Thiết kế bài học lớp Lá - Phát triển ngôn ngữ - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Thơ: Các cô thợ - Nghe hát: Cháu yêu cô thợ dệt

I. Mục tiêu

1. Kiến thức.

- Nhớ tên bài thơ: Các cô thợ, và tên tác giả : Thy Ngọc

- Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Bài thơ nói về công việc của cô thợ dệt và thợ may và cũng là lời nhắn đến các bé biết yêu thương và quý trọng các cô thợ.

- Trẻ đọc thuộc bài thơ

2. Kỹ năng.

- Luyện kỹ năng đọc thơ diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp

Trẻ chú ý nghe cô đọc thơ, cảm nhận nhịp điệu bài thơ.

- Đọc thơ diễn cảm, kết hợp cử chỉ điệu bộ theo nội dung bài thơ

3. Giáo dục.

- Qua bài thơ góp phần giáo dục trẻ yêu quý các cô thợ. Biết giữ gìn quần áo gọn gàng sạch đẹp, không làm bẩn quần áo.

II. Chuẩn bị.

- Máy tính có nội dung bài thơ. Nhạc bài: Cháu yêu cô thợ dệt

- Trẻ ngồi ghế hình chữ U.

 

doc8 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 3437 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài học lớp Lá - Phát triển ngôn ngữ - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Thơ: Các cô thợ - Nghe hát: Cháu yêu cô thợ dệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN 
LVPT: Phát triển ngôn ngữ
Chủ đề: Nghề nghiệp
 Đề tài : Thơ: Các cô thợ 
NDTH: Nghe hát: “ Cháu yêu cô thợ dệt”
Đối tượng : 3- 4 Tuổi 
Số lượng trẻ: 20-25 trẻ
Thời gian: 20-25 phút.
Ngày soạn: 18/11/2016
Ngày dạy: 24/11/2016
Người soạn dạy: Dương Thị Vui
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Nhớ tên bài thơ: Các cô thợ, và tên tác giả : Thy Ngọc 
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Bài thơ nói về công việc của cô thợ dệt và thợ may và cũng là lời nhắn đến các bé biết yêu thương và quý trọng các cô thợ.
- Trẻ đọc thuộc bài thơ
2. Kỹ năng.
- Luyện kỹ năng đọc thơ diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp
Trẻ chú ý nghe cô đọc thơ, cảm nhận nhịp điệu bài thơ.
- Đọc thơ diễn cảm, kết hợp cử chỉ điệu bộ theo nội dung bài thơ
3. Giáo dục.
- Qua bài thơ góp phần giáo dục trẻ yêu quý các cô thợ. Biết giữ gìn quần áo gọn gàng sạch đẹp, không làm bẩn quần áo.
II. Chuẩn bị.
- Máy tính có nội dung bài thơ. Nhạc bài: Cháu yêu cô thợ dệt
- Trẻ ngồi ghế hình chữ U.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1: Gây hứng thú
Chào mừng các bạn đến với chương trình: “ Bé yêu văn học”. Đến với chương ngày hôm nay có 3 đội chơi: Đội hoa hồng, hoa cúc, hoa sen. Tham dự với chương trình các đội chơi trải qua 4 phần chơi: 
 Phần 1: Bé khám phá
 Phần 2: Thưởng thức tác phẩm
 Phần 3: Bé tập làm thi sỹ
 Phần 4: Bé trổ tài
Đồng hành với các bạn là cô giáo Dương Thị Vui. Và thành phần không thể thiếu là cô BGK các cô giáo đến từ trường MN Văn Tiến đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng.
Và ngay sau đây xin mời các bạn cùng đến với 
Phần 1: Bé khám phá
Ở phần chơi này các con lắng nghe cô hát bài: Cháu yêu cô thợ dệt của nhạc sĩ Thu Hiền nhé
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
- Bài hát nhắc tới nghề gì?
- Đúng rồi đấy bài hát có nhắc tới nghề thợ dệt. Trong xã hội có rất nhiều nghề bạn nào kể cho các bạn nghe nào?
- Các con ạ trong xã hội có rất là nhiều nghề như nghề giáo viên, nghề bác sỹ, nghề bộ đội, nghề công an mỗi nghề đều có công việc riêng nhưng đều phục vụ cho đời sống con người
2.Nội dung:
 2.1: Cô đọc thơ diễn cảm
Chào mừng các bạn đến với phần 2: Thưởng thức tác phẩm
- Ở phần này các bạn chơi sẽ được thưởng thức tác phẩm nói về thợ may và thợ dệt đấy đó chính là bài thơ : “ Các cô thợ ” của nhà thơ Thy ngọc
Lần 1: Cô đọc thơ diễn cảm 
- Cô vừa đọc các con nghe bài thơ: Các cô thợ của nhà thơ: Thy Ngọc
- Nội dung: Bµi th¬ nãi về công việc của cô thợ dệt và thợ may và cũng là lời nhắn đến các bé biết yêu thương và quý trọng các cô thợ.
Lần 2: Cô đọc thơ diễn cảm, kết hợp hình ảnh minh họa
2.2 Đàm thoại- giảng giải- trích dẫn nội dung bài thơ
- Chúng mình vừa được thưởng thức tác phẩm gì ?
- Nhà thơ nào đã sáng tác ra tác phẩm này?
- Công việc của cô thợ dệt làm gì ?
 Công việc của cô thợ dệt là dệt vải lụa, vải hoa đấy.
- Trích: “ Cô thợ dệt 
 Dệt vải hoa”
- Công việc của cô thợ may làm gì?
Công việc của cô thợ may là may quần, áo cho mọi người.
- Trích: “ Cô thợ may
 May thành áo”
- Trong bài thơ mẹ đã dặn em bé điều gì?
Mẹ đã dặn em bé phải biết yêu, biết thương và kính trọng các cô thợ
- Trích: “ Mẹ cháu bảo
 Phải biết yêu
 Phải biết thương 
 Các cô thơ”
- Các bé phải làm gì để tỏ lòng biết ơn các các cô thợ?
=>Giáo dục: Để tỏ lòng biết ơn các các cô thợ các con phải ăn mặc đẹp phù hợp với thời tiết, giữ gìn quần áo sạch sẽ gọn gàng không làm bẩn.
2.3: Dạy trÎ ®äc th¬:
Chào mừng các bạn đến với phần 3: Bé tập làm thi sỹ
- Ở phần chơi này chương trình thử tài các bé tập làm nhà thơ và đọc bài thơ thật diễn cảm.
- C« cho c¶ líp ®äc 2-3 lÇn.
- Tæ thi ®ua ®äc th¬.
- Thi ®äc th¬ hay, nhãm - c¸ nh©n.
- C¸c con võa ®äc bµi th¬ g×? Do ai s¸ng t¸c?
- Cả lớp đọc lại bài thơ.
Phần 4: Bé trổ tài 
Vừa rồi các bạn tập làm nhà thơ đọc thơ hay diễn cảm rồi, chương trình lại thử thách các bé tập làm cô thợ dệt vải khéo léo. Qua trò chơi: Dệt vải
- Cách chơi: Hai bạn nắm tay nhau thành từnng cặp. Đọc bài đồng dao kết hợp với tay nọ đẩy tay kia co lại theo nhịp của bài đồng dao.
Dích dích dắc dắc
Khung cửi mắc vô 
Sâu go từng sợi
Chân mẹ đạp vội
Chân mẹ đạp vàng
Mặt vải mịn màng
Gánh ì gánh ạch
Đến mai trời sáng 
Đem vải ra phơi
Đến mốt đẹp trời
Đem ra may áo
Dích dích dắc dắc
- Cô cho trẻ chơi 2- 3 lần sau mỗi lần chơi cô động viên khích lệ trẻ
3: Kết thúc
- Qua 4 phần chơi cô thấy cả 3 đội chơi thật xuất sắc Cô xin mởi đội trưởng của 3 đội lên nhận quà lưu niệm của chương trình. Chương trình đến đây là kết thúc xin chúc các bé chăm ngoan học giỏi 
 Xin chào và hẹn gặp lại!
- Trẻ hưởng ứng
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ vỗ tay.
- Trẻ lắng nghe
- Cháu yêu cô thợ dệt
- Nghề thợ dệt
- Nghề giáo viên, bộ đội.
- Trẻ quan sát lên màn hình và lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát lên màn hình và lắng nghe
- Tác phẩm: Các cô thợ
- Nhà thơ: Thy Ngọc
- Dệt vải
- Trẻ lắng nghe
- May quần, áo
- Trẻ lắng nghe
- Biết yêu thương các cô thợ
- Trẻ lắng nghe
- Giữ sạch quần áo gọn gàng
- Trẻ đọc thơ
- Bài thơ “Các cô thơ”, sáng tác: Thy ngọc
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe cách chơi và luật chơi
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ lắng nghe lên nhận quà
GIÁO ÁN HỘI GIẢNG
Chủ đề: NGHỀ NGHIỆP
 Đề tài : NDTT: Dạy hát: “ Cô và mẹ”
 Nhạc sỹ : Phạm Tuyên 
NDKH: Nghe hát“ Cô giáo ” 
 Nhạc : Đỗ Mạnh Thường 
Lớp : 3 Tuổi B
Thời gian: 20-25 phút.
Ngày soạn: 5/11/2016
Ngày dạy: 10/11/2016
Người soạn dạy: Dương Thị Vui
 I/ MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
- Trẻ nhớ tên bài hát " Cô và mẹ " và tên tác giả Phạm Tuyên
- Nghe hiểu nội dung bài hát nói về tình cảm của cô và mẹ giành cho bé
- Trẻ cảm nhận được giai điệu tình cảm của bài hát .“ Cô và mẹ ”
- Trẻ nhớ tên bài hát “ Cô giáo” 
- Biết chơi trò chơi: Đoán tên bạn hát 
2. Kỹ năng: 
-Trẻ hát đúng nhạc, đúng giai điệu,rõ lời .
- Rèn và phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Biết cách chơi trò chơi. 
 3. Thái độ: 
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động
- Giáo dục trẻ biết vâng lời ông bà, bố mẹ và cô giáo.
II/ CHUẨN BỊ:
- Nhạc bài: “ Cô và mẹ”
- Đĩa có bài hát “Cô giáo”
- Mũ âm nhạc, mũ múa
III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Gây hứng thú
- Xúm xít, xúm xít
- Cô Vui có một điều bí mật muốn giành cho các con, các con có muốn biết không ?
+ Các con thấy có ai trong ảnh, cô giáo đang làm gì ?
- Hằng ngày các con đến trường được cô giáo dạy những gì?
- Hằng ngày đến truờng các con được cô dạy vẽ, dạy múa hát , cô giáo như người mẹ hiền chăm sóc các con từ bừa ăn giấc ngủ và dành những tình cảm yêu thương cho các con. 
- Các con ạ, ở lớp cô luôn yêu thuơng các con ! Còn các con, có yêu các cô không ? 
- Để tỏ lòng yêu thương cô các con làm gì?
Giáo dục : Các con ở nhà các con phải biết vâng lời mẹ , đến trường phải biết vâng lời cô giáo như thế mơí xứng đáng là con ngoan trò giỏi. Các con có đồng ý với cô không nào!
- Chuẩn bị đến ngày 20-11. Trường mầm non Văn Tiến của chúng ta còn tổ chức một chương trình văn nghệ để chào mừng đấy , vì vậy lớp mẫu giáo 3 T B của chúng mình phải luyện tập một bài hát để tham gia nhé!
Đó là bài hát “ Cô và mẹ” của nhạc sỹ Phạm Tuyên.
2. Nội dung 
 2.1. Dạy hát : Cô và mẹ 
- Cô hát lần 1: Không đàn, thể hiện cảm xúc, qua cử chỉ, nét mặt, thể hiện đúng giai điệu bài hát 
- Cô vừa hát bài hát gì? Do ai sáng tác?
Đó là bài "Cô và mẹ" ST Phạm Tuyên 
- Cô hát lần 2: Kết hợp với nhạc
- Các con có biết bài hát nói về ai?
Cô giới thiệu nội dung: Bài hát có giai điệu trong sáng dễ thương. Bài hát nói về: Cô và mẹ đều yêu thương các con 
- Dạy trẻ hát: 
- Cho cả lớp hát cùng cô 2-3 lần cùng đàn. 
- Cho trẻ hát theo các hình thức : Tổ hát 
 Nhóm hát 
 Cá nhân trẻ hát 
- Trong khi trẻ hát cô chú ý bao quát để sửa sai cho trẻ. 
2.2 .Nghe hát : Cô giáo nhạc: Đỗ Mạnh Thường
Vừa rồi các con tập hát rất hay, Cô khen các nào! 
 Để tham gia chương trình văn nghệ chào mừng ngày hội của các cô, cô Vui cũng chuẩn bị một tiết mục văn nghệ đó là bài hát “ Cô giáo” của nhạc sỹ Đỗ Mạnh Thường. Mời các con cùng nghe.
- Cô hát lần 1: Không đàn, thể hiện giai điệu bài hát
 Sau đó hỏi trẻ cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? 
+ Cô giới thiệu nội dung: Bài hát cô giáo nói về tình cảm của cô giáo giành cho các con giống như mẹ hiền
 - Cô hát lần 2: Cô hát cùng đàn, kết hợp múa minh họa. 
- Lần 3: Cho trẻ nghe băng đĩa: Khuyến khích trẻ vận động minh họa cùng lời bài hát.
- Nào mời các con đứng làm vòng tròn cùng hưởng ứng theo giai điệu của bài hát . 
2.3.Trò chơi âm nhạc: “Đoán tên bạn hát” 
-Các con ạ ở chương trình văn nghệ chào mừng ngày hội của các cô có tổ chưc trò chơi âm nhạc: “Đoán tên bạn hát” . Bạn nào trả lời đúng sẽ được phần quà đấy. Để lớp mình nhận được thật nhiều quả các con lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi nhé
- Cô nói cách chơi và luật chơi:
+ Cách chơi : Cô mời 1 bạn đứng giữa lớp, đầu đội mũ che kín mặt. Cô mời 1 bạn hát một bài hát nào đó. Bạn hát xong. Bạn ở trên phải nói được tên bạn hát.
+Nếu bạn nói đúng thì được nhận phần quà, nếu nói không đúng thì phải đứng giữa lớp và hát lại bài hát đó
- Cho trẻ chơi 3-4 lần.( Sau mỗi lần chơi cô nhận xét, động viên trẻ)
3. Kết thúc :
- Cô và các con vừa luyên tập văn nghệ rất chăm chỉ để chuẩn bị chào mừng ngày nhà giáo việt nam . Cô hy vọng là tiết mục của lớp mình sẽ góp phần vào sự thành công của chương trình văn nghệ Trường Mầm non Văn Tiến của chúng ta. 
- Giờ học của các con đã hết rồi cả lớp khoanh tay chào các bác các cô nào !
- Bên cô, bên cô
- Có ạ
- Cô giáo đang đón bạn vào lớp.....
- Dạy hát, múa....
- Có ạ
- Đi học ngoan ngoãn, vâng lời cô giáo
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
- Cô và mẹ
-Trẻ trả lời
-Trẻ hát
-Trẻ hát theo yêu cầu của cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe và hưởng ứng
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chào cô

File đính kèm:

  • docgiao_an_tho_cac_co_tho.doc
Giáo Án Liên Quan