Bài giảng mầm non lớp Chồi - Đề tài: Khám phá về cát

MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ có một số hiểu biết về tính chất của cát: hạt cát nhỏ, màu xám nâu hoặc vàng, mịn, nhẹ, khi sờ thì sạn tay.

- Trẻ biết được ích lợi của cát trong xây dựng: cát là vật liệu được sử dụng trong xây dựng nhà cửa, giao thông. Cát còn được sử dụng để cải tạo cảnh quan, tạo ra các bãi biển, đồi núi, nhân tạo.

- Trẻ kể tên các loại cát: cát đen, cát vàng,

2. Kỹ năng:

- Trẻ có kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định.

- Trẻ trả lời đủ câu, rõ ràng.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia học, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi gọn gàng biết nhường nhịn đồ chơi với bạn, đoàn kết khi chơi.

- Trẻ biết bảo vệ các nguồn tài nguyên quý như: cát, sỏi, đất, đá đồng thời trẻ biết giữ gìn vệ sinh trong và sau khi hoạt động với cát

 

doc5 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 1831 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng mầm non lớp Chồi - Đề tài: Khám phá về cát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BẮC TỪ LIÊM
 TRƯỜNG MẦM NON PHÚC DIỄN
GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN GIỎI
Cấp Trường
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Hoạt động: Khám phá
Đề tài: Khám phá về cát
Đối tượng: MGN3 (4 - 5 tuổi)
Số lượng: 20 - 25trẻ.
Thời gian: 25 - 30 phút.
Ngày dạy: 13/11/2018
Giáo viên: Lê Thị Luyến
NĂM HỌC 2018 – 2019
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ có một số hiểu biết về tính chất của cát: hạt cát nhỏ, màu xám nâu hoặc vàng, mịn, nhẹ, khi sờ thì sạn tay.
- Trẻ biết được ích lợi của cát trong xây dựng: cát là vật liệu được sử dụng trong xây dựng nhà cửa, giao thông. Cát còn được sử dụng để cải tạo cảnh quan, tạo ra các bãi biển, đồi núi, nhân tạo.
- Trẻ kể tên các loại cát: cát đen, cát vàng, 
2. Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định.
- Trẻ trả lời đủ câu, rõ ràng.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia học, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi gọn gàng biết nhường nhịn đồ chơi với bạn, đoàn kết khi chơi.
- Trẻ biết bảo vệ các nguồn tài nguyên quý như: cát, sỏi, đất, đáđồng thời trẻ biết giữ gìn vệ sinh trong và sau khi hoạt động với cát
II. CHUẨN BỊ:
1. Địa điểm:
- Học trong lớp hoặc ngoài sân cỏ, trẻ ngồi trên xốp theo 3 nhóm, ngồi xung quanh bàn, ngồi hai hàng ngang.
2. Đồ dùng dạy học:
- Cát: cát xây dựng, cát màu.
- Một số nguyên liệu cho trẻ trải nghiệm: cát đen, cát màu, sỏi, đường, muối
- Nước, đũa( hoặc que), cốc, khay.
- Nhạc chương trình.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
2-3”
20”
2-3”
1.Ổn định tổ chức.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
2.1. Khám phá về cát
3. Kết thúc
- Cô giới thiệu chương trình “Khoa học diệu kỳ”
Chào mừng quý vị và các bạn nhỏ đến với chương trình “Khoa học diệu kỳ”
Đến với chương trình có sự tham gia của các bé đến từ lớp MGN3.
- Cô giới thiệu ban giám khảo.
Chương trình “Khoa học diệu kỳ”gồm có 2 phần:
+ Phần thứ nhất: Cùng bé yêu khám phá.
+ Phần thứ hai: Những trải nghiệm vui
 Và người bạn đồng hành cùng cô Luyến trong chương trình ngày hôm nay không ai khác đó chính là cô Bích Ngọc!
Cô phụ: Xin chào tất cả các bạn nhỏ!
- Cô Ngọc ơi, chắc hẳn các bạn nhỏ đang tò mò lắm rồi, cô có thể cho các bạn biết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về điều gì không?
- Cô Luyến và các bạn nhỏ ơi, hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu, cũng như được khám phá về sự kỳ diệu của những hạt cát đấy!
* Phần 1. Cùng bé yêu khám phá
Không để các bạn phải chờ lâu, chúng ta hãy cùng bước vào phần đầu tiên, với tên gọi 
“Cùng bé yêu khám phá”
- Cho trẻ bê đồ dùng về bàn và hỏi trẻ.
+ Trong khay đồ dùng con thấy có gì?
Bây giờ các con hãy dùng tay để cảm nhận về cát xem những hạt cát kỳ diệu như thế nào nhé.
- Các con vừa được tìm hiều về điều gì? (Hỏi cả lớp) 
- Cảm nhận của các con khi được sờ vào cát như thế nào? (Hỏi 1- 2 trẻ)
- Cát có màu gì? (Hỏi 2-3 trẻ)
- Cho trẻ nhỏ nước vào cát và so sánh?
+ Khi cho nước vào cát con thấy những hạt cát như nào?
- Con thường thấy cát ở đâu?
- Cát dùng để làm gì?
- Ngoài cát chúng ta vừa được trải nghiệm, ai biết loại cát nào khác?
- Cô cho trẻ xem cát vàng.
- Cô khái quát: 
Hạt cát rất nhỏ và mịn, có hạt màu nâu, cũng có hạt màu vàng. Cát thường dùng để xây nhà, làm đường, cải tạo những cảnh quan như đồi núi, bãi biển nữa đấy. 
* Phần 2. Những trải nghiệm vui
+ Thí nghiệm tan - không tan:
 Trẻ lần lượt cho cát, đường, sỏi, muối vào các cốc, khuấy đều và chờ kết quả
- Các con đang làm thí nghiệm gì vậy?
- Cát có hòa tan trong nước không? Vì sao con biết?
Hỏi tương tự với sỏi, muối, đường.
+ Làm tranh cát, lâu đài cát, vẽ trên cát, làm cầu vồng cát, chiếc cốc sắc màu
- Con làm gì đây?
- Con đã làm như thế nào?
- Giáo dục trẻ: Nhưng khi hạt cát khô, nhẹ gặp gió rất dễ bay, vì vậy khi chơi với cát chúng ta phải cẩn thận, không được dụi tay , bôi bẩn lên mắt sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Chỉ với những hạt cát nhỏ bé, các bạn nhỏ của chúng ta đã có những trải nghiệm thật là vui và thú vị.
Và phần 2 cũng đã khép lại chương trình “Khoa học diệu kỳ” của chúng ta ngày hôm nay.
 Xin cảm ơn quý vị đã theo dõi, cảm ơn các bạn nhỏ đã tham gia chương trình. 
Xin chào và hẹn gặp lại!
Trẻ lắng nghe, hưởng ứng
- Trẻ hưởng ứng
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ khám phá
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ làm thí nghiệm
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trải nghiệm
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ vẫy tay chào

File đính kèm:

  • docgiao an kham pha gvg trường luyến.doc