Bài giảng lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp

 I /MỤC TIÊU

 1/ Phát triển thể chất :

 * Dinh dưỡng :

 - Biết ích lợi của việc ăn uống đầy đủ và hợp lý đối với sức khoẻ của con người (cần ăn đầy đủ để có sức khoẻ tốt để làm việc ).

 * Thể dục :

 - Có kỹ năng vận động và giữ thăng bằng để thực hiện một số vận động như đi, chạy, bật, trèo, lăn, phối hợp nhịp nhàng

 - Biết làm tốt một số công việc tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày.

 - Nhận biết và tránh một số nơi lao động, dụng cụ nguy hiểm của các nghề

 2/ Phát triển nhận thức

 - Biết trong xã hội có nhiều nghề và ích lợi của của các nghề đối cuộc sống con người

 - Phân biệt được một số nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương qua một số đặc điểm nổi bật .

 - Phân loại dụng cụ sản phẩm của một số nghề.

 - Nhận biết mục đích của phép đo. Thao tác đô độ dài đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau, đơn vị đo, thước đo. Đếm đến 6, nhận biết số 6.

 - An toàn : Tránh nơi nguy hiểm trong khu vực sản xuất. An toàn với một số dụng cụ của một số nghề. Mối nguy hiểm khi nghịch bơm kim tiêm

 

doc80 trang | Chia sẻ: tn_8308 | Lượt xem: 2013 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng lớp Lá - Chủ đề: Nghề nghiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ : NGHỀ NGHIỆP
Thời gian thực hiện : 5 tuần từ ngày 22/11 đến 24 tháng12 năm 2010
 I /MỤC TIÊU 
 1/ Phát triển thể chất :
 * Dinh dưỡng :
 - Biết ích lợi của việc ăn uống đầy đủ và hợp lý đối với sức khoẻ của con người (cần ăn đầy đủ để có sức khoẻ tốt để làm việc ).
 * Thể dục : 
 - Có kỹ năng vận động và giữ thăng bằng để thực hiện một số vận động như đi, chạy, bật, trèo, lăn, phối hợp nhịp nhàng 
 - Biết làm tốt một số công việc tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày. 
 - Nhận biết và tránh một số nơi lao động, dụng cụ nguy hiểm của các nghề 
 2/ Phát triển nhận thức 
 - Biết trong xã hội có nhiều nghề và ích lợi của của các nghề đối cuộc sống con người 
 - Phân biệt được một số nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương qua một số đặc điểm nổi bật .
 - Phân loại dụng cụ sản phẩm của một số nghề.
 - Nhận biết mục đích của phép đo. Thao tác đô độ dài đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau, đơn vị đo, thước đo. Đếm đến 6, nhận biết số 6.
 - An toàn : Tránh nơi nguy hiểm trong khu vực sản xuất. An toàn với một số dụng cụ của một số nghề. Mối nguy hiểm khi nghịch bơm kim tiêm 
 3/ Phát triển ngôn ngữ : 
 - Biết sử dụng từ ngữ phù hợp để trò chuyện, thảo luận nhận xét về một số nghề phổ biến của địa phương. Tên gọi, ích lợi của nghề đó 
 - Nhận dạng được chữ cái i, t, c, b, d, đ trong các từ chỉ tên nghề, dụng cụ 
 - Phát triển mạnh mẽ vốn từ, có thể nói câu dài, câu đơn, câu ghép khi đọc thơ và kể chuyện. 
 4/ Phát triển thẩm mỹ 
 - Biết hát và vận động theo nhạc một số bài hát về nghề nghiệp 
 - Biết phối hợp đường nét, màu sắc hình dáng qua các sản phẩm tạo hình như vẽ, nặn, xé dán, cắt, xếp để tạo ra các sản phẩm tạo hình đa dạng phong phú.
 - Biết nhận xét đánh giá sản phẩm xấu, đẹp khi tạo ra 
 5/ Phát triển tình cảm xã hội 
 - Biết mọi nghề đều đáng quí đáng trân trọng và đều có ích lợicho xã hội 
 - Biết yêu quí người lao động và các sản phẩm từ các nghề làm ra 
 - Biết giữ gìn và bảo vệ khi sử dụng các sản phẩm của người lao động II : MẠNG NỘI DUNG :
 * TUẦN I : Các nghề phổ biến quen thuộc ở địa phương 
 - Nghề dạy học-Nghề Bác Sỹ - Công An – Xâydựng 
 * TUẦN II : Nghề truyền thống ở địa phương trẻ: 
 - Nghề làm nông ( Cà phê, lúa ) 
 * TUẦN III : Nghề bán hàng : 
 - Buôn bán hàng hoá, tạp phẩm 
 * TUẦN IV : Nghề xản xuất :
 - Gồm nghề làm nông, nghề thủ công, thợ mộc, công nhân 
 * TUẦN V : Ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam
 - Trẻ biết ngày 22 tháng 12 là ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam, ngày lễ của các chú bộ đội
 * Nội dung dạy trẻ biết được trong xã hội có nhiều nghề khác nhau
 - Tên của nghề, người làm ra nghề
 - Công việc cụ thể của mỗi nghề, mỗi nghề có nhiều công việc khác nhau
 - Nhận biết đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm của một số nghề quen thuộc 
 - Ích lợi của mỗi nghề trong xã hội 
 - Phân nhóm đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm theo nghề 
 - Yêu quý người lao động 
 - Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, có ý thức tiết kiệm 
 III: MẠNG HOẠT ĐỘNG
 * Phát triển nhận thức :
 * Làm quen với Toán
 - Nhận biết được mục đích của phép đo 
 - Dạy trẻ thao tác đo độ dài 1 đối tượng
 - Đo đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau. Nhận biết kết quả đo.
 - Đo các đối tượng có kích thước bằng nhau, bằng một đơn vị đo, thước đo.
 - Đếm đến 6. Nhận biết các nhóm có 6 đối tượng 
 * Khám phá khoa học
 - Trò chuyện về một số nghề trong xã hội 
 - Trò chuyện về nghề làm cà phê( hoặc nghề lúa )
 - Trò chuyện về người bán hàng và người mua hàng 
 - Trò chuyện về nghề sản xuất 
 - Tìm hiểu về công việc của chú bộ đội
 + Các hoạt động khác, sưu tầm tranh ảnh về các nghành nghề khác nhau 
 * Phát triển thể chất
 * Thể dục :
 - Ném xa bằng hai tay. Chạy nhanh 15 m
 - Bật sâu 25cm
 - Trèo lên, xuống ghế 
 - Lăn bóng bằng 2 tay và đi theo bóng
 - BTTH : Bật xa- Ném xa bằng 1 tay- Chạy nhanh10m 
 * Giáo dục dinh dưỡng : Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, hợp vệ sinh, biết lợi ích của các món ăn ( Cần ăn uống đầy đủ để có sức khỏe làm việc )
 * Phát triển ngôn ngữ :
 * Văn học :
 - Thơ : Cái bát xinh xinh
 - Chuyện : Cây rau của thỏ út 
 - Thơ : Chiếc cầu mới
 - Truyện : Hai anh em
 - Thơ : Chú bộ đội hành quân trong mưa 
 - Đọc thơ, kể chuyện, đồng dao, câu đố, trò chuyện về các nghành nghề 
 * LQCC :
 - Làm quen với chữ viết i, t, c, b, d, đ. Ôn nhóm chữ i, t, c, b, d, đ. 
 - Làm quen với các từ chỉ đồ dùng, các chữ cái đầu tiên, tìm âm, tìm từ, ghép chữ cái.
 - Làm sách tranh về đồ dùng trong
 * Phát triển thẩm mỹ :
 * T ạo hình :
 - Cắt dán hình vuông to, nhỏ.
 - Vẽ trang trí cái đĩa 
 - Vẽ theo ý thích
 - Nặn dụng cụ một số nghề
 - Vẽ quà tặng chú bộ đội
 * Sử dụng các vật liệu để tạo ra sản phẩm
 * Âm nhạc :
 - Hát vận động : Bài “ Lớn lên cháu lái máy cày ”. “ Cháu yêu cô chú công nhân ”. “ Cô giáo miền xuôi ”. “ Em tập lái ô tô ”. “ Cháu thương chú bộ đội ”
 - Nghe hát : “ Hạt gạo làng ta ”.“ Anh phi công ơi ”.“ Chú bộ đội ”. “ Trống cơm ”. “ Cháu yêu cô thợ dệt vải ”
 - Chơi các trò chơi âm nhạc: “ Nhận hình đoán tên bài hát ”. “ Nghe tiếng hát tìm đồ vật ”
 * Phát triển tình cảm xã hội :
 * Thông qua các trò chơi trò chuyện tình cảm sở thích, yêu quý của trẻ giữa các nghề trong xã hội 
 - Phân vai : Bán hàng, cô giáo, bác sỹ, gia đình, Nấu ăn 
 - Xây dựng : Lắp ghép, xếp hình nhà máy. Doanh trại bộ đội. Xây khôn viên chợ. Xếp cánh đồng lúa
 - Chơi dân gian : “ Rồng rắn lên mây, dệt vải, kéo co ” 
 - Chơi vận động : “ Người tài xế giỏi ”.“ Chạy nhanh, lấy đúng tranh ”. “ Thi ai nhanh ” . 
 - Chơi học tập : “ Người đưa thư ”. “ Người chăn nuôi giỏi ”
 IV/ CHUẨN BỊ HỌC LIỆU .
 - Tranh ảnh, bài thơ, câu chuyện, bài hát, ca dao, đồng dao, câu đố về chủ điểm nghề nghiệp 
 - Bút, màu, đất nặn, kéo, hồ, khối gạch, cây xanh, ngôi nhà, bộ đồ chơi nấu ăn, đồ dùng học toán, cây xanh, nước cát và một số đồ chơi khác của một số nghề. Dụng cụ âm nhạc, khối lắp nghép.
 BGH (TỔ TRƯỞNG) Người lên kế hoạch
	 Võ Thị Vinh
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT TUẦN
TUẦN 1: Từ ngày22 tháng 11 đến ngày 26 tháng 11 năm 2010
 Chủ đề : Các nghề phổ biến quen thuộc 
 I. Đón trẻ trò chuyện
- Đón trẻ đầu giờ,nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề cho trẻ xem tranh ảnh về nghề dạy học, công an, bác sỹ, xây dựng.
- Đàm thoại với trẻ về công việc, dụng cụ của các nghề trong xã hội.
- Lợi ích của các nghề đó
II. Thể dục sáng (soạn cho một tuần)
- Động tác cơ hô hấp : ù, ù, ù 
- Động tác tay vai : Hai tay giang ngang, vòng trước ngực
- Động tác chân : Tay thẳng lên cao, ra trước, chụm chân khuỵu gối. 
- Động tác bụng : Tay vòng sau lưng, cúi khom từng nhịp một. 
- Động tác bật : Bật tách chụm chân 
III. Hoạt động ngoài trời:(soạn cho một tuần)
 	- Cô và trẻ dạo chơi quanh sân trường, quan sát thiên nhiên, bầu trời, khí hậu, thời tiết, cây cối, kết hợp đàm thoại với trẻ
- Xem tranh trò chuyện về các nghề trong xã hội đọc thơ, hát, nghe chuyện về một số bài của các nghề.
- Cho trẻ ôn lại một số kiến thức đã học 
- Gợi cho trẻ làm quen bài sắp học
- Chơi trò chơi học tập : “ Người đưa thư ”
- Chơi vận động : “ Chạy nhanh, lấy đúng tranh ” “ Người tài xế giỏi ” 
- Chơi dân gian : “ Rồng rắn lên mây ” “ Kéo co ” 
- Chơi tự do theo ý thích, chơi với cát, với lá cây, một số đồ chơi khác
 IV. Hoạt động học
THỨ HAI
THỨ BA
THỨ TƯ
THỨ NĂM
THỨ SÁU
* THỂ DỤC:
- Ném xa 
 bằng 2 tay.
 Chạy nhanh
 15m
* MTXQ :
- Trò chuyện
 về một số 
 nghề trong 
 xã hội 
 * LQVT :
- Nhận biết 
 mục đích của
 phép đo
* ÂM NHẠC:
- Hát “Cô giáo
 miền xuôi ”
- Nghe hát : 
“Trống cơm ”
- Trò chơi : 
“ Nhận hình
 đoán tên bài 
 hát ”
*TẠO HÌNH :
- “ Cắt dán 
hình vuông to,
 nhỏ ” 
* VĂN HỌC:
-Thơ: “ Chiếc
 cầu mới ”
- Xem tranh
 ảnh về một số công việc của các nghề 
* Làm quen chữ cái i, t, c
 - Trò chơi : 
“ Người đưa
 thư ”
V. Hoạt động góc: 
* Góc phân vai : “ Gia đình ”
- Yêu cầu : Trẻ thể hiện được vai các thành viên trong gia đình như bố, mẹ, con cách chăm sóc nuôi con, cho con ăn
* Chuẩn bị : Góc chơi, đồ dùng trong gia đình, các loại hoa quả, một số thực phẩm, lương thực một số dụng cụ của các nghề .
* Góc nghệ thuật : Múa vận động các bài trong chủ đề . Vẽ, tô màu, nặn, cắt dán, xé dán một số dụng cụ của các nghề, xếp hột hạt 
- Yêu cầu : Trẻ thể hiện vận động được một số bài hát . Có một số kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé, xếp để tạo ra sản phẩm các nghề trẻ yêu thích 
* Chuẩn bị : Dụng cụ âm nhạc, gấy, bút màu, đất, nặn, hột hạt, góc chơi, hồ dán
* Góc xây dựng : “ Xếp cánh đồng lúa ”
* Yêu cầu : Trẻ xếp thứ tự từng mảnh ruộng lúa theo khuôn viên hình chữ nhật, hình vuông 
* Chuẩn bị : Khối gạch, cây xanh làm lúa, góc chơi 
* Góc học tập : Xem tranh ảnh, xem sách, đọc chữ cái và số, đọc thơ, ca dao, câu đố
* Yêu cầu : Tập cho trẻ có kĩ năng mở sách, luyện đọc phát âm rõ ràng qua bài thơ, ca dao, câu đố 
* Chuẩn bị : Tranh ảnh, sách, thẻ chữ cái, chữ số, giấy, kéo, hồ.
* Góc thiên nhiên : Quan sát, chăm sóc cây, thả vật chìm nổi
* Yêu cầu : Trẻ biết lau cây, tưới nước cho cây, bắt sâu, trồng cây, quan sát, nhận xét vật chìm, vật nổi. 
* Chuẩn bị : Cây xanh, nước, khăn lau, góc chơi, đất, cát, vật chìm, vật nổi, hạt xốp 
* Tiến hành chung cho các góc chơi 
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề chơi, chọn góc chơi, thoả thuận, thảo luận trong nhóm, phân vai và nhận chơi, sau đó đi về góc chơi lấy đồ chơi thực hiện
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát hướng dẫn cho trẻ và có thể cùng chơi với trẻ để trẻ thể hiện được vai chơi trong nhóm của mình 
- Nhận xét đánh giá sản phẩm chơi ở các góc, cô nhấn mạnh vào góc chơi chính khuyến khích hướng dẫn trẻ lần sau chơi tốt hơn ở trong nhóm của mình
- Thu dọn đồ dùng vào nơi quy định
VI / Hoạt động chiều : 
 - Đón trẻ đầu giờ, cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định
 - Điểm danh trẻ 
 - Ôn lại kĩ năng trẻ thực hiện chưa tốt ở hoạt động buổi sáng
 - Làm quen với kiến thức ngày hôm sau
 - Chơi tự do xem tranh ảnh, đọc thơ, nghe chuyện, chơi vận động, dân gian, học tập
 - Giáo dục lễ giáo, biết yêu quý các nghề trong xã hội, yêu quý sản phẩm, yêu quý bác nông dân 
 - Nêu gương- cắm cờ
 - Vệ sinh - trả trẻ trao đổi với phụ huynh, kết quả học tập, sức khẻo, vệ sinh, của trẻ trong tuần
 - Nhận xét- đánh giá cuối ngày
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2010
 Chủ đề : Các nghề phổ biến quen thuộc 
 I / Các hoạt động trong ngày :
 1. Đón trẻ, nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề cho trẻ xem tranh ảnh về nghề dạy học, công an, bác sỹ, xây dựng.
2. Thể dục : Tập các động tác như kế hoạch tuần đã soạn
3. Hoạt động ngoài trời :
- Cô và trẻ dạo chơi quanh sân trường, quan sát thiên nhiên, bầu trời, khí hậu, thời tiết, cây cối, kết hợp đàm thoại với trẻ
- Xem tranh trò chuyện về các nghề trong xã hội đọc thơ, hát, nghe chuyện về một số bài của các nghề.
- Gợi cho trẻ làm quen bài sắp học “ Trò chuyện về nghề cô giáo, bác sỹ, xây dựng ”
- Chơi trò chơi học tập : “ Người đưa thư ”
- Chơi vận động : “ Chạy nhanh, lấy đúng tranh ” 
- Chơi dân gian : “ Rồng rắn lên mây ” 
- Chơi tự do theo ý thích, chơi với cát, với lá cây, một số đồ chơi khác 
 II / Hoạt động có chủ đích :
* Hoạt động I : Thể dục
* Đề tài : NÉM XA BẰNG 2 TAY. CHẠY NHANH 15M
1. Mục đích yêu cầu 
- Dạy trẻ biết ném xa bằng 2 tay, chạy thẳng hướng 
- Trẻ biết dùng sức của tay, vai để ném xa 
- Rèn luyện cho trẻ phát triển cơ tay, cơ chân
 - Giáo dục cho trẻ tham gia mạnh dạn vận động thể dục 
 2. Chuẩn bị :
 - Túi cát, lá cờ, sân học 
 - Nội dung kết hợp : MTXQ, âm nhạc 
 3. Phương pháp : Thực hành 
 4. Tiến hành hoạt động : 
Mở đầu hoạt động 
 - Trò chuyện với trẻ về nghề cô giáo, bác sỹ, xây dựng. Những nghề đó có ích lợi gì, ước mơ của cháu sau này lớn lên sẽ làm nghề gì. 
 b. Hoạt động trọng tâm 
 * Hoạt động 1: Khởi động : 
 - Cho trẻ đi thường, nhanh, chậm, kiễng gót, hạ chân, khom lưng, chạy nhanh chạy chậm, sau đó giãn hàng cách đều
 * Hoạt động 2: Bài tập phát triển chung :
 - Động tác tay vai : Tay dưa ra trước, lên cao
 - Động tác chân : Tay lên cao, đưa ra trước khụy gối 2 chân 
 - Động tác bụng lườn :Tay đưa lên cao,nghiêng người bên phải, bên trái
 - Động tác bật : Bật nhảy chân sáo 
* Hoạt động 3 : 
* Vận động cơ bản : “Ném xa bằng 2 tay. Chạy nhanh 15m ” 
* “ Ném xa bằng 2 tay ”
- Cô làm mẫu lần 1, không giải thích 
- Lần 2 cô làm kết hợp giải thích 
- Cho trẻ khá lên làm thử , một đến hai trẻ
- Lần lượt cô cho trẻ thực hiện, sau đó đi về cuối hàng đứng 
- Trẻ thực hiện cô bao quát trẻ, sửa sai động viên khuyến khích trẻ kịp thời 
- Cho trẻ thực hiện 3 đến 4 lần
* “ Chạy nhanh 15m ”
 - Cô làm mẫu lần 1, không giải thích 
- Lần 2 cô làm kết hợp giải thích 
- Cho trẻ khá lên làm thử , một đến hai trẻ
- Lần lượt cô cho trẻ thực hiện chạy nhanh, sau đó đi về cuối hàng đứng 
- Trẻ thực hiện cô bao quát trẻ, sửa sai động viên khuyến khích trẻ kịp thời, trẻ chạy theo nhóm, thi đua nhau 
- Cho trẻ thực hiện chạy, sau mỗi lần chạy, cho trẻ nghỉ, sau đó chạy tiếp, thực hiện 3 đến 4 lần
- Nhận xét, kết thúc tiết học
* Hoạt động 5 : Hồi tĩnh : Cho trẻ đi nhẹ nhàng hít sâu thở ra 
c. Kết thúc tiết học : Trẻ thu dọn đồ dùng
 * Hoạt động II : Môi trường xung qunh 
 * Đề tài : TRÒ CHUYỆN VỀ MỘT SỐ NGHỀ TRONG XÃ HỘI
1. Mục đích yêu cầu :
- Trẻ biết có nhiều nghề khác nhau trong xã hội 
- Trẻ biết được trách nhiệm của bố mẹ đối với con trong gia đình
- Trẻ biết công việc chính và ích lợi, dụng cụ, sản phẩm của những nghề đó phục vụ trong xã hội 
- Giáo dục trẻ biết kính trọng, yêu quý công việc của các nghề, biết giữ gìn sản phẩm 
2. Chuẩn bị :
- Tranh về nghề cô giáo, bác sỹ, thợ xây, bộ đội. 
- Một số bài hát, bài thơ, về nghề cô giáo, bác sỹ, bộ đội, xây dựng.
- Lô tô dụng cụ, sản phẩm của một số nghề
- Nội dung tích hợp : âm nhạc, toán, chữ cái
3. Phương pháp : Quan sát, đàm thoại 
4. Tiến hành hoạt động : 
a. Mở đầu :
 	- Hát bài “ Chú bộ đội ”
- Trong bài hát nói về ai . Chú bộ đội hay còn gọi là nghề bộ đội. Nghề bộ đội làm những công việc gì. Các cháu hãy kể có những nghề gì nữa mình có . Để biết rõ hơn khám phá về một số nghề trong xã hội cô cháu cùng tìm hiểu về một số nghề 
b. Hoạt động trọng tâm : 
* Hoạt động 1 : Các cháu hãy kể cho cô biết có những nghề gì( cô cho nhiều trẻ kể). Cô kết hợp tranh 
- Quan sát nhận xét tranh về nghề cô giáo, bộ đội, bác sỹ, thợ xây, cho trẻ phát âm. 
- Nghề cô giáo, bộ đội, xây dựng, bác sỹ, công an, làm những công việc gì 
- Trang phục của những nghề đó như thế nào ? 
- Cô hỏi trẻ dụng cụ phục vụ cho những nghề đó gồm có những dụng cụ nào. 
- Hàng ngày bố,mẹ thường làm những công việc gì trong gia đình.
- Đây là nhũng nghề phổ biến trong xã hội, ngoài ra còn có nhiều nghề khác nữa ( cô mở rộng kể thêm cho trẻ biết )
- Những nghề đó rất có lợi đối với con người và cuộc sống
- Bố mẹ các cháu làm nghề gì.
- Ước mơ của cháu sau này lớn lên sẽ làm nghề gì? Vì sao ước mơ của cháu sẽ làm nghề đó
- Cô mở rộng vào nghề trẻ ước mơ và giáo dục trẻ các nghề đó đều quan trọng và các cháu phải biết kính trọng, yêu quý công sức lao động, sản phẩm của các nghề trong xã hội 
* Hoạt động 2 :
- Trò chơi : “Cái gì biến mất ”. Lần lượt cô cất tranh, hỏi trẻ tranh nghề gì đã biến mất 
- Trò chơi : “ Chọn tranh theo yêu cầu ”. 
- Cô yêu cầu nghề nào thì trẻ chọn tranh, hoặc sản phẩm của nghề đó giơ lên. 
- Nhận xét trò chơi khuyến khích trẻ
- Chơi trò chơi : “Thi ai nhanh hơn ”. Chia trẻ thành 2 đội, đội xếp tranh dụng cụ nghề cô giáo, đội xếp tranh dụng cụ nghề bác sỹ .
- Trò chơi : “ Bác đưa thư ”. Cho trẻ đưa thư có số nhà có kí hiệu chữ cái chữ số mà trẻ cầm ở trên tay giống ở ngoài bì thư
c. Kết thúc tiết học : Thu dọn đồ dùng. 
 III / HOẠT ĐỘNG GÓC :
Góc phân vai : “ Cô giáo ”. Góc chơi chính 
Góc xây dựng : “ Lắp nghép, xếp nhà máy ” 
Góc thiên nhiên : “Quan sát, chăm sóc cây, trồng cây, thả vật chìm nổi ” 
Cách tiến hành và chuẩn bị thực hiện như kế hoạch tuần đã soạn 
 IV / Vệ sinh - trả trẻ
 V / Hoạt động chiều : 
- Đón trẻ - Điểm danh 
- Ôn lài một số kĩ năng trẻ thực hiện chưa tốt ở hoạt động buổi sáng
- Cho trẻ làm quen với bài học sáng ngày hôm sau ( mục đích của phép đo)
- Chơi tự do, chơi vận động 
- Nêu gương - cắm cờ
- Vệ sinh - trả trẻ - trao đổi với phụ huynh 
 VI / Đánh giá cuối ngày :
- ...... .............................................................................................................
- ....................................................................................................................
- .................................................................................................................... - ................................................................................................................... 
 - .................................................................................................................... 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ ba ngày 23 tháng 11 năm 2010
 Chủ đề : Các nghề phổ biến quen thuộc 
I/ Các hoạt động trong ngày :
- Đón trẻ , nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề cho trẻ xem tranh ảnh về nghề dạy học, công an, bác sỹ, xây dựng.
- Thể dục : Tập các động tác như kế hoạch tuần đã soạn
3. Hoạt động ngoài trời :
- Cô và trẻ dạo chơi quanh sân trường, quan sát thiên nhiên, bầu trời, khí hậu, thời tiết, cây cối, kết hợp đàm thoại với trẻ
- Xem tranh trò chuyện về các nghề trong xã hội đọc thơ, hát, nghe chuyện về một số bài của các nghề.
- Cho trẻ ôn lại bài cũ “ Trò chuyện về một số nghề ”
- Gợi cho trẻ làm quen bài sắp học “ Nhận biết mục đích của phép đo ”
- Chơi trò chơi học tập : “ Người đưa thư ”
- Chơi vận động : “ Chạy nhanh, lấy đúng tranh ” 
- Chơi dân gian : “ Rồng rắn lên mây ” 
- Chơi tự do theo ý thích, chơi với cát, với lá cây, một số đồ chơi khác 
 II / Hoạt động có chủ đích : 
* Hoạt động : LQVT 
* Đề tài : NHẬN BIẾT MỤC ĐÍCH CỦA PHÉP ĐO 
1 . Mục đích yêu cầu : 
- Trẻ nhận biết được mục đích của phép đo, biểu diễn độ dài kích thước một đối tượng qua độ dài của một vật chọn làm đơn vị đo. 
2. Chuẩn bị : 
- Mỗi trẻ 1 băng giấy vàng, hồng, xanh, kích thước dài khác nhau. 
- Mỗi trẻ 6 hình chữ nhật. Đồ dùng của cô giống của trẻ . 
- Nội dung kết hợp : MTXQ, Âm nhạc 
3. Phương pháp : Quan sát - Luyện tập 
4. Tiến hành hoạt động : 
a. Mở đầu hoạt động .
- Chơi trò chơi “ giấu tay”. trò chuyện với trẻ có những nghề gì trong xã hội, những nghề đó có ích lợi gì đối với con người. Ước mơ của các cháu lớn lên sẽ làm nghề gì. Giáo dục trẻ kính trọng yêu quí mọi nghề trong xã hội 
b. Hoạt động trọng tâm :
* Hoạt động 1 : *Ôn so sánh chiều dài
- Bác thợ may khi muốn cắt may quần áo thì bác phải làm gì. Dùng thước đo, kéo, phấn, máy may.....
- Vậy các cháu cùng tập làm bác thợ may để đo các đồ vật, nhận biết kết quả đo.
- Cô chọn băng giấy làm một vật đo, đo chiều dài của băng giấy màu vàng, màu xanh, màu hồng.
- Băng giấy nào dài nhất, ngắn hơn, ngắn nhất. ( Cho trẻ đọc ).
* Biểu diễn chiều dài của băng giấy qua chiều dài của hình chữ nhật. 
- Cô đo chiều dài của băng giấy thể hiện thước đo là hình chữ nhật.
- Băng giấy màu vàng dài mấy lần hình chữ nhật ( cho trẻ đếm )
- Băng giấy màu hồng, màu xanh dài mấy lần hình chữ nhật. Chọn số đặt tương ứng với số lần đo được. Đọc số. 
- Cho trẻ đếm số lần đo được.
- Cô hỏi băng giấy nào được xếp bằng nhiều hình chữ nhật nhất, ít hình chữ nhật nhất. 
- Cô hỏi tên băng giấy, trẻ trả lời số lần đo được 
* Hoạt động 2 : Luyện tập cả lớp
- Cho trẻ đo các băng giấy màu vàng, màu hồng, màu xanh 
- Nhận biết kết quả đo, đặt số tương ứng với kết quả đo được. 
- Cho trẻ đếm kết quả đo được 
- Cô sữa sai cho trẻ 
* Hoạt động 3 : Trò chơi : “ Đo các đồ vật bằng thước đo ”. 
- Cho trẻ đo bàn, bảng, cửa vào. Đọc kết quả đo 
- Cô nhận xét kiểm tra lại trò chơi
* Trò chơi : “ Đo bước chân dài mấy lần viên gạch ”
- Nhận xét trò chơi . Đọc kết quả đo 
c. Kết thúc tiết học : Thu dọn đồ dùng .
 III / HOẠT ĐỘNG GÓC :
 * Góc phân vai : “ Cô giáo ”. 
 * Góc

File đính kèm:

  • docgiáo án chủ điểm nghề nghiệp.doc