Báo cáo Một số biện pháp đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi số 1 trường Mầm non Hương Mạc 1
Khoa học và thực tiễn đã chứng minh, trẻ em lứa tuổi từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn phát triển nhanh, mạnh mẽ về thể lực và trí lực cũng như toàn bộ cơ thể. Đó là giai đoạn khám phá, trải nghiệm, hình thành những kĩ năng cần thiết cho cả cuộc đời, vì vậy trẻ rất hiếu động và luôn có sự mày mò tìm hiểu trong cuộc sống hàng ngày, chính khả năng hiếu động, tính tự tin và tò mò trong khi trẻ hoàn toàn chưa có kinh nghiệm trong việc tự phòng tránh tai nạn và đảm bảo an toàn cho chính mình sẽ dẫn tới việc trẻ bị tai nạn bất cứ lúc nào.
Hàng ngày trên các báo đài truyền thông chúng ta được nghe không ít những vụ tai nạn thương tích ở trẻ, những tai nạn thương tâm để lại những di chứng cho trẻ và còn có những tai nạn khiến trẻ không qua khỏi, ví dụ như:
Một bé gái học tại trường mầm non Yên Bái cháu được bệnh viện bỏng quốc gia chuẩn đoán bỏng sâu 20%. Nguyên nhân khi cháu đang chơi trong lớp bị cậu bé cùng bàn đốt vào váy cháu khiến cháu bị bỏng nặng. Hay một bé trai ở Đan Phượng, Hà Nội bị đuối nước ở ao đình làng cạnh cổng trường đã không qua khỏi, nguyên nhân do sự thiếu cẩn trọng trong công tác quản lý chăm sóc trẻ nên cháu mất tích hàng giờ mà không ai hay biết và để lại tai nạn thương tâm xảy ra. Còn ở trường mầm non Phù Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội trong giờ hoạt động ngoài trời một trẻ lớp nhà trẻ đã không may xảy ra tại nạn, mặc dù đã được các cô giáo sơ cứu và đưa đi bệnh viện thế nhưng cũng đã không qua khỏi.
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Khoa học và thực tiễn đã chứng minh, trẻ em lứa tuổi từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn phát triển nhanh, mạnh mẽ về thể lực và trí lực cũng như toàn bộ cơ thể. Đó là giai đoạn khám phá, trải nghiệm, hình thành những kĩ năng cần thiết cho cả cuộc đời, vì vậy trẻ rất hiếu động và luôn có sự mày mò tìm hiểu trong cuộc sống hàng ngày, chính khả năng hiếu động, tính tự tin và tò mò trong khi trẻ hoàn toàn chưa có kinh nghiệm trong việc tự phòng tránh tai nạn và đảm bảo an toàn cho chính mình sẽ dẫn tới việc trẻ bị tai nạn bất cứ lúc nào. Hàng ngày trên các báo đài truyền thông chúng ta được nghe không ít những vụ tai nạn thương tích ở trẻ, những tai nạn thương tâm để lại những di chứng cho trẻ và còn có những tai nạn khiến trẻ không qua khỏi, ví dụ như: Một bé gái học tại trường mầm non Yên Bái cháu được bệnh viện bỏng quốc gia chuẩn đoán bỏng sâu 20%. Nguyên nhân khi cháu đang chơi trong lớp bị cậu bé cùng bàn đốt vào váy cháu khiến cháu bị bỏng nặng. Hay một bé trai ở Đan Phượng, Hà Nội bị đuối nước ở ao đình làng cạnh cổng trường đã không qua khỏi, nguyên nhân do sự thiếu cẩn trọng trong công tác quản lý chăm sóc trẻ nên cháu mất tích hàng giờ mà không ai hay biết và để lại tai nạn thương tâm xảy ra. Còn ở trường mầm non Phù Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội trong giờ hoạt động ngoài trời một trẻ lớp nhà trẻ đã không may xảy ra tại nạn, mặc dù đã được các cô giáo sơ cứu và đưa đi bệnh viện thế nhưng cũng đã không qua khỏi. Trên thực tế vẫn còn nhiều vụ tai nạn thương tích đến với trẻ, như trẻ bị bạo hành, hay trẻ bị hóc dị vật. Trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, để phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là thực hiện phong trào trường học thân thiện - học sinh tích cực mà ngành đã phát động, một trong những nội dung của phong trào trên là tạo môi trường học tập an toàn cho trẻ, có môi trường học tập an toàn sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Nhận thức tầm quan trọng của việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ lớp mẫu giáo 4-5 tuổi số 1 trường mầm non Hương Mạc 1” để nghiên cứu trao đổi cùng bạn bè đồng nghiệp. Nhằm đưa ra một số biện pháp nhằm đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non. Giúp trẻ tích cực học tập và vui chơi trong môi trường luôn đảm bảo an toàn, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, phát triển khả năng tư duy, óc sáng tạo, độc lập, tự chủ ở trẻ. Giáo viên có thêm kiến thức, kinh nghiệm giáo dục trẻ kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích, có cơ hội trau dồi kiến thức phòng chống tai nạn thương tích, tích cực học hỏi, giao lưu với đồng nghiệp để hoàn thiện và bổ sung kiến thức. Phụ huynh và nhà trường có sự gắn kết để đảm bảo trẻ có một môi trường tuyệt đối an toàn dù là ở trường hay ở nhà PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng việc đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi số 1 trường Mầm non Hương Mạc 1 a. Nhận định những ưu điểm của vấn đề Cơ sở vật chất nhà trường đã được xây dựng theo tiêu chuẩn nên cơ bản đã đạt. Ngoài tài liệu về chuyên môn nhà trường còn trang bị đầy đủ tài liệu về cách phòng tránh tai nạn thương tích cho giáo viên nghiên cứu. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến việc đầu tư sức khỏe ban đầu cho cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường rất chú trọng tạo điều kiện cho công tác y tế học đường được hoạt động tốt. Có phòng y tế và nhân viên y tế, tủ thuốc được trang thiết bị y tế khá đầy đủ, công tác sơ cấp cứu ban đầu: bông, băng, gạt, dầu gió, thuốc, sát, trùng Giáo giáo viên có ý thức và trách nhiệm trong vấn đề đảm bảo an toàn cho trẻ. Giáo viên luôn quan sát, bao quát trẻ mọi lúc mọi nơi, có ý thức nhắc nhở trẻ về các hành động dễ gây ngã hoặc nguy cơ trong các tình huống xảy ra hàng ngày. b.Những hạn chế bất cập và nguyên nhân Trẻ mầm non còn nhỏ nên ý thức tự bảo vệ mình còn hạn chế, trẻ cũng rất hiếu động, tò mò thích khám phá, nên nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích là rất cao. Nhân viên y tế của trường là nhân viên kiêm nhiệm, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế về chăm sóc sức khỏe và kỹ năng xử lý các tai nạn thương tích do chuyên môn không được cọ sát thường xuyên như ở bệnh viện. Một số khu vực xây dựng, thiết kế chưa phù hợp với độ tuổi như: nhà vệ sinh chưa có phân nam nữ riêng, sân chơi chật hẹp. Từ những thực trạng trên, tôi đã tiến hành khảo sát trên thực tế và thu được kết quả như sau: Nội dung khảo sát Kết quả Đạt Chưa đạt SL % SL % Nhận ra yếu tố không an toàn 14 56 11 44 Có kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích 13 52 12 48 Trẻ biết xử lý những tình huống có thể gây tai nạn thương tích cho trẻ 13 52 12 48 2. Biện pháp đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi số 1 trường Mầm non Hương Mạc 1 a.Biện pháp 1: Thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi gây nguy hiểm. Một trong những khái niệm về đồ chơi thì đồ chơi là một trong những đồ dùng không thể thiếu đối với trẻ nhỏ, đồ chơi cần cho trẻ được ví như cơm ăn nước uống hàng ngày của trẻ. Nếu trong một ngày ở lớp trẻ hoạt động mà không có đồ chơi thì coi như hoạt động đó không thành công qua đó nói nên tầm quan trọng của đồ chơi là rất cần thiết cho trẻ. Và thời gian trẻ được tiếp xúc với đồ chơi trong một ngày là rất nhiều, chính vì vậy phải thường xuyên loại bỏ những đồ chơi sắc nhọn gây nguy hiểm cho trẻ. Những đồ chơi nhỏ như bút màu, đất nặn, đồ chơi nắp ghép, hoa ở góc hoạt động với đồ vật rất nhỏ khi trẻ chơi cô cần chú ý quan sát tránh để trẻ đưa vào miệng, vào mũi. Khi chơi xong cô cần nhắc nhở trẻ cất dọn cẩn thận không để trẻ tự ý lấy chơi. Song song với việc loại bỏ đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm thì giáo viên phải luôn cẩn trọng với đồ dùng của cô như: dao, kéo, thước kẻ, súng bắn nến, nước lau sàn, xà phòngkhi dùng song phải cất gọn đúng nơi quy định, cất cao khỏi tầm tay với của trẻ Báo ngay với BGH nếu trong lớp có đồ dùng, đồ chơi bị hỏng để thay đồ dùng đồ chơi mới ngay, đảm bảo độ an toàn và số lượng đồ chơi trong góc chơi cho trẻ kịp thời Việc thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi trong trường mầm non nguy hiểm hàng ngày là việc dễ làm và đơn giản giúp phòng tránh tai nạn thương tích và dị vật đường thở cho trẻ rất hiệu quả, nhờ việc thường xuyên loại bỏ đồ dùng đồ chơi nguy hiểm giờ đây đồ dùng đồ chơi của lớp tôi luôn đảm bảo được an toàn cho trẻ. Lớp tôi không có trường hợp nào bị tai nạn do bị hóc sặc, trầy sước do đồ chơi hư hỏng hay đồ chơi nhỏ. b.Biện pháp 2: Giáo viên luôn luôn giám sát trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Giáo viên không nên để trẻ chơi một mình dù chỉ trong khoảng thời gian ngắn nhất. Trẻ phải luôn luôn được sự chăm sóc, trông coi của người có trách nhiệm. Cô giáo phải thường xuyên theo dõi, bao quát trẻ mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động. Luôn luôn để mắt đến trẻ mọi lúc, mọi nơi vì ở tuổi mầm non trẻ hiếu động và luôn muốn khám phá mọi đồ vật xung quanh bằng tất cả khả năng của mình: Mắt nhìn, tay sờ và ngậm vào miệng để nếm thử. Vì thế mà trẻ thường mắc phải các tai nạn về đường hô hấp do hít và nuốt phải các dị vật. Hoạt động học: Thường ít gây ra tai nạn nhưng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Trẻ có thể đùa nghịch chọc bút vào mặt nhau, nhất là với các hoạt động sử dụng đất nặn cần chú ý không đẻ trẻ nghịch đất nặn nhét vào tai, mũi của nhau rất nguy hiểm. Tôi luôn lồng ghép, tích hợp giáo dục về an toàn cho trẻ trong mọi chủ đề, lồng ghép nội dung phòng tránh tai nạn thương tích vào chương trình giáo dục. Ví dụ: Chủ đề “Gia đình”: lồng ghép các câu hỏi. Những đồ dùng nào trong gia đình có thể gây nguy hiểm trẻ không được đến gần ( các đồ dùng sử dụng điện, phích đựng nước nóng, dao, kéo) Giờ hoạt động ngoài trời tôi giáo dục trẻ không được leo trèo lên cành cây sẽ bị ngã rất nguy hiểm vì ở ngoài trời. Ở thang leo, xích đu, cầu trượt cần đặt các miếng thảm xốp để khi trẻ tiếp đất được an toàn, không bị trầy xước khi trượt xuống sân. Vào giờ ăn tôi sẽ kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ ăn, uống, tránh cho trẻ ăn thức ăn, nước uống còn quá nóng. Không ép trẻ ăn, nhắc trẻ ăn từ từ, nhai kỹ. Giáo dục trẻ khi ăn không được vừa ăn, vừa đùa nghịch, nói chuyện dễ bị sặc, nghẹn. Đến giờ ngủ, khi trẻ chuẩn bị lên giường tôi chú ý xem trẻ còn ngậm thức ăn trong miệng không, kiểm tra tay, túi quần áo xem có vật nhỏ lạ, các loại hạt, kẹo cứng, đồ chơi trên người trẻ tránh trường hợp khi ngủ trẻ trêu ghẹo nhét vào miệng, mũi, tai. Để dị vật rơi vào đường thở gây ngạt thở. Tôi luôn bao quát trẻ không để trẻ ngủ lâu trong tư thế nắm sấp xuống đệm, úp mặt xuống gối sẽ thiếu dưỡng khí gây ngạt thở. Bằng việc thường xuyên giám sát, ở gần trẻ tôi đã loại bỏ được hết những tai nạn có thể xảy ra. Đồng thời trẻ lớp tôi đã nhận biết được một số nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân và biết cách phòng tránh. c.Biện pháp 3: Tự học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Là một giáo viên mầm non nên việc chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ khi ở lớp là rất quan trọng vì vậy tôi không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tìm hiểu những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng tránh và xử lý ban đầu các tình huống khi xảy ra tai nạn đối với trẻ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ Một số nội dung tự bồi dưỡng như: Hiểu về môi trường an toàn đối với trẻ mầm non, phòng tránh các tai nạn thương tích thường gặp, các dị vật ở tai, mũi, miệng, tai nạn do ngộ độc, đuối nước cho trẻ, cháy, nổ, bỏng, điện giật cho trẻ, tai nạn giao thông, động vật cắn Ngoài ra tôi còn tìm hiểu thêm những kiến thức trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng internet, xem các tiết dạy của chương trình giáo dục mầm non có lồng ghép nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn cho trẻ để áp dụng vào các tiết dạy của mình. Bên cạnh đó tôi còn tham gia vào các buổi tập huấn về kiến thức và kỹ năng phòng tránh, cách xử lý ban đầu một số tai nạn thương tích thường gặp do các cơ sở y tế tổ chức. Thông qua tập huấn tôi đã có thêm kiến thức để làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ của lớp mình. d.Giải pháp 4: Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh Ngoài công tác tuyên truyền trên loa đài, khẩu hiệu, tranh áp phích, tờ rơivề công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ thì công tác tuyên truyền với phụ huynh học sinh là một trong những biện pháp quan trọng. Vì đa phần phụ huynh rất bận, nên giáo viên thường tranh thủ trao đổi vào giờ đón trả trẻ về cách phòng tránh tai nạn thương tích tại nhà như khuyến khích phụ huynh dán những cảnh báo nguy hiểm ở ổ điện, để những vật dụng gây nguy hiểm lên cao, đúng nơi quy định nhất là các loại dao kéo, phích nước, các loại thuốc. Để giữ cho trẻ và thú nuôi an toàn, người lớn nên luôn luôn có mặt khi trẻ và thú nuôi ở cùng nhau đặc biệt là khi ở cùng với con chó, mèo... Không bao giờ được để trẻ một mình ở dưới nước hoặc gần nơi nguy hiểm. Trao đổi với gia đình nên dạy trẻ tập bơi sớm để phòng tránh đuối nước.Nhắc phụ huynh cẩn thận khi cho trẻ ăn các loại quả có hạt, các loại thạch, kẹo cứng Công tác tuyên truyền phòng tránh tai nạn thương tích với phụ huynh là việc vừa dễ lại vừa khó, dễ vì đây là công việc hàng ngày của giáo viên, khó ở đây là giáo viên phải có những lời nói thuyết phục, biết chọn lọc những nội dung tuyên truyền thiết thực, thu hút được phụ huynh để phụ huynh dễ hiểu và dễ thực hiện. Biện pháp tuyên truyền kết hợp với phụ huynh tại lớp giúp giáo viên và phụ huynh hiểu nhau hơn, từ đó giúp giáo viên thuận lợi trong việc giáo dục trẻ tránh những nơi nguy hiểm, không an toàn với trẻ. Giáo viên phối hợp với phụ huynh là việc làm rất cần thiết tạo cho trẻ một môi trường an toàn về sức khỏe và thân thể. 3.Kết quả đạt được a.Kết quả đạt được *Đối với giáo viên Tôi đã có những phương pháp hữu hiệu, ý thức sâu sắc được trách nhiệm với công việc của mình, đảm bảo an toàn cho trẻ 100% khi đến lớp luôn là nhiệm vụ được tôi đặt lên hàng đầu. Bản thân tôi được trải nghiệm, linh hoạt, mềm dẻo hơn trong quá trình tổ chức, có kỹ năng sử lý tình huống, phương pháp tổ chức hay hơn, sáng tạo hơn. Biết kết hợp đan xen các hình thức cũng như lồng ghép linh hoạt hơn trong phương pháp giảng dạy. Sắp xếp, bố trí tạo môi trường nhóm lớp để hấp dẫn lôi cuốn trẻ thực hiện theo các chủ đề giúp trẻ được thực hành và trải nghiệm. *Đối với trẻ Nâng cao được sự hiểu biết của trẻ về tai nạn thương tích, trẻ ý thức được các yếu tố nguy hiểm đến tính mạng và trẻ tự bảo vệ được cho bản thân trước những nguy cơ gây mất an toàn. Trẻ mạnh dạn, chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi ở trường, lớp. *Đối với phụ huynh Phụ huynh tin tường và thường xuyên trao đổi, thảo luận với giáo viên về các biện pháp phòng tránh tai nạn cho trẻ Phụ huynh luôn quan tâm đến việc tạo môi trường và kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ khi ở nhà b.Những điều chỉnh, bổ sung sau khi thực nghiệm Có kế hoạch đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Tạo điều kiện cho chị em được dự giờ đồng nghiệp để cùng trao đổi kinh nghiệm giảng dạy. 4. Kết luận Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi thấy việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong trường mầm non. Để trẻ được vui chơi lành mạnh, an toàn và giảm thiểu các tai nạn gây thương tích chúng ta hãy tạo một môi trường an toàn cho trẻ góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những con người ích cho xã hội Tóm lại, đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non đóng vai trò quan trọng và hết sức cấp bách trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ hiện nay. Vì vậy cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. Phòng tránh tai nạn tương tích cho trẻ không chỉ là trách nhiệm mà còn thể hiện tình cảm của người lớn đối với trẻ em. Để trẻ em được vui chơi lành mạnh, an toàn và giảm thiểu các tai nạn gây thương tích thì gia đình - nhà trường và toàn xã hội cần phải phối kết hợp sâu sắc hơn nữa vì “ Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai” 5.Những kiến nghị, đề xuất a.Đối với tổ chuyên môn Tiếp tục tổ chức tốt các chuyên đề: “Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ” để giáo viên học tập trao đổi kinh nghiệm. Xây dựng các tiết chuyên đề có lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. b.Đối với lãnh đạo nhà trường Kiểm tra định kỳ cơ sở vật chất để có kế hoạch tu sửa nâng cấp. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh ngộ độc, dịch bệnh trong nhà trường. Phối hợp với y tế địa phương tập huấn cho giáo viên về kiến thức và kỹ năng phòng và xử lý ban đầu một số tai nạn thường gặp ở trẻ. c.Đối với cấp Phòng, Sở Tạo nhiều cơ hội cho giáo viên được trau dồi năng lực sư phạm qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn về nội dung giáo dục trẻ phòng tránh tai nạn thương tích. Cung cấp các tài liệu có nội dung giáo dục trẻ phòng tránh tai nạn thương tích để giáo viên học tập và tự nghiên cứu. Có sự kiểm tra, đánh giá các trường học thường xuyên để có kế hoạch khắc phục những hạn chế về cơ sở vật chất cũng như kiến thức thực hành của giáo viên về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP Qua việc thực hiện những biện pháp trên, tôi đã đạt được một số kết quả như sau: Mục tiêu Mức độ trẻ đạt được Đạt Chưa đạt Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm SL % SL % SL % SL % Nhận ra yếu tố không an toàn 14 56 24 96 11 44 1 4 Có kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích 13 52 23 92 12 48 2 8 Trẻ biết xử lý những tình huống có thể gây tai nạn thương tích cho trẻ 13 52 23 92 12 48 2 8 PHẦN IV: CAM KẾT Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền, các biện pháp đã triển khai tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi số 1 trường mầm non Hương Mạc 1, thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của trẻ là trung thực. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hương Mạc, ngày tháng 11 năm 2023 Giáo viên Đàm Như Quỳnh MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.Lý do lựa chọn đề tài 1 2.Mục đích của đề tài 1 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 1.Thực trạng việc đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi số 1 trường MN Hương Mạc 1 2 a.Nhận định những ưu điểm của vấn đề 2 b.Những hạn chế bất cập và nguyên nhân 2 2. Những biện pháp đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi số 1 trường mầm non Hương Mạc 1 2 a.Biện pháp 1: Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học an toàn cho trẻ 2 b.Biện pháp 2: Giáo dục kỹ năng đảm bảo an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mọi lúc, mọi nơi. 2 c.Biện pháp 3: Giáo viên bao quát trẻ trong mọi hoạt dộng, tự học tập, bồi dưỡng, nâng cao kiên thức đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 4 d.Biện pháp 4: Tuyên truyền và phối hợp với cha mẹ 5 3.Kết quả đạt được 5 a.Kết quả đạt được 5 b.Điều chỉnh bổ sung sau khi thực nghiệm 6 4. Kết luận 6 5.Kiến nghị, đề xuất 6 a.Đối với tổ chuyên môn 6 b.Đối với lãnh đạo nhà trường 6 c.Đối với Phòng GD&ĐT ; Sở GD&ĐT 6 3 PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 6 4 PHẦN IV: CAM KẾT 7 ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TỔ TRƯỞNG TỔ CHUYÊN MÔN Hoàng Thị Loan ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA HIỆU TRƯỞNG ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ HIỆU TRƯỞNG Đàm Thị Oanh XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ TỪ SƠN . Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến. Tai nạn thương tích ở trẻ em Việt Nam hiện nay là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng và cần được quan tâm. Tai nạn thương tích rất dễ xảy ra vì ở lứa tuổi các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có hàng trăm triệu trẻ em tử vong bởi các nguyên nhân có thể phòng tránh được, trong đó nguyên nhân tai nạn thương tích góp phần đáng kể. Tai nạn thương tích tử vong và tàn tật do thương tích là gánh nặng lớn đối với bản thân, gia đình và xã hội, nó đòi hỏi toàn xã hội phải có những hành động thiết thực để ngăn chặn những nguy cơ tai nạn thương tích đe dọa tính mạng và sức khỏe của trẻ em. Trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, để phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là thực hiện phong trào trường học thân thiện - học sinh tích cực mà ngành đã phát động, một trong những nội dung của phong trào trên là tạo môi trường học tập an toàn cho trẻ, có môi trường học tập an toàn sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Nhận thức tầm quan trọng của việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non” để nghiên cứu trao đổi cùng bạn bè đồng nghiệp.
File đính kèm:
bao_cao_mot_so_bien_phap_dam_bao_an_toan_phong_chong_tai_nan.docx
PP_NHU_QUYNH_c6e0b.pptx