Bài giảng mầm non lớp Chồi - Đề tài: Nghe hát: Đưa cơm cho mẹ đi cày + Nhà mình rất vui - Trò chơi âm nhạc: Giao lưu

Mục đích - Yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên và hiểu nội dung bài hát: “ Đưa cơm cho mẹ đi cày” bài hát nói về tình cảm và lòng hiếu thảo của 1 bạn nhỏ biết quan tâm tới mẹ của mình, bạn nhỏ đã mang cơm và chăn trâu giúp mẹ để mẹ được nghỉ ngơi.

- Trẻ biết và nhớ tên bài hát, tên tác giả: “ Nhà mình rất vui”

- Trẻ biết cách vận động theo lời bài hát: “Nhà mình rất vui”

- Biết tên và hiểu cách chơi trò chơi: “ Giao lưu”

2. Kĩ năng:

- Trẻ nói đúng tên bài hát và chú ý lắng nghe trọn vẹn bài hát.

- Trẻ nói lên cảm xúc của mình khi nghe bài hát: “Đưa cơm cho mẹ đi cày”.

- Trẻ có kĩ năng nghe nhạc, nghe hát.

- Trẻ có kĩ năng vận động theo nhạc bài: “Nhà mình rất vui”.

- Chơi tốt trò chơi: Giao lưu.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.

- Giáo dục trẻ biết yêu thương mẹ và gia đình hơn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng mầm non lớp Chồi - Đề tài: Nghe hát: Đưa cơm cho mẹ đi cày + Nhà mình rất vui - Trò chơi âm nhạc: Giao lưu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GIA LÂM
TRƯỜNG MẦM NON ĐÌNH XUYÊN
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
 Đề tài: - NDTT: Nghe hát: Đưa cơm cho mẹ đi cày
 ( Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích)
 - NDKH: VĐMH: Nhà mình rất vui
 ( Nhạc và lời : Lê Đức Hùng )
 - Trò chơi âm nhạc: Giao lưu
 Lứa tuổi: Trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi
 Số lượng: 24 - 30 trẻ
 Thời gian: 25 - 30 phút
 Giáo viên: Phạm Kim Anh
NĂM HỌC: 2019 - 2020
I. Mục đích - Yêu cầu:
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết tên và hiểu nội dung bài hát: “ Đưa cơm cho mẹ đi cày” bài hát nói về tình cảm và lòng hiếu thảo của 1 bạn nhỏ biết quan tâm tới mẹ của mình, bạn nhỏ đã mang cơm và chăn trâu giúp mẹ để mẹ được nghỉ ngơi.
- Trẻ biết và nhớ tên bài hát, tên tác giả: “ Nhà mình rất vui” 
- Trẻ biết cách vận động theo lời bài hát: “Nhà mình rất vui”
- Biết tên và hiểu cách chơi trò chơi: “ Giao lưu”
2. Kĩ năng: 
- Trẻ nói đúng tên bài hát và chú ý lắng nghe trọn vẹn bài hát.
- Trẻ nói lên cảm xúc của mình khi nghe bài hát: “Đưa cơm cho mẹ đi cày”.
- Trẻ có kĩ năng nghe nhạc, nghe hát.
- Trẻ có kĩ năng vận động theo nhạc bài: “Nhà mình rất vui”.
- Chơi tốt trò chơi: Giao lưu.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết yêu thương mẹ và gia đình hơn.
II. Chuẩn bị:
1. Địa điểm: Trong lớp học
2. Đồ dùng:
* Đồ dùng của cô:
- Máy tính, loa, tivi, sân khấu biểu diễn
- Nhạc bài hát: Đưa cơm cho mẹ đi cày, Nhà mình rất vui, nhạc trò chơi
- Trang phục: Quần áo, váy, đầu tóc gọn gàng. 
* Đồ dùng của trẻ:
- Ghế ngồi
- Trang phục: Quần áo, váy, đầu tóc gọn gàng.
III. Cách tiến hành: 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức:
- Giới thiệu khách, chào khách.
- Hôm nay, lớp nhỡ 2 của chúng ta có tổ chức chương trình: “Giai điệu yêu thương” Các con có muốn tham gia chương trình không?
- Chương trình gồm có 3 phần như sau:
+ Phần thứ nhất: Tài năng của bé 
+ Phần thứ 2: Thưởng thức âm nhạc 
+ Phần thứ 3: Giao lưu
- Bây giờ chúng ta cùng chào đón người dẫn chương trình cô Kim Anh
 2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
* Hoạt động 1: 
Phần 1: Tài năng của bé.
- Cô và các con cùng bước vào phần đầu tiên, đó là phần tài năng của bé
- Bây giờ chúng ta cùng lắng nghe giai điệu của 1 bài hát các con hãy đoán xem bài hát nào nhé?
- Cô bật nhạc cho trẻ nghe
- Đó là bài hát gì? Do ai sáng tác?
- Các con có muốn thể hiện VĐMH bài: “ Nhà mình rất vui ” để gửi tới bố, mẹ và những người thân yêu trong gia đình của các con qua chương trình: “Giai điệu yêu thương” ngày hôm nay không?
- Cô và trẻ VĐMH( đội hình vòng tròn)
- Cô mời nhóm: Nhóm hoa mặt trời lên biểu diễn
- Nhóm: nốt nhạc xanh, nhóm mây trắng lên biểu diễn
- Nhận xét
- Hoạt động 2: Nghe hát: “ Đưa cơm cho mẹ đi cày”
Phần 2: Thưởng thức âm nhạc
- Lần 1: Các con ạ, nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích đã sáng tác rất nhiều bái hát dành cho các em thiếu nhi, bài hát đưa cơm cho mẹ đi cày cũng là một trong những bài hát hay mà ông sáng tác đấy. Các con cùng lắng nghe nhé!
- Các con vừa được nghe bài hát gì? Do nhạc sĩ nào sáng tác?
- Các con nghe bài hát có hay không? Muốn cảm nhận được bài hát hay như nào chúng ta cùng nhắm mắt lại và lắng nghe giai điệu của bài hát nhé!
- Lần 2: Cô bật nhạc cho trẻ nghe
- Các con có cảm nhận như thế nào về giai điệu của bài hát?
Lần 3: Và bây giờ các con có muốn nghe lại bài bài hát không? Bài hát sẽ được 2 cô trình bày và 1 số diễn viên nhí tham gia biểu diễn( 2 cô kết hợp hát+ cùng với trẻ minh họa)
- Bài hát nói về ai? Đi đâu?
- Bạn nhỏ đã giúp mẹ điều gì?
=> Giảng ND bài hát: Với giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm bài hát đã thể hiện tình cảm và lòng hiếu thảo của 1 bạn nhỏ biết quan tâm tới mẹ của mình, bạn nhỏ đã mang cơm và chăn trâu giúp mẹ để mẹ được nghỉ ngơi.
- Cô biết bạn nào cũng yêu mẹ, cô muốn các con hãy gửi thông điệp tới mẹ của mình trong chương trình giai điệu yêu thương ngày hôm nay
- Lần 4: Bài hát còn được thể hiện với 1 phong cách nhạc khác nhưng vẫn giữ nguyên sự nhẹ nhàng và tình cảm của bạn dành cho mẹ. Các con cùng lắng nghe nhé!
- Qua phong cách mới lạ của bài hát chúng ta đã kết thúc phần thưởng thức âm nhạc. Chúng ta đến với phần 3: “ Giao lưu”
Phần 3: Giao lưu
- Các con hãy chú ý nghe cô phổ biến luật chơi và cách chơi nhé!
- Cách chơi như sau: Chúng ta mỗi bạn chọn cho mình 1 bạn chơi. Nhiệm vụ của các đội như sau: các cặp đôi sẽ lấy cho mình 1 quả bóng kẹp vào giữa bụng. Khi có nhạc nổi lên nhạc chậm chúng ta đung đưa theo nhạc, nhạc nhanh chúng ta nhún nhảy nhanh, nhạc chậm chúng ta nhún nhảy chậm theo nhạc không được làm rơi bóng. Nhạc kết thúc đôi nào làm rơi bóng sẽ bị nhảy lò cò
- Cho trẻ chơi
- Nhận xét
=> Chương trình: “Giai điệu yêu thương” của chúng ta đến đây là kết thúc hẹn gặp lại các bạn vào chương trình sau nhé!
3. Kết thúc: 
- Nhận xét giờ học
- Trẻ lắng nghe và chào khách.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát và VĐMH
- Trẻ biểu diễn
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoi_giang_an_kim_anh_25202010.doc
Giáo Án Liên Quan