Biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp hai
Trong chương trình môn Tiếng việt Tiểu học, mục tiêu đặt ra là: hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng việt (nghe – nói – đọc – viết) để học tập và giao tiếp phù hợp với lứa tuổi. Nhưng trong đó, kĩ năng viết luôn được ngành giáo dục và phụ huynh quan tâm hàng đầu, nhất là phân môn chính tả.
Bên cạnh viết đẹp, trình bày ngay hàng thẳng lối thì việc viết đúng chính tả chiếm vai trò rất quan trọng. Nó quyết định chất lượng hiệu quả giáo dục của mỗi giáo viên.
Qua mỗi lần kiểm tra định kỳ, nếu giáo viên đã từng đứng lớp chắc hẳn cũng đã thấy được rằng đa số các em học sinh bị điểm kém ở môn Tiếng Việt đều do yếu Chính tả. Không chỉ riêng học sinh lớp hai mà tất cả các khối khác cũng đều như thế. Ở Khối Hai, chuẩn kiến thức kĩ năng quy định là mỗi bài chính tả học sinh chỉ viết khoảng 35 tiếng, nhưng sau khi chấm bài kiểm tra cả lớp có khi có học sinh sai quá mười lỗi, cũng có khi có khoảng 1/5 số học sinh của lớp không đạt yêu cầu theo chuẩn kiến thức đã quy định. Do đó, nhiều giáo viên đã cố gắng hết sức để giúp học sinh lớp mình viết chính tả được tốt hơn bằng nhiều biện pháp nhưng chất lượng môn Chính tả vẫn chưa được nâng lên rõ rệt. Cụ thể là do những nguyên nhân sau:
+Do đặc thù của Chính tả là phát âm thế nào thì viết như thế ấy, mà một số học sinh đọc yếu, phát âm chưa đúng, phát âm theo giọng địa phương hay bị đớt, chưa chính xác dẫn đến viết sai chính tả.
+Do học sinh lười học, ít đọc, ít viết hoặc không viết bài ở nhà dẫn đến nhận mặt chữ chậm và đọc sai nhiều.
+Chưa phân biệt, hiểu nghĩa của từ nên các em viết dễ bị sai.
+Do một số học sinh thiếu cẩn thận nên khi viết quên bỏ dấu thanh, viết hoa tuỳ tiện, thiếu sót từ.
BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP HAI *************** I-ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong chương trình môn Tiếng việt Tiểu học, mục tiêu đặt ra là: hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng việt (nghe – nói – đọc – viết) để học tập và giao tiếp phù hợp với lứa tuổi. Nhưng trong đó, kĩ năng viết luôn được ngành giáo dục và phụ huynh quan tâm hàng đầu, nhất là phân môn chính tả. Bên cạnh viết đẹp, trình bày ngay hàng thẳng lối thì việc viết đúng chính tả chiếm vai trò rất quan trọng. Nó quyết định chất lượng hiệu quả giáo dục của mỗi giáo viên. Qua mỗi lần kiểm tra định kỳ, nếu giáo viên đã từng đứng lớp chắc hẳn cũng đã thấy được rằng đa số các em học sinh bị điểm kém ở môn Tiếng Việt đều do yếu Chính tả. Không chỉ riêng học sinh lớp hai mà tất cả các khối khác cũng đều như thế. Ở Khối Hai, chuẩn kiến thức kĩ năng quy định là mỗi bài chính tả học sinh chỉ viết khoảng 35 tiếng, nhưng sau khi chấm bài kiểm tra cả lớp có khi có học sinh sai quá mười lỗi, cũng có khi có khoảng 1/5 số học sinh của lớp không đạt yêu cầu theo chuẩn kiến thức đã quy định. Do đó, nhiều giáo viên đã cố gắng hết sức để giúp học sinh lớp mình viết chính tả được tốt hơn bằng nhiều biện pháp nhưng chất lượng môn Chính tả vẫn chưa được nâng lên rõ rệt. Cụ thể là do những nguyên nhân sau: +Do đặc thù của Chính tả là phát âm thế nào thì viết như thế ấy, mà một số học sinh đọc yếu, phát âm chưa đúng, phát âm theo giọng địa phương hay bị đớt, chưa chính xác dẫn đến viết sai chính tả. +Do học sinh lười học, ít đọc, ít viết hoặc không viết bài ở nhà dẫn đến nhận mặt chữ chậm và đọc sai nhiều. +Chưa phân biệt, hiểu nghĩa của từ nên các em viết dễ bị sai. +Do một số học sinh thiếu cẩn thận nên khi viết quên bỏ dấu thanh, viết hoa tuỳ tiện, thiếu sót từ. +Do một số phụ huynh có đời sống khó khăn nên chưa quan tâm đến việc học của các em. +Giáo viên chưa giúp học sinh nắm chắc cấu tạo âm vần, tiếng dẫn đến cách phát âm của các em chưa chuẩn xác. +Bên cạnh đó, một số giáo viên chưa chú ý cách phát âm trong quá trình dạy – học nhất là khi đọc chính tả cho các em viết. +Trong giờ chính tả, khi hướng dẫn tìm và xác định từ khó để phân tích giúp học sinh nắm cách viết thì một số giáo viên thực hiện chưa được khoa học, chưa khắc sâu cho học sinh. +Một số nguyên nhân khách quan khác như: do kém trí nhớ, học sinh cá biệt, mặc dù giáo viên đã cố gắng rèn nhưng vẫn không viết đúng được. Chính vì lẽ đó, năm 2007 – 2008 Sở Giáo dục – Đào tạo An giang đặc biệt là tổ bộ môn Tiếng Việt của Tỉnh đề nghị các huyện, trường, mỗi giáo viên tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng trên nhằm nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh. Từ yêu cầu cấp thiết đó, bản thân là giáo viên dạy lớp hai, tôi luôn trăn trở phải làm thế nào để nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả cho lớp mình phụ trách. Bắt đầu từ năm 2008 – 2009, sau khi xác định được nguyên nhân vì sao các em yếu chính tả. Tôi bắt đầu suy nghĩ làm thế nào để có được những biện pháp hữu hiệu nhất để nhằm nâng cao kĩ năng viết chính tả cho học sinh một cách bền vững. Vì những lí do trên mà tôi đã chọn đề tài: Biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp hai. II-NỘI DUNG, BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT: 1/-Quá trình phát triển kinh nghiệm: Từ những nguyên nhân trên, tôi đã tự đúc kết cho bản thân có kiến thức về chính tả theo các yêu cầu sau: về chữ viết trước hết phải đúng mẫu, phải đẹp để thu hút sự chú ý của học sinh. Bản thân giáo viên phải nắm vững cấu tạo tiếng, âm, vần để phân tích một cách chính xác và chắc chắn. Ngoài ra, còn phải xem và nắm vững các nguyên tắc chính tả để giúp học sinh khắc sâu, không nhầm lẫn. Ví dụ: Đứng trước “âm i, e, ê”, “nguyên âm đôi iê” thì viết là “c” hay “k”; Các âm còn lại như “a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư” thì viết như thế nào? Hay đối với “ng, ngh” hay “g, gh”: Đứng trước “âm i, e, ê; nguyên âm đôi iê” thì viết “ng” hay “ngh”; “g” hay “gh”. Khi bắt gặp những trường hợp này, giáo viên cần gọi học sinh nhắc lại quy tắc chính tả giúp các em so sánh, phân tích để khắc sâu, tránh nhầm lẫn. Ví dụ: Tiếng “đều” (âm đ đứng trước, vần êu đứng sau, thanh huyền đặt trên chữ ê) và khi nào viết “điều” Cần phân biệt vần “iên” với “yên”; “iêng” với “yêng”; “oan” với “oang”; “an” với “ang”,… Những lưu ý trên sẽ giúp giáo viên cả học sinh không thể lẫn lộn, từ đó dần dần các em nắm chắc cấu tạo vần và viết chính xác, hạn chế tình trạng viết sai chính tả. Ngoài ra giáo viên cần phải luyện phát âm chuẩn xác khi dạy học và nắm chắc hai loại hình Chính tả ở Tiểu học: Chính tả ngữ âm và Chính tả ngữ nghĩa. Sau khi kiểm tra nhận thấy bản thân từng là giáo viên dạy Khối Một trước khi sang dạy Khối Hai nên tôi có ưu thế về việc nắm chắc cấu tạo âm, vần của tiếng, quy tắc chính tả và chữ viết cũng khá rõ ràng, đúng mẫu. Nhận thấy bản thân đã hội đủ các yêu cầu cần có để rèn cho học sinh viết đúng chính tả tôi bắt đầu thực hiện các công việc sau: a/-Tìm hiểu về đặc điểm tình hình của từng học sinh: Đầu năm học, sau khi nhận bàn giao học sinh từ giáo viên lớp một, tôi trao đổi với cô giáo nắm thông tin xem em nào đọc và viết chính tả tốt, những em nào đọc và viết chính tả chưa tốt, tôi bắt đầu ghi lại thành danh sách. Sau một, hai tuần đầu đứng lớp tôi tiếp tục kiểm tra khả năng viết của từng em và sau khi khảo sát chất lượng đầu năm tôi củng cố lại danh sách theo dõi học sinh của lớp lại một lần nữa. b/-Phối hợp với phụ huynh học sinh: Sau khi đã nắm được kĩ năng viết của từng em, tôi tiến hành họp phụ huynh đầu năm để thông báo đặc điểm tình hình của lớp, của từng học sinh cho phụ huynh nắm để có cách hỗ trợ thêm ở nhà. Sau đó tôi thông báo việc mua sắm các dụng cụ học tập cần thiết như: bảng con, vở chính tả và một quyển vở 5 ô li để rèn chữ viết hàng tuần. Mỗi tuần có hai tiết Chính tả: một bài Chính tả tập chép và một bài Chính tả nghe – viết. Vậy để học sinh viết chính tả đạt điểm tốt thì giáo viên giao cho học sinh rèn nội dung từng bài chính tả đó vào vở rèn chữ trước ở buổi chiều. Làm như thế học sinh chẳng những sẽ viết đúng chính tả mà còn viết đẹp. Ngoài ra, khi đến phần hướng dẫn học sinh viết chính tả trong giờ học Chính tả tôi còn cho tự cá nhân học sinh đọc kĩ lại bài, tìm những từ ngữ khó viết đối với mình. Ví dụ như: Những từ chứa thanh ngã, âm đầu; vần dễ lẫn lộn như: r / d / gi; ch / tr; ng / ngh; g / gh hoặc âm cuối: c / t; n / ng; … Mỗi em sẽ chọn và tự viết vào bảng con những từ các em thấy khó, dễ viết sai. Sau đó giáo viên kiểm tra xem các em chọn được từ khó nào, viết có chính xác chưa, rồi gọi 3 – 4 em đọc lại các từ khó mình tìm được trong bảng con. Giáo viên khuyến khích, động viên học sinh bằng cách khen những học sinh tìm được nhiều từ khó. Giáo viên có thể kiểm tra lại mức độ nắm bắt của học sinh bằng cách cho các em viết lại ở bảng con khoảng 2 – 3 từ khó (có thể là những từ mà học sinh ít hoặc chưa nêu ra), sau khi học sinh viết xong thì yêu cầu các em phân tích tiếng khó và dùng phấn màu gạch chân để lưu ý những chỗ khó dễ viết sai. Ví dụ: Bài Chính tả (nghe – viết): “Quà của bố” SGK / 110 Sau khi học sinh tự tìm từ khó xong, giáo viên cho học sinh viết từ: “niềng niễng; cá sộp” Học sinh phân tích tiếng: “niễng; sộp” .“niễng”: có âm đầu “n”; vần “iêng”; thanh ngã – Lúc đó giáo viên dùng phấn màu gạch dưới “niễng”, lưu ý cho học sinh vần “iêng” và thanh ngã. .“sộp”: có âm đầu “s”; vần “ôp”; thanh nặng – Lúc đó giáo viên dùng phấn màu gạch chân “sộp”, lưu ý cho học sinh âm đầu “s” và vần “ôp”. Đối với học sinh yếu, học sinh cá biệt, giáo viên tổ chức cho các em đọc lại nhiều lần các từ khó vừa phân tích để khắc sâu hơn Và khi đọc bài cho học sinh viết thì tôi đọc to, rõ, phát âm chính xác từng từ ngữ và đọc ngắt từng cụm từ sao cho ngắn gọn, dễ nghe để các em viết chính xác. Với cách phân tích tỉ mỉ, chậm rãi như thế tôi nhận thấy học sinh lớp tôi ít bị điểm kém về Chính tả, số bài đạt điểm 9 – 10 và bài viết đẹp cũng được nâng lên đáng kể. c/-Sử dụng phương pháp ôn tập, củng cố thường xuyên: Sau mỗi tiết Chính tả, nắm được số liệu học sinh chưa đạt, tôi dặn các em buổi chiều ngồi chép lại đối với những em sai nhiều (hơn 5 lỗi). Dặn những em sai từ 5 lỗi trở xuống thì chữa thẳng vào bài, cứ một từ viết sai thì chép lại nhiều lần thành một hàng. Để giúp học sinh yếu luyện viết từ khó được nhiều lần thì trước một ngày tôi đã chuẩn bị và xác định sẵn từ khó. Sau đó, 15 phút ôn bài đầu giờ cho lớp trưởng hướng dẫn luyện viết vào bảng con. Đầu mỗi giờ chính tả, tôi thường cho học sinh viết lại những từ ngữ sai nhiều ở tiết trước. MINH HOẠ (LƯỢC THUẬT) Chính tả (nghe - viết) Bài: CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA (SGK /114) Hướng dẫn nghe – viết: -Giáo viên đọc mẫu -1H giỏi đọc, 1H yếu đọc -Sau đó giáo viên nêu câu hỏi +Tìm lời người cha trong bài chính tả? +Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh. +Lời người cha được ghi sau dấu câu gì? +2 chấm và dấu gạch ngang đầu dòng -Yêu cầu học sinh đọc thầm bài chính tả -HS chọn viết những từ khó vào bảng con -GV kiểm tra -HS giơ bảng -Nhận xét -3 – 4 học sinh đọc từ tìm được -GV khen những học sinh tìm được nhiều từ khó -GV đọc: “chia lẻ, đoàn kết” -HS viết bảng con -HS giơ bảng -GV kiểm tra -Chọn bảng đúng – dùng phấn màu gạch -Phân tích chân tiếng “chia, kết” -Lưu ý chỗ khó: chia (ia); kết (k, êt) -Đọc CN (HS yếu), ĐT -Đọc mẫu lần 2 -Lưu ý cách ngồi viết, cách trình bày -Hướng dẫn cách cầm bút -HS thực hiện theo GV -Đọc bài -Viết vào vở -Đọc lại -Dò lại -HS tự soát bài của mình -GV chấm bài *Những công việc trọng tâm cần thực hiện trong giờ học Chính tả: +Trong giờ học, cần quan tâm, giúp đỡ học sinh yếu. Thường xuyên gọi các em đọc bài; rèn luyện, sửa sai cách phát âm. +Phát huy tính tích cực của học sinh, cần cho các em tham gia chữa lỗi và tự tìm từ khó. +Cần tạo điều kiện cho học sinh yếu được luyện viết từ khó vào bảng con nhiều lần qua giờ ôn bài. +Giáo viên cần luyện phát âm chính xác, to rõ các âm, vần khó như: s / x; r / d / v / gi; các vần có âm đệm; thanh hỏi / thanh ngã. +Khi đọc chính tả chú ý đọc mỗi lượt 2 – 3 tiếng theo từng cụm từ có nghĩa và đọc 3 lượt. +Thường xuyên tổ chức ôn tập, củng cố các quy tắc chính tả cho học sinh về cách viết các âm, vần dễ lẫn lộn. +Đặc biệt là phải thường xuyên động viên, khuyến khích các học sinh yếu viết có tiến bộ, trình bày đẹp. +Tổ chức các phong trào thi đua đạt điểm mười môn Chính tả giữa các tổ trong lớp. 2/-Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm: Qua thực hiện sáng kiến, so sánh kết quả môn Chính tả năm học 2008 – 2009; năm học 2009 – 2010 do lớp tôi chủ nhiệm có tiến bộ rõ rệt. Số lượng học sinh yếu giảm nhiều và tỉ lệ học sinh khá giỏi cũng tăng đáng kể. Cụ thể như sau: Năm học Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Ghi chú SL TL SL TL SL TL SL TL 2008 – 2009 33 10 30,3% 14 42,4% 9 27,3% 0 0% Cả năm 2009 - 2010 27 10 37,1% 12 44,4% 5 18,5% 0 0% Cả năm Qua kết quả cuối năm học 2009 – 2010, tôi vui mừng nhận thấy chất lượng môn Tiếng Việt của học sinh được nâng lên so với năm học 2008 – 2009, số lượng học sinh yếu giảm so với các năm trước. Tôi quyết tâm sẽ giữ vững chất lượng học sinh giỏi và cố gắng phụ đạo để không có học sinh yếu trong năm học 2010 – 2011 này. Đối với tổ chuyên môn thì từ khi áp dụng các biện pháp nêu trên, kết quả giảng dạy môn Tiếng Việt của toàn Khối Hai cũng được nâng lên. Năm học Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Ghi chú SL TL SL TL SL TL SL TL 2008 – 2009 119 44 37,0% 57 47,9% 18 15,1% 0 0% Cả năm 2009 - 2010 96 42 43,8% 37 38,5% 17 17,7% 0 0% Cả năm a/-Phạm vi, tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm: -Đối với học sinh: Được giáo viên quan tâm đến từng đối tượng; được giáo viên tận tình chỉ bảo; được đầu tư lựa chọn phương pháp phù hợp; được trao đổi cùng bạn bè để học tập theo nhóm thì các em rất thích thú. -Đối với giáo viên: Do chuẩn bị đầu tư theo phương pháp mới và có kế hoạch cụ thể nên khi tiếp cận với học sinh ngay từ những ngày đầu giáo viên dễ dàng nắm bắt trình độ từng học sinh nên tôi đã tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng học sinh và phân nhóm học tập phù hợp giúp các em có điều kiện học tập tốt, học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái, từ đó giúp giáo viên đứng lớp được tự tin hơn. Từ đó rút ra được nhiều kinh nghiệm dạy học hơn không chỉ cho riêng môn Chính tả mà còn cho tất cả các môn học khác. -Đối với tổ chuyên môn: Trong phiên họp tổ chuyên môn, tôi chủ động đưa ra sáng kiến của mình để cùng quý thầy cô tham khảo và đã được đa số quý thầy cô đồng tình, thực hiện và tháo gỡ được nhiều vướng mắc, chất lượng môn Chính tả thực sự đã được nâng lên. -Đối với trường: Được sự quan tâm sâu sắc lãnh đạo ngành giáo dục cùng với Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho bản thân tôi nói riêng và cho các đồng nghiệp nói chung đã mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh, phù hợp với tình hình phát triển của xã hội. Khi chất lượng môn Tiếng Việt được nâng lên sẽ giúp cho từng giáo viên, từng lớp, trường đạt được chỉ tiêu do ngành đề ra. b/-Nguyên nhân thành công và tồn tại: *Thành công: -Do thực hiện cuộc vận động thực hiện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, của Đảng phát động nên bản thân đã cam kết thực hiện: “chống bệnh hình thức, tiêu cực trong thi cử”. Từ đó, tôi luôn tự trau dồi, học hỏi để tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trong quá trình dạy học, tôi không ngừng học hỏi đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu để tìm ra phương pháp dạy học mới phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp mình, nhằm để phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo trong học tập của học sinh. -Bản thân thực hiện tốt việc xây dựng môi trường học tập thân thiện – học sinh tích cực đã thu hút được sự ham thích học tập của các em, giúp cho các em thấy rằng “đi học là hạnh phúc, đến lớp là niềm vui”. -Do chuẩn bị kế hoạch ngay từ đầu năm học nên sau khi nhận bàn giao học sinh lên lớp, tôi đã nhanh chóng nắm được đặc điểm tình hình của từng học sinh và đã sớm vận dụng những biện pháp nêu trên vào thực tế giảng dạy. -Nhờ lòng tận tuỵ, yêu nghề, mến trẻ, gần gũi và luôn quan tâm đến việc học của các em nên tôi không ngừng nỗ lực nghiên cứu học hỏi để giúp học sinh học tốt hơn môn Tiếng Việt để tạo nền tảng cho các em học tập tốt ở các môn khác. -Giáo viên phải là người mẫu mực, công bằng, là tấm gương sáng để học sinh noi theo. *Tồn tại: -Do đặc điểm tâm lí của học sinh lớp hai còn khá nhỏ nên các em ham chơi, chưa có ý thức học tập tốt. Khả năng tiếp thu bài và trí nhớ còn nhiều hạn chế. -Cấu tạo từ ngữ Tiếng Việt khá phong phú, phức tạp và đa dạng mà khả năng tư duy của các em còn non nớt. -Do sự ảnh hưởng của phát âm địa phương. c/-Bài học kinh nghiệm: Qua hai năm nghiên cứu và thực hiện việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp hai tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau: -Đối với Ban giám hiệu và các cấp quản lí giáo dục: Cần tăng cường hỗ trợ giáo viên bằng nhiều hình thức như: nung đúc tinh thần, tăng cường dự giờ, thăm lớp để uốn nắn, giúp giáo viên tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện giảng dạy. Phải chỉ ra những mặt mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục. -Đối với giáo viên: +Cần phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng để thực hiện ngay từ đầu năm học và phải chịu khó siêng năng, kiên nhẫn trong quá trình thực hiện sáng kiến. +Trong những phiên họp tổ chuyên môn cần mạnh dạn đưa ra ý kiến về những suy nghĩ của riêng mình khi phát hiện ra những ý tưởng hay, mới lạ. Hoặc khi gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, để cả tổ cùng nhau thảo luận đi đến thống nhất và thực hiện có hiệu quả kế hoạch đề ra. +Cần chịu khó học hỏi, nghiên cứu tài liệu về quy tắc chính tả, về cấu tạo tiếng trong Tiếng Việt, không ngừng nâng cao tay nghề vì “thầy có giỏi thì trò mới giỏi”. +Giáo viên phải thực sự kiên nhẫn, nhiệt quyết với nghề, hết lòng vì học sinh, thật sự yêu thương quan tâm các em bằng cả tấm lòng thì mới đạt hiệu quả như mong muốn. +Chấm bài cho học sinh phải thật chính xác, chữa bài đầy đủ, thường xuyên theo dõi uốn nắn, tuyên dương kịp thời dù các em có tiến bộ nhỏ. +Phải hướng dẫn cho các em thật cặn kẽ khi tìm và phát hiện từ khó, hay phân tích các hiện tượng chính tả dễ nhầm lẫn. +Lúc nào cũng tạo không khí học tập nhẹ nhàng, thoải mái. Thường xuyên tổ chức thi đua làm bài tập chính tả qua các trò chơi giải trí để tạo môi trường học tập thân thiện – học sinh tích cực. -Đối với học sinh: Bản thân học sinh phải chịu khó học tập và rèn luyện theo hướng dẫn của giáo viên. III-KẾT LUẬN: Môn học Chính tả tuy là một phân môn nhỏ của môn Tiếng Việt nhưng nó lại chiếm vị trí rất quan trọng trong suốt quá trình học tập của học sinh từ cấp Tiểu học cho đến bậc Trung học, Đại học, sau Đại học và cả cuộc đời, sự nghiệp của mỗi người. Vì ngay cả một số người khi đã thành đạt trong cuộc sống và giữ chức vụ khá cao trong xã hội nhưng khi viết vẫn bị sai chính tả. Ngoài ra, nó còn là một nhân tố quyết định chất lượng của các môn học khác. Có thể nói việc dạy học Chính tả là cả một quá trình lâu dài đầy khó khăn và thách thức, muốn làm được điều đó thì người giáo viên phải kiên trì, nhẫn nại trong khi thực hiện, phải bồi dưỡng vun đắp cho học sinh một cách đều đặn, liên tục vì giáo viên chính là người trực tiếp dẫn dắt, hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức, vả lại không phải ngày một, ngày hai mà đạt được kết quả như mong muốn. Còn đối với học sinh thì phải chủ động, tích cực trong mỗi tiết học thì mới mong đạt được kết quả mĩ mãn. Từ những nhận định trên cho thấy rằng việc rèn Chính tả cho học sinh trong trường phổ thông nói chung và học sinh Khối Hai nói riêng là một trong những việc làm cấp thiết hàng đầu . Vì những lí do trên nên tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp hai. Với những hiểu biết ít ỏi của bản thân tôi mong muốn được sự chia sẻ, đóng góp quý báu của quý thầy cô để hoàn thiện hơn nữa sáng kiến kinh nghiệm.
File đính kèm:
- SKKN_HOANG_OANH_20092010.doc