự 
phục vụ bản thân. Vậy làm thế nào để có thể có một phương pháp hướng dẫn trẻ những kĩ 
năng tự phục vụ tốt nhất? Và dạy dưới hình thức nào? 
Qua tìm tòi nghiên cứu, nhận thức sâu sắc ý nghĩa vai trò quan trọng của các kĩ năng 
tự phục vụ đối với sự phát triển của trẻ. Với trái tim của người mẹ hiền thứ hai đã thôi thúc 
tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Một số biện pháp giúp cháu lớp Mầm có thói quen tự phục 
vụ”. 
1.2. Mục đích của đề tài: 
 + Đánh giá thực trạng về khả năng tự phục vụ của trẻ lớp Mầm. 
 + Tìm ra các biện pháp giúp lớp Mầm có khả năng tự phục vụ. 
Phần 2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lí luận 
Tính tự lập được hình thành rất sớm và là một biểu hiện tâm lí có ảnh hưởng trực 
tiếp đến quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách của trẻ. Một số dấu hiệu đáng tin 
cậy của bắt đầu sự hình thành tính tự lập, đó là nhu cầu tự khẳng định mình xuất hiện. Trẻ 
muốn tự làm một số công việc trong sinh hoạt hằng ngày. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay 
từ khi còn bé không những tạo ra cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mà còn 
là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo, làm 
3 
cơ sở hình thành các kĩ năng sống sau này. 
Thực tế hiện nay cho thấy, đối với gia đình, chủ yếu là cha mẹ còn có nhiều sai lầm 
về giáo dục nói chung và giáo dục tính tự lập cho trẻ nói riêng. Thứ nhất là nuông chiều 
con quá mức chỉ biết hưởng thụ sau này trở thành người có tính ích kỉ, vụng về, thiếu tự 
tin trong cuộc sống. Thứ hai là không tin vào khả năng của trẻ, trẻ muốn làm nhưng thấy 
trẻ làm lóng ngóng, chậm chạp thì tỏ ra khó chịu, nên người lớn thường “Sốt ruột” và làm 
thay trẻ, dẫn đến trẻ có thái độ bướng bỉnh dần dần tạo ra sự ỉ lại, lười biếng mất tự tin ở 
trẻ. 
Đối với giáo viên đa số đã nhận thức đầy đủ và có thái độ đúng đắn trong giáo dục 
tính tự lập cho trẻ lên ba. Song về hướng dẫn trẻ hoạt động để hình thành tính tự phục vụ 
cho trẻ lại rất hạn chế. Nguyên nhân là do người giáo viên cho rằng trẻ còn quá nhỏ để rèn 
tính tự lập, bên cạnh đó điều quan trọng là cô giáo ngại khó, sợ tốn thời gian (Vì trẻ thực 
hiện chậm chạp, long ngóng, vụng về..) và có tư tưởng “Thà làm quách cho xong”. 
Vì vậy để hình thành và phát triển tính tự phục vụ cho trẻ nói chung và trẻ mẫu giáo bé nói 
riêng giáo viên mầm non phối kết hợp với cha mẹ trẻ có những biện pháp giáo dục phù hợp 
nhằm phát huy khả năng tự phục vụ, làm cơ sở cho sự hình thành nhân cách cho trẻ sau 
này. 
Vậy tự phục vụ là gì? 
Tự phục vụ là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích 
cực, chủ động, sáng tạo, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách. 
Tự phục vụ chính là chiếc chìa khóa của sự sống còn, sự phát triển và sự thành công 
của mỗi con người. 
Khi nhắc đến dạy kĩ năng tự phục vụ đối với trẻ mầm non, nhiều người cho rằng đó 
là một cái gì đó rất cao siêu, nhưng thực tế dạy tự phục vụ là dạy những thói quen sinh hoạt 
rất thường ngày trong giao tiếp và ứng xử của trẻ đối với bản thân và những người xung 
quanh. 
2.2. Thực trạng của vấn đề 
Là một giáo viên (GV) phụ trách Lớp Mầm, bước đầu tôi có những thuận lợi và khó khăn 
sau: 
2.2.1. Thuận lợi: 
4 
– Trường Mầm non Phường 1 vừa được xây mới cách đây 5 năm, khuôn viên rộng rãi 
thoáng mát. Nhà trường có truyền thống và nhiều thành tích trong chăm sóc, nuôi dưỡng 
giáo dục trẻ mầm non. 
– BGH nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao chuyên môn và mua 
sắm cũng như bổ sung cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi để đảm bảo thực hiện tốt chất lượng 
giảng dạy. 
– Bản thân tôi là một GV nhiệt tình với trẻ tâm huyết với nghề nghiệp, có nhiều năm kinh 
nghiệm giảng dạy tiếp xúc với trẻ, nắm được tâm sinh lý của trẻ và những xu hướng phát 
triển của trẻ. 
– Vì đây là lứa tuổi nhỏ nên nhà trường không nhận trẻ vào cùng lúc mà nhận từng đợt nên 
rất thuận lợi cho tôi trong việc rèn luyện các kĩ năng cho các cháu. 
Ngoài những thuận lợi trên thì bản thân tôi cũng gặp một số khó khăn: 
2.2.2. Khó khăn: 
– Khả năng nhận thức của các cháu không đồng đều. Có một số cháu chưa biết nói hoặc 
nói chưa thạo nên sẽ gây khó khăn cho các cháu trong việc thể hiện ý muốn của mình đối 
với cô giáo. Nhiều cháu khả năng tự phục vụ còn rất yếu, còn rụt rè nhút nhát nữa nên buộc 
cô giáo phải hết sức gần gũi và nhẹ nhàng mới có thể tiếp cận và hiểu được trẻ. Bên cạnh 
đó lại có những cháu nghe nhưng chưa hiểu được các yêu cầu của cô, thích tự làm theo ý 
mình nên sẽ gây khó khăn cho tôi trong việc rèn nề nếp cho các cháu. 
– Đây là nội dung giáo dục còn khá mới mẻ trong chương trình giáo dục trong chương trình 
giáo dục cho trẻ mầm non. Vì vậy, rất ít tài liệu để tham khảo tìm hiểu. 
– Nhiều phụ huynh chưa hiểu và quan tâm đến việc giáo dục rèn luyện kĩ năng cho trẻ. 
– Lớp có 42 cháu là quá đông. Nhiều trẻ mới đến lớp lần đầu nên chưa có nề nếp. 
– Việc tổ chức các hoạt động tập thể, trò chơi nhằm hình thành rèn luyện kĩ năng cho trẻ 
còn khó khăn. 
– Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống phát triển hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện 
tử 
– Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự 
lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh. 
5 
2.2.3. Thực trạng về kĩ năng tự phục vụ của trẻ 
Đầu năm tôi khảo sát thực tế về khả năng tự phục vụ của trẻ, kết quả nhận được như sau: 
Nội dung khảo sát 
Nội dung khảo sát 
Đạt 
Đạt 
Chưa đạt 
Chưa đạt Số 
lượng 
Tỉ lệ Số 
lượng 
Tỉ lệ 
- Tự cầm ca nước để uống 
1. Kĩ năng giao tiếp 
28 
20 
66.7 
39 
14 
32 
33.3 
61 - Tự xúc cơm ăn 
2. Kĩ năng thích nghi 
30 
16 
71.4 
31 
12 
46 
28.6 
69 - Tự dẹp chén sau khi ăn 
3. Kĩ năng tự phục vụ và tự bảo vệ 
15 
15 
35.7 
29 
27 
47 
64.3 
71 - Tự cởi, mặc quần áo 
17 40.5 25 59.5 
- Đánh răng sau khi ăn 10 23.8 32 76.2 
- Tự mang giày, dép 22 52.4 20 47.6 
- Tự xếp mền, gối sau khi ngủ dậy 16 38.1 26 61.9 
- Khả năng trẻ tự làm mà không cần GV nhắc nhở 3 7.1 39 92.9 
 Bảng 1. Kết quả khảo sát khả năng tự phục vụ của các cháu trong lớp 
Thời gian đầu, khi tôi mới nhận lớp, tôi thấy khả năng nhận thức của các cháu chưa 
tốt, khả năng tự phục vụ còn hạn chế (bảng 1). Có nhiều cháu nói chưa tốt, chưa biết một 
số thói quen tự phục vụ đơn giản như: Có 33.3% cháu khát nước, muốn uống nước nhưng 
không biết cách lấy nước uống, không biết cách cầm ca uống nước như thế nào cho không 
bị đổ. Có một số trẻ khi có nhu cầu đi vệ sinh nhưng lại không biết cởi quần nên bị tè dầm 
ra quần (59.5%). Có 71.4% cháu có thể tự cầm muỗng xúc cơm ăn, 47.6% cháu không biết 
mang giày, ăn xong không biết dẹp chén, không biết giúp đỡ ba mẹ, cô giáo hay bạn bè 
xung quanh những công việc vừa sức... Bên cạnh đó còn có nhiều cháu nghe chưa kịp và 
chưa hiểu các hiệu lệnh của cô: “Các con hãy giúp cô khiêng ghế xếp vào bàn”... Chính vì 
không hiểu nên trẻ không thực hiện được. Tuy nhiên có một số trẻ có kĩ năng tự phục vụ 
rất tốt nhưng lại thiếu tính chủ động (92.9%), trẻ luôn đợi chờ người lớn nhắc nhở thì trẻ 
mới chịu làm... 
Để có những biện pháp hay, thiết thực nhằm hướng dẫn trẻ kĩ năng tự phục vụ, đầu 
tiên tôi sẽ tìm hiểu những nguyên nhân đưa đến việc trẻ chưa có khả năng tự phục vụ và ý 
thức tự phục vụ của trẻ chưa tốt: 
Nguyên nhân thứ nhất: xuất phát từ phía trẻ, có một số cháu có do khả năng tiếp thu 
chậm hoặc không chịu tập trung khi cô hướng dẫn, điều này sẽ khiến cho giáo viên dễ trở 
6 
nên bực mình và có thể la mắng hoặc đánh trẻ. Đối với những giáo viên có cái tâm thì cố 
kìm chế bản thân để hướng dẫn cháu đến nơi đến chốn. Nhưng bên cạnh đó lại có những 
cô sợ bản thân mình kìm chế không được nên đã bỏ thí cho trẻ tự mày mò hoặc làm luôn 
giúp trẻ. Việc này cứ thế lâu dần hình thành ở trẻ thói quen ỷ lại, lười làm việc và không 
biết kỷ năng tự phục vụ. 
Nguyên nhân thứ 2: xuất phát từ giáo viên, do cô không chịu khó, không kiên trì 
hướng dẫn cho trẻ những kĩ năng tự phục vụ nên cô hay làm giúp trẻ cho đỡ mất thời gian, 
đỡ phải bực tức khi cháu làm không được. Việc này lâu dần sẽ khiến cho trẻ có tư tưởng ỷ 
lại, không chịu làm. Vì trẻ nghĩ: ‘Mình không làm thì cô cũng làm thôi”. 
Nguyên nhân thứ 3: lại xuất phát từ phía phụ huynh, do mỗi gia đình Việt Nam ngày 
nay thường chỉ có một đến 2 con, tất cả tình cảm cha mẹ dành trọn cho những đứa con yêu 
qúy của mình. Ngoài ra, có những trẻ là con cầu con khẩn trong gia đình nên được cha mẹ 
chìu chuộng hết mức. Trẻ luôn được đáp ứng ngay mọi yêu sách, mọi mong muốn của trẻ, 
ba mẹ và người lớn trong gia đình làm thay trẻ tất cả mọi việc vì họ sợ con vất vả, sợ qúa 
sức của con, sợ con làm không được theo ý mình, sợ mất thời gian... Điều này lâu dần hình 
thành ở trẻ tính ỷ lại, luôn dựa dẫm vào người khác, thiếu kiên nhẫn và lười lao động. 
Ngoài ra còn có vô số các nguyên nhân khác chủ quan hay khách quan đã làm cho trẻ thiếu 
kĩ năng và thói quen tự phục vụ. 
2.3. Các biện pháp thực hiện 
Ngày nay, nội dung giáo dục kĩ năng tự phục vụ đã được chú trọng. Tuy nhiên việc 
giáo dục kĩ năng tự phục vụ chưa trở thành một môn học với 1 giáo trình chuẩn được áp 
dụng trong nhà trường. 
Qua việc áp dụng sáng kiến này tôi muốn đóng góp một phần nhỏ bé đưa ra một số 
biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi hình thành kĩ năng tự phục vụ. 
Trong năm học 2014 – 2015, tôi đã suy nghĩ và áp dụng một số biện pháp giúp cháu 
lớp Mầm có thói quen tự phục vụ. 
2.3.1. Khảo sát khả năng của trẻ 
Từ những nhận thức của mình về vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo, tôi 
định hướng được nhiệm vụ của mình trong công việc. Và để gặt hái được nhiều kết quả tốt 
trong quá trình thực hiện nên ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trẻ theo những 
7 
kĩ năng cấn thiết để giáo dục tính tự lập cho trẻ mà tôi đã xác định ở trên (bảng 1). 
2.3.2. Đặt mục tiêu hướng dẫn và rèn luyện những kĩ năng cần thiết. 
Tôi hướng dẫn các cháu phát triển một số kĩ năng hỗ trợ nhằm giúp trẻ phát triển 
hoàn thiện và có khả năng thích ứng trong mọi hoàn cảnh thực tế như: 
- Hướng dẫn trẻ phát triển kĩ năng tự chăm sóc bản thân 
- Hướng dẫn trẻ phát triển kĩ năng tự bảo vệ 
- Hướng dẫn trẻ phát triển kĩ năng thích nghi 
2.3.2.1. Hướng dẫn trẻ phát triển kĩ năng tự chăm sóc bản thân 
Việc trẻ biết tự chăm sóc mình là những viên gạch đầu tiên xây dựng tính tự tin, tự 
lập và ứng phó với những đòi hỏi khác. Ví dụ như: Khi trẻ biết cách xếp quần áo thì sau 
này khi đi học trẻ dễ dàng áp dụng kĩ năng đó vào việc xếp sách vở, đồ dùng đi học. Khi 
đi làm trẻ sẽ biết sắp xếp công việc tốt hơn. 
Nếu trẻ không biết mang đôi vớ, giặt bộ quần áo cho chính mình thì trẻ cũng sẽ 
không biết làm điều đó cho người khác. Dạy cho trẻ khả năng tự chăm sóc mình, ngoài 
việc tốt cho bản thân trẻ, trẻ tự chăm sóc mình cũng là cách giúp đỡ những người trong gia 
đình Trẻ không biết tự chăm sóc mình thì sẽ không cảm nhận được sự vất vả khi làm 
việc gì, không thông cảm và thấu hiểu thì trẻ sẽ không có sự chia sẻ, gắn bó với những tình 
cảm mà người thân đã giành cho mình. 
2.3.2.1.1. Kĩ năng tự chăm sóc bản thân như: Tự nhặt đồ chơi, tự cởi và mặc quần áo, rửa 
mặt, tay, đánh răng, tự đi dép, chuẩn bị mũ, áo khoác, khẩu trang khi đi ra ngoài, tự ăn, tự 
đi lên xuống cầu thang. 
Trẻ ở độ tuổi này hoàn toàn có thể tự chăm sóc bản thân, chính vì vậy tôi chỉ cần 
khuyến khích và động viên trẻ trong những buổi học đầu tiên. 
Ngay từ những ngày đầu tiên đến trường, tôi hướng dẫn trẻ cách tự mặc quần áo, 
gấp quần áo, cất quần áo vào đúng nơi quy định. Công việc này yêu cầu phải có thời gian 
và người GV phải kiên nhẫn. Nhờ vậy mà sau gần một tháng, trẻ hình thành thói quen tự 
lập trong việc chăm sóc bản thân. 
2.3.2.1.2. Kĩ năng tự chăm lo vệ sinh cá nhân như: Tự cho quần áo bẩn vào máy giặt, lau 
nước trên sàn, lau bụi trên bàn, gạt nước sau khi đi vệ sinh, đi vệ sinh đúng nơi, bỏ rác 
8 
đúng nơi quy định. 
Tôi hướng dẫn trẻ cách vệ sinh cá nhân như: rửa tay, rửa mặt, đánh răng, tắm. Dạy 
trẻ cách an toàn khi thực hiện các việc vệ sinh cá nhân. Tạo cho trẻ có ý thức tự giác chăm 
lo vệ sinh cá nhân thông qua các câu truyện, hoạt động học tập trên lớp. 
2.3.2.1.3. - Kĩ năng hỗ trợ người khác: Bật tivi, bật quạt, lấy chén ăn cơm, lấy ly uống 
nước, cất dép đúng quy định, xách phụ đồ, tưới cây, dọn dẹp bàn ghế sau khi ăn xong. 
2.3.2.2. Hướng dẫn trẻ phát triển kĩ năng tự bảo vệ 
Để các cháu có thể tự phục vụ mình tốt hơn, các cháu phải có các kĩ năng tự bảo vệ 
2.3.2.2.1. Kĩ năng nhận biết nguy hiểm 
Dạy trẻ học cách nhận biết đồng thời hành động những hành động đúng và kịp thời 
bảo vệ bản thân qua các tình huống. Các mối nguy hiểm trong nhà như: gas, bàn ủi, điện, 
nước nóng, dao kéo. Các mối nguy hiểm ngoài xã hội: Quấy rối, bắt cóc, bắt nạt, trộm cắp, 
cướp, lạc đường. Các mối nguy hiểm bất ngờ: Cháy nổ, kẹt thang máy, chó cắn, ong đốt, 
ngộ độc Các mối nguy hiểm ngoài môi trường: động đất, lũ lụt, bị sa vào vũng lầy, sông 
nước. 
2.3.2.2.2. Kĩ năng tự xoay sở 
Không phải những vấn đề trong cuộc sống đều được giải quyết một cách dễ dàng 
và bạn sẽ phải truyền đạt điều ấy cho trẻ khi chúng đối mặt với thử thách lớn và không phải 
lúc nào cũng có người lớn bên cạnh để giúp trẻ giải quyết vấn đề. Khi trẻ gặp phải một vấn 
đề nào đấy, tôi không thay trẻ giải quyết mọi vấn đề, trừ trường hợp bắt buộc phải làm như 
thế. Thay vào đó, tôi giúp các em tìm kiếm giải pháp thích hợp, điều này sẽ thể hiện sự tin 
tưởng của mình đối với trẻ có khả năng tự giải quyết vấn đề. Những việc hằng ngày mà tôi 
thực hiện luôn nhằm khuyến khích kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ giúp trẻ có những sáng 
kiến tốt hơn trong cuộc sống khi chúng lớn lên. Tôi chỉ là chỗ dựa cho học sinh của tôi chứ 
không phải là người giải quyết vấn đề cho các em. 
2.3.2.3. Hướng dẫn trẻ phát triển kĩ năng thích nghi 
Thích nghi là một kĩ năng sống quan trọng vì nếu kĩ năng giao tiếp là bước đầu để 
tiếp xúc với môi trường bên ngoài với những người xung quanh, thì thích nghi chính là 
bước tiếp theo để có thể hòa nhập hoặc phản ứng lại với môi trường bên ngoài. 
9 
Đứa trẻ nếu có kĩ năng giao tiếp tốt có thể đạt được những thành công với những 
người xung quanh trong việc tham gia vào các hoạt động cùng với họ, là bố mẹ ông bà hay 
các bạn của trẻ. Thế nhưng nếu trẻ không có khả năng thích nghi thì cũng khó mà đạt được 
những kết quả tốt cho cuộc sống của mình. 
2.3.2.3.1. Kĩ năng thích nghi các loại thức ăn 
Đôi khi trẻ có những sở thích hơi đặc biệt về ăn uống, chỉ thích ăn vài loại thực 
phẩm nhất định, uống vài loại sữa hay thức uống nhất định – Điều đó thường là do chính 
chúng ta vô tình tập cho trẻ khi còn bé, vì thế một mặt chúng ta vẫn chấp nhận và tôn trọng 
những sở thích này nhưng vẫn nên tập cho trẻ có khả năng ăn uống đa dạng, vì nếu không 
có những sở thích về ăn uống của trẻ sẽ gây ra những khó khăn, rắc rối đặc biệt là trong 
các chuyến đi chơi xa. 
– Các bữa ăn cho trẻ ở trường tôi luôn tạo không gian thoáng mát, hợp vệ sinh, đảm bảo 
an toàn cho trẻ để trẻ ăn ngon miệng. 
– Bữa nào trẻ ăn được thì tôi sẽ gắn một bông hoa và một khuôn mặt tươi cười, bữa nào trẻ 
khó ăn, không tập trung ăn thì sẽ có một khuôn mặt mếu. Đến cuối tuần làm tổng kết và 
khen ngợi trẻ về các khuôn mặt cười và tặng cho trẻ một món quà nho nhỏ. Nhưng nếu 
nhiều khuôn mặt buồn thì cũng không nên trách mắng, mà tôi khuyến khích: “Cô biết là 
còn sẽ làm tốt hơn” 
– Trước bữa ăn để tạo cảm giác ăn ngon miệng và thích thú khi ăn, tôi giới thiệu tên các 
món ăn và tác dụng của những loại thực phẩm mà trẻ ăn thật hấp dẫn và thu hút. 
2.3.2.3.2. Kĩ năng thích nghi với môi trường 
Với môi trường sống cũng thế, một môi trường bẩn thỉu và ô nhiễm là không thể 
chấp nhận được, nhưng một không gian quá sạch sẽ cũng không phải là một điều kiện tốt 
cho sự phát triển của trẻ. Trẻ có thể nghịch cát, đất trong một chừng mực vừa phải vì điều 
đó giúp cho các bé vừa thỏa mãn được tính năng động, vừa nâng cao khả năng đề kháng. 
Dĩ nhiên là nên có sự giám sát của người lớn, nhưng chúng ta chỉ can thiệp khi có những 
dấu hiệu của sự nguy hiểm, còn đối với một vài cú vấp ngã của trẻ thì cứ để cho trẻ tự đứng 
lên, điều đó không chỉ giúp trẻ mạnh dạn và tự tin hơn mà còn cho chúng ta tránh được 
những sự mè nheo của trẻ. Quan điểm của tôi là rèn luyện tính chịu đựng trước khó khăn 
và phải tự lập chủ động trong mọi biến cố có thể xảy ra. Qua những bài rèn luyện thể chất, 
10 
rất ít trẻ mắc bệnh về đường hô hấp như sổ mũi, viêm họng... do thay đổi thời tiết. 
2.3.2.3.3. Kĩ năng thích nghi với đám đông 
Con người có hai loại tính khí chính là tính hướng nội và tính hướng ngoại, và trong 
mỗi loại tính cách đó lại có 4 nhóm cá tính khác nhau. Các nhóm này thường có sự phối 
hợp để tạo nên những mẫu người có cá tính khác nhau. Vì vậy, tôi cho trẻ làm quen với 
đám đông phải dựa trên tính cách của các trẻ, tùy trẻ thuộc loại tính khí nào! Với trẻ hướng 
ngoại thì chúng ta không cần lo ngại, vì trẻ thường có xu thế thích đám đông, thích sự ồn 
ào vui vẻ, náo nhiệt, thích các hoạt động tập thể. Còn với trẻ hướng nội thì t

File đính kèm:

  • pdfkinh_nghiem.pdf
Giáo Án Liên Quan