Công tác quản lý thư viện trường học

- Giới thiệu các lọai sách phục vụ trong công tác giảng dạy chuyên sâu theo các chuyên đề của trường.

- Cần cho giáo viên nắm rõ vai trò hỗ trợ trong quá trình giảng dạy của thư viện trong nhà trường.

- Xây dựng tổ mạng lưới thư viện trong giáo viện

- Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho mỗi thành viên.

- Tích cực sưu tầm các loại sách, tư liệu phù hợp và cần thiết để phục vụ cho công tác giảng dạy.

- Đầu tư bài soạn cần phải tham khảo thêm nhiều loại sách phục vụ chuyên sâu cho từng môn học để cho vấn đề giảng dạy được nhẹ nhàng hơn

- Thường xuyên đến thư viện tìm đọc các loại sách hiện có để nâng cao kiến thức và trình độ.

 

doc7 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3268 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công tác quản lý thư viện trường học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
CÔNG TÁC QUẢN LÝ THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC
o o o o O o o o o
I./ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh trong nhà trường, để nâng cao chất lượng giáo dục, Công tác quản lý thư viện trường học là yếu tố rất cần thiết cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng nhằm góp phần cho sự thành công trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường . Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên thư viên phải làm tốt công tác quản lý thư viện trường học tìm những biện pháp khả thi nhất để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường mà các ngành các cấp nhất là ngành giáo dục rất quan tâm hiện nay. Đó là lí do tôi chọn đề tài “ Công tác quản lý Thư viện trường học”
II./ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT:
 1./ Quá trình phát triển kinh nghiệm:
- Bản thân tôi là một giáo viên dạy lớp được phân công làm công tác thư viện được ba năm, tôi chưa biết gì về nghiệp vụ thư viện trường học, ngay từ khi nhận công việc làm tôi nhận thấy còn nhiều hạn chế trong trong công việc, việc làm cảm thấy rất nặng nề mà lại không đạt hiệu quả cao, lại phải trao đổi với Ban giám hiệu công việc này làm như thế nào, công việc kia làm ra sao, … gây cho tôi nhiều khó khăn trong công việc mà trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục cần phải có vai trò đong góp không nhỏ của công tác quản lý thư viện trường học Ban giám hiệu nhà trường vẫn thường hay nhắc đến. Tôi suy nghĩ nếu để tiếp diễn mãi như thế thì trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường sẽ gặp nhiều khó khăn để đạt được chỉ tiêu đề ra.
- Là giáo viên làm công tác thư viên những việc đó đã gây cho tôi nhiều băn khoăn và lo lắng có phải là do công tác quản lý thư viện của mình còn nhiều hạn chế? Có phải mình không nắm được quy trình và cách quản lý thư viện trường học hay không ? Bản thân cần phải làm gì để khắc phục các hạn chế trên của mình. Từ đó tôi đã tìm nguyên nhân và lắng nghe sự góp ý từ phía Ban giám hiệu nhà trường, tìm đến những thầy cô đã từng làm công tác thư viện trường học có nhiều kinh nghiệm và nghiệp vụ cao để học hỏi và trao đổi những hạn chế trong công tác của mình nhờ họ chỉ dẫn thêm. Vì tôi nghĩ rằng muốn thành công trong công tác quản lý thư viện trường học thì việc tìm nguyên nhân và học hỏi thêm kinh nghiệm là vô cùng quan trọng.
- Tôi đã phân ra từng đối tượng phục vụ và hoạt động.
a./ Về học sinh:
- Tìm hiểu tâm lý của học sinh thích đọc truyện tranh, đọc những quyển sách có liên quan đến vấn đề trong chương trình học tập
- Giới thiệu các loại sách có tranh ảnh đẹp, nội dung hay phù hợp giúp ích trong vấn đề học tập của sinh theo chủ đề, chủ điểm năm học để thu hút học sinh đến thư viện nhiều hơn
- Giải thích rõ vai trò và tầm quan trong của thư viện trong trường học 
- Các em chưa có ý thức tự giác về giữ gìn sách khi mượn đọc cần phải hướng dẫn và nhắc nhở cách cầm sách đọc, cách ngồi đọc, ….
- Tạo không gian ngồi đọc sách thoải mái, thoáng mát, thuận tiện và bắt mắt
- Rèn kỹ năng đọc cho các em khi và đọc sách trong thư viện.
- Rèn kỹ năng viết cho các em mới được làm quen một ấn phẩm có nhiều nội dung cần thiết cần phải nhớ.
- Tạo điều kiện cho một số em thiếu điều kiện được đến thư viện đọc sách
- Một số em khác có điều kiện có thể ủng hộ thêm cho thư viện bằng một phần tiền quà bánh để số lượng sách trong thư viện được tăng lên. 
b./ Về giáo viên:
- Giới thiệu các lọai sách phục vụ trong công tác giảng dạy chuyên sâu theo các chuyên đề của trường.
- Cần cho giáo viên nắm rõ vai trò hỗ trợ trong quá trình giảng dạy của thư viện trong nhà trường.
- Xây dựng tổ mạng lưới thư viện trong giáo viện
- Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho mỗi thành viên.
- Tích cực sưu tầm các loại sách, tư liệu phù hợp và cần thiết để phục vụ cho công tác giảng dạy.
- Đầu tư bài soạn cần phải tham khảo thêm nhiều loại sách phục vụ chuyên sâu cho từng môn học để cho vấn đề giảng dạy được nhẹ nhàng hơn 
- Thường xuyên đến thư viện tìm đọc các loại sách hiện có để nâng cao kiến thức và trình độ.
c./ Về PHHS:
- Thông qua những lần họp phụ huynh học sinh của Ban giám hiệu để họ thấy được sự cần thiết của thư viện trong trường học.
- Có những hướng ủng hộ cho từng bước phát triển của thư viện trường học.
- Tạo mọi điều kiện cho con em được đến trường trong học tập và được đọc sách trong thư viện để bổ trợ kiến thức trong học tập
- Thường xuyên quan tâm đến vấn đề phát triển thư viện trong nhà trường. 
=> Từ những suy nghĩ và việc làm trên tôi đã lập kế hoạch cho riêng mình với các mục tiêu cần đạt cho vai trò trong công tác quản lý thư viện như sau:
* Nêu tầm quan trọng công tác quản lý thư viện trường học.
* Giáo viên và học sinh hiểu được sự cần thiết của thư viện trường học.
* Giúp giáo viện và học sinh bằng mọi điều kiện, phương tiện để được đến thư viện đọc sách.
* Kết hợp phụ huynh thường xuyên, chặt chẽ thông qua các lần họp PHHS của Ban giám hiệu để ủng hộ cho sự phát triển thư viện.
* Tạo không khí thoải mái để giáo viên và học sinh biết được đọc sách ở thư viện lớp là niềm vui.
=> Sau khi đã xác định đứợc mục tiêu và quá trình hoạt động tôi tiến hành thực hiện trong ba năm nay:
+ Năm đầu vừa làm vừa học hỏi vừa rút kinh nghiệm.
+ Năm hai vừa làm vừa học hỏi bổ sung thêm kinh nghiệm.
+ Năm ba trải nghiệm rút ra kết quả đạt được.
- Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin trình bày một số biện pháp đã làm:
 a./ Đối với bản thân:
- Lên kế hoạch hoạt động chi tiết rõ ràng phù hợp với điều kiện của đơn vị dựa theo kế hoạch của nhà trường theo từng tháng, năm.
- Nắm được sự cần thiết các trang thiết bị cần thiết trong thư viện để hoạt động.
- Lập kế hoạch phát triển, đề nghị, tham mưu với Ban giám hiệu để trang bị cho thư viện.
- Phải hiểu rõ về tâm lí của mỗi đối tượng phục vụ để xây dựng một phương pháp cho từng đối tượng học sinh hợp lý.
- Trong mỗi lần họp toàn toàn đơn vị nêu ra những vướng mắc về công tác quản lý thư viện của mình nhờ sự giúp đỡ Ban giám hiệu và tổ mạng lưới.
- Thường xuyên theo dõi số lượng bạn đọc đến thư viện có những hoạt động thu hút bạn đọc
- Luôn quan tâm đến kết quả hoạt động của từng giai đoạn tháng, học kỳ, năm.
- Cần có kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn hoạt động, hoặc phát triển thư viện
- Phải có lòng yêu công việc quản lý thư viện như một công việc quan trọng và rất cần thiết cho việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, luôn có tinh thần cầu tiến, chịu khó học hỏi và lắng nghe thấu đáo mọi lời góp ý và hướng dẫn của đồng nghiệp và Ban giám hiệu nhà trường, kể cả học sinh để nâng hiệu quả hoạt động của thư viện trường học. 
- Là người giáo viên làm công tác thư viện phải tạo những tình cảm gần gũi, tạo tâm lý thoải mái, thu hút sự yêu thích đọc sách của giáo viện và học sinh.
- Tự học hỏi thêm kinh nghiệm của những anh, chị đã từng làm công tác thư viện để nâng cao tay nghề, nghiệp vụ. 
- Tham gia đầy đủ các lần tập huấn trao đổi rút kinh nghiệm để học hỏi cái hay của động nghiệp.
- Vận dụng tốt tinh thần chỉ đạo của ngành về công tác quản lý thư viện.
- Sắp xếp vị trí ngồi cho giao viên và học sinh sao cho phù hợp để thu hút bạn đọc đến thư viện.
- Đến nơi làm việc đúng giờ để chuẩn bị đầy các các hoạt mà kế hoạch đã đè ra.
- Thực hiện dạy tốt vai trò của người giáo viên thư viện trong trường học.
- Tự trao đổi, học hỏi, nhận xét những ưu, khuyết điểm của bản thân, của bạn bè qua kết quả rèn luyện qua một thời gian hoạt đông rút kinh nghiệm cho lần sau. Quan trọng hơn là đánh giá được kết quả hoạt động sau một tháng hoạt động mà kế hoach đã đề ra, từ đó bản thân có biện pháp phù hợp hơn, hay hơn cho kế hoạch tháng sau.
- Thường xuyên theo dõi số lượng bạn đọc đến thư viện trong mỗi tuần.
- Áp dụng tốt và đầy đủ và tốt chức năng của các loại sổ sách mà trong công tác thư viện đã có theo quy định.
- Ngoài ra còn theo dõi sự phát triển của thư viện từ số lượng cho đến chất lượng.
b./ Đối với học sinh:
- Đầu năm cho học sinh hiểu và nắm rõ nội quy và hoạt động của thư viện nhà trường.
- Phân loại tất cả các loại ấn phẩm cho từng đối tượng phục vụ giữa giáo viên và học sinh
- Chọn từng ấn phẩm phù hợp với từng chủ điểm, chủ đề để giới thiệu trong thời gian đầu tuần của mỗi chủ đề, chủ điểm.
- Theo dõi kết quả học sinh đến thư viện qua từng chủ điểm để có biện pháp khắc phục và sửa đổi.
- Giáo dục nhắc nhở học sinh nền nếp, thói quen trong mỗi lần đến thư viện đọc sách.
c./ Đối với giáo viện:
- Được nắm thời gian hoạt động và thời gian phục vụ của thư viện ngay từ đầu năm theo qui định.
- Đến thư viện tìm và đọc tất cả các loại sách hiện có ở thư viện theo yêu cầu.
- Đầu năm học thông báo nhiệm vụ, chức năng, vai trò của giáo viện trong tổ mang lưới thư viện cho giáo viên rõ, kể cả những thời gian họp tổ mạng lưới thư viện. 
- Đặt tiêu chí đạt được trong các hoạt động của giáo viện khi có các hoạt động thi đua gắn liền với hoạt động của tổ thư viện
d./ Đối với nhà trường:
- Trao đổi với Ban Giám Hiệu những khó khăn mà bản thân vướng mắc trong công tác quản lý thư viện để học hỏi thêm.
- Kết hợp với Đoàn, Đội, Công đoàn trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp hỗ trợ thêm sự hứng thú trong quá trình đọc sách ở thư viện của học sinh.
- Đề xuất sự giúp đỡ của Hội khuyến học thông qua Chi bộ trường với những hoạt động có nhiều khó khăn cần hỗ trợ. 
* Với những định lượng công việc nêu trên áp dụng trong các năm qua đã đem lại chất lượng như sau:
+ Năm học 2006 - 2007: Thư viện được xếp loại tốt
+ Năm học 2007 - 2008: Thư viện được công nhận thư viện đạt chuẩn.
+ Năm học 2008 – 2009: Thư viện được xếp loại tốt .
* Kết quả trong ba năm cho thấy các giải pháp đưa ra vận dụng đạt kết quả khả quan không những đạt chỉ tiêu đề ra mà bản thân còn xây dựng được một thư viện thoải mái an toàn hướng học sinh của trường ham thích đọc sách và số lương bạn đọc đến thư viện đọc sách chỉ có tăng không giảm
 2./ Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm:
Qua những năm áp dụng các biện pháp đã nêu so với lần đầu làm công tác thư viện bản thân tôi đã làm tốt công tác quản lý thư viện trường học.
- Giáo viên và học sinh ham thích đọc sách. Chấp hành tốt nội quy của thư viện trường học. 
- Mặc dù trường có hai điểm nhưng chất lượng và hiệu quả hoạt động cũng luôn được tăng cao so với kết quả khả quan.
- Giáo viên và học sinh luôn hứng thú và hiểu được vai trò trách nhiệm của bản thân thông qua quá trình hoạt động thư viện.
=> Qua những gì đạt được cho thấy các biện pháp tôi thực hiện trong công tác quản lyd thư viện là đúng đắn phù hợp với quá trình nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay
* Nguyên nhân dẫn đến thành công là nhờ sự nhẫn nại, kiên trì, nhiệt tình, chịu động não biết phát huy vai trò của một giao viên thư viện trong công tác quản lý thư viện. Học hỏi những điều hay, những kinh nghiệm của thầy cô đi trước. Đồng thời cũng được sự quan tâm hỗ trợ tận tình từ phía Ban Giám Hiệu nhà trường, các đồng nghiệp trong đơn vị.
* Nguyên nhân tồn tại còn chưa đồng nhất hết tất cả các thành viện trong tổ mạng lưới. Xây dựng kế hoạch hoạt động còn có phần độc lập nên khi thông qua kế hoạch hoạt động còn có lời góp ý.
* Những bài học kinh nghiệm:
a./ Cho bản thân:
- Bản thân phải xác định rõ vai trò nhiệm vụ của người giáo viên thư viện và phải biết sắp xếp công việc và các kế hoạch hoạt đông sao cho phù hợp, đồng nhất đúng chức năng với công tác quản lý thư viện trường học
- Từ đầu năm học cần chịu khó tìm hiểu tình hình phát triển của thư viên mà có một kế hoạch phù hợp cho đến hết năm học
- Tìm hiểu sự cần thiết các loại ấn phẩm cần thiết mà giáo viên và học sinh cần phải có và có biện pháp phục vụ kịp thời và chu đáo.
- Xây dựng được kế hoạch ngay từ đầu năm học phổ biến cho tất cả giáo viên và học sinh ngay từ khi trong phiên họp đầu năm để có được sự đóng góp ý kiến cho kế hoạch một cách hoàn thiện.
- Khi thực hiện kế hoạch cần kiên trì, nhẫn nại, tránh nóng tính để học sinh không mặc cảm.
- Phối hợp chặt chẽ với giáo viên, học sinh, nhà trường, trong mọi hoạt động.
b./ Cho tổ đồng nghiệp:
- Trao đổi các biện pháp xây dựng kế hoạch hoạt động thư viện phù hợp tình hình của từng đơn vị hoạt động.
- Coi trọng hoạt động hoạt động của thư viện trường học để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường.
- Tăng cường công tác tự kiểm tra hoạt động thư viện thông qua năm tiêu chuẩn thư viện trường học để có biện pháp khả thi khắc phục và hoàn thiện trong công tác quản lý thư viện trường học
c./ Cho nhà trường:
- Công tác quản lý thư viện trường học là một trong những hoạt đông góp phần tích cực trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường
- Đồng thời đó là một trong những công tác không thể thiếu trong tất cả trường học.
- Tạo thêm động lực hoạt động phong trào và các hoạt động thi đua của nhà trường
- Thường xuyên theo dõi các hoạt động của thư viện trường học và có những chỉ đạo cụ thể và đạt hiệu quả.
- Các vai trò, chức năng của một thư viện trường học mà ngành đã qui định cũng đã góp phần rất đáng kể trong các hoạt động của nhà trường.
III./ KẾT LUẬN:
- Qua trải nghiệm đúc kết rút kinh nghiệm làm tốt công tác quản lý thư viện trường học là góp phần rất đáng kể vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường mà hiện nay ngành giáo dục đang quan tâm.
- Bản thân giáo viên thư viện cần thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HỒ CHÍ MINH” và kết hợp chặt chẽ thực hiện tốt các văn bản mà ngành giáo dục đã qui định để ngày một nâng thư viện trường mình lên những bước cao hơn, từng bước nâng cao chất lượng học tập của nhà trường.

File đính kèm:

  • docSKKN_PHAM_VAN_CO_20092010.doc