Biện pháp giúp học sinh yếu lớp một tiến bộ trong học tập

 Trong công cuộc đổi mới đất nước đòi hỏi ngành giáo dục phải ngày càng nâng cao và phát triển mạnh. Để đáp ứng cho ngành giáo dục thì bậc tiểu học rất quan trọng đặc biệt là lớp 1 làm nền tảng cho các lớp học sau này. Bên cạnh đó việc thực hiện nghiêm túc chủ trương của ngành giáo dục về việc : “Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích” từ năm học 2006-2007 đã thể hiện rất rõ “ Dạy thật , học thật” cũng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của tình trạng” Không có học sinh ngồi nhằm lớp “ và cũng góp phần giúp giáo viên thực hiện tốt cuộc vận động “ hai không” mà ngành giáo dục rất quan tâm hiện nay. Ở trường tiểu học nói chung và các lớp học nói riêng đã có biết bao học sinh ở lại lớp và học sinh yếu kém ngồi nhầm chỗ , học sinh bỏ học do quá yếu không học được. Điều đó khiến tôi rất băn khoăn làm thế nào để giúp học sinh yếu kém tiến bộ nắm được kiến thức. Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có những biện pháp phù hợp nhất giúp học sinh yếu kém của lớp mình đảm bảo được chuẩn kĩ năng kiến thức đúng theo qui định từng lớp học ngay từ lớp 1. Bởi bậc tiểu học là nền, lớp 1 là móng cho các lớp học sau này. Đó là lý do tôi chọn đề tài này.

doc6 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 6452 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp giúp học sinh yếu lớp một tiến bộ trong học tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP GIÚP 
HỌC SINH YẾU LỚP MỘT 
TIẾN BỘ TRONG HỌC TẬP
I. Đặt vấn đề:
 Trong công cuộc đổi mới đất nước đòi hỏi ngành giáo dục phải ngày càng nâng cao và phát triển mạnh. Để đáp ứng cho ngành giáo dục thì bậc tiểu học rất quan trọng đặc biệt là lớp 1 làm nền tảng cho các lớp học sau này. Bên cạnh đó việc thực hiện nghiêm túc chủ trương của ngành giáo dục về việc : “Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích” từ năm học 2006-2007 đã thể hiện rất rõ “ Dạy thật , học thật” cũng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của tình trạng” Không có học sinh ngồi nhằm lớp “ và cũng góp phần giúp giáo viên thực hiện tốt cuộc vận động “ hai không” mà ngành giáo dục rất quan tâm hiện nay. Ở trường tiểu học nói chung và các lớp học nói riêng đã có biết bao học sinh ở lại lớp và học sinh yếu kém ngồi nhầm chỗ , học sinh bỏ học do quá yếu không học được. Điều đó khiến tôi rất băn khoăn làm thế nào để giúp học sinh yếu kém tiến bộ nắm được kiến thức. Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có những biện pháp phù hợp nhất giúp học sinh yếu kém của lớp mình đảm bảo được chuẩn kĩ năng kiến thức đúng theo qui định từng lớp học ngay từ lớp 1. Bởi bậc tiểu học là nền, lớp 1 là móng cho các lớp học sau này. Đó là lý do tôi chọn đề tài này.
II. Nội dung và phương pháp giải quyết:
 1. Quá trình phát triển kinh nghiệm:
 - Bản thân được phân công giảng dạy lớp 1 được nhiều năm, ngay từ đầu năm, học sinh vào lớp 1 còn nhiều hạn chế như:
 + Đối với học sinh qua Mẫu giáo :học sinh còn mê chơi, thích chơi hơn học do ảnh hưởng của giai đoạn học ở mẫu giáo.
 + Đối với học sinh không qua Mẫu giáo: các em còn rụt rè, nhút nhát, chưa dám tiếp xúc, chưa mạnh dạn giơ tay phát biểu, chưa nhận dạng được chữ cái, chữ số, cách cầm viết, tư thế ngồi viết, cách giơ tay phát biểu,..
 Đặt biệt đối với những em yếu kém lại hay nghỉ học, phụ huynh không quan tâm từ đó các em không theo kịp chương trình vì vậy học sinh yếu kém ở lại lớp, ngồi nhầm lớp là điều tất yếu .
 - Là giáo viên đứng lớp dạy những việc đó đã gây cho tôi nhiều lo lắng có phải là do mình chưa nắm được đặt điểm tình hình của từng đối tượng học sinh ? Tiến trình tiết dạy có nhẹ nhàng hợp lôgíc hay không? Hay giáo viên chưa quan tâm đến từng đối tượng học sinh ,còn bỏ học sinh yếu kém bên lề lớp học? Nhận thấy rõ được những khó khăn cơ bản trên làm thế nào để học sinh yếu kém của mình được tiến bộ mà giáo viên nào cũng mong muốn như thế. Từ đó tôi đã tìm nguyên nhân lắng nghe từ phía học sinh, tiếp xúc với gia đình học sinh và trao đổi với đồng nghiệp. Vì vậy tôi nghĩ rằng muốn lảm cho học sinh yếu kém tiến bộ thì việc tìm hiểu nguyên nhân là vô cùng quan trọng.
 a.Về học sinh:
 - Đa số các em yếu kém chưa qua mẫu giáo, hay thường xuyên nghỉ học hoặc các em chưa có ý thức về học tập còn ham chơi nhiều hơn việc học 35%.
 - Kĩ năng đọc, viết, tính của các em chưa có, chưa được làm quen với cách cầm bút đúng, tư thế ngồi viết đúng, cách xưng hô chưa đúng 25%.
 - Một số em thiếu điều kiện học tập do gia đình khó khăn 30%. 
 - Một số em khác thì bướng bỉnh do sự chiều chuộng của gia đình 15%.
 b. Về phụ huynh học sinh:
 - Về đạo đức gia đình không có hành vi đạo đức tốt dẫn đến ảnh hưởng về nhân cách các em .
 - Không quan tâm đến việc học của con em, khoán trắng cho giáo viên và nhà trường.
 - Ít đi họp hoặc không đi họp khi được mời .
 - Thường xuyên cho em nghỉ học với đủ lý do .
=> Tìm hiểu các nguyên nhân trên tôi lập kế hoạch cho riêng mình đối với học sinh yếu kém như sau :
 * Giúp học sinh yếu kém tự tin, ham đi học trong học tập .
 * Kết hợp với phụ huynh học sinh thường xuyên và chặt chẽ hơn.
 * Tạo không khí học tập nhẹ nhàng thoải mái để học sinh biết được “ Đi học là hạnh phúc, đến lớp là niềm vui”.
 * Đặc biệt quan tâm đến học sinh yếu kém trong giờ học cả giờ ngoại khóa .
 Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin trình bày một số biện pháp đã làm :
 + Đối với bản thân:
 - Lên kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém cụ thể rõ ràng phù hợp dựa theo kế hoạch của nhà trường , của tổ đã đề ra theo từng tháng .
 - Phải hiểu rõ về đặc điểm tâm lý của từng đối tượng học sinh, đặt biệt là tâm sinh lý của những học sinh yếu kém để có một nội dung phụ đạo học sinh yếu kém phù hợp. Đến lớp sớm để theo dõi học sinh ôn bài, rèn học sinh yếu kém .
 - Thường xuyên theo dõi, quan tâm đến kết quả học tập hằng ngày của học sinh yếu kém để khen thưởng động viên, khuyến khích kịp thời.
 - Đưa ra các tiêu chuẩn thi đua cho từng tổ, đầu giờ ôn bài các tổ kiểm tra chéo lẫn nhau từ đó có biện pháp khen thưởng và xử lý kịp thời.
 - Mặt khác, giáo viên phải nắm chắc mục tiêu, phương pháp giảng dạy từng môn, vận dụng linh hoạt, sáng tạo, cải tiến sao cho phù hợp với từng bài dạy cụ thể để học sinh yếu kém có thể hiểu bài, nắm được nội dung bài tạo không khí lớp học sôi nổi, hào hứng, có trò chơi thi đua giữa giờ, đối với những em rụt rè cho các em hát trước lớp hay nhắc lại câu trả lời.
 - Ngoài ra, đòi hỏi người giáo viên phải có tinh thần kiên trì, vượt khó, tìm tòi sáng tạo và lắng nghe thấu đáo mọi việc, phải có tinh thần trách nhiệm cao, lòng say mê với công việc .
 - Giáo viên kết hợp hài hòa các điều kiện thực tế, thực hiện thường xuyên, liên tục thì việc phụ đạo học sinh yếu kém sẽ đạt kết quả, tạo nền tảng vững chắc cho học sinh học tốt các lớp ở khối lớp trên.
 - Gây hứng thú cho học sinh yếu kém ham học, làm cho giờ học thật thoải mái hơn bằng cách giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “ Học mà chơi, chơi mà học “ , thông qua hình thức tổ chức hoạt động vui chơi, học sinh được vui chơi được cũng cố các kiến thức đã học, tạo điều kiện cho học sinh yếu kém tự tin hơn, mạnh dạn hơn như thi đọc nối tiếp, đọc đúng, đọc nhanh, tính đúng, tính nhanh…Đối với những em chưa có hành vi đạo đức tốt thì giáo viên trao đổi giải thích cho em hiểu cái đúng cái sai, đưa ra những tấm gương người tốt việc tốt, cách xưng hô với người lớn, thầy cô giáo, bạn bè….
 - Sắp xếp vị trí ngồi cho các em nhằm giúp chia sẽ những hoạt động tìm hiểu giúp đỡ nhau trong học tập .
 - Đặc biệt còn thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp giúp các em tự trao đổi học hỏi nhận ra ưu khuyết điểm của mình của bạn qua một tuần học tập. Từ đó giáo viên tuyên dương, động viên kịp thời đối với những học sinh yếu kém có tiến bộ . Qua đó giáo viên có biện pháp phù hợp để tiếp tục phụ đạo các em yếu kém .
 + Đối với học sinh:
 - Xây dựng đôi bạn học giỏi – yếu kèm cập nhau . Vào đầu giờ học, học sinh giỏi dạy bài cho học sinh yếu .
 - Theo dõi kết quả học tập của các em qua các bài tập ở lớp, ở nhà và khảo sát hàng tuần, hàng tháng để nắm được sự tiến bộ của các học sinh yếu kém từ đó có kế hoạch phụ đạo tiếp tục .
 - Đưa ra các tiêu chuẩn thi đua cho từng nhóm. Cuối tuần tổng kết thi đua và có thưởng bằng phấn, bút chì, vở…
 + Đối với phụ huynh học sinh:
 - Tiến hành họp phụ huynh học sinh đề nghị và yêu cầu thống nhất trang bị đủ sách vở đồ dùng học tập cần thiết . Nhắc nhở thường xuyên việc học và làm bài ở nhà của học sinh .
 - Tránh phê bình học sinh yếu trước tập thể phụ huynh. Giúp phụ huynh học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc học. Còn đối với những em yếu kém giáo viên trao đổi riêng, và hướng dẫn cho phụ huynh một số cách dạy ở nhà.
 - Thường xuyên liên hệ với gia đình học sinh qua các kỳ họp hàng tháng, các kỳ kiểm tra định kỳ.
 + Đối với nhà trường:
 - Tham mưu với nhà trường để giáo viên có đầy đủ đồ dùng tranh ảnh và tài liệu tham khảo phụ vụ bài dạy. Đồng thời mượn đồ dùng học tập, sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn ngay từ đầu năm học .
 - Kết hợp với Đoàn, Đội, Công đoàn trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm hỗ trợ thêm sự hứng thú học tập cho học sinh.
 => với những định lượng công việc nêu trên áp dụng qua nhiều năm đã đem lại chất lượng như sau:
 + Năm 2005-2006 : Sĩ số lớp 38 học sinh – lên lớp 100% .
 + Năm 2006-2007 : Sĩ số lớp 38 học sinh – lên lớp 100% .
 + Năm 2007-2008 : Sĩ số lớp 25 học sinh cuối năm 24 học sinh ( 1 học sinh theo mẹ về Kiên Giang) – lên lớp 100 %.
 + Năm 2008-2009 : Sĩ số lớp 21 học sinh- lên lớp 100%.
 + Năm 2009-2010 : Sĩ số lớp 22 học sinh cuối năm lên lớp 21 học sinh đạt 95,5% ( 1 học sinh khuyết tật) .
=> Kết quả trong 5 năm cho thấy các giải pháp đưa ra vận dụng đạt được kết quả khả quan như mục tiêu đã đề ra .
 2. Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm:
 - Qua những năm áp dụng các biện pháp đã nêu , mặc dù lớp ở điểm lẻ nhưng chất lượng và hiệu quả học tập của học sinh luôn được tăng cao so với kết quả khảo khát chất lượng đầu năm .
 - Cuối năm học sinh đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng, biết cách cư xử, lễ phép quan tâm đến người khác luôn cả bạn bè… không có học sinh ngồi nhầm lớp .
 - Các em có tinh thần hứng thú học tập và hiểu được tầm quan trọng của việc học .
 => Qua những gì đạt được cho thấy các biện pháp tôi thực hiện trong từng công việc là đúng đắn phù hợp với từng đối tượng học sinh . Dẫn đến sự thành công đó là sự quan tâm nhiệt tình, phải thật sự thương yêu học sinh, sự kiên trì nhẫn nại không nôn nóng, luôn học hỏi kinh nghiệm, điều hay của các thầy cô đi trước.
 3. Những bài học kinh nghiệm:
 a. Cho bản thân:
 - Phải có tấm lòng yêu thương thật sự, nhiệt tình quan tâm đến học sinh “ có yêu trẻ -trẻ mới yêu mình” từ đó giáo viên chỉ dạy các em mới nghe theo.
 - Bản thân cần phải luôn học hỏi tiếp thu, nghiên cứu tài liệu đổi mới phương pháp hình thức dạy học cho học sinh, tạo không khí học nhẹ nhàng thoải mái khi truyền thụ kiến thức. Xác định rõ vai trò nhiệm vụ của người giáo viên “ Dạy chữ - dạy người’.
 - Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình đặc điểm tâm sinh lý của từng em, đặc biệt là học sinh yếu kém .
 - Đầu năm phải nắm được đối tượng học sinh để có kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng cho phù hợp với học sinh lớp mình.
 - Động viên, khuyến khích, tuyên dương kịp thời đối với học sinh yếu kém khi có tiến bộ mặc dù sự tiến bộ rất nhỏ.
 - Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, nhà trường, địa phương.
 b. Cho tổ chuyên môn:
 - Trao đổi bàn bạc các biện pháp giúp học sinh yếu kém tiến bộ trong các phiên họp tổ.
 - Luôn học hỏi lẫn nhau để nâng cao chất lượng dạy học hướng đến mục tiêu không có học sinh ngồi nhầm lớp hay lưu ban bỏ học trong năm.
Qua đó cả tổ vận dụng các biện pháp nêu trên và đã đạt được hiệu quả tốt.
 c. Cho nhà trường :
 - Tạo cho nhà trường có đội ngũ giáo viên tay nghề vững chắc, chất lượng học tập của học sinh luôn đứng đầu so với trường bạn .
 - Chất lượng của khối lớp một đạt được yêu cầu đề ra của ngành, của trường góp phần nhà trường giữ vững danh hiệu : Trường đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc trong nhiều năm liền.
III. Kết luận :
 - Qua đúc kết kinh nghiệm thực hiện tốt các biện pháp giúp học sinh yếu kém tiến bộ nhằm góp phần vào việc không có tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp hạn chế việc bỏ học lưu ban giúp cho giáo viên đạt được mục tiêu thi đua do trường đề ra . tạo được môi trường học tập : “ Nói không với tiêu cực và chống bệnh thành tích “.
 - Là giáo viên bản thân thực hiện được cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và thực hiện tốt các văn bản do ngành đưa ra một cách có hiệu quả .
 - Bản thân tôi sẽ luôn rút kinh nghiệm và phấn đấu nhiều hơn nữa trong việc phụ đạo học sinh yếu kém có tiến bộ. Luôn quan tâm nhiệt tình yêu thương học sinh đặc biệt là học sinh yếu kém để giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

File đính kèm:

  • docSKKNPHAM_THI_NGUYET_20092010.doc
Giáo Án Liên Quan