Dấu hiệu nhận biết và minh chứng để đánh giá trẻ theo bộ chuẩn trẻ 5 tuổi

 Bật xa tối thiểu 50cm - Bật nhảy bằng cả 2 chân.

- Chạm đất nhẹ nhàng bằng hai đầu bàn chân và giữ được thăng bằng.

- Nhảy qua tối thiểu 50 cm.

Nhảy xuống từ độ cao 40cm - Lấy đà và bật nhảy xuống.

- Chạm đất nhẹ nhàng bằng hai đầu bàn chân.

- Giữ được thăng bằng khi chạm đất.

Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa tối thiểu 4m - Di chuyển theo hướng bóng bay để bắt bóng.

- Bắt được bóng bằng 2 tay

- Không ôm bóng vào ngực.

Trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5 m so với mặt đất - Trèo lên, xuống liên tục phối hợp chân nọ tay kia (hai chân không bước vào một bậc thang).

- Trèo lên thang ít nhất được 1,5 mét.

Chuẩn 2. Trẻ có thể kiểm soát và phối hợp vận động các nhóm cơ nhỏ

Tự mặc, cởi được áo quần - Phân biệt vạt áo trái, vạt áo phải

- Biết mặt trước, mặt sau của áo

- Mặc áo đúng cách, so cho 2 tà không bị lệch nhau.

- Cài và mở được hết các cúc áo.

- Tự mặc và cởi được quần

 

doc17 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dấu hiệu nhận biết và minh chứng để đánh giá trẻ theo bộ chuẩn trẻ 5 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ MINH CHỨNG
ĐỂ ĐÁNH GIÁ TRẺ THEO BỘ CHUẨN TRẺ 5 TUỔI
TT chỉ số
Nội dung chỉ số
Dấu hiệu nhận biết – Minh chứng
Chuẩn 1.Trẻ có thể kiểm soát và phối hợp vận động các nhóm cơ lớn
1
 Bật xa tối thiểu 50cm
- Bật nhảy bằng cả 2 chân.
- Chạm đất nhẹ nhàng bằng hai đầu bàn chân và giữ được thăng bằng. 
- Nhảy qua tối thiểu 50 cm.
2
Nhảy xuống từ độ cao 40cm
- Lấy đà và bật nhảy xuống.
- Chạm đất nhẹ nhàng bằng hai đầu bàn chân. 
- Giữ được thăng bằng khi chạm đất. 
3
Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa tối thiểu 4m 
- Di chuyển theo hướng bóng bay để bắt bóng.
- Bắt được bóng bằng 2 tay
- Không ôm bóng vào ngực.
4
Trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5 m so với mặt đất
- Trèo lên, xuống liên tục phối hợp chân nọ tay kia (hai chân không bước vào một bậc thang). 
- Trèo lên thang ít nhất được 1,5 mét.
Chuẩn 2. Trẻ có thể kiểm soát và phối hợp vận động các nhóm cơ nhỏ
5
Tự mặc, cởi được áo quần 
- Phân biệt vạt áo trái, vạt áo phải
- Biết mặt trước, mặt sau của áo
- Mặc áo đúng cách, so cho 2 tà không bị lệch nhau.
- Cài và mở được hết các cúc áo.
- Tự mặc và cởi được quần
6
Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ
- Cầm bút đúng: bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa.
- Tô màu đều, không chờm ra ngoài nét vẽ.
7
Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản
- Cắt rời được hình, không bị rách.
- Đường cắt lượn sát theo nét vẽ.
8
Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn 
- Bôi hồ đều, 
- Các hình được dán vào đúng vị trí quy định 
- Sản phẩm không bị rách
Chuẩn 3. Trẻ có thể phối hợp các giác quan và giữ thăng bằng khi vận động
9
Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu
- Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục về phía trước.
- Thực hiện đổi chân luân phiên khi có yêu cầu
- Không dừng lại hoặc không bị ngã khi đổi chân 
10
Đập và bắt được bóng bằng 2 tay 
- Vừa đi vừa đập và bắt được bóng bằng hai tay
- Không ôm bóng vào người
11
Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m)
- Khi bước lên ghế không mất thăng bằng.
- Khi đi mắt nhìn thẳng.
- Giữ được thăng bằng hết chiều dài của ghế.
12
Chạy 18m trong khoảng thời gian 5-7 giây
- Chạy được 18 mét liên tục trong vòng 5 giây - 7 giây.
- Phối hợp chân tay nhịp nhàng.
- Không có biểu hiện quá mệt mỏi sau khi hoàn thành đường chạy
13
Chạy liên tục 150 m không hạn chế thời gian
- Chạy với tốc độ chậm, đều, phối hợp tay chân nhịp nhàng.
- Đến đích vẫn tiếp tục đi bộ được 2 - 3 phút.
- Không có biểu hiện quá mệt mỏi: thở dồn, thở gấp, thở hổn hển kéo dài. 
- Chạy được 150 mét liên tục.
14
 Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút
- Tập trung chú ý.
- Tham gia hoạt động tích cực 
- Không có biểu hiện mệt mỏi như ngáp, ngủ gật,...
Chuẩn 5. Trẻ có hiểu biết và thực hành vệ sinh cá nhân và dinh dưỡng
15
Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn
- Tự rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn
- Khi rửa không vẩy nước ra ngoài, không ướt áo/quần.
- Rửa tay sạch không có mùi xà phòng. 
16
Tự rửa mặt và chải răng hằng ngày
-Tự chải răng, rửa mặt.
- Không vẩy nước ra ngoài, không ướt áo/quần.
- Rửa mặt, chải răng bằng nước sạch
17
Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp 
- Lấy tay che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp.
18
Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng
- Chải hoặc vuốt lại tóc khi bù rối.
- Chỉnh lại quần áo khi bị xộc xệch hoặc phủi bụi đất bị dính bẩn
19
Kể tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hằng ngày
- Kể được tên một số thức ăn có trong bữa ăn hằng ngày.
- Phân biệt được các thức ăn theo nhóm ( bột đường, chất đạm, chất béo...)
20
Biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe.
- Kể được một số đồ ăn, đồ uống không tốt cho sức khỏe. Ví dụ các thức ăn ôi thiu, nước lã, rau quả khi chưa rửa sạch 
- Nhận ra được dấu hiệu của một số đồ ăn bị nhiễm bẩn, ôi thiu 
- Không ăn, uống những thức ăn đó. 
21
Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm.
- Gọi tên một số đồ vật gây nguy hiểm.
- Không sử dụng những đồ vật dễ nguy hiểm để chơi khi không được người lớn cho phép.
- Nhắc nhở hoặc báo cho người lớn khi thấy bạn sử dụng những đồ vật nguy hiểm
22
Biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm 
- Nhận ra một số việc làm gây nguy hiểm.
- Kể được tác hại của một số việc làm gây nguy hiểm đối bản thân và những người xung quanh.
- Nhắc nhở hoặc báo người lớn khi thấy người khác làm một số việc có thể nguy hiểm.
23
Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm 
- Phân biệt được nơi bẩn và sạch.
- Phân biệt được nơi nguy hiểm (gần hồ / ao / sông / suối/ vực/ ổ điện...) và không nguy hiểm. 
- Chơi ở nơi sạch và an toàn.
24
Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép;
- Đưa mắt nhìn người thân hoặc hỏi ý kiến khi nhận quà từ người lạ.
- Không theo khi người lạ rủ
- Kêu người lớn khi bị ép đi hoặc mách người lớn khi có sự việc đó xảy ra với bạn.
25
Biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm
- Kêu cứu/Gọi người xung quanh giúp đỡ khi mình hoặc người khác bị đánh, bị ngã, chảy máu hoặc chạy khỏi nơi nguy hiểm khi cháy, nổ...
26
Biết hút thuốc lá là có hại và không lại gần người đang hút thuốc
- Kể được một số tác hại thông thường của thuốc lá khi hút hoặc ngửi phải khói thuốc lá.
- Thể hiện thái độ không đồng tình với người hút thuốc lá bằng lời nói hoặc hành động, ví dụ như: Bố/mẹ đừng hút thuốc lá/ con không thích ngửi mùi thuốc lá hoặc tránh chỗ có người đang hút thuốc...
27
Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình
- Nói được những thông tin cơ bản cá nhân như: Họ, tên, tuổi, tên lớp/trường mà trẻ học, sở thích, con thứ mấy.
- Nói được một số thông tin gia đình như: Họ tên bố, mẹ, anh, chị, em.
- Nói được địa chỉ nhà ( số nhà, tên phố/làng xóm), số điện thoại gia đình hoặc số điện thoại của bố mẹ (nếu có)...
28
Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân.
- Nhận ra được một số hành vi ứng xử cần có, sở thích có thể khác nhau giữa bạn trai và bạn gái, ví dụ: bạn gái cần nhẹ nhàng trong khi nói, đi đứng, bạn trai cần giúp đỡ các bạn gái bê bàn, xách các đồ nặng...; bạn trai thích chơi đá bóng, bạn gái thích chơi búp bê...
- Thường thể hiện các hành vi ứng xử phù hợp: lựa chọn trang phục phù hợp với giới tính, gái ngồi khép chân khi mặc váy, không thay quần áo nơi đông người; mạnh mẽ, sẵn sàng giúp đỡ bạn gái khi bưng, bê vật nặng...
29
Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân 
- Nói được khả năng của bản thân, ví dụ: Con có thể bê được cái ghế kia, nhưng con không thể bê được cái bàn này vì nó nặng lắm/ vì con còn bé quá 
- Nói được sở thích của bản thân, ví dụ: con thích chơi bán hàng/thích đá bóng, thích nghe kể chuyện...
30
Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân
- Nêu ý kiến cá nhân trong việc lựa chọn các trò chơi, đồ chơi và các hoạt động khác theo sở thích của bản thân, ví dụ: Chúng mình chơi trò chơi xếp hình trước nhé, tôi sẽ chơi trò chơi bán hàng, chúng ta cùng vẽ một bức tranh nhé...
- Cố gắng thuyết phục bạn để những đề xuất của mình được thực hiện.
Chuẩn 8.Trẻ tin tưởng vào khả năng của mình
31
Cố gắng thực hiện công việc đến cùng
- Vui vẻ nhận công việc được giao mà không lưỡng lự hoặc tìm cách từ chối.
- Nhanh chóng triển khai công việc, tự tin khi thực hiện, không tỏ ra chán nản hoặc chờ đợi vào sự giúp đỡ của người khác.
- Hoàn thành công việc được giao.
32
Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc 
- Trẻ tỏ ra phấn khởi, ngắm nghía, nâng niu, vuốt ve.
- Khoe, kể về sản phẩm của mình với người khác. 
- Cất cẩn thận sản phẩm.
33
Chủ động làm một số công việc đơn giản hằng ngày 
- Tự giác thực hiện công việc mà không chờ sự nhắc nhở hay hỗ trợ của người lớn, ví dụ: Tự cất dọn đồ chơi sau khi chơi, tự rửa tay trước khi ăn, hoặc khi thấy tay bẩn, tự chuẩn bị đồ dùng/đồ chơi cần thiết cho hoạt động.
- Biết nhắc các bạn cùng tham gia
34
Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân
- Mạnh dạn xin phát biểu ý kiến
- Nói, hỏi hoặc trả lời các câu hỏi của người khác một cách tự tin, rõ ràng, tự nhiên, lưu loát, không sợ sệt, rụt rè, e ngại.
Chuẩn 9. Trẻ biết cảm nhận và thể hiện cảm xúc
35
Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác 
- Trẻ nhận biết và nói được trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ khi tiếp xúc trực tiếp, hoặc qua tranh, ảnh.
.
36
Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt 
Thể hiện những trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ phù hợp với tình huống qua lời nói/nét mặt/cử chỉ.
37
Thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè 
- Nhận ra tâm trạng của bạn bè, người thân (Buồn hay vui)
- Biết an ủi/chia vui phù hợp với họ.
- An ủi người thân hay bạn bè khi họ ốm mệt hoặc buồn rầu bằng lời nói, hoặc cử chỉ. 
- Chúc mừng, động viên, khen ngợi hoặc reo hò, cổ vũ bạn, người thân khi có niềm vui: ngày sinh nhật, có em bé mới sinh, có bộ quần áo mới, chiến thắng trong một cuộc thi, hoàn thành một sản phẩm tạo hình...
38
Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp 
- Trẻ nhận ra được cái đẹp (bông hoa đẹp, bức tranh vẽ đẹp, búp bê xinh...)
- Những biểu hiện thích thú trước cái đẹp: reo lên, xuýt xoa khi nhìn thấy đồ vật, cảnh vật đẹp... ví dụ: ngắm nghía say sưa khi nhìn một bức tranh đẹp; xuýt xoa trước vẻ đẹp của một bông hoa, thích thú ngửi, vuốt ve những cánh hoa, reo lên khi nhìn thấy cánh đồng lúa chín, hoa cỏ xanh mơn mởn sau mưa, biển xanh bát ngát, lắng nghe một cách thích thú tiếng chim kêu...
39
Thích chăm sóc cây cối, con vật quen thuộc 
- Quan tâm hỏi han về sự phát triển, cách chăm sóc cây, con vật quen thuộc.
- Thích được tham gia tưới, nhổ cỏ, lau lá cây, cho con vật quen thuộc ăn, âu yếm, vuốt ve các con vật non...
40
Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh
- Tự điều chỉnh hành vi, thái độ cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh, ví dụ như: trẻ đang nô đùa vui vẻ nhưng khi thấy bạn bị ngã đau trẻ sẽ dừng chơi, chạy lại hỏi han, lo lắng, đỡ bạn vào lớp, hoặc trẻ đang thích thú chơi một đồ chơi mới ở ngoài sân nhưng khi vào nhà trẻ sẽ đi lại nhẹ nhàng, không nói to vì mẹ ốm...
41
Biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích 
- Trấn tĩnh, hạn chế cảm xúc và những hành vi tiêu cực (như đánh bạn, cào cấu, cắn, gào khóc, quăng quật đồ chơi,... ) khi được người khác giải thích, an ủi, chia sẻ.
- Biết sử dụng lời nói diễn tả cảm xúc tiêu cực (khó chịu, tức giận) của bản thân khi giao tiếp với bạn bè và người thân. 
Chuẩn 10. Trẻ có mối quan hệ tích cực với bạn bè và người lớn
42
Dễ hoà đồng với bạn bè trong nhóm chơi 
- Nhanh chóng nhập cuộc vào hoạt động nhóm.
- Được mọi người trong nhóm tiếp nhận.
- Chơi trong nhóm bạn vui vẻ, thoải mái.
43
Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi 
- Chủ động đến nói chuyện hoặc kéo dài được cuộc trò chuyện
- Sẵn lòng trả lời các câu hỏi trong giao tiếp.
- Giao tiếp thoải mái, tự tin.
44
Thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng, đồ chơi với những người gần gũi
- Kể chuyện cho bạn về chuyện vui, buồn của mình.
- Sẵn sàng trao đổi, hướng dẫn bạn trong hoạt động cùng nhóm
- Vui vẻ chia sẻ đồ chơi với bạn 
45
Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn
- Chủ động giúp bạn khi nhìn thấy bạn hoặc người khác cần sự giúp đỡ.
- Sẵn sàng, nhiệt tình giúp đỡ ngay khi bạn hoặc người lớn yêu cầu.
46
Có nhóm bạn chơi thường xuyên
- Thích và hay chơi theo nhóm bạn
- Có ít nhất 2 bạn hay cùng chơi với nhau.
47
Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động 
- Có ý thức chờ đợi tuần tự trong khi tham gia các hoạt động: xếp hàng hoặc chờ đến lượt, không chen ngang, không xô đẩy người khác trong khi chờ đợi, ví dụ: xếp hàng lần lượt để lên cầu trượt khi chơi ngoài sân, xếp hàng lần lượt khi lên ô tô khách, chờ đến lượt được chia quà, lấy đồ ăn...; chờ đến lượt nói khi trò chuyện mà không cắt ngang người khác để được nói...
- Biết nhắc nhở các bạn chờ đến lượt: Nhắc các bạn xếp hàng, đề nghị bạn không được tranh lượt.
Chuẩn 11. Trẻ thể hiện sự hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh
48
Lắng nghe ý kiến của người khác
- Nhìn vào người khác khi họ đang nói
- Không cắt ngang lời khi người khác đang nói.
49
Trao đổi ý kiến của mình với các bạn 
- Biết trình bày ý kiến của mình với các bạn.
- Trao đổi để thỏa thuận với các bạn và chấp nhận thực hiện theo ý kiến chung. 
- Khi trao đổi, thái độ bình tĩnh tôn trọng lẫn nhau, không cắt ngang khi người khác đang trình bày.
50
Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè 
- Chơi với bạn bè vui vẻ
- Biết dùng cách để giải quyết mâu thuẫn giữa các bạn.
51
Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn 
- Chấp hành và thực hiện sự phân công của người điều hành với thái độ sẵn sàng, vui vẻ.
- Thực hiện nhiệm vụ với thái độ sẵn sàng, vui vẻ. 
52
Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác 
- Chủ động bắt tay vào công việc cùng bạn.
- Phối hợp với bạn để thực hiện và hoàn thành công việc vui vẻ, không xảy ra mâu thuẫn
Chuẩn 12. Trẻ có các hành vi thích hợp trong ứng xử xã hội
53
Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác 
- Mô tả được ảnh hưởng hành động của mình đến tình cảm và hành động của người khác.
- Giải thích được hành vi của mình hoặc của người khác sẽ gây ra phản ứng như thế nào. 
54
Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn;
Biết và thực hiện các quy tắc sau trong sinh hoạt hàng ngày : Chào hỏi, xưng hô lễ phép với người lớn mà không phải nhắc nhở; nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ hoặc cho quà; xin lỗi khi có hành vi không phù hợp gây ảnh hưởng đến người khác
55
Đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết
- Biết tìm sự hỗ trợ từ những người khác.
- Biết cách trình bày để người khác giúp đỡ.
56
Nhận xét một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường 
- Nhận ra hành vi đúng/sai của mọi người trong ứng xử với môi trường xung quanh.
- Nhận ra ảnh hưởng của hành vi đúng hoặc sai: Vứt rác ra đường là sai vì gây bẩn/ô nhiễm môi trường, như vậy sẽ có hại cho sức khỏe của mọi người.
57
Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày 
Thể hiện một số hành vi bảo vệ môi trường:
- Giữ gìn vệ sinh chung: Bỏ rác đúng nơi quy định, cất đồ chơi đúng nơi ngăn nắp sau khi chơi, sắp xếp đồ dùng gọn gàng, tham gia quét lau chùi nhà cửa.
- Sử dụng tiết kiệm điện, nước: tắt điện khi ra khỏi phòng; sử dụng tiết kiệm nước trong sinh hoạt. 
- Chăm sóc cây trồng, bảo vệ vật nuôi.
Chuẩn 13. Trẻ thể hiện sự tôn trọng người khác
58
Nói được khả năng và sở thích của bạn bè và người thân
- Nhận biết một số khả năng của bạn bè, người gần gũi (VD: bạn Thanh vẽ đẹp; bạn Nam chạy rất nhanh; chú Hùng rất khoẻ; mẹ nấu ăn rất ngon). 
- Nói được một số sở thích của bạn bè và người thân, ví dụ: Bạn Cường rất thích ăn cá, bố thích đọc sách...
59
Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình 
- Nhận ra và chấp nhận sự khác biệt giữa người khác và mình về ngoại hình, cơ thể, khả năng sở thích, ngôn ngữ...
- Tôn trọng mọi người, không giễu cợt người khác hoặc xa lánh những người bị khuyết tật.
- Hòa đồng với bạn bè ở các môi trường khác nhau.
60
Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn
- Nhận ra và có ý kiến về sự không công bằng giữa các bạn. 
- Nêu ý kiến về cách tạo lại sự công bằng trong nhóm bạn.
- Có ý thức cư xử sự công băng với bạn bè trong nhóm chơi.
Chuẩn 14. Trẻ nghe hiểu lời nói
61
Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức, giận, ngạc nhiên, sợ hãi.
- Nhận ra cảm xúc vui, buồn, âu yếm, ngạc nhiên, sợ hãi hoặc tức giận của người khác qua ngữ điệu lời nói của họ
- Thể hiện được cảm xúc của bản thân qua ngữ điệu của lời nói
62
Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2, 3 hành động; 
- Hiểu được những lời nói và chỉ dẫn của người khác và phản ứng lại bằng những hành động hoặc lời nói phù hợp trong các hoạt động vui chơi, học tập, sinh hoạt hàng ngày.
- Thực hiện được lời chỉ dẫn 2-3 hành động liên quan liên tiếp, ví dụ sau khi cô nói: “ Con hãy cất dép lên giá rồi đi rửa tay và lấy nước uống nhé” trẻ thực hiện đúng thứ tự các chỉ dẫn mà cô đã nêu.
63
Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi;
- Thực hiện lựa chọn các vật, hiện tượng theo tập hợp nhóm theo yêu cầu, ví dụ: chọn ( tranh ảnh, vật thật) rau muống, rau cải, bắp cải, củ cải... vào nhóm rau củ; chó, mèo, gà, lợn... vào nhóm động vật nuôi; bàn, ghế, nồi, đĩa, bát... vào nhóm đồ dùng gia đình
- Nói được một số từ khái quát chỉ các vật ví dụ: Cốc, ca, tách... là nhóm đồ dùng đựng nước uống; cam, chuối, đu đủ... được gọi chung là nhóm quả
64
Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.
- Nói được tên, hành động của các nhân vật, tình huống trong câu chuyện.
- Kể lại được nội dung chính các câu chuyện mà trẻ đã được nghe hoặc vẽ lại được tình huống, nhân vật trong câu chuyện phù hợp với nội dung câu chuyện.
- Nói tính cách của nhân vật, đánh giá được hành động 
Chuẩn 15. Trẻ có thể sử dụng lời nói để giao tiếp
65
Nói rõ ràng
- Phát âm đúng và rõ ràng những điều muốn nói để người khác có thể hiểu được
- Sử dụng lời nói dễ dang, thoải mái, nói với âm lượng vừa đủ trong giao tiếp.	
66
Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày 
- Sử dụng đúng các danh từ, động từ, tính từ, từ biểu cảm trong câu phù hợp với tình huống giao tiếp. Ví dụ: Ôi! Sao hôm nay bạn đẹp thế; thật tuyêt! Đẹp quá trời ơi!
67
Sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp
- Sử dụng đa dạng các loại câu: Câu đơn, câu phức, câu khẳng định, câu phủ định, câu nghi vấn, mệnh lệnh phù hợp với ngữ cảnh để diễn đạt trong giao tiếp với người khác. 
68
Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân; 
- Dễ dàng sử dụng lời nói để diễn đạt cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân.
- Kết hợp cử chỉ cơ thể để diễn đạt một cách phù hợp ( Cười, cau mày...), những cử chỉ đơn giản ( vỗ tay, gật đầu...) để diễn đạt ý tưởng, suy nghĩ của bản thân khi giao tiếp.
69
Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động 
- Trao đổi bằng lời nói để thống nhất các đề xuất trong cuộc chơi với các bạn ( Ví dụ: trao đổi để đi đến quyết định xây dựng một công viên bằng các hình khối, hoặc chuyển đổi vai chơi...)
- Hướng dẫn bạn đang cố gắng giải quyết một vấn đề nào đó ví dụ hướng dẫn bạn để kéo khóa áo)
- Hợp tác trong quá trình hoạt động, các ý kiến không áp đặt hoặc dùng vũ lực bắt bạn phải thực hiện theo ý của mình.
70
Kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người khác hiểu được 
- Miêu tả hay kể rõ ràng, mạch lạc theo trình tự lôgích nhất định về một sự việc, sự vật, hiện tượng mà trẻ biết hoặc nhìn thấy.
- Chú ý đến thái độ của người nghe để kể chậm lại, nhắc lại hay giải thích lại lời kể của mình khi người nghe chưa rõ.
71
Kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo trình tự nhất định .
- Kể lại được câu chuyện ngắn dựa vào trí nhớ hoặc qua truyện tranh đã được cô giáo, bố mẹ kể hoặc đọc cho nghe với đầy đủ yếu tố ( nhân vật, lời nói của các nhân vật, thời gian, địa điểm và diễn biến theo đúng trình tự nội dung của câu chuyện).
- Lời kể rõ ràng, thể hiện cảm xúc qua l
72
Biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện
- Mạnh dạn, chủ động giao tiếp với mọi người xung quanh,
- Sẵn sàng bắt đầu nói chuyện với người khác
- Biết khởi xướng cuộc trò chuyện bằng các cách khác nhau (nói một câu hoặc hỏi câu hỏi).
- Biết sử dụng ngôn ngữ nói để thiết lập quan hệ và hợp tác với bạn bè.
Chuẩn 16. Trẻ thực hiện một số quy tắc thông thường trong giao tiếp 
73
Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp; 
- Trẻ biết điều chỉnh cường độ giọng nói: Nói đủ nghe, không nói quá to, không nói lí nhí. Nói nhỏ trong giờ ngủ ở lớp, nơi công cộng, khi người khác đang làm việc. Không nói to, vui đùa khi có người buồn, bị mệt
- Trẻ nói v

File đính kèm:

  • docminh_chung_bo_chuan_2015.doc
Giáo Án Liên Quan