Bài soạn lớp nhà trẻ tuần V: Đồ dùng cá nhân

ÂM NHẠC

DH : Đôi dép

 ( Hoàng Kim Định )

VĐ: “Nu na nu

 nống ”, ST : Bùi Anh Tôn

 * Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên bài hát, thuộc lời bài hát, hiểu nội dung bài hát.

- Cảm nhận được giai điệu bài hát.

 *Kỹ năng:

- Biết thể hiện cảm xúc âm nhạc khi nghe nhạc, biết nhún nhẩy làm theo cô.

- Phát triển khả năng chú ý có chủ đích .

- Phát triển khả năng vận động theo nhạc.

*Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia tiết học cùng cô và các bạn.

 * Địa điểm:

- Trong lớp

* MTNL:

- Sạch sẽ đồ dùng trang trí đúng chủ đề

* Đội hình :

- Ngồi ghế hình chữ U.

*Đồ dùng của cô:

- Nhạc bài hát “ Đôi dép”, “ Nu na nu nống”

 

docx11 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 920 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn lớp nhà trẻ tuần V: Đồ dùng cá nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI SOẠN TUẦN V: ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN
TGTH: 13/10 – 17/10/2014 GV Thực hiện: ĐÀO THỊ HƯỜNG
Thứ 2 ngày tháng 10 năm 2014
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
ÂM NHẠC
DH : Đôi dép
 ( Hoàng Kim Định )
VĐ: “Nu na nu
 nống ”, ST : Bùi Anh Tôn
* Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát, thuộc lời bài hát, hiểu nội dung bài hát.
- Cảm nhận được giai điệu bài hát. 
 *Kỹ năng:
- Biết thể hiện cảm xúc âm nhạc khi nghe nhạc, biết nhún nhẩy làm theo cô.
- Phát triển khả năng chú ý có chủ đích .
- Phát triển khả năng vận động theo nhạc.
*Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia tiết học cùng cô và các bạn.
* Địa điểm:
- Trong lớp
* MTNL: 
- Sạch sẽ đồ dùng trang trí đúng chủ đề
* Đội hình :
- Ngồi ghế hình chữ U.
*Đồ dùng của cô: 
- Nhạc bài hát “ Đôi dép”, “ Nu na nu nống”
1.HĐ1: Gây hứng thú
- Cô trò chuyện về chủ đề đang học
- Cô cho trẻ kể tên những đồ dùng cá nhân của trẻ.
- Cô hướng trẻ vào bài.
2. HĐ2: Bài mới
* DH: “ Đôi dép ” ST: Hoàng Kim Định.
 - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát lần 1 : Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát lần 2 : Kết hợp với nhạc đệm.
- Cô gợi ý cho trẻ nhắc lại tên bài hát, tên tác giả.
- Cô giảng nội dung bài hát : Các con ơi , trong bài hát có nói đến đôi dép xinh giúp chân chúng mình được giữ sạch sẽ đấy các con ạ !
- Cô giáo dục trẻ : Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân không nên đi chân đất, luôn đi dép để đôi chân được sạch. Và biết giữ gìn đồ dùng cá nhân của mình như dép , quần áo, ba lô: không vứt linh tinh, không nên để bẩn.
- Cô hát lần 3 : Cô mời cả lớp đứng lên hát cùng cô.
- Cô mời tổ nhóm cá nhân lên hát cùng cô 2-3 lần.
- Cô khuyến khích trẻ hát to, rõ ràng.
* VĐ: “ Nu na nu nống” , ST : Bùi Anh Tôn
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát lần 1: Cô hát và vận động theo bài hát , 
- Hỏi trẻ tên bài hát,tên tác giả.
- Cô hát lần 2 : cô phân tích động tác 
- “ Nu na nu nống”:Cô dùng tay phải vỗ nhẹ vào 2 bên đùi
- “ Mẹ bế em khóc nhè” : 2 tay cô khoanh trước ngực và đung đưa theo nhịp bài hát,
- Lời 2 của bài hát làm giống lời 1.
- Giảng nội dung bài hát :
Trong bài hát nói về 1 em nhỏ, e được mẹ đưa đến trường e rất là ngoan em không khóc nhè,e đến trường e chào các cô của mình.
- GD : Trẻ biết ngoan ngoãn, khi đến trường trẻ không được khóc nhè , phải biết lễ phép với người lớn.
- Cô khuyến khích trẻ đứng lên hát và vận động cùng cô.
- Cô hát lần 3: khuyến khích trẻ hát và vận động cùng cô.
3.HĐ3: Kết Thúc
- GD trẻ ngoan ngoãn biết nghe lời ông bà bố mẹ, yêu quí gia đình của mình, đến trường phải yêu quí các cô các bạn của mình.
-Nhận xét cuối ngày:
Thứ 3 ngày 14 tháng 10 năm 2014
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
NBTN
Đồ dùng cá nhân : Quần, áo, ba lô
* Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và gọi tên được đồ dùng cá nhân: quần, áo, ba lô.
- Trẻ biết được đặc điểm và công dụng của đồ dùng.
*Kỹ năng:
-Trẻ trả lời được câu hỏi của cô.
- Trẻ nói đủ câu, rõ ràng.
- Trẻ có kĩ năng chơi trò chơi thành thạo.
*Thái độ:
-Trẻ hứng thú học bài cùng cô.
* Địa điểm : 
- Trong lớp.
* MTNL : sạch đẹp, trang trí đúng chủ đề
* Đội hình : Ngồi chiếu hình chữ U.
*Đồ dùng của cô:
- Tranh ảnh về những đồ dùng cá nhân.
1.HĐ1: Gây hứng thú.
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi : “ Đây là cái gì ”
- Cô trò chuyện với trẻ về những đồ dùng sinh hoạt mà trẻ biết.
- Cô dẫn dắt trẻ vào bài.
2. HĐ2: Bài mới
* Nhận biết cái cốc
- Cô cho trẻ quan sát cái quần và hỏi trẻ đây là cái gì?
- Cô nhắc lại tên đồ dùng và nói qua công dụng của đồ dùng cho trẻ biết.
- Cô mời trẻ khá lên nói tên đồ dùng.
- Cô cho cả lớp nói 2-3 lần.
- Cô mời tổ nhóm cá nhân lên nói.
- Cô khuyến khích trẻ nói to, rõ ràng.
- Trong khi trẻ nói cô chú ý sửa sai cho trẻ.
* Nhận biết cái áo
- Cô cho trẻ quan sát cái áo và hỏi trẻ đây là cái gì?
- Cô nhắc lại tên đồ dùng và nói qua công dụng của đồ dùng.
- Cô mời trẻ khá lên nói tên đồ dùng.
- Cô mời cả lớp nói 2-3 lần.
- Cô mời tổ nhóm cá nhân lên.
- Cô khuyến khích trẻ nói to, rõ ràng
- Trong khi trẻ nói cô chú ý sửa sai cho trẻ.
* Nhận biết cái ba lô
- Cô cho trẻ quan sát cái ba lô và hỏi trẻ đây là cái gì ?
- Cô nhắc lại tên đồ dùng và nói qua công dụng của đồ dùng.
- Cô mời trẻ khá lên nói tên đồ dùng.
- Cô mời cả lớp nói 2-3 lần.
- Cô mời tổ nhóm cá nhân lên.
- Cô khuyến khích trẻ nói to rõ ràng.
- Trong khi trẻ nói cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Ba lô, quần , áo đều là những đồ dùng cá nhân đấy các con ạ !
* Mở rộng: Ngoài ba lô, quần, áo còn có rất nhiều loại đồ dùng cá nhân như : giày, dép, mũ, gối.
* GD : Trẻ biết giữ gìn đồ dùng cá nhân của mình.
* TC: úm ba la cái gì biến mất
- Cô hướng dẫn trẻ cách chơi:cô có mô hình của 4 loại đồ dùng cá nhân, được che kín bằng 1 tấm vải, khi cô nói úm ba la ba la và cô lấy 1 đồ dùng ra. Cô cho trẻ đoán tên đô vật cô lấy ra.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
3.HĐ3: Kết Thúc
- Cô nhận xét giờ học và chuyển hoạt động.
Nhận xét cuối ngày:
Thứ 4 ngày 15 tháng 10 năm 2014
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
TẠO HÌNH
Tô màu cái áo màu đỏ
* Kiến thức: 
- Trẻ biết được cái áo màu đỏ 
*Kỹ năng:
-Trẻ biết cách cầm bút, cầm bút bằng tay phải.
- Trẻ biết làm theo yêu cầu của cô.
- Trẻ chơi trò chơi thành thạo.
*Thái độ:
-Trẻ hứng thú học bài cùng cô
- GD trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình.
* Địa điểm :
- Trong lớp
* MTNL : 
-Sạch đẹp, trang trí phù hợp với chủ đề
* Đội hình :
- Ngồi chiếu hình chữ U, ngồi bàn.
*Đồ dùng của cô:
- Giấy ,sáp màu, tranh mẫu cái cốc, nhạc không lời trong chủ đề.
*Đồ dùng của trẻ:
- Tranh vẽ cái áo, sáp màu đỏ
1.HĐ1:Gây hứng thú
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi tập tầm vông.
- Cô cho trẻ nói tên đồ vật cô cầm trong tay ( bút sáp ) 
- Các con có biết bút sáp dùng để làm gì không nào? ( tô tranh )
- Cô trò chuyên hướng trẻ vào bài.
2. HĐ2: Bài mới
- Cô cho trẻ xem tranh mẫu và hỏi trẻ về bức tranh. Tranh của cô vẽ cái gì đây?
- Trẻ trả lời.( Cái áo).
* Cô làm mẫu :
 -Các con cùng ngồi đẹp xem cô làm mẫu nhé.
- Cô làm mẫu lần 1: không giải thích
- Cô làm mẫu lần 2: cô vừa làm vừa giải thích.
Cô cầm bút bằng tay phải ( tay cầm thìa ), ngón tay cái và ngón tay trỏ của cô cầm bút, ngón tay giữa của cô đỡ bút, cô cầm bút không cao quá không thấp quá các con nhớ chưa, tay trái của cô giữ giấy, cô tô từ từ nhẹ nhàng tô trong chiếc áo, sao cho khéo léo không bị di màu ra ngoài, tô cho đến kín chiếc áo.
* Trẻ thực hiện
- Cô cho trẻ về ghế ngồi.
- Cô hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế, không cúi sát vào bài.
- Cô quan sát trẻ hướng dẫn ,sửa sai cho trẻ
- Cô động viên những trẻ chưa làm được.
* Trưng bày sản phẩm:
- Khi trẻ làm xong cô cho trẻ mang tranh về giá treo và giúp đỡ trẻ treo tranh.
- Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình và của các bạn.
3.HĐ3:KẾT THÚC
- Cô nhận xét giờ học, khen trẻ và chuyển hoạt động.
Nhận xét cuối ngày:
Thứ 5 ngày 16 tháng 10 năm 2014
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
VẬN ĐỘNG
BTPTC : “ Bóng tròn to ”
VĐCB : “ Đi chạy theo cô ” 
TCVĐ: “ Gieo hạt ”
* Kiến thức:
- Trẻ biết tên vận động.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi.
*Kỹ năng:
- Trẻ làm theo đúng hiệu lệnh.
- Trẻ chơi trò chơi thành thạo.
*Thái độ:
- Trẻ hứng thú học bài .
- Trẻ ngoan có ý thức trong giờ học.
- Biết vâng lời cô giáo.
* Địa điểm: 
- Trong lớp
* MTNL : 
- Sạch đẹp trang trí đúng chủ đề
* Đội hình : 2 hàng dọc
*Đồ dùng của cô:
-Xắc xô, nhạc đoàn tàu nhỏ xíu, dây hoa,mô hình nhà bạn búp bê, nhạc không lời các bài hát trong chủ đề.
1.HĐ1: Gây hứng thú:
- Các con ơi ! Hôm nay là ngày sinh nhật bạn búp bê đấy. Bạn búp bê mời các con đến dự sinh nhật bạn,các con có muốn đến nhà búp bê để chúc mừng sinh nhật bạn không?
2. HĐ2:Bài mới
* Khởi động :
- Cô cho trẻ làm đoàn tàu đi nhanh, đi chậm, đi thường, về ga.
* Trọng động: 
- Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn.
- Cô tập cùng trẻ BTPTC : “ Bóng tròn to ”
- Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn nắm lấy tay nhau, khi cô hát bóng tròn to tròn tròn tròn tròn to thì các con đi lùi về phía sau, khi cô hát bóng xì hơi xì xì xì hơi thì các con đi vào phía trong vòng tròn, khi cô hát nào bạn ơi . To tròn thì các con đi về vị trí ban đầu và cùng nhau làm quả bóng nổ thật to nhé? 
- Cô nhận xét và khen trẻ.
* VĐCB: “ Đi chạy theo cô ”
- Cô giới thiệu tên vận động 
- Cô làm mẫu lần 1 : không giải thích
- Cô hỏi trẻ tên vận động
- Cô mời 1-2 trẻ khá lên trả lời.
- Cô làm mẫu lần 2 : vừa làm vừa giải thích.
- Cô đứng sau vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh đi, cô đi thẳng về phía trước 2-3m,khi có hiệu lệnh chạy thì cô chạy 3-4m, sau đó cô đi chậm 2-3m.
- Cô mời trẻ khá lên thực hiện lại vận động.
- Cô mời trẻ lên thực hiện.
- Cô mời cá nhân và các tổ thi đua với nhau.
- Khi trẻ thực hiện cô quan sát sửa sai cho trẻ,động viên trẻ chưa làm được.
* TCVĐ: “ Gieo hạt ”
Cách chơi : Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn, 
- Gieo hạt: Trẻ ngồi xuống lắc mạnh cổ tay
- Hạt nảy mầm : Trẻ đứng thẳng người lên
- Một câyquả: Trẻ giơ lần lượt 2 tay lên cao.
- Hái quả : Trẻ bật mạnh và đồng thời đưa 2 tay lên cao.
- Cô chơi cùng trẻ 2-3 lần.
* Hồi tĩnh 
- Cô mở nhạc bài hát “ Em ngoan hơn búp bê ”, sau đó cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh lớp
3.HĐ3:Kết thúc
- Cô nhận xét khen trẻ và chuyển hoạt động.
Nhận xét cuối ngày:
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
 VĂN HỌC
Cháu kể truyện cùng cô Truyện : “ Thỏ con không vâng lời ”
* Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện, các nhân vật trong truyện: thỏ mẹ, thỏ con ,bươm bướm và bác gấu.
- Trẻ biết nội dung câu chuyện. 
*Kỹ năng:
- Trẻ chú ý lắng nghe cô kể chuyện và kể được chuyện cùng cô.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
- Trẻ trả lời được câu hỏi của cô to , rõ ràng, không nói ngọng.
*Thái độ:
- Trẻ hứng thú học bài cùng cô.
- Trẻ ngoan biết vâng lời người lớn.
*Địa điểm : 
- Trong lớp
* MTNL :
- Sạch đẹp, trang trí phù ợp với chủ đề.
* Đội hình : ngồi theo hình chữ U. 
*Đồ dùng của cô:
- Tranh truyện, rối truyện “ Thỏ con không vâng lời ”, nhạc bài hát “ Mẹ yêu không nào ”
1.HĐ1: Gây hứng thú
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi : “ Con thỏ ”
- Cô trò chuyện hướng trẻ vào bài.
2. HĐ2:Bài mới:
* Kể chuyện : “ Thỏ con không vâng lời ”
- Cô nhắc lại tên truyện
- Cô kể lần 1: Cô kể diễn cảm bằng lời kèm cử chỉ điệu bộ minh hoạ.
- Cô hỏi trẻ tên truyện, tên nhân vật trong truyện.
- Cô kể lần 2 bằng tranh minh hoạ.
* Đàm thoại + trích dẫn:
- Hỏi trẻ tên chuyện, tên nhân vật trong chuyện
( thỏ mẹ, thỏ con ,bươm bướm và bác gấu)
- Thỏ mẹ đã dặn thỏ con như thế nào?
- Sau khi thỏ mẹ đi vào rừng, bạn nào đã đến rủ thỏ con đi chơi?( bươm bướm)
-Thỏ con có nhớ lời mẹ dặn không?( không, thỏ con quên mất lời mẹ dặn)
- Thỏ con quên mất đường về nhà, vậy ai đã đưa thỏ con về nhà ( Bác Gấu)
- Thỏ con về đến nhà và xin lỗi ai?( xin lỗi mẹ)
* Giáo dục : Trẻ ngoan biết vâng lời ông bà ,bố mẹ, cô giáo. Khi có lỗi phải biết nhận lỗi.
- Cô mời trẻ khá lên kể chuyện bằng rối cùng cô.
- Cô mời cả lớp kể chuyện cùng cô.
- Cô mời tổ nhóm cá nhân lên kể chuyện.
3.HĐ3:Kết Thúc
- Cô cho trẻ hát bài hát : “ Trời nắng trời mưa ”
- Cô nhận xét, khen trẻ và chuyển hoạt động
Nhận xét cuối ngày:
.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_chu_de_gia_dinh.docx
Giáo Án Liên Quan