Dạy học theo phân hoá đối tượng

Dạy học theo phương pháp phân hoá đối tượng là thế nào? Kết quả đạt được ra

 sao? Đó là một câu hỏi mà chúng tôi đang tự hỏi mình, và cho học sinh lớp mình. Như ta đã biết, bất kì trong một lớp học nào trình độ học sinh cũng không bao giờ đồng đều, có những học sinh càn cù chăm chỉ và thêm được sự thông minh thì lại học rất giỏi, có những học sinh ít được gia đình quan tâm, chỉ biết rong chơi suốt ngày đến giờ chỉ mang cặp sách chạy đến lớp có lúc bỏ quên quyển sách này, quyển vở kia, thậm chí chẳng biết hôm nay học những môn gì? chẳng buồn xem đến thời khoá biểu. Khi đi học về thì quăng ngay cặp vào góc nào đó lại chạy vội đi chơi tiếp thì hỏi sao kết quả học tốt, cũng có vài học sinh do sự phát tiển chậm về trí não nhưng đó chỉ là số ít. Hoặc là đo sĩ số quá đông, trong giờ học trên lớp không đủ thời gian để giáo viên bao quát tất cả đối tượng học sinh . Những việc tôi nêu trên đó chính là tình hình thực tế mà lớp tôi đang gặp phải. Vậy việc vận dụng dạy học theo phương pháp phân hoá đối tượng là một phương pháp rất cần để giúp học sinh lớp tôi nắm được chuẩn kiến thức quy định của từng bài học, từng khối lớp. Vì vậy tôi chọn phương pháp dạy học phân hoá đối tượng để làm đề tài cho sáng kiến của mình.

 

doc6 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2401 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học theo phân hoá đối tượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI : DẠY HỌC THEO PHÂN HOÁ ĐỐI TƯỢNG.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
 Dạy học theo phương pháp phân hoá đối tượng là thế nào? Kết quả đạt được ra
 sao? Đó là một câu hỏi mà chúng tôi đang tự hỏi mình, và cho học sinh lớp mình. Như ta đã biết, bất kì trong một lớp học nào trình độ học sinh cũng không bao giờ đồng đều, có những học sinh càn cù chăm chỉ và thêm được sự thông minh thì lại học rất giỏi, có những học sinh ít được gia đình quan tâm, chỉ biết rong chơi suốt ngày đến giờ chỉ mang cặp sách chạy đến lớp có lúc bỏ quên quyển sách này, quyển vở kia, thậm chí chẳng biết hôm nay học những môn gì? chẳng buồn xem đến thời khoá biểu. Khi đi học về thì quăng ngay cặp vào góc nào đó lại chạy vội đi chơi tiếp thì hỏi sao kết quả học tốt, cũng có vài học sinh do sự phát tiển chậm về trí não nhưng đó chỉ là số ít. Hoặc là đo sĩ số quá đông, trong giờ học trên lớp không đủ thời gian để giáo viên bao quát tất cả đối tượng học sinh . Những việc tôi nêu trên đó chính là tình hình thực tế mà lớp tôi đang gặp phải. Vậy việc vận dụng dạy học theo phương pháp phân hoá đối tượng là một phương pháp rất cần để giúp học sinh lớp tôi nắm được chuẩn kiến thức quy định của từng bài học, từng khối lớp. Vì vậy tôi chọn phương pháp dạy học phân hoá đối tượng để làm đề tài cho sáng kiến của mình.
 Trong mỗi lần họp phụ huynh học sinh là tôi nêu lên tình hình của lớp để có sự tiếp tay của phụ huynh, nhưng kết quả tôi nhận được chẳng thay đổi gì, tôi đành phải tự suy nghĩ và đã từng trao đổi với nhiều đồng nghiệp cùng khối, hay khác khối để tìm ra nguyên nhân. Tôi nhận thấy nguyên nhân chính là :
Bản thân học sinh chưa có ý thức tự giác trong việc học ở lớp cũng như ở nhà.
Đa số phụ huynh học sinh ở địa phương đều là nông dân nên không có thời gian nhắc nhở, theo dõi việc học của con em.
Mỗi lần họp phụ huynh học sinh của lớp lại không có mặt đông đủ từ đó cũng chưa nắm rỏ tình hình học tập của con mình ra sao.
Câu hỏi giáo viên đưa ra không phù hợp với đối tượng học sinh, giáo viên chưa nắm rỏ trình độ học của từng đối tượng học sinh khi nhận lớp .
Do hoàn cảnh gia đình nghèo, chậm phát triển về trí não việc tải số lượng kiến thức, số lượng môn học như hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn .
Từ thực trạng trên, tôi đã suy nghĩ rất nhiều, cùng trao đổi với đồng nghiệp để tìm biện pháp vận dụng tốt phương pháp dạy học theo phân hoá đối tượng để giúp học sinh lớp mình rèn được tính tự giác, thích học, thích được đến lớp, và cái quan trọng hơn cần đạt đó là học sinh phải nắm được chuẩn kiến thức của khối lớp , không phải ngồi nhằm lớp khi lên lớp trên. Để mỗi giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, để thực hiện tốt việc “ Dạy thật , học thật “
Dự kiến giải quyết:
Đối với bản thân giáo viên 
+ Nắm được trình độ học sinh lớp mình ngay từ đầu năm học .
+ Đầu tư cho việc soạn giảng, phải có nhiệt tình trong công tác giảng dạy, biết yêu thương và gần gũi học sinh .
+ Tìm hiểu rỏ hoàn cảnh gia đình và tính nết của từng học sinh , nắm được cái học sinh cần và cái học sinh đã có .
+ Dự giờ, trao đổi cùng đồng nghiệp .
Đối với học sinh :
+ Phải có ý thức tự giác học và biết việc học có ích như thế nào trong cuộc sống của bản thân mình.
+ Phải nghiêm túc trong học tập, chú ý cô giảng bài, và có sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
+ Có ý thức tự rèn luyện thêm việc học ở nhà.
 - Đối với phụ huynh học sinh :
+ Quan tâm hơn việc học của con em mình, kết hợp chặt chẽ với giáo viên để nắm tình hình học tập của con em.
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT :
 1) Quá trình phát triển kinh nghiệm .
 	a. Đối với bản thân:
 - Qua thực tế những năm học trước, học sinh khi được bàn giao lên lớp trên, học sinh được làm bài khảo sát đầu năm do Ban giám hiệu ra đề và cũng lấy kết quả đó để phân loại học sinh của lớp, đối với bản thân là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi nghĩ rằng đó chỉ đánh giá một phần kết quả học tập của học sinh mà thôi, do nguyên nhân học sinh nghĩ thời gian hè không được ôn tập lại kiến thức đã học nên có thể quên kiến thức, kết quả bài làm chưa cao. Nên tôi chỉ lấy kết quả đó làm cơ sở để tiếp tục ôn tập và quan tâm hơn đối với học sinh chưa đạt kết quả cao và theo dõi tình hình học tập của từng cá nhân học sinh của lớp , thời gian khoảng một tháng sau khi học sinh đã đi vào nề nếp học tập, rồi tôi tự ra đề tự mình khảo sát và phân loại theo kết quả đạt được và gặp trực tiếp giáo viên chủ nhiệm lớp 2 để tìm hiểu rõ hơn, nắm được thông tin học tập của học sinh đó ngay lớp dưới. Tôi nghĩ đó là kết quả phân loại chính xác nhất.
 - Khi nhận được kết quả phản hồi đúng thực tế tôi bắt tay ngay vào việc lập kế hoạch phụ đạo học sinh đó. Để bổ sung lại đầy đủ kiến thức ở lớp 2. Ở đây chỉ giúp học sinh nắm lại chuẩn kiến thức của 2 môn Toán và Tiếng Việt.
Sắp xếp chỗ ngồi hợp lí, em yếu ngồi bên cạnh em giỏi và thường dành riêng cho các bàn đầu, gần với bàn giáo viên để tiện theo dõi và giúp đỡ. Phân công học sinh giỏi giúp đỡ kèm học sinh yếu .
Trong giờ học trên lớp GV không chỉ quan tâm học sinh yếu mà bỏ quên học sinh còn lại, muốn làm tốt việc đó tôi phải xem trước nội dung bài học, bài tập, kiến thức cần đạt rồi có kế hoạch soạn giảng phù hợp, ghi rỏ và cụ 
thể vào kế hoạch bài dạy câu hỏi, bài tập dành cho học sinh khá, giỏi, hay dành cho học sinh yếu. Nêu câu hỏi, giao bài tập phù hợp đúng đối tượng, số lượng bài tập dành cho học sinh yếu ít hơn số lượng bài tập dành cho học sinh khá, giỏi.Thường xuyên cho học sinh yếu lên bảng làm các bài tập vừa sức ( bài tập, câu hỏi dễ ), còn học sinh khá, giỏi dành cho các em tập cuối mỗi bài học hoặc làm thêm bài tập nâng cao, việc làm đó khiến các em tự tin hơn và mạnh dạn hơn trước bạn bè, từ đó cá em thích học hơn. Cũng như các môn học khác, trong giờ chính tả giáo viên có thể đến gần các em đọc chậm hơn , thêm lần đọc, với giọng đọc vừa đủ nghe, đối với một số từ khó viết cần đánh vần để các em viết tốt hơn. Hoặc phân công học sinh khá, giỏi ngồi cạnh giúp đỡ. Kết quả điểm tốt cũng làm các em phấn khởi và tự cố gắng hơn trong học tập. Cuối mỗi giờ học giáo viên có bài tập dành riêng về nhà cho từng đôi tượng học sinh .
Liên hệ ngay với phụ huynh học sinh có con em là học sinh của lớp để báo cáo kết quả tình hình học tập của em, để phụ huynh nắm rỏ và nhắc nhở, hỗ trợ mua thêm sách tham khảo, vở bài tập nâng cao cho học sinh khá, giỏi để các em tự luyện tập thêm ở nhà. Đặc biệt đối với phụ huynh học sinh có con em học kém thì gửi sổ thông báo, hay giáo viên trực tiếp đến nhà để phối hợp với gia đình giúp em học tốt hơn vì thường xuyên họ vắng mặt trong cuộc họp của lớp.
Phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn khác để giúp các em học tốt các môn còn lại, biết được những học sinh có năng khiếu đề cử các em tham gia các phong trào do trường tổ chức nhiều năm qua lớp tham gia các phong trào đều đạt giải cao trong toàn khối .
Để làm tốt việc này thì bản thân giáo viên chủ nhiệm không ngừng học tập trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, tạo sự gần gũi thân thiện với học sinh, kết hợp đồng bộ với giáo viên bộ môn , với gia đình học sinh, có kế hoạch cụ thể để phụ đạo và bồi dưỡng đúng lúc , kịp thời, giáo viên cũng cần tạo sự thân thiện trong học tập . Việc góp phần quan trọng trong việc vận dụng tốt phương pháp dạy học theo phân hoá đối tượng là đầu tư cho kế hoạch bài dạy, ra đề khảo sát để thi đua, phân công giáo viên trong tổ kiểm tra chéo lẫn nhau để nắm sự chuyển biến của học sinh ở lớp vào mỗi tháng 2 lần / tháng .
b) Đối với học sinh :
 	- Phải có ý thức tự giác trong học tập ở lớp cũng như ở nhà, tự tìm thêm các bài tập nâng cao để làm .
- Có lòng tự tin trong giờ học, mạnh dạn giơ tay phát biểu đóng góp ý kiến .
- Trên lớp biết giữ trật tự, chú ý nghe giảng bài và tự biết bày tỏ ý kiến của bản thân .
- Biết chú ý, lắng nghe đánh giá nhận xét ý kiến, bài tập của bạn để rút kinh nghiệm cho bản thân .
- Phải tham gia đầy đủ , đúng kế hoạch phụ đạo , bồi dưỡng của giáo viên.
- Phải tự rèn luyện cho mình biết kiên nhẫn, cẩn thận và chăm chỉ trong học tập. Phát huy được tính thông minh và sự sáng tạo của mình .
c ) Đối với phụ huynh học sinh :
 - Phải quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em.
- Phải động viên, khích lệ sự học tập, rèn luyện của các em .
- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi sách vở, kết quả học tập, tham dự đầy đủ các phiên họp phụ huynh học sinh của lớp, liên hệ thường xuyên hay định kì với giáo viên chủ nhiệm để trao đổi thêm về kết quả học tập của con em.
- Sau thời gian một học kì tôi vận dụng phương pháp dạy học và cách làm như trên đối với lớp tôi, tôi nhận thấy kết quả học của học sinh lớp mình có những chuyển biến khá rõ rệt: học sinh tự tin hơn trong học tập, các em đến lớp đầy đủ hơn, giờ học nhịp nhàng sôi động hơn, các em tích cực phát biểu hơn, những học sinh khá, giỏi thường biết đặt một vài câu hỏi mà bản thân còn vướng mắc qua bài học đó. Tất cả học sinh đều đạt được chuẩn kiến thức qua bài học và giải quyết các số lượng bài tập ở sách giáo khoa, học sinh khá, giỏi còn tự làm thêm bài tập nâng cao.
* Kết quả cụ thể:
 + Đầu năm : - Qua lần khảo sát đầu năm, kết quả đạt được như sau :
 	 Tiếng việt	 Toán
 — HSG :	3	9
 — HSK:	13	12
 — HSTB:	9	14
 — HSY:	13	3
+ Cuối học kì 1 : Qua lần kiểm tra cuối học kì 1 có chuyển biến rõ rệt hơn. 
 	 Tiếng việt	 Toán
 — HSG :	19	11
 — HSK:	11	13
 — HSTB:	6	9
 — HSY:	2	5
* Tôi tin rằng với kết quả trên ở học kì 2 học sinh lớp tôi không còn xếp loại yếu, kém.
2 ) Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm :
 - Trải qua thời gian tìm hiểu , chịu khó suy nghĩ tìm biện pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu, học sinh lên lớp trên chưa nắm được chuẩn kiến thức của khối lớp . Tôi đã vận dụng cho lớp mình vừa qua và ở học kì 1 năm nay tôi nhận thấy học sinh lớp mình học tập có chuyển biến rõ rệt hơn về cả tỉ lệ học sinh khá, giỏi và cả học sinh yếu. Tôi thật sự an tâm trong việc học tập của học sinh lớp tôi . Tôi tin rằng học sinh lớp tôi sẽ có ý thức tự giác trong học tập và đạt tỉ lệ 
cao hơn trong học kì 2. Sự quan tâm đồng thuận của gia đình với giáo viên chủ nhiệm lớp , sự phối hợp chặt chẽ của các giáo viên bộ môn, học sinh rèn được tính tự giác , tự bồi dưỡng bản thân, tính cẩn thận và chăm chỉ trong học tập .
* Nguyên nhân thành công :
- Nguyên nhân thành công chính là sự nhiệt tình, lòng say mê nghề, chịu nghĩ, chịu làm, khó khăn không chùn bước .
- Biết quan tâm xây dựng nề nếp học tập ngay đầu năm học, gần gũi yêu thương học sinh, tạo được niềm tin của học sinh và phụ huynh học sinh với giáo viên chủ nhiệm. Khơi gợi ở học sinh tình yêu thương sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập .
- Nguyên nhân chính là biết vận dụng đổi mới phương pháp dạy học và vận dụng tốt phương pháp, dạy đúng đối tượng cần học, đúng khả năng tiếp nhận kiến thức học sinh của lớp .
* Mặt tồn tại :
 - Phải mất nhiều thời gian, công sức học tập và đầu tư cho soạn giảng, phải được sự tiếp tay đồng bộ của giáo viên lớp dưới, giáo viên bộ môn năng khiếu. Phải được sự đòng thuận của phụ huynh học sinh, của nhà trường. Quan trọng nhất là sự cố gắng, sự rèn luyện của học sinh .
* Bài học kinh nghiệm :
 a ) Đối với bản thân :
- Biết phân loại đối tượng học sinh lớp mình ngay những tháng đầu năm học, phân loại đúng đối tượng .
- Phối hợp chặt chẽ với giáo viên lớp dưới và giáo viên năng khiếu để nắm thông tin và có hướng bồi dưỡng kịp thời.
- Biết sắp xếp, tổ chức lớp học nhịp nhàng, nêu câu hỏi và giao bài tập cụ thể phù hợp từng đối tượng .
- Giao việc cho học sinh bài tập về nhà tự làm thêm và bài tập nâng cao để học sinh khá, giỏi tự bồi dưỡng để nâng cao kết quả học tập. học sinh yếu làm lại bài tập ở lớp chưa hoàn thành .
- Đầu tư cho kế hoạch bài dạy, tự học hỏi và làm thêm đồ dùng dạy học, tham khảo thêm tài liệu, sách tham khảo .
- Động viên, khen ngợi tổ chức trò chơi học tập, phát động thi đua giữa các tổ trong lớp, giữa các lớp trong khối .
- Thực hiện khảo sát 2 lần / 1 tháng để nắm rõ sự chuyển biến của học sinh ở lớp. Có kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng cụ thể và thực hiện tốt kế hoạch đề ra .
- Mạnh dạn đổi mới cách dạy , cách học .
- Giáo dục học sinh biết đoàn kết, thương yêu và giúp đỡ nhau trong học tập .
b) Tổ chuyên môn :
- Tổ trưởng phải năng động, nhạy bén cùng tổ viên trao đổi bàn bạc tìm và vận dụng tốt phương pháp dạy học, xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh .
- Thường xuyên tổ chức thao giảng mỗi tháng một lần, trong tiết dạy có vận dụng phương pháp dạy phân hoá. Thống kê chất lượng khảo sát hàng tháng.
- Tham gia đầy đủ các phiên họp tổ chuyên môn.
- Trong mỗi phiên họp chuẩn bị trước nội dung thật tốt. Nắm thông tin ngược từ các lớp khác trong tồ để trao đổi học tập lẫn nhau .
III. KẾT LUẬN :
 Qua vận dụng đổi mới phương pháp dạy học theo phân hoá đối tượng học sinh , bản thân đã tích luỹ nhiều kinh nghiệm và đã đem lại kết quả khả quan cho học sinh lớp mình . Giúp học sinh có được sự tự tin và niềm vui trong học tập. Đó không chỉ là niềm vui riêng cho bản thân mà còn góp phần vào thành tích chung của trường. Phong trào tự học , tự bồi dưỡng là điều kiện cần thiết cho một giáo viên trong sự nghiệp trồng người.

File đính kèm:

  • docSKKN_THANH_THUY_20092010.doc
Giáo Án Liên Quan