Bộ đề cương ôn tập Ngữ văn học kỳ II lớp 9

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2012 - 2013

MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (1 điểm)

Chép thuộc lòng khổ 4 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.

Câu 2: (1 điểm)

 Tìm câu có chứa hàm ý trong ví dụ sau và cho biết nội dung hàm ý. Hàm ý đó được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào?

 Minh hỏi Nga:

- Bạn đã báo cho tổ của Xuân và Mai chiều nay họp lớp chưa?

- Tớ báo cho tổ của Mai rồi.

Câu 3: (3 điểm)

Những bàn tay cóng

Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ giữ ấm tay rồi, tôi hỏi con: "Vì sao con mang tới hai đôi găng tay trong túi áo?". Con tôi trả lời: " Con làm vậy từ lâu rồi. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng tay. Nếu con mang thêm một đôi, con có thể cho bạn mượn và tay bạn sẽ không bị lạnh".

(Theo Tuổi mới lớn, NXB Trẻ)

Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì ?

 

doc97 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 992 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bộ đề cương ôn tập Ngữ văn học kỳ II lớp 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Phương Vy
BỘ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN HỌC KỲ II LỚP 9
(có đáp án)
Họ và tên học sinh : ........................................................................
Lớp : ..............
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 QUẬN TÂN BÌNH
 ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2012 - 2013
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (1 điểm)
Chép thuộc lòng khổ 4 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. 
Câu 2: (1 điểm) 
	Tìm câu có chứa hàm ý trong ví dụ sau và cho biết nội dung hàm ý. Hàm ý đó được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào?
	Minh hỏi Nga:
Bạn đã báo cho tổ của Xuân và Mai chiều nay họp lớp chưa?
Tớ báo cho tổ của Mai rồi.
Câu 3: (3 điểm) 
Những bàn tay cóng
Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ giữ ấm tay rồi, tôi hỏi con: "Vì sao con mang tới hai đôi găng tay trong túi áo?". Con tôi trả lời: " Con làm vậy từ lâu rồi. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng tay. Nếu con mang thêm một đôi, con có thể cho bạn mượn và tay bạn sẽ không bị lạnh".
(Theo Tuổi mới lớn, NXB Trẻ)
Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì ?
Câu 4: (5 điểm) 
Điều em thích nhất ở nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH
KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012– 2013
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Câu 1: (1 điểm)
Chép thuộc lòng khổ 4 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. 
 * Chép đúng khổ 4.
	Ta làm con chim hót
	Ta làm một cành hoa
	Ta nhập vào hòa ca
	Một nốt trầm xao xuyến.
- Sai, thiếu 2 từ trừ 0,25 điểm.
- Sai 2 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm.
- Không ghi tên tác phẩm, tác giả trừ 0,25 điểm.
- Sai trật tự dòng thơ trừ 0,25 điểm.
Câu 2: (1 điểm)
Tìm câu có chứa hàm ý trong ví dụ sau và cho biết nội dung hàm ý. Hàm ý đó được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào?
	Minh hỏi Nga:
Bạn đã báo cho tổ của Xuân và Mai chiều nay họp lớp chưa?
Tớ báo cho tổ của Mai rồi.
Câu chứa hàm ý: Tớ báo cho tổ của Mai rồi (0,25 điểm).
Nội dung hàm ý: Chưa báo cho tổ của Xuân (0,25 điểm).
Vi phạm phương châm về lượng (0,5 điểm)
Câu 3: (3 điểm)
	- Từ câu chuyện rút ra vấn đề cần nghị luận: lòng nhân ái, sự quan tâm, chia sẻ (1,5 điểm).
	- Tình cảm ấy được thể hiện qua những suy nghĩ, việc làm rất hồn nhiên của cô bé: bên cạnh em còn nhiều bạn nhà nghèo, trời lạnh đi học mà không có găng tay chắc sẽ lạnh cóng. Nếu mang thêm một đôi, có thể cho bạn mượn và tay bạn sẽ không bị lạnh.
	- Lòng nhân ái là tình cảm tốt đẹp của người Việt Nam. Biết yêu thương, quan tâm chia sẻ với những người xung quanh, cuộc sống sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.
	- Phê phán thái độ thờ ơ, vô cảm trước nỗi bất hạnh, hoàn cảnh khó khăn của người khác.
	- Nhận thức, hành động của bản thân. 
- Diễn đạt trôi chảy, lập luận mạch lạc, chặt chẽ (0,5 điểm).
- 2 lỗi chính tả, ngữ pháp (trừ 0,25 điểm).
- Lỗi diễn đạt ( trừ từ 0,25 - 0,5 điểm).
- Không có dẫn chứng (trừ 0,25 điểm).
- Thiếu phê phán (trừ 0,25 điểm)
 * Tùy theo mức độ làm bài của học sinh, giám khảo xem xét cho điểm. 
Câu 4 (5 điểm): Điều em thích nhất ở nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
A.Yêu cầu:
- Học sinh chọn được phẩm chất, đặc điểm yêu thích ở nhân vật Phương Định. Nêu được lí do tại sao thích? Học sinh có thể chọn một hoặc hai đặc điểm, phẩm chất của nhân vật để phân tích.
- Nêu được các luận điểm và có những luận cứ xác đáng để phân tích.
- Thể hiện được sự cảm nhận sâu sắc về phẩm chất của nhân vật.
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. Văn giàu cảm xúc.
- Biết liên kết giữa các đoạn văn.
- Không kể chuyện
- Bài làm phải đủ 3 phần:
* Mở bài: Giới thiệu khái quát nội dung cần nghị luận.
* Thân bài:
	+ Giới thiệu khái quát hoàn cảnh sống của nhân vật. 
+ Phân tích phẩm chất nhân vật.
+ Nêu được những cảm nhận, suy nghĩ, đánh giá của bản thân về nhân vật.
* Kết bài: Khẳng định giá trị, liên hệ.
B. Biểu điểm:
Điểm
Nội dung
5
Bài làm tốt. Đáp ứng được các yêu cầu trên. Chữ viết rõ đẹp.
4 - 4,5
Bài làm khá tốt. Cảm nhận sâu sắc. Diễn đạt khá. Bố cục rõ ràng. Văn giàu cảm xúc. Chữ rõ sạch. Mắc từ 1-2 lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp.
3 - 3,5
Bài làm khá.Cảm nhận và suy nghĩ khá. Bố cục rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, từ dùng chính xác. Chữ viết dễ đọc. Mắc không quá 3 lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.
2,5
Bài làm trung bình. Cảm nhận đôi chỗ chưa sâu sắc. Diễn đạt tương đối. Bố cục rõ. Mắc không quá 4 lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
2
Bài làm yếu. Ý chung chung. Diễn đạt lủng củng. Bố cục không rõ ràng. Mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
1
Chỉ viết vài dòng. Lạc đề.
0
Bỏ giấy trắng.
Bài làm mẫu
Lê Minh Khuê là nhà văn thuộc thế hệ những tác giả bắt đầu sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Với tài năng và sự tìm tòi, khám phá của mình, bà sớm gặt hái được nhiều thành công về mảng đề tài là cuộc sống chiến đấu của những thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Lê Minh Khuê. Nhân vật chính trong tác phẩm - Phương Định - là nhân vật giành được nhiều sự yêu mến, cảm phục của người đọc bởi vẻ đẹp ngoại hình, tâm hồn và sự dũng cảm, ngoan cường, bình tĩnh ung dung trước hiểm nguy.
Phương Định gây cảm tình đầu tiên cho người đọc bởi vẻ trẻ trung, xinh đẹp của một cô gái mới lớn. Cô là người nhạy cảm và luôn quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá: “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. Vẻ đẹp ấy của cô đã hấp dẫn bao chàng trai: "Các anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm tôi”. Điều đó làm Phương Định tự hào nhưng điều đặc biệt là cô chưa dành riêng tình cảm cho ai. Đối với cô, "những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ".
Phương Định cùng những người bạn của mình sống và chiến đấu trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Cô phải chạy trên cao điểm đánh phá của máy bay địch. Sau mỗi trận bom, cô cùng đồng đội phải lao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Đó là công việc mạo hiểm với cái chết luôn gần kề tạo áp lực khiến thần kinh vô cùng căng thẳng. Thực hiện công việc đó, Phương Định và đồng đội phải rất bình tĩnh và họ đã thực sự bình tĩnh, ung dung một cách lạ thường. Thậm chí, với họ, công việc ấy đã trở thành bình thường: "Công việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và khi cần thì phá bom”.
Mặc dù đã quen với công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thế phải phá tới năm quả bom nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách tột độ với thần kinh cua Phương Định. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy càng thẳng đến cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia cũng đang theo dõi từng động tác cử chỉ của mình để lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi sự tự trọng: “Tôi đến gần quả bom... đàng hoàng mà bước tới” ở bên quả bom kề sát với cái chết im lim và bất ngờ, từng cảm giác của con người như cũng trở nên sắc nhọn hơn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”.
Đặc biệt, Phương Định càng khiến người đọc yêu mến, trân trọng hơn bởi tâm hồn trong sáng, tinh tế. Cô rất giàu tình cảm với đồng chí, đồng đội, quê hương và vô cùng lạc quan yêu đời. Giống như hai người đồng đội trong tổ trinh sát, Phương Định yêu mến những người đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình. Phương Định đã lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về. Cô yêu thương và gắn bó với bạn bè nên có những nhận xét tốt đẹp đầy thiện cảm về Nho, Thao (đồng đội của cô) và thấu hiểu sở thích của họ.
Phương Định cũng là người con gái có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ thân thương, trong một căn buồng nhỏ nằm trên một đường phố yên tĩnh, hồi Hà Nội còn thanh bình trước chiến tranh. Những kỉ niệm ấy luôn sống lại trong cô giữa chiến trường dữ dội. Nó là niềm khao khát làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường.
Vào chiến trường đã ba năm, làm quen với những thử thách hiểm nguy, giáp mặt hàng ngày với cái chết nhưng ở Phương Định không mất đi sự hồn nhiên trong sáng và cả những mơ ước về tương lai: "Tôi mê hát”, “thích nhiều bài".
 Phương Định là cô thanh niên xung phong trên tuyến đường huyết mạch Trường Sơn những ngày kháng chiến chống Mĩ. Chị tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng hào hùng ấy. Họ là những người không tiếc tuổi thanh xuân, hiến dâng trọn vẹn cho Tổ quốc những gì quý giá nhất:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
Trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi", Lê Minh Khuê đã miêu tả chân thực và sinh động tâm lí nhân vật. Tác phẩm được kể từ ngôi thứ nhất tạo thuận lợi cho tác giả miêu tả thế giới nội tâm qua việc để nhân vật tự sự về mình.
Đọc truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" khám phá vẻ đẹp nhân vật Phương Định, ta yêu mến, tự hào về các cô thanh niên xung phong, Phương Định, Nho,chị Thao, mười cô gái ngã ba Đồng Lộc và bao nhiêu cô gái mở đường khác trên tuyến lửa Trường Sơn đã “Xẻng tay mà viết nên trang sử hồng” (Tố Hữu). Vẻ đẹp của họ mãi mãi tỏa sáng như vì sao lấp lánh trên bầu trời, trong sự cảm phục và lòng biết ơn của cả dân tộc:
“Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng
Những vì sao ngời chói lung linh”
 (“Khoảng trời hố bom” – Lâm Thị Mĩ Dạ)
你看这些照片来读这本书的原始动力的语言 :v
( Cho mày xem mấy tấm ảnh ngôn tình để có động lực đọc hết nguyên cuốn này :v )
穰研究建议 :v 当晃黎蚕豆,其中警告我 :v
( Ráng học đê :v Khi nào đậu trường Hoàng Lê Kha thì báo tao :v )
我花谷歌翻译
( Tao xài Google dịch :v )
谢谢
(Cảm ơn mày)
我会想念你这么多
( Câu này mày tự dịch đê :v )
Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9
Thời gian: 90 phút
I. Văn - Tiếng Việt: (5.0 điểm)
Câu 1: Thế nào là khởi ngữ? Cho ví dụ minh họa. (1.0 điểm)
Câu 2: Chỉ ra phép lặp từ ngữ và phép thế để liên kết câu trong đoạn trích sau đây: (1.0 điểm)
"Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động"
(Nguyễn Quang Sáng – "Chiếc lược ngà")
Câu 3: Chép thuộc lòng khổ thơ thứ 2 của bài thơ "Viếng lăng Bác. Em có nhận xét gì về nội dung, nghệ thuật của bài thơ? (2 điểm)
Câu 4: Qua truyện ngắn "Bố của Xi-mông" (Guy đơ Mô-pa-xăng), em rút ra được bài học gì cho bản thân? (1 điểm)
II. Tập làm văn: Cảm nhận của em về nhận vật Phương Định trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" (Lê Minh Khuê). (5.0 điểm)
Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9
I. Văn - Tiếng Việt: (5.0 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
Trình bày khái niệm (0.5đ)
Cho ví dụ (0.5đ)
Câu 2: (1 điểm)
- Phép lặp từ ngữ:
+ Từ "anh" (câu 1) – "Anh" (câu 2) – "anh" (câu 5)
+ Từ "con" (câu 1) – "con" (câu 2)
- Phép thế: "con" (câu 2) – "con bé" (câu 3) - "con bé" (câu 3) – "Nó" (câu 4).
Câu 3: (2 điểm)
Chép khổ 2 (0.5 điểm)
Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. (0.75 điểm)
Bài thơ có giọng điệu tha thiêt, trang trọng nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm; ngôn ngữ bình dị mà cô đúc (0.75 điểm)
Câu 4: Bài học: Lòng cảm thông và tình yêu thương bạn bè, nhất là những bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tật nguyền, không nên xa lánh, trêu chọc... (1 điểm)
II. Tập làm văn: (5.0 điểm)
Mở bài : Giới thiệu tác phẩm (0.5 điểm)
Thân bài : (4.0 điểm)
Tóm tắt nội dung truyện - giới thiệu nhân vật (0.5 điểm)
 Nội dung: Nhân vật Phương Định (2 điểm)
- Cô gái Hà Nội xinh đẹp vào chiến trường, hồn nhiên yêu đời giàu cá tính, thích hát,...
- Dũng cảm trong lửa đạn, giàu yêu thương đồng đội (thể hiện trong một lần phá bom)
- Thích làm duyên, trong sáng mơ mộng
c) Cảm nghĩ về thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ: Đánh giá chung, tác dụng giáo dục của truyện (1 điểm)
d) Nghệ thuật xây dựng nhân vật (0.5 điểm)
Miêu tả chân thực và sinh động tâm lý nhân vật
Chọn ngôi kế xưng "Tôi": tạo điều kiện thuận lợi để tác giả tập trung miêu tả thế giới nội tâm nhân vật, làm cho những điều được kể đáng tin cậy hơn.
Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật được kể
3. Kết bài : (0.5 điểm)
Khái quát về giá trị, ý nghĩa của nhân vật
Cảm nghĩ của bản thân về nhân vật, tác phẩm
Bài làm mẫu
(Xem trang 5)
我会想念你这么多
Đề thi giữa kì 2 lớp 9 môn Văn THCS Kim Thư năm 2015
Phần I: (4,0 điểm)
Cho đoạn văn:
“ Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”.
(Hành trang vào thế kỷ mới – Vũ Khoan. Sách Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD – 2006)
Câu 1: Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào? Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu? Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì?
Câu 2: Trong văn bản tác giả chỉ ra một trong những cái mạnh của con người Việt Nam là "Thông minh, nhạy bén với cái mới" còn cái yếu là "khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề".
 Hãy viết một đoạn văn nghị luận (Khoảng 10 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên?
Câu 3: Em đã và sẽ làm gì để chuẩn bị hành trang cho bản thân mình để vững bước vào thế kỷ 21?
Phần II: (6 điểm)
 Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Mở đầu tác phẩm của mình, một nhà thơ viết:
"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác"
Và sau đó, tác giả thấy:
"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
 Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
 Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
 Mà sao nghe nhói ở trong tim!..."
Câu 1: Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy.
Câu 2: Từ những câu đã dẫn kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết cảm xúc trong bài được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ thăm và cụm từ "giấc ngủ bình yên"?
Câu 3: Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận quy nạp (có sử dụng phép lặp và có một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng.
Câu 4: Trăng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thi ca. Hãy chép chính xác một câu thơ khác đã học có hình ảnh trăng và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.
Đáp án đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn THCS Kim Thư
Phần I: (4 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm)
- Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết chủ yếu là: phép lặp.
- "Có lẽ" là thành phần biệt lập tình thái trong câu
Câu 2: (2 điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b) Yêu cầu về nội dung:
Thí sinh cần làm rõ các nội dung sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận
- Suy nghĩ về cái mạnh của con người Việt Nam: Thông minh, nhạy bén với cái mới (Vận dụng các thao tác nghị luận để làm rõ cái mạnh của con người Việt Nam; ý nghĩa, tác dụng của nó) (0,5đ)
- Suy nghĩ về cái yếu của con người Việt Nam: Khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề (Vận dụng các thao tác nghị luận để làm rõ cái yếu của con người Việt Nam; ý nghĩa, tác dụng của nó) (0,5đ)
- Liên hệ bản thân: Thấy được cái mạnh của bản thân để từ đó có hướng phát huy. Khắc phục những cái yếu, nhất là lối học chay, học vẹt; tăng cường kĩ năng thực hành và vận dụng... (1đ)
Bài làm mẫu
Trong văn bản "Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới", tác giả đã chỉ ra một trong những cái mạnh của con người Việt Nam là "Thông minh, nhạy bén với cái mới" còn cái yếu là "khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề". Đây là một vấn đề được cho là "nhạy cảm" và ít được đề cập đến, nhưng nó đã phản ánh chính xác thực trạng hiện giờ: Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta biết mà cả thế giới đều thừa nhận đó là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rát có ích trong xã hội mai sau, mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học "thời thượng", nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Nếu chúng ta không nhanh chóng lấp những lỗ hỏng này lại thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng...
( Trong những trường hợp này, mày nhớ viết chữ nhỏ lại :v "Ăn gian" được hàng nào hay hàng ấy :v )
Câu 3. Em đã và sẽ làm gì để chuẩn bị hành trang cho bản thân mình để vững bước vào thế kỷ 21? (1đ)
- Liên hệ những hành động việc làm để chở thành con ngoan trò giỏi, tích lũy kiến thức
- Rèn luyện về đạo đức, sức khỏe để trở thành người công dân có ích cho gia đình và xã hội. (Trình bày mạch lạc bằng 1 đoạn văn khoảng 5 dòng).
Bài làm
Đất nước ta đang bước vào một thế kỷ mới, một thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới mới, vì vậy mỗi người đều phải chuẩn bị hành trang cho mình để vững vàng hơn khi bước vào thế kỷ này. Trong đó, sự chuẩn bị của thanh niên là vô cùng quan trọng, vì thanh niên là những thế hệ tương lai của đất nước. Hành trang là những trang bị, vật dụng cần thiết của mỗi người trong một chuyến đi xa. Nhưng hành trang ở đây được hiểu là tri thức, kỹ năng, thói quen,... được coi là điều kiện cần và đủ để thanh niên có thể tự tin trước sự phát triển một cách chóng mặt của Khoa học – Kỹ thuật, của sự hội nhập kinh tế thế giới với tính kỷ luật và cường độ lao động cao... Việc chuẩn bị hành trang như vậy sẽ giúp cho chúng ta có thêm nhiều kiến thức, bổ sung thêm tri thức, kỹ năng cho mỗi người, bên cạnh đó giúp ta vững vàng hơn và không bị bỡ ngỡ khi bước vào thế kỷ mới. Đối với đất nước và xã hội, việc chuẩn bị hành trang sẽ là một bước đệm để đưa đất nước phát triển, giúp đất nước hòa nhập với nền kinh tế thế giới, thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu để sánh vai với các cường quốc năm châu. Là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta phải là những người đi đầu tiên phong trong học tập, học tập một cách có hiệu quả. Biết mở rộng vốn kiến thức của mình bằng việc thu thập các thông tin trên sách báo, ti vi, internet, Nhanh chóng thu nhận thông tin từ các nước bạn bè để đưa ra các biện pháp giúp đất nước phát triển bằng hoặc hơn các nước bạn, nắm vững tri thức và kịp thời vận dụng các tri thức ấy vào sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Có như vậy thì đất nước ta mới phát triển trong thời kỳ nền kinh tế tri thức này. Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới của thanh niên là vô cùng cần thiết. Nó giúp cho đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu và có thể hội nhập với kinh tế thế giới một cách bình đẳng. Vì vậy mà chúng ta – thế hệ tương lai của đất nước hãy chuẩn bị hành trang thật tốt để bước vào thế kỷ mới một cách vững vàng nhất có thể.
Phần II: (6 điểm)
Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong bài Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương. Bài thơ được viết năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước thống nhất, Lăng Hồ Chủ tịch vừa khánh thành. Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác.
Câu 2: Cảm xúc trong bài thơ được biểu hiện theo trình tự từ ngoài vào trong, rồi lại trở ra ngoài, hợp với thời gian một chuyến viếng lăng Bác.
- Từ "thăm" thể hiện tình cảm của nhà thơ đối với Bác vừa kính yêu, vừa gần gũi.
- Cụm từ "giấc ngủ bình yê

File đính kèm:

  • docaaaaaaaaaa.doc