Bài giảng lớp Lá - Chủ đề: Động vật

- Biết thực hiện các động tác trong bài thể dục theo hướng dẫn của cô.

- Giữ được thăng bằng của cơ thể khi vận động bò, bật, tung , ném.

- Phối hợp cử động của bàn tay và các ngón tay qua một số hoạt động.

- Nhận biết các loại thực phẩm từ động vật có trong bữa ăn hàng ngày có lợi cho sức khỏe.

- Biết cách phòng tránh khi tiếp xúc với một số con vật.

- Có một số thói quen tốt trong ăn uống - Dạy trẻ bật tiến về phía trước, tung bóng, chuyền bóng, ném đích nàm ngang, bò thấp chui qua cổng.

- Dạy trẻ biết hít thở sâu phối hợp tay, chân nhịp nhàng thông qua một số bài tập.

- Tổ chức và khuyến khích trẻ tham gia hoạt động: xếp chồng, nặn các khối, con vật .tự cài, cởi cúc áo.

- Rèn thói quen trong ăn uống như: rửa tay trước khi ăn, khi cơm rơi vài nhặt vào đĩa, không nói chuyện khi nhai cơm. dạy trẻ tự phục vụ trong lao động, giữ gìn an toàn khi tiếp xúc với các con vật.

 

doc44 trang | Chia sẻ: tn_8308 | Lượt xem: 2368 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng lớp Lá - Chủ đề: Động vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: ĐỘNG VẬT
Thêi gian thùc hiÖn: 05 TuÇn( Tõ: 4/2/2013 ĐÕn 15/3/2013)
 Nh¸nh 1: Con vật nuôi trong gia đình ( Tõ 4/2/2013 ®Õn 8/2/ 2013)
 Nh¸nh 2: Những con vật sống trong rừng ( Tõ 18/ 2 ®Õn 22/2 / 2013)
 Nhánh 3: Những con vật sống dưới nước ( Từ 25/2 đến 1/3/ 2013)
 Nhánh 4: Chào mừng ngày 8/3 ( Chủ đề sự kiện: từ 4/3 đến 8/3)
 Nhánh 5: Những con vật biết bay ( Từ 11/3 đến 15/3/ 2013)
MỤC TIÊU
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN
MỤC TIÊU
NỘI DUNG
PHÁT TRIÊN
THỂ CHẤT
- Biết thực hiện các động tác trong bài thể dục theo hướng dẫn của cô.
- Giữ được thăng bằng của cơ thể khi vận động bò, bật, tung , ném.
- Phối hợp cử động của bàn tay và các ngón tay qua một số hoạt động.
- Nhận biết các loại thực phẩm từ động vật có trong bữa ăn hàng ngày có lợi cho sức khỏe. 
- Biết cách phòng tránh khi tiếp xúc với một số con vật.
- Có một số thói quen tốt trong ăn uống
- Dạy trẻ bật tiến về phía trước, tung bóng, chuyền bóng, ném đích nàm ngang, bò thấp chui qua cổng....
- Dạy trẻ biết hít thở sâu phối hợp tay, chân nhịp nhàng thông qua một số bài tập.
- Tổ chức và khuyến khích trẻ tham gia hoạt động: xếp chồng, nặn các khối, con vật ...tự cài, cởi cúc áo...
- Rèn thói quen trong ăn uống như: rửa tay trước khi ăn, khi cơm rơi vài nhặt vào đĩa, không nói chuyện khi nhai cơm... dạy trẻ tự phục vụ trong lao động, giữ gìn an toàn khi tiếp xúc với các con vật.
PHÁT TRIỂN
NHẬN THỨC
- Trẻ có hiểu biết về các loại động vật; tên gọi, đặc điểm nổi bật, nơi sống, sinh sản....
- Trẻ hiểu ý nghĩa của ngày 8/3 là ngày hội của các bà, mẹ cô và các bạn gái.....
- Nhận biết vị trí không gian : Xác định vị trí trên dưới, trước sau của bản thân
- Biết so sánh kích thước khác nhau của hai đối tượng khác nhau.
- Nhận biết số lượng một và nhiều 
- Giới thiệu cho trẻ một số loài vật khác nhau. Cho trẻ gọi tên, nhận xét một số đặc điểm, cấu tạo, sự sinh sản, nơi ở, thức ăn....của các con vật thông qua gợi mở của cô giáo.
- Dạy trẻ nhận biết ích lợi của các con vật đối với cuộc sống con người và môi trường.
- Trò chuyện và tìm hiểu về ngày 8/3- ngày hội của các bà, mẹ, các cô, các bạn gái...
- Tổ chức các hoạt động LQMSKNSĐVT:
Ôn nhận biết to- nhỏ, cao thấp của các con vật.
Ôn nhận biết vị trí trên dưới trước sau của bản thân.
Củng cố biểu tượng “ Một và nhiều”
PHÁT TRIẺN
NGÔN NGỮ
- Biết lắng nghe và trả lời các câu hỏi của người đối thoại.
- Sử dụng được câu đơn, câu ghép.
- Đọc thuộc các bài thơ, ca dao, đồng dao trong chủ đề.
- Bắt chước giọng nói của các nhân vật trong truyện.
- Đặt câu hỏi đàm thoại về các con vật, khuyến khích trẻ diễn đạt, nhận xét về đặc điểm cấu tạo, hình dáng, sự sinh sản, môi trường sống và thức ăn , tiếng kêu của các con vật.
- Dạy trẻ nói đủ câu từ chỉ tên gọi, các bộ phận và một số đặc điểm rõ nét của các con vật gần gũi trong gia đình, các con vật sống trong rừng, dưới nước và những con vật biết bay.
- Tổ chức các hoạt động làm quen văn học:
Thơ: Đàn gà con, Bó hoa tặng cô.
Truyện: Nòng nọc tìm mẹ, Bác gấu đen và hai chú Thỏ.
- Dạy trẻ đọc đồng dao: nu na nu nống.
PHÁT TRIỂN
THẨM MĨ
- Vui sướng nói lên cảm nhận của mình trước vẻ đẹp nổi bật của sản phẩm tạo hình trẻ thích.
- Hát và vận động tự nhiên, theo giai điệu của bài hát quen thuộc có nội dung về bà, mẹ và cô giáo.
- Thuộc các bài hát có trong chủ đề thế giới dộng vật.
- Có kỹ năng xoay tròn ấn bẹt để tạo ra các sản phẩm có một hoặc hai khối .
Biết nhận xét sản phẩm tạo hình theo gợi ý của cô.
- Cho trẻ tiếp xúc để quan sát hoạt động trực tiếp của các con vật.
- Tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ tham gia:
DH: Ai cũng yêu chú mèo, Voi làm xiếc, cá vàng bơi, Thật là hay, bông hoa mừng cô.
NH: Đàn gà con, Chú Voi con ở Bản Đôn, Chú Ếch con, Con chim vành khuyên, chú khỉ con
TC: Gà gáy, vịt kêu; Cá bơi. 
- Tổ chức các hoạt động tạo hình: Vẽ con gà, Dán con Thỏ và củ cà rốt, Nặn con cá, Tô màu các con vật, nặn con chim, dán hoa tặng mẹ.
PHÁT TRIÊN
TÌNH CẢM XÃ HỘI
- Trẻ biết yêu quý các con vật
- Biết chăm sóc và bảo vệ chúng
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống và các loại động vật quý hiếm 
- Có thái độ kính trọng yêu quý các bà, mẹ cô giáo
- Khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, tình cảm trước vẻ đẹp của các loài vật.
- Trò chuyện với trẻ về các con vật mà trẻ yêu thích , cách chăm sóc chúng như thế nào? 
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ các con vật trong gia đình cũng như các loài động vật quý hiếm.
- Dạy trẻ biết ý nghĩa của ngày 8/3. qua đó giáo dục trẻ lòng kính yêu, sự quan tâm tới bà, mẹ- những người thân yêu của bé.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ 
I.MỞ CHỦ ĐỀ:
-Cô cùng trẻ chuẩn bị đồ dùng và trang trí lớp theo chủ đề thế giới động vật
-Trò chuyện với trẻ về gia đình mình có nuôi các con vật không ? Đó là các con vật gì?
-Cho trẻ quan sát tranh ảnh, xem băng hình, nghe các bài hát, câu chuyện có liên quan đến chủ đề.
II.KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ:
+NHÁNH 1: NHỮNG CON VẬT SỐNG TRONG GIA ĐÌNH ( Từ: 4/2 đến 8/2)
-Cô trò chuyện, đàm thoại đưa ra những câu hỏi gợi mở để khuyến khích trẻ nói đến những con vật nuôi trong gia đình.
-Cho trẻ tham gia trò chơi ở hoạt động góc., chơi trò chơi dân gian, trò chơi học tập ,khám phá khoa học theo nội dung chủ đề nhánh.
-Trẻ tham gia hoạt động tạo hình, tạo ra sản phẩm về những con vật sống trong gia đình.
-Tổ chức hát múa, đọc thơ, câu đố, trò chơi vận động liên quan đến chủ đề nhánh như: “Con thỏ” , “chim bay, cò bay”.
,” Gà gáy, vịt kêu”
+NHÁNH 2: NHỮNG CON VẬT SỐNG TRONG RỪNG ( Từ 18/2 đến 22/2/2013)
-Cô trò chuyện, đàm thoại đưa ra những câu hỏi gợi mở để khuyến khích trẻ nói đến những con vật sống trong rừng.
-Cho trẻ tham gia trò chơi ở hoạt động góc., chơi trò chơi dân gian, trò chơi học tập ,khám phá khoa học về những con vật sống trong rừng.
-Trẻ tham gia hoạt động tạo hình, tạo ra sản phẩm về những con vật sống trong rừng.
-Tổ chức hát múa, đọc thơ, câu đố, trò chơi vận động liên quan đến chủ đề nhánh.: “Con thỏ” , “ gấu và ong”
+NHÁNH 3: NHỮNG CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC (Từ: 25/2 đến 1/3 /2013)
-Cô trò chuyện, đàm thoại đưa ra những câu hỏi gợi mở để khuyến khích trẻ nói đến những con vật sống dưới nước.
-Cho trẻ tham gia trò chơi ở hoạt động góc., chơi trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây, cắp cua bỏ giỏ
- Cô cho trẻ khám phá khoa học những con vật sống dưới nước.
-Trẻ tham gia hoạt động tạo hình, tạo ra sản phẩm về những con vật sống dưới nước.
-Tổ chức hát múa, đọc thơ, câu đố, trò chơi vận động liên quan đến chủ đề nhánh như: “Mò cua, bắt ốc: , “Sên sển sền sên”.
+NHÁNH 4: CHÀO MỪNG NGÀY 8/3( Chủ đề sự kiện) ( Từ 4/3 đến 8/3/2013)
-Cô trò chuyện, đàm thoại đưa ra những câu hỏi gợi mở để khuyến khích trẻ nói về ngày 8/3
-Cho trẻ tham gia trò chơi ở hoạt động góc., chơi trò chơi dân gian, trò chơi học tập ,khám phá xã hội về ngày 8/3
-Trẻ tham gia hoạt động tạo hình, tạo ra sản phẩm đẻ tặng các bà, các mẹ, các chị và cô giáo.
-Tổ chức hát múa, đọc thơ, câu đố, trò chơi vận động liên quan đến chủ đề nhánh.
+NHÁNH 5: NHỮNG CON VẬT BIẾT BAY (Từ: 11/3 đến 15/3/ 2013)
-Cô trò chuyện, đàm thoại đưa ra những câu hỏi gợi mở để khuyến khích trẻ nói đến những con vật biết bay.
-Cho trẻ tham gia trò chơi ở hoạt động góc., trò chơi học tập ,khám phá khoa học về những con vật biết bay.
-Trẻ tham gia hoạt động tạo hình, tạo ra sản phẩm về những con vật biết bay.
-Tổ chức hát múa, đọc thơ, câu đố, trò chơi vận động liên quan đến chủ đề nhánh như trò chơi: “Con muỗi”, “Bắt bướm”
III. ĐÓNG CHỦ ĐỀ: 
-Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, các bộ phận của các con vật trong chủ đề.
-Trẻ biết yêu quý vẻ đẹp của từng loài vật
-Trẻ yêu thích các con vật – có ý thức chăm sóc và bảo vệ các con vật 
-Trẻ biết thể hiện các bài hát, kể chuyện, đọc thơ về động vật
 CHỦ ĐỀ ĐỘNG VẬT
NHÁNH 1: NHỮNG CON VẬT SỐNG TRONG GIA ĐÌNH
( Từ: 4/2 đến 8/2)
TÊN HĐ
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
ĐÓN TRỂ
TD SÁNG
- Đón trẻ vào lớp, yêu cầu trẻ cất đồ dùng vào nơi quy định.
- Gợi ý cho trẻ quan sát góc chủ đề
- Cho trẻ chơi các các đồ chơi con vật trong gia đình.
- Tập thể dục sáng cùng cô.
HOẠT ĐỘNG
CÓ CHỦ ĐÍCH
 GDTC
VĐCB: Bò zíc zắc không chạm chướng ngại vật
TC: Chim sẻ và ô tô
 LQVH
Thơ: Đàn gà con
LQMSKNSĐVT
Đếm trên các đối tượng giống nhau ,đếm đến 5.
 KPKH
- Một số con vật sống trong gia đình có hai chân đẻ trứng
ÂM NHẠC
VĐ TN: Ai cũng yeu chú mèo
NH: Đàn gà con
TC: Gà gáy, vịt kêu.
 TẠO HÌNH
Vẽ con gà
( Theo đề tài)
HOẠT ĐỘNG
GÓC
-Góc phân vai: Chơi gia đình: bé chăm sóc các con vật nuôi, nấu các món ăn từ thịt động vật.
-Góc thư viện: Xem truyện tranh, tìm các con vật trong truyện. kể tên các con vật trong sách truyện.
-Góc xây dựng: Xây dựng trang trại chăn nuôi, Lắp ráp chuồng cho các con vật trong gia đình.
-Góc tạo hình: tô màu, dán con gà, con vịt, con chó, con mèo.
HOẠT ĐỘNG
NGOÀI TRỜI
- Quan sát con gà, con chó, con mèo.
- Chơi trò chơi: bắt chước tiếng kêu con vật.
- Trò chơi: “Mèo và chim sẻ”, “Mèo đuổi chuột”.
HOẠT ĐỘNG
CHIỀU
- Hát: Gà trống. Thương con mèo, Mèo con và cún con,
- Đọc thơ: Kể cho bé nghe, Gà trống, Con Trâu.
- Nghe kể chuyện: Chú Vịt xám, Đôi bạn tốt, Chú thỏ thông minh.
-Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, LHVN, nêu gương bình bầu bé ngoan.
 NHÁNH 2: NHỮNG CON VẬT SỐNG TRONG RỪNG
( Từ 18/2 đến 22/2/2013)
TÊN HĐ
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
ĐÓN TRỂ
TD SÁNG
-Cô đón trẻ vào lớp, cho trẻ xem tranh ảnh về các con vật sống trong rừng, gọi tên các con vật trong tranh.
-Tập bài tập thể dục dưới sân trường.
HOẠT ĐỘNG
CÓ CHỦ ĐÍCH
 THỂ DỤC
VĐCB: Bật xa 20- 25 cm.
TC: Gấu và ong
 LQVH
Truyện: Bác Gấu đen và hai chú Thỏ.
LQMSKNSĐVT
Ôn nhận biết To- nhỏ, cao- thấp của các con vật.
TẠO HÌNH
Vẽ thêm những bộ phận còn thiếu của con voi và tô màu cho đẹp.
(đề tài)
 KPKH
-Các con vật sống trong rừng
 ÂM NHẠC
DH: Voi làm xiếc
NH: Chú khỉ con
TC: Ai nhanh nhất
HOẠT ĐỘNG
GÓC
-Góc phân vai: chơi trò chơi gia đình: tổ chức đi xem xiếc thú, tham quan vườn bách thú.
-Góc học tập: Xem tranh ảnh các con vật sống trong rừng,tìm và gọi tên những con vật sống trong rừng trong sách, truyện.
-Góc xây dựng: Xây dựng vườn bách thú.
-Góc tạo hình: In hình con vật, dán hình con vật, làm album các con vật.
HOẠT ĐỘNG
NGOÀI TRỜI
- Chơi trò chơi: “Bắt chước dáng đi các con vật”, “Thỏ về chuồng”.” Bịt mắt bắt dê”
- Tham quan khu Bếp của trường, quan sát cách chế biến món ăn từ thịt động vật.
HOẠT ĐỘNG
CHIỀU
- Hát: Voi làm xiếc, chú khỉ con...
- Nghe cô đọc truyện về các con vật: Ba con gấu, Vì sao Hươu có sừng
- Đọc đồng dao: Con vỏi con voi,
- Đọc thơ: Bác gấu đen và hai chú Thỏ.
- Nặn con thỏ theo mẫu của cô.
- Nêu gương cuối tuần.
NHÁNH 3: NHỮNG CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
(Từ: 25/2 đến 1/3 /2013)
TÊN HĐ
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
ĐÓN TRỂ
TD SÁNG
- Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào hỏi, cất dọn đồ dùng dúng nơi quy định.
- Gợi ý cho trẻ hướng vào góc chủ đề: những con vật sống dưới nước.
- Cho trẻ xem đoạn video có các con vật sống dưới nước.
- Tập thể dục dưới sân cùng cô 
HOẠT ĐỘNG
CÓ CHỦ ĐÍCH
 THỂ DỤC
VĐCB: Tung bắt bóng bằng hai tay
TC: Thỏ đổi chuồng
LQVH
Truyện: Nòng nọc tìm mẹ
 KPKH
-Một số con vật sống dưới nước.
LQMSKNSĐVT
Ôn nhận biết vị trí trên, dưới, trước, sau.
 TẠO HÌNH
Nặn con cá
(đề tài)
 GD ÂM NHẠC
VĐTN: Cá vàng bơi
NH: Chú Ếch con
HOẠT ĐỘNG
GÓC
-Góc phân vai: Cửa hàng bán thực phẩm tôm, cua ,cá..., Chơi nấu các món ăn từ hải sản.
-Góc thư viện: Xem tranh về các loại cá, tôm , cua, ốc...
-Góc xây dựng: Xây dựng ao cá
-Góc nghệ thuật- tạo hình: Xếp các con vật sống dưới nước bằng hột hạt, Tô màu các con vật sống dưới nước.
- Góc thiên nhiên: quan sát con tôm, cua, cá. Cho cá ăn.
HOẠT ĐỘNG
NGOÀI TRỜI
- Quan sát bể cá, cho cá ăn.
- Tham quan nhà bếp: xem các cô cấp dưỡng chế biến món ăn từ tôm, cua, cá.
- Chơi tự do.
- Vẽ phấn trên sân hình con cá.
- Chơi: cắp cua bỏ giỏ.
HOẠT ĐỘNG
CHIỀU
- Củng cố ôn luyện những nội dung đã học trong tuần.
- Đọc thơ: Rong và Cá.
- Đọc đồng dao: “ Cái bống đi chợ cầu canh”
- Kể truyện: Rùa con tìm nhà.
- Chơi ở các góc.- Nêu gương cuối tuần.
 NHÁNH 4: CHÀO MỪNG NGÀY 8/3( Chủ đề sự kiện)
( Từ 4/3 đến 8/3/2013)
TÊN HĐ
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
ĐÓN TRỂ
TD SÁNG
-Cô đón trẻ vào lớp, nhắc nhở trẻ chào cô , chào mẹ, cất dọn đồ dùng cá nhân vào nơi quy định.
-Trò chuyện với trẻ về tình cảm của bà, của mẹ và của cô đối với trẻ.
-Tập bài tập thể dục dưới sân trường.
HOẠT ĐỘNG
CÓ CHỦ ĐÍCH
 THỂ DỤC
VĐCB: Lăn bóng cùng cô
TCVĐ: Chuyền bóng
 LQVH
Thơ: Bó hoa tặng cô.
ÂM NHẠC
DH: Bông hoa mừng cô.
NH: Cô và mẹ.
 KPXH
-Ngày hội của bà, mẹ và cô giáo.
 TẠO HÌNH.
Vẽ hoa tặng mẹ
(đề tài)
HOẠT ĐỘNG
GÓC
-Góc phân vai: Đóng vai các thành viên trong gia đình: “chơi mẹ - con.”. Đóng vai cô giáo: Chơi “ Lớp học”
-Góc sách: xem tranh truyện về bà, mẹ, cô giáo
-Góc xây dựng: Xây dựng ngôi nhà và lớp học của bé.
-Góc nghệ thuật: Múa hát các bài hát về bà, mẹ, cô giáo.
HOẠT ĐỘNG
NGOÀI TRỜI
- Trò chuyện về mẹ và cô.
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
- Chơi trò chơi: Tập làm ca sĩ.
- Chơi: kéo co. 
HOẠT ĐỘNG
CHIỀU
- Ôn các bài hát, bài thơ về cô và mẹ.
- Hoạt động theo góc 
- Chơi với đồ chơi theo ý thích.
- Lao động sắp xếp đồ dùng đồ chơi cùng cô.
- Hoạt động nêu gương cuối tuần.
NHÁNH 5: NHỮNG CON VẬT BIẾT BAY
(Từ: 11/3 đến 15/3/ 2013)
TÊN HĐ
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
ĐÓN TRỂ
TD SÁNG
- Đón trẻ trò chuyện về các con vật biết bay mà trẻ biết
- Hướng trẻ vào góc, chơi với đồ chơi.
- Tập thể dục cùng cô.
HOẠT ĐỘNG
CÓ CHỦ ĐÍCH
 GDTC
VĐCB: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh của cô.
TCVĐ: Bắt bướm
LQVH
Thơ: Ong và Bướm
 KPKH:
Các loại động vật có cánh, biết bay.
 ÂM NHẠC
DH: Thật là hay
NH: con chim vành khuyên.
 TẠO HÌNH
Nặn con chuồn chuồn
( mẫu)
HOẠT ĐỘNG
GÓC
-Góc phân vai: Chơi đóng vai gia đình, của hành bán chim cảnh.
-Góc thư viện: Xem tranh về các loại động vật có cánh biết bay
-Góc xây dựng: Xây dụng chuồng chim bồ câu, ghép hình con chim 
-Góc nghệ thuật- tạo hình: Xếp hình con chim, con chuồn chuồn bằng hột hạt.
- Góc thiên nhiên: quan sát và chăm sóc chim bồ câu.
HOẠT ĐỘNG
NGOÀI TRỜI
- Quan sát bầu trời, nhặt lá làm đồ chơi.
- Bát chước làm chim bay, chuồn chuồn bay
- TC: Con gì kêu?, Mèo đuổi chuột, Bắt bướm, Đàn ong
HOẠT ĐỘNG
CHIỀU
- Đọc đồng dao: “ Tu hú là chú Bồ các”, 
- Đọc thơ: Con Chim Khướu, Con chuồn chuồn ớt, Con Chim chích chòe
 - Đọc truyện: Giọng hót chim sơn ca. 
- Xem video về các loại động vật có cánh
- Chơi ở các góc
- Nêu gương cuối tuần
 NHÁNH 1: NHỮNG CON VẬT SỐNG TRONG GIA ĐÌNH
Thứ -Nội dung
 Yêu cầu
Chuẩn bị
 Tổ chức hoạt động 
 Lưu ý
Thứ 2 (ngày 4/2)
 GDTC
VĐCB: Bò zíc zắc không chạm chướng ngại vật
TC: Chim sẻ và ô tô
*Kiến thức: Trẻ biết bò bằng bàn tay và cẳng chân theo đường zích zắc không chạm chướng ngại vật.
*Kĩ năng: Trẻ biết bò phối hợp nhịp nhàng tay nọ chân kia. Biết bò liên tục, không bò chệch ra ngoải, không cúi đầu, cẳng chân sát sàn nhà.
-Phát triển cơ bắp chân, bắp tay, rèn luyện tố chất khéo léo nhịp nhàng.
*Thái độ: Trẻ hăng hái luyện tập, và tích cực tham gia hoạt động cùng cô.
- Sân tập 
-Vỏ hộp sữa bột
*Hoạt động 1. Khởi động:
- Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân: đi thường ->đi mũi chân->đi thường ->đi gót chân -> đi thường -> đi khom người -> đi chậm-> chạy chậm->chạy nhanh-> chạy chậm ->về hàng dọc.
 (Trên nền nhạc : Đoàn tàu tí hon )
*Hoạt động 2: nội dung
+BTPTC: 
-Tay: Hai tay giơ lên cao, ra phía trước, dang ngang.
-Bụng: Nghiêng người sang hai bên.
-Chân: Đứng khuỵu gối
-Bật: Bật lên trước, lùi lại, sang bên.
(Mỗi động tác tập 4 lần x 8 nhịp)
+VĐCB: Bò zích zắc không chạm chướng ngại vật
-Cô giới thiệu tên vận động
-Cô làm mẫu lần 1: không giải thích
-Cô làm mẫu lần 2: vừa làm vừa phân tích động tác 
-TTCB: Cô chống cả bàn tay và cẳng chân xuống sàn nhà, mắt nhìn về phía trước. Khi có hiệu lệnh cô bò phối hợp tay nọ chân kia, cẳng chân sát sàn và không cúi đầu. Cô bò zích zắc không chạm vào các chướng ngại vật.
-Cô cho 2 -3 trẻ khá lên thực hiện, cô chú ý sửa sai cho trẻ.
-Cô cho cả lớp lên thực hiện: Lần lượt mỗi trẻ lên thực hiện cho đến khi hết lớp. Cô quan sát sửa sai cho trẻ.
-Mời 1-2 trẻ lên tập lại – nhắc lại tên vận động.
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
+TCVĐ: Chim sẻ và ô tô
-Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi.
-Cho trẻ chơi 3-4 lần.
-Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
*Hoạt động 3. Kết thúc
-Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng, và hát bài: “Chim mẹ, chim con”
Thứ 3 (ngày 5/2)
LQVH
Thơ: Đàn gà con
LQMSKNSĐVT
Đếm trên các đối tượng giống nhau ,đếm đến 5.
*Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả. 
-Trẻ biết đặc điểm, hình dáng đáng yêu của những chú gà con.
*Kĩ năng: Trẻ biết đọc thuộc lời cô bài thơ.
-Rèn trẻ có kĩ năng đọc diễn cảm, biết thể hiện động tác minh họa đơn giản.
*Thái độ: Trẻ yêu quý những chú gà con và các con vật xung quanh trẻ. 
-Trẻ biết chăm sóc bảo vệ những con vật nuôi trong gđ.
*Kiến thức: Trẻ nhận biết và biết đếm các đối tượng giống nhau.
-Biết đếm đến 5
*Kĩ năng: Luyện kĩ năng đếm, so sánh, tạo nhóm.
-Phát triển ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
*Thái độ: GD trẻ biết yêu quý, chăm sóc các con vật gần gũi.
-Tranh thơ minh hoạ
-Đài, đĩa nhạc bài : Đàn gà con
-Một số nhóm con vật có số lượng là 4 để xung quanh lớp.
-Mũ các con vật
-Mỗi trẻ 5 con thỏ, 5 con vịt
-2 bảng to để chơi trò chơi
*Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức, gây hứng thú
-Cô đố trẻ câu đố: “Con gì mào đỏ
 Gáy ò ó o..
 Từ sáng tinh mơ
 Gọi người thức giấc”
-Cô vừa đố câu đố về con vật gì? 
-Các con có biết những chú gà được nuôi ở đâu không?
-Con có yêu quý những chú gà không?
*Hoạt động 2: Nội dung
+Đọc cho trẻ nghe:
-Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả?
-Đọc cho trẻ nghe lần 1 diễn cảm bằng lời
-Hỏi trẻ tên bài và tác giả
-Cô đọc cho trẻ nghe lần 2: Kết hợp với tranh minh hoạ
+Đọc trích đẫn và đàm thoại nội dung:
-Đố các con biết gà mẹ đẻ ra trứng hay đẻ con?
-Để cho những quả trứng nở thành gà con thì gà mẹ phải làm gì?
-Vẻ đẹp của những chú gà con mới nở như thế nào?
-Mỏ gà con như thể nào? Còn cái chân thì sao? Bộ lông màu gì?
-Các con nhìn thấy những chú gà có đáng yêu không?
-Các con thích bài thơ này không? Vì sao?
-Chúng mình phải làm gì để gà lớn nhanh?
+Dạy cho trẻ đọc:
-Cho cả lớp đọc cùng cô 3- 4 lần ( cô chú ý sửa sai khi trẻ đọc thơ).
-Từng tổ lên đọc
-Từng nhóm lên đọc: Các bạn gái lên đọc, Các bạn trai lên đọc
-Cá nhân lên đọc, cô chú ý sửa sai và sửa ngọng cho trẻ. 
+ TC: “Cùng vận động với những chú gà”
-Cho trẻ vận động theo động tác: Gà gáy, gà vỗ cánh, gà mổ thóc, gà tìm giun, gà bay.
-Cô cho trẻ chơi 2-3 lần. Cô nhận xét và động viên trẻ
*Hoạt động 3.Kết thúc:
-Cho trẻ múa hát bài: Đàn gà con. Và đi ra ngoài
*Hoạt động 1 :Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
-Cô cho trẻ hát : “Gà trống, mèo con, và cún con”
-Trong bài hát có những con vật gì? 
-Các con vật đó sống ở đâu?
*Hoạt động 2: Nội dung
+Ôn kĩ năng đếm đến 4:
-Cô cho trẻ đội mũ 4 con mèo, 4 con gà, 4 con cún con đi ra ngoài
-Cô hỏi trẻ có những con vật nào đến chơi với lớp mình đây?
-Có mấy nhóm con vật?
-Mỗi nhóm có bao nhiêu con vật?
-Cô cho trẻ đếm số con vật từng nhóm dùng kĩ năng đếm đối tượng.
+Tạo nhóm có số lượng 5, đếm đến 5:
-Hôm nay lớp mình ngoài những con vật này ra còn có các các con vật khác đến chơi với lớp mình đấy!, chúng mình cùng chào đón các chú thỏ nào! (cô cho trẻ xếp thỏ thàng hàng ngang)
-Thấy các bạn Thỏ đến chơi nên các bạn vịt cũng rủ nhau đến chơi đấy! chúng mình cùng chào đón các bạn vịt (cô và trẻ xếp vịt thành hàng ngang dưới hàng thỏ)
-Cô cho trẻ so sánh nhóm thỏ, và nhóm vịt, nhóm nào nhiều hơn, nhóm nào ít hơn? Vì sao?
-Muốn cho nhóm thỏ và nhóm vịt bằng nhau ta làm như thế nào? (Thêm 1 bạn vịt)
-Cô cho trẻ lấy thêm 1 chú vịt còn lại trong rổ
-4 chú vịt thêm 1 chú vịt bằng mấy chú vịt? (5 chú vịt)
-Cô cho trẻ đếm lại số vịt và số thỏ, bây giờ thì 2 nhóm bằng nhau chưa?
-Và đều bằng mấy? (bằng 5)
-Bây giờ 1 bạn vịt phải về trước để đi bơi. (Cô và trẻ cất 1 bạn vịt)
-5 bớt 1 còn mấy?
-Tương tự cô cho trẻ cất đến hết
-Đến 

File đính kèm:

  • docđộng vật.doc
Giáo Án Liên Quan