Bài giảng mầm non lớp Chồi - Chủ đề: Bản thân và gia đình - Đề tài: Ghép Đôi

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Kiến thức

- Trẻ ôn nhận biết phải, trái của bản thân

- Trẻ biết ghép hai đối tượng giống nhau như 2 chiếc giày, 2 chiếc dép, 2 chiếc găng tay để tạo thành một đôi.

-Trẻ nhận biết và gọi tên được một vài loại đồ dùng được sử dụng một đôi như (đôi dép, đôi tất )

2. Kỹ năng

- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, so sánh để tìm, chọn ( ghép đôi) 2 đối tượng giống nhau hoặc gần giống nhau theo các dấu hiệu về màu sắc, kích thước, kiểu dáng, trái, phải.

- Luyện kỹ năng khéo léo của đôi tay và chân qua các hoạt động

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

3. Thái độ

- Hình tành cho trẻ ý thức mang giày, dép đúng đôi và xếp gọn gàng, để đúng nơi quy định ở nhà cũng như ở trường

 

docx5 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng mầm non lớp Chồi - Chủ đề: Bản thân và gia đình - Đề tài: Ghép Đôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI SOẠN
Chủ đề: Bản thân và gia đình
Hoạt động: Làm quen với toán
Đề tài: Ghép Đôi
Độ tuổi: 4-5 tuổi
Số trẻ: 20-24 trẻ
Ngày soạn: 16/10/2019
Ngày dạy: 22/10/2019
Giáo viên: Phạm Thị Thảnh
I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Kiến thức
- Trẻ ôn nhận biết phải, trái của bản thân
- Trẻ biết ghép hai đối tượng giống nhau như 2 chiếc giày, 2 chiếc dép, 2 chiếc găng tayđể tạo thành một đôi.
-Trẻ nhận biết và gọi tên được một vài loại đồ dùng được sử dụng một đôi như (đôi dép, đôi tất)
2. Kỹ năng
- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, so sánh để tìm, chọn ( ghép đôi) 2 đối tượng giống nhau hoặc gần giống nhau theo các dấu hiệu về màu sắc, kích thước, kiểu dáng, trái, phải.
- Luyện kỹ năng khéo léo của đôi tay và chân qua các hoạt động
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Thái độ 
- Hình tành cho trẻ ý thức mang giày, dép đúng đôi và xếp gọn gàng, để đúng nơi quy định ở nhà cũng như ở trường
II. CHUẨN BỊ
Đồ dùng của cô:
- Bài giảng điện tử, bảng tương tác, que chỉ
- Nhạc bài hát “Đôi và một”, “Đôi dép”
- Nhạc không lời
- Nhạc thi đua 
2.Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ một đôi gang tay, một đôi tất chân, một đôi dép
- Trò chơi
III. TIẾN HÀNH 
HĐ CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
1.Ổn định tổ chức
- Chơi trốn cô, tìm cô
- Cô xin giới thiệu hôm nay có hội thi xem “Ai giỏi nhất” đấy, chúng mình có thích tham gia không?
- Đến với hội thi hôm nay cô là người dẫn chương trình , cô Huế trong ban tổ chức,còn phía trước là BGK, chúng mình chào các bác các cô nào!
2. Phương pháp và hình thức tổ chức
*Phần thi thứ nhât: “Khởi động”
(Ôn xác định phải trái của bản thân)
- Chúng mình cùng khởi động nào!
- Chơi: Dấu tay, tay đẹp đâu
+ Dấu tay, tay phải đâu
+ Dấu tay, tay trái đâu 
+ Dấu tai, tai phải đâu
+ Dấu tai, tai trái đâu 
+ Nghiêng đầu sang bên phải tạo dáng 
+ Nghiêng đầu sang bên trái tạo dáng 
* Phần thi thứ hai: “Bé cùng ghép đôi”
(Dạy trẻ ghép đôi)
- Cô có câu đố: ai biết bài hát nào nói về rất nhiều bộ phận trên cơ thể của chúng ta có số lượng là đôi? (BH đôi và một)
- Các con cùng hát tặng BGK bài hát đôi và một nhé!
- Trong bài hát những bộ phận nào trên cơ thể được gọi là đôi? (Đôi mắt, đôi tai, đôi má, đôi môi)
- Con biết vì sao lại được gọi là đôi? (những bộ phận trên cơ thể có số lượng là 2 giống nhau thì được gọi là đôi)
- Cô tóm ý: những bộ phận trên cơ thể có số lượng là 2 giống nhau thì được gọi là đôi như 1 tay trái với 1 tay phải là 2 tay ghép thành một đôi tay đấy. 
- Cho trẻ đếm và ghép : 1 mắt, 2 mắt , đôi mắt
1 tai, 2 tai , đôi tai
1 tay, 2 tay, đôi tay
vai, 2 vai , đôi vai
1 chân, 2 chân, đôi chân
- Các con hát rât hay, và chơi rất giỏi BGK tặng cho mỗi bạn một rổ quà.
- Xem trong rổ quà có gì?( nhiều tất và găng tay)
+Hãy chọn 1 đôi gang tay trong rổ đeo vào tay!
- Con chọn được gì? (1 găng tay, 2 găng tay, đôi găng tay) 
- Vì sao con biết đây là đôi găng tay? ( vì có 2 chiếc giống nhau ạ)
- Cô cũng tìm cho mình đôi găng tay, các con hãy nhìn và nhận xét xem cô tìm và đi đúng chưa?
- Vì sao con biết cô chọn nhầm?( cô đi găng tay chật, một chiếc to và một chiếc bé, 2 màu khác nhau, không đúng đôi)
- Bạn nào tìm giúp cô đúng đôi găng tay mà cô đeo được?
- Cô giải thích: Hai chiếc găng tay này có cùng màu sắc, kiểu dáng, kích thước, có1 chiếc trái, 1chiếc phải và sử dụng cùng nhau nên người ta gọi là đôi găng tay.
- Ai chọn đôi găng tay như bạn cùng kiểm tra nào!
- Các bạn đã ghép đôi găng tay đúng chưa?
- Trong rổ còn đồ dùng gì được gọi là đôi?
- Tất của con có đủ đôi k? vì sao? (tất đủ đôi vì có 2 chiếc giống nhau)
- Ai có đủ đôi tất như bạn cùng kiểm tra lại nào!
- Các bạn đã ghép đôi tất đúng chưa?
- Có 2 chiếc tất, nếu thiếu một chiếc tất hoặc thêm 1 chiếc tất nữa có được gọi là đôi tất không?
+ Tóm ý: Có 2 chiếc tất, nếu thiếu một chiếc tất thì chỉ có 1 chiếc tất hoặc thêm 1 chiếc tất nữa thì có 3 chiếc tất không được gọi là đôi tất vì ghép đôi được xác định khi có các bộ phận hoặc đồ dùng có số lượng 2 nhưng được ghép và sử dụng cùng nhau.
+Tìm đôi theo yêu cầu của cô
+ Cô chốt: Ghép đôi được xác định khi có các bộ phận hoặc đồ dùng có số lượng 2 nhưng được ghép và sử dụng cùng nhau.
+ Mở rộng: Trẻ kể những đồ dùng được gọi là đôi mà trẻ biết (Đôi khuyên tai, đôi dây buộc tóc, đôi dép, đôi đũa,)
- Cho trẻ xem một số hình ảnh đồ dùng có đôi giống nhau trên máy chiếu.
- Vừa rồi các con đã biết cách ghép 2 đối tượng giống nhau để tạo thành đôi như đôi giày, đôi dép, đôi găng tay, đôi tấtrồi đấy.
* Phần thi thứ ba “ Về đích”:
+ Trò chơi 1: Tìm đôi cho đồ dùng
- Cách chơi: Trẻ chia 4 đội, mỗi lượt chơi gồm 2 đội đứng phía trước bảng tương tác có nhiều đồ dùng chưa đủ đôi. nhiệm vụ của mối đội là tìm những đồ dùng đó cho đủ đôi.
 – Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức thời gian một bản nhạc đội nào tìm đúng và được nhiều đôi đội đó thắng cuộc.
+ Trò chơi 2: Chọn dép
- Có rất nhiều dép xung quanh lớp, mỗi bạn sẽ chọn cho mình một đôi dép đi vừa chân và đi dép đúng.
- Cô và các bạn cùng kiểm tra
3.Kết thúc: Hát đôi dép
- Trẻ chơi cùng cô
- Nghe cô giới thiệu
- Trẻ tham gia chơi
- Trẻ trả lời câu hỏi
- Trẻ hát
- Trẻ kể
- Trẻ trả lời 
- Trẻ thực hiện cùng cô
- Trẻ đi lấy rổ đồ dùng về chỗ
- Trẻ trả lời
- Trẻ tự chọn và đeo 
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhận xét cách cô thực hiện
- Trẻ nghe cô giảng giải
- Trẻ kiểm tra kết quả
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe cô tóm ý
- Trẻ ghép đôi theo yêu cầu của cô
- Trẻ kể theo hiểu biết mở rộng
- Trẻ nghe cô chốt kiểu ghép đôi và xem hình ảnh cô chiếu trên màn hình.
- Trẻ nghe cô phổ biến tên trò chơi, cách chơi và lên chơi theo đội
- Trẻ nghe cô phổ biến tên trò chơi, cách chơi và chơi theo 2 đội một lượt.
- Trẻ chọn dép, đi dép, kiểm tra nhau 
- Trẻ vừa đi vừa hát vui vẻ.

File đính kèm:

  • docxbs-ghep-doi03062020_51220209.docx
Giáo Án Liên Quan