Bài giảng lớp Lá - Chủ điểm: Gia đình
MỤC TIÊU
1 / Phát triển thể chất
+ Dinh dưỡng sức khoẻ
- Biết giữ gìn sức khoẻ của bản thân và người thân trong gia đình, thành thạo các thói quen vệ sinh hàng ngày
- Biết nói với người lớn khi bị ốm đau mệt mỏi
- Phân biệt được ích lợi của 4 nhóm thực phẩm, biết lựa chon thực phẩm theo sở thích của gia đình, kể được tên một số món ăn ở nhà và cách chế biến đơn giản
- An toàn khi sử dụng đồ dùng trong gia đình, tránh những vật dụng nơi nguy hiểm
+ Thể dục
- Biết phối hợp nhịp nhàng các vận động : Đi,bật,bò, ném,theo hiệu lệnh
2 / Phát triển nhận thức
- Biết họ tên, một số đặc điểm và sở thích của người thân trong gia đình
- Biết địa chỉ, số điện thoại của gia đình
- Biết công việc của mỗi thành viên trong gia đình và nghề nghiệp của bố mẹ
CHỦ ĐIỂM : GIA ĐÌNH Thời gian thực hiện : 5 tuần từ ngày.15/10 đến19 tháng 11năm 1010 MỤC TIÊU 1 / Phát triển thể chất + Dinh dưỡng sức khoẻ - Biết giữ gìn sức khoẻ của bản thân và người thân trong gia đình, thành thạo các thói quen vệ sinh hàng ngày - Biết nói với người lớn khi bị ốm đau mệt mỏi - Phân biệt được ích lợi của 4 nhóm thực phẩm, biết lựa chon thực phẩm theo sở thích của gia đình, kể được tên một số món ăn ở nhà và cách chế biến đơn giản - An toàn khi sử dụng đồ dùng trong gia đình, tránh những vật dụng nơi nguy hiểm + Thể dục - Biết phối hợp nhịp nhàng các vận động : Đi,bật,bò, ném,theo hiệu lệnh 2 / Phát triển nhận thức - Biết họ tên, một số đặc điểm và sở thích của người thân trong gia đình - Biết địa chỉ, số điện thoại của gia đình - Biết công việc của mỗi thành viên trong gia đình và nghề nghiệp của bố mẹ - Phân biệt được đồ dùng của gia đình theo 2-3 dấu hiệu . - Phân biệt hình vuông chữ nhật, tam giác,khối vuông,chữ nhật,khối cầu,khối trụ. Ôn số lượng trong phạm vi 5 - Biết giúp bố mẹ một số công việc vừa sức . 3 / Phát triển ngôn ngữ : - Biết lắng nghe và trả lời câu hỏi của người lớn - Biết bày tỏ nhu cầu mong muốn, suy nghĩ của mình bằng lời nói - Kể lại được một số sự kiện của gia đình, ngày hội của thầy cô giáo - Có khả năng miêu tả về đồ dùng trong gia đình - Thích nghe đọc thơ , đọc sách và kể chuyện diễn cảm về gia đình,thầy cô giáo - Biết sử dụng lời nói,có kỹ năng giao tiếp,chào hỏi lễ phép - Nhận biết được nhóm chữ e, ê,u, ư 4/ Phát triển tình cảm xã hội - Thực hiện được một số qui tắc trong gia đình : Cảm ơn, xin lỗi, xin phép, cất đồ dùng đồ chơi đúng chỗ , bỏ rác đúng nơi qui định, không khạc nhổ bừa bãi - Biết cách cư xử với các thành viên trong gia đình : Lễ phép tôn trọng, quan tâm, giúp đỡ , chia sẻ khi cần thiết. - Có ý thức về những điều nên làm,cất đồ dùng đúng nơi qui định - Nhận biết được trạng thái cảm xúc của người thân trong gia đình : Lúc vui, lúc buồn - Mạnh dạn, tự tin trong sinh hoạt và giao tiếp 5. Phát triển thẩm mỹ - Biết thể hiện cảm xúc phù hợp khi hát, múa, vận động theo nhạc - Nhận ra cái đẹp của nhà cửa qua việc sắp xếp đồ dùng gọn gàng sạch đẹp - Biết tạo ra các sản phẩm tạo hình đẹp cân đối,màu sắc hài hoà - Biết nhận xét đánh giá sản phẩm trong chủ điểm II : MẠNG NỘI DUNG : * TUẦN I : Gia đình tôi : - Các thành viên trong gia đình . - Biết tên bố mẹ, anh, chị, ông, bà, họ tên, sở thích. - Công việc của các thành viên trong gia đình. - Tình cảm của bé đối với mọi người trong gia đình. - Trẻ biết tham gia giúp đỡ mọi người trong gia đình . - Có những thay đổi trong gia đình( người đến, người đi và có người sinh ra). * TUẦN II : Ngôi nhà gia đình ở : - Địa chỉ gia đình. Biết giữ gìn, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Biết được các kiểu nhà khác nhau. Nhà được làm từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau. Biết được những kỹ sư,thợ xây,thợ mộc làm ra ngôi nhà. - Nhà là nơi gia đình chung sống là tổ ấm sum họp * TUẦN III : Họ hàng trong gia đình - Họ hàng bên nội, bên ngoại. Cách gọi bên nội bên ngoại(ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô, gì, chú, bác, cậu..) - Những ngày họ hàng thường hay tổ chức, tập trung như ngày giỗ, ngày lễ tết. * TUẦN IV : Đồ dùng gia đình - Đồ dùng gia đình, ( Đồ dùng để ăn, uống, mặc, giải trí) phương tiện đi lại của gia đình - Chất liệu làm ra đồ dùng gia đình - Các loại thực phẩm cần cho gia đình để ăn. Ăn thức ăn hợp vệ sinh, pha chế đúng cách - Sự cần thiết phải giữ gìn vệ sinh đồ dùng trong gia đình và quần áo sạch sẽ * TUẦN V : Ngày hội các thầy cô - Trẻ biết ngày 20 tháng 11 là ngày nhà giáo việt nam là ngày hội của các thầy cô giáo - Biết được công việc của các thầy cô giáo - Biết công ơn và quý trọng các thầy cô giáo - Biết chúc mừng,tặng hoa trong ngày lễ hội đó III: MẠNG HOẠT ĐỘNG * Phát triển nhận thức : * Làm quen với Toán - Ôn nhận biết, phân biệt hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác. - Ôn số lượng trong phạm vi 5. Nhận biết số 5 - Nhận biết phân biệt khối cầu, khối trụ - Nhận biết phân biệt khối vuông, khối chữ nhật - Nhận biết phân biệt khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật * Khám phá khoa học - Trò chuyện về gia đình của bé - Quan sát, trò chuyện về các kiểu nhà khác nhau - Trò chuyện về họ hàng gia đình bé - Phân nhóm, phân loại một số đồ dùng trong gia đình - Trò chuyện về ngày hội của các cô giáo + Các hoạt động khác, sưu tầm tranh ảnh về các kiểu nhà và các đồ dùng trong gia đình. * Phát triển thể chất * Thể dục : - Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát - Bò dích dắc bằng bàn tay, bàn chân, qua 5 hộp cách nhau 60cm - Đi bước dồn trước, dồn ngang,trên ghế thể dục. - Ném xa bằng một tay.Bật xa 50cm - Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục * Giáo dục dinh dưỡng : Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng,hợp vệ sinh,biết lợi ích của các món ăn * Phát triển ngôn ngữ : * Văn học : - Thơ :Cháu yêu bà . - Chuyện :Ai đáng khen nhiều hơn - Thơ : Em yêu nhà em - Truyện : Ba cô gái - Thơ : Ông, bà - Đọc thơ, kể chuyện, đồng dao, câu đố, trò chuyện về gia đình của bé. * LQCC : - Làm quen với chữ viết e, ê, u, ư. Ôn nhóm chữ e, ê,u, ư - Làm quen với các từ chỉ đồ dùng, các chữ cái đầu tiên, tìm âm, tìm từ, ghép chữ cái. - Làm sách tranh về đồ dùng trong * Phát triển thẩm mỹ : * T ạo hình : - Vẽ chân dunng người thân. - Vẽ ngôi nhà của bé. - Nặn đồ dùng trong gia đình. - Vẽ ấm pha trà - Vẽ theo ý thích * Sử dụng các vật liệu để tạo ra sản phẩm * Âm nhạc : - Hát vận động : Cả nhà thương nhau. Nhà của tôi. Bé quét nhà. Cả tuần đều ngoan . Cô và mẹ - Nghe hát : Tổ ấm gia đình. Ngôi nhà mới. Khúc hát ru của người mẹ trẻ. Cho con. Ru em. - Chơi các trò chơi âm nhạc: Giọng hát to giọng hát nhỏ. * Phát triển tình cảm xã hội : * Thông qua các trò chơi trò chuyện tình cảm sở thích của người thân trong gia đình : - Phân vai :Gia đình ngăn nắp .Mẹ con.Nấu ăn .Bán hàng - Xây dựng : Lắp ghép các kiểu nhà. Xây nhà cho bé. Khuôn viên vườn nhà bé - Chơi học tập,dân gian,vận động. IV/ CHUẨN BỊ HỌC LIỆU . - Tranh ảnh, bài thơ, câu chuyện, bài hát về chủ điểm gia đình - Bút, màu, đất nặn, khối gạch, cây xanh, ngôi nhà, bộ đồ chơi gia đình đồ dùng học toán, cây xanh, nước cát và một số đồ chơi trong gia đình. Dụng cụ âm nhạc .. BGH (TỔ TRƯỞNG) Người lên kế hoạch Võ Thị Vinh KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT TUẦN Tuần 1: Từ ngày18 tháng 10 đến ngày 22 tháng 10 năm 2010 Chủ đề: Gia đình tôi I. Đón trẻ trò chuyện Đón trẻ đầu giờ,nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định Trò chuyện với trẻ về chủ đề cho trẻ xem tranh ảnh về gia đình bé Đàm thoại gia đình bé có những ai? Địa chỉ nhà ở đâu,họ và tên người thân trong gia đình sở thích và những công việc của mỗi người trong gia đình II. Thể dục sáng (soạn cho một tuần) - Động tác cơ hô hấp : Thổi bóng - Động tác tay vai : Tay đưa lên trước, lên cao - Động tác chân : Tay giang hai bên khuỵu gối - Động tác bụng : Tay đưa lên cao,hạ xuống cúi khom lưng - Động tác bật : Bật tách chụm chân III. Hoạt động ngoài trời:(soạn cho một tuần) - Cô và trẻ dạo chơi quanh sân trường,quan sát thiên nhiên, bầu trời, khí hậu, thời tiết, cây cối, kết hợp đàm thoại với trẻ - Xem tranh trò chuyện về các thành viên trong gia đình, gia đình đông con hay ít con đọc thơ, hát, nghe chuyện về gia đình - Chơi trò chơi học tập : Gia đình ai - Chơi vận động : Gia đình gấu, Chạy tiếp cờ. - Chơi dân gian : Bịt mắt đá bóng, Lộn cầu vồng - Chơi tự do theo ý thích, vẽ người thân, chơi với cát, với lá cây IV. Hoạt động học Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu -Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát -Trò chuyện về gia đình bé Ôn nhận biết phân biệt hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác + Hát “Cả nhà thương nhau.” - Nghe hát : Tổ ấm gia đình. -Trò chơi: Giọng hát to, giọng hát nhỏ + Vẽ chân dung người thân trong gia đình + Thơ : Cháu yêu bà - Xem tranh ảnh về gia đình + Làm quen chữ cái e, e - Trò chơi : Tìm đúng nhà có chữ e, ê V. Hoạt động góc: - Góc phân vai : Gia đình - Mẹ con – cách chăm sóc con + Yêu cầu : Trẻ thể hiện được vai các thành viên trong gia đình như bố, mẹ, con cách chăm sóc nuôi con, cho con ăn + Chuẩn bị : Góc chơi, đồ dùng trong gia đình, các loại hoa quả, một số thực phẩm, búp bê - Góc nghệ thuật : Múa vận động các bài trong chủ đề . Vẽ,tô màu,nặn,cắt dán,xếp + Yêu cầu : Trẻ thể hiện vận động được một số bài hát . Có một số kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé, xếp để tạo ra sản phẩm + Chuẩn bị : Dụng cụ âm nhạc, gấy, bút màu, đất, nặn, hột hạt, góc chơi - Góc xây dựng : Xây nhà cho bé + Yêu cầu : Trẻ biết thể hiện vai chơi của mình, biết dùng các khối gạch để nối tiếp nhau xây thành hàng rào, nhà của bé + Chuẩn bị : Khối gạch, khối nhựa, cây, bàn ghế, cổng, hoa cỏ, góc chơi - Góc học tập : Xem tranh ảnh, xem sách, đọc chữ cái và số, đọc thơ, đồng dao, ca dao, tập làm sách + Yêu cầu : Tập cho trẻ có kĩ năng mở sách, tập làm sách, luyện đọc phát âm + Chuẩn bị : Tranh ảnh, sách, thẻ chữ cái, chữ số, giấy, kéo, hồ. - Góc thiên nhiên : Quan sát, chăm sóc cây, trồng cây + Yêu cầu : Trẻ biết lau cây, tưới nước cho cây, bắt sâu, trồng cây + Chuẩn bị : Cây xanh, nước, khăn lau, góc chơi, đất, cát * Tiến hành chung cho các góc chơi + Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề chơi, góc chơi, thoả thuận phân vai chơi trong nhóm, trẻ nhận vai sau đó đi về góc chơi lấy đồ chơi thực hiện + Trong khi trẻ chơi cô bao quát hướng dẫn cho trẻ cùng chơi thể hiện được vai chơi trong nhóm của mình + Nhận xét đánh giá sản phẩm chơi ở các góc, cô nhấn mạnh vào góc chơi chính khuyến khích hướng dẫn trẻ lần sau chơi tốt hơn VI / Hoạt động chiều : + Đón trẻ đầu giờ - Điểm danh trẻ - Ôn lại kĩ năng trẻ thực hiện chưa tốt ở hoạt động buổi sáng - Làm quen với kiến thức ngày hôm sau - Chơi tự do xem tranh ảnh, đọc thơ, nghe chuyện, chơi vận động, dân gian, học tập - Giáo dục lễ giáo, biết quan tâm đến người thân trong gia đình - Nêu gương- cắm cờ - Vệ sinh - trả trẻ trao đổi với phụ huynh - Nhận xét- đánh giá cuối ngày KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010 Chủ đề : Gia đình tôi I / Các hoạt động trong ngày : 1. Đón trẻ,nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định - Trò chuyện với trẻ về các thành viên trong gia đình trẻ có những ai,họ tên 2. Trể dục sáng : 3. Hoạt động ngoài trời : II / Hoạt động có chủ đích : + Hoạt động I : Thể dục Đề tài : ĐI TRÊN GHẾ THỂ DỤC ĐẦU ĐỘI TÚI CÁT 1. Mục đích yêu cầu - Dạy trẻ đi thăng bằng trên ghế thể dục và đầu đội túi cát không rơi - Rèn sự khéo léo và tự tin khi đi trên ghế - Phối hợp với bạn khi thực hiện trò chơi - Giáo dục cho trẻ tham gia thể dục tích cực 2. Chuẩn bị : - Ghế thể dục,túi cát,một số đồ chơi khác - Nội dung kết hợp : Toán, âm nhạc 3. Phương pháp : Thực hành 4. Tiến hành hoạt động : Mở đầu hoạt động Trò chuyện với trẻ về các cơ thể trên con người có những bộ phận nào. những bộ phận đó có ích lợi như thế nào với con người .Các con dùng những đôi chân và cái đầu khéo léo thực hiện vận động đi trên ghế thể dục kết hợp đầu đội túi cát b. Hoạt động trọng tâm * Hoạt động 1: Khởi động : Cho trẻ đi thường, nhanh, chậm, kiễng gót, hạ chân, khom lưng, chạy nhanh chạy chậm, sau đó giãn hàng cách đều * Hoạt động 2: Bài tập phát triển chung : Động tác tay vai : Tay giang ngang, vòng trước ngực thả xuôi Động tác chân : Tay chống hông, đua chân ra trước các ngón chân chạm đất Động tác bụng lườn :Tay đưa lên cao,cúi khom người,tay chạm mũi ngón chân Động tác bật : Bật nhảy tách chụm chân * Hoạt động 3 : Vận động cơ bản : Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát - Cô làm mẫu lần 1, không giải thích - Lần 2 cô làm kết hợp giải thích - Cho trẻ khá lên làm thử , một đến hai trẻ - Lần lượt cô cho trẻ thực hiện, sau đó đi về cuối hàng đứng - Trẻ thực hiện cô bao quát trẻ, sửa sai động viên khuyến khích trẻ kịp thời - Cho trẻ thực hiện 3 đến 4 lần * Hoạt động 4 : Trò chơi : Thi ai giỏi - Cô hướng dẫn cách chơi luật chơi, khi lên nhận quà thì phải qua một cây cầu dài mới lấy được quà - Trẻ chơi cô động viên khuyến khích trẻ trong khi chơi - Nhận xét trò chơi cho trẻ đếm món quà nhận được * Hoạt động 5 : Hồi tĩnh : Cho trẻ đi nhẹ nhàng hít sâu thở ra c . Kết thúc tiết học : Trẻ thu dọn đồ dùng * Hoạt động II : Môi trường xung qunh Đề tài : TRÒ CHUYỆN VỀ GIA ĐÌNH BÉ 1. Mục đích yêu cầu : - Trẻ kể tên các thành viên trong gia đình - Trẻ biết được trách nhiệm của bố mẹ đối với con trong gia đình - Trẻ biết được gia đình có một đến hai con là gia đình ít con gia đình ba con trở lên là gia đình đông con - Giáo dục trẻ biết kính trọng ông bà, cha, mẹ, anh, chị, em biết thương yêu đùm bọc 2. Chuẩn bị : - Tranh vẽ về gia đình đông con,gia đình ít con . Tranh vẽ về gia đình có ông, bà,bố,mẹ - Nội dung tích hợp : âm nhạc,toán . 3. Phương pháp : Quan sát, đàm thoại 4. Tiến hành hoạt động : a. Mở đầu : - Hát bài “Cả nhà thương nhau” - Trong bài hát nói về những ai . Các cháu hãy kể về gia đình mình có những ai. Để biết rõ hơn các thành viên trong gia đình, gia đình đông con hay gia đình ít con cô cháu cùng trò chuyện về gia đình của cháu b. Hoạt động trọng tâm : * Hoạt động 1 : Các cháu hãy kể về gia đình mình có những ai( cô cho nhiều trẻ kể) - Tên của bố,mẹ và người thân trong gia đình - Cho trẻ xem tranh về gia đình bạn Lan và gia đình bạn Sơn .Gia đình bạn có những ai.Cho trẻ đếm số lượng người trong tranh . Gia đình có 2 con là gia đình như thế nào. (ít con). Gia đình có 3 con trở lên là gia đình đông con. Cho trẻ đọc phát âm - Cô hỏi trẻ gia đình của cháu là gia đình đông con hay gia đình ít con ( cho nhiều trẻ kể ). Cô mở rộng về gia đình của cô . - Hàng ngày bố,mẹ thường làm những công việc gì trong gia đình. - Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng những người trong gia đình,phải biết giúp đỡ làm những công việc nhẹ như quét nhà trông em . Cho trẻ hát “Bé quét nhà” * Hoạt động 2 : Cho trẻ lên chọn tranh theo yêu cầu của cô . - Chọn tranh gia đình đông con, gia đình ít con ( cá nhân trẻ) - Trò chơi : Tìm về đúng nhà . Khi cô yêu cầu tìm về nhà đông con hay nhà ít con thì trẻ chạy về gia đình đó . - Nhận xét trò chơi khuyến khích trẻ - Chơi trò chơi : “Mọi người trong gia đình tôi”. cô và trẻ cùng đọc lời thơ thể hiện trò chơi qua các ngón tay. c . Kết thúc tiết học : Thu dọn đồ dùng. III / HOẠT ĐỘNG GÓC : Góc phân vai : “ Gia đình ”. Góc chơi chính Góc xây dựng : “ Nhà của bé ” Góc thiên nhiên : “Quan sát chăm sóc cây” Cách tiến hành và chuẩn bị thực hiện như kế hoạch tuần đã soạn IV / Vệ sinh - trả trẻ V / Hoạt động chiều : - Đón trẻ - Điểm danh - Ôn lài một số kĩ năng trẻ thực hiện chưa tốt ở hoạt động buổi sáng - Cho trẻ làm quen với bài học sáng ngày hôm sau - Chơi tự do,giáo dục lễ giáo - Nêu gương - cắm cờ - Vệ sinh - trả trẻ - trao đổi với phụ huynh VI / Đánh giá cuối ngày : - .................................................................................................................... - .................................................................................................................... - .................................................................................................................... - .................................................................................................................... - .................................................................................................................... KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2010 Chủ đề : Gia đình tôi I / Các hoạt động trong ngày: - Đón trẻ - Điểm danh - Thể dục - Hoạt động ngoài trời . II / Hoạt động có chủ đích : * Hoạt động : LQVT * Đề tài : ÔN NHẬN BIẾT,PHÂN BIỆT HÌNH VUÔNG,HÌNH CHỮ NHẬT,HÌNH TAM GIÁC. 1 . Mục đích yêu cầu : - Luyện tập nhận biết hình tam giác, hình vuông,hình chữ nhật 2 . Chuẩn bị : - Hình vuông,hình tam giác,hình chữ nhật cho cô và trẻ - Một số trò chơi . Bút, giấy, màu, - Nội dung kết hợp : MTXQ, Âm nhạc 3 . Phương pháp : Quan sát - Luyện tập 4 . Tiến hành hoạt động : a . Mở đầu hoạt động . - Chơi trò chơi “ giấu tay”. trò chuyện về gia đình của bé có những ai . Công việc của những người trong gia đình. Giáo dục trẻ kính trọng yêu quí người thân trong gia đình b . Hoạt động trọng tâm : * Hoạt động 1 : Cô có món quà tặng lớp đây là cái gì .Lần lượt cho trẻ quan sát hình vuông,hình chữ nhật,hình tam giác,cho trẻ nhận xét về các hình, đếm các góc của các hình . Nhận xét hình nào, ít cạnh hơn, hình nào có số cạnh bằng nhau và cùng có mấy cạnh . * Hoạt động 2 : Chơi trò chơi .Chọn hình theo hiệu lệnh của cô - Cô yêu cầu trẻ chọn hình nào thì giơ hình đó lên - Cho trẻ đọc tên hình đó . - Cô sữa sai cho trẻ * Trò chơi : Hãy về đúng nhà của bé . - Cô yêu cầu về đúng nhà hình gì thì chạy nhanh về nhà hình đó . - Chơi cả lớp . Cô nhận xét kiểm tra lại trò chơi * Trò chơi : Tô màu, vẽ hình . - Cho cả lớp về theo nhóm thực hiện trò chơi - Nhận xét trò chơi . c . Kết thúc tiết học : Thu dọn đồ dùng . III / HOẠT ĐỘNG GÓC : * Góc phân vai : Gia đình,mẹ con * Góc xây dựng : “ Nhà của bé” - Chuẩn bị bổ sung. Các khối ghép cây xanh, góc chơi * Góc học tập : Xem tranh ảnh, xem sách, đọc chữ cái và số, đọc thơ, đồng dao, ca dao,tập làm sách Cách tiến hành và chuẩn bị thực hiện như kế hoạch tuần đã soạn IV / Vệ sinh - trả trẻ V / Hoạt động chiều : - Đón trẻ - Điểm danh - Ôn lài một số kĩ năng trẻ thực hiện chưa tốt ở hoạt động buổi sáng - Cho trẻ làm quen với bài học sáng ngày hôm sau - Chơi tự do ,giáo dục lễ giáo nghe chuyện, đọc thơ - Nêu gương - cắm cờ - Vệ sinh - trả trẻ - trao đổi với phụ huynh VI / Đánh giá cuối ngày : -. ................................................................................................................... - .................................................................................................................... - .................................................................................................................... - .................................................................................................................... - ................................................................................................................... KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY Thứ tư ngày 20 tháng 10 năm 2010 Chủ đề : Gia đình tôi I / Các hoạt động trong ngày : 1. Đón trẻ,nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định - Trò chuyện với trẻ về các thành viên trong gia đình trẻ có những ai,họ tên 2. Trể dục sáng : 3. Hoạt động ngoài trời : II / Hoạt động có chủ đích : * Hoạt động I : Âm nhạc * Đề tài : HẢT “CẢ NHÀ THƯƠNG NHAU” Nghe hát : Tổ ấm gia đình Trò chơi : Giọng hát to,giọng hát nhỏ 1 . Mục đích yêu cầu - Trẻ hát thuộc bài hát kết hợp gõ đệm theo nhip bài hát. - Trẻ thích nghe hát,thể hiện điệu bộ khi nghe hát . Trẻ hứng thú qua trò chơi giọng hát to, nhỏ. - Giáo giục trẻ biết thương yêu,kính trọng người thân trong gia đình. 2 . Chuẩn bị : Phách tre - lắc - xắc xô - Nội dung kết hợp : MTXQ 3 . Phương pháp : Thực hành 4 . Tiến hành hoạt động a / Mở đầu hoạt động . Cô và trẻ cùng trò chuyện về gia đình của bé có những ai. Công việc của mỗi thành viên trong gia đình. Gia đình thường sum họp quầy quần bên nhau, thương và thương yêu nhau, xa thì nhớ gần nhau thì vui mừng đó chính là nội dung của bài hát “ Cả nhà thương nhau” nhạc của Phan Văn Minh cô cháu cùng hát nhé. b . Hoạt động trọng tâm : * Hoạt động 1 : - Cô và trẻ cùng hát bài hát “ Cả nhà thương nhau” - Cho trẻ đứng dậy hát kết hợp vỗ tay theo nhịp bài hát ( cả lớp) - Cho trẻ hát kết hợp gõ đệm theo nhịp bài hát bằng phách tre,lắc,xắc xô. - Cô chú ý sửa sai cho
File đính kèm:
- CHỦ ĐIỂM GIA ĐÌNH.doc