Đề tài Bước đầu sử dụng một số tổ hợp múa dân gian cơ bản dạy trẻ mẫu giáo trong trường Mầm non

Múa là một loại hình nghệ thuật biểu hiện mang tình tổng hợp, khách quan. Nó chủ yếu sử dụng cơ thể con người( Tư thế, cử chỉ, động tác) thđể hiện tâm tư, tình cảm của con người, phản aả̀nh cuộc sống và phản ảnh con người.

 Đặc biệt với trẻ lứa tuổi Mầm non thì nghệ thuật múa có một vai trò ý ngĩa rất lớn. Nghệ thuật múa giúp trẻ nhanh chống hòa mình vào “ Xã hội trẻ em”, cuộc sống phong phú hơn. Từ đó giúp trẻ tiếp thu tri thức khoa học dễ dàng hơn. Đồng thời khi thực hiện nghệ thuật múa thì cái tâm hồn vốn trong sáng của trẻ sẽ toát ra những nét thơ ngây, hồn nhiên một cách rất tự nhiên. Trẻ vui vẻ phấn chấn, hoạt động sôi nổi hào hứng. Từ đó giúp trẻ biết được cái đẹp, yêu thích cái đẹp. Đó chính là phương tiện giúp trẻ phát triển một cách hài hòa cân đối giữa các mặt “ Đức- trí- thể- mỹ” .

 

doc35 trang | Chia sẻ: thuyhoa.qn | Lượt xem: 7345 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Bước đầu sử dụng một số tổ hợp múa dân gian cơ bản dạy trẻ mẫu giáo trong trường Mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
	Để hoàn thành được đề tài này, em đã được các Thầy cô giáo, cố giáo khoa giáo dục mầm non Trường Đại học Sư phạm Hà Nội truyền đạt cho những tri thức quý giá làm “ công cụ” sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Đặc biệt là Thầy giáo Lê Trọng Quang- NSUT- Giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu.
	Em xin trân trọng cảm ơn các Thầy giáo, cô giáo trong khoa Giáo dục Mmầm non đã đóng góp nhiều ý kiến xây dựng để em hoàn thành Bài tập tốt nghiệp.
	Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các cô giáo và các cháu 	Trường tiểu học Đông Hưng A 1, đã giúp đỡ em trong quá trình làm thực nghiệm. 
	Kính chúc các Thầy cô giáo sức khỏe- Hạnh phúc và thành đạt!
	Em xin chân thành cảm ơn!
	HỌC VIÊN
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Giả thuyết khoa học
IV. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
V. Nhiệm vụ nghiên cứu
VI. Phạm vi nghiên cứu
VII. Phương pháp nghiên cứu
VIII. Kế hoạch tổ chức thực hiện
B. PHẦN NỘI DUNG:
Chương I: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài.
I. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
II. Những kiến thức cơ bản về nghệ thuật múa:
1. Lí luận về nghệ thuật múa.
2. Thực tiễn nghệ thuật múa.
3. Định nghĩa về nghệ thuật múa.
4. Khái niệm về múa Mẫu giáo.
III. Vai trò chức năng của nghệ thuật múa:
1. Vai trò của nghệ thuật múa đối với xã hội.
2. Vai trò của nghệ thuật múa trong trường Mầm non.
2.1. Múa góp phần giáo dục thẩm mỹ và định hướng thẩm mỹ cho trẻ
2.2. Múa góp phần giáo dục thể chất cho trẻ.
2.3. Múa góp phần giáo dục đạo đức cho trẻ.
2.4. Múa góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ.
3. Các chức năng cơ bản của nghệ thuật múa.
3.1. Chức năng giáo dục.
3.2. Chức năng phản ánh xã hội.
3.3. Chức năng định hướng thẩm mỹ và phát triển thẩm mỹ.
Trang
5
6
6
6
7
7
7
7
8
8
8
9
9
9
9
10
10
10
11
11
11
11
12
12
12
12
13
3.4. Chức năng giải trí góp phần nâng cao thể chất
IV. Quan điểm tâm sinh lý và khả năng múa của trẻ Mầm non
1. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Mầm non
2. Đặc điểm sinh lý
3. Khả năng múa của trẻ
Chương II: Thực trạng về việc dạy múa cho trẻ ở trường Mầm non:
I. Khái quát về tình hình điều tra:
1. Địa bàn điều tra.
2. Mục đích điều tra.
3. Thời gian điều tra.
4. Phương pháp điều tra.
5. Nội dung điều tra.
II. Phân tích kết quả điều tra:
1. Nội dung chương trình giáo dục âm nhạc cho trẻ.
2. Sự chuẩn bị của giáo viên.
3. Phân tích một số tiết dạy.
3.1. Phân tích tiết dạy âm nhạc có vận động:
3.2. Phân tích tiết dạy năng khiếu múa:
III. Kết quả đdiều tra:
1. Phương pháp dạy của giáo viên.
2. Khả năng tiếp thu của trẻ.
3. Nguyên nhân, thực trạng.
Chương III: Thực nghiệm và kết quả thực nghiệm:
I. Nội dung thực nghiệm:
1. Quan điểm lựa chọn một số chất liệu dân gian cơ bản dạy trẻ mẫu giáo trong trường Mầm non.
2. Quan điểm về việc lựa chọn một số tổ hợp múa dân gian cơ bản để dạy trẻ mẫu giáo trường Mầm non.
3. Phân tích một số tổ hợp múa dân gian cơ bản đã lựa chọn.
4. Nguyên tắc kết cấu tổ hợp.
II. Tiến hành thực nghiệm: 
13
13
13
14
14
14
14
14
15
15
15
15
16
16
17
17
17
18
18
18
19
19
20
20
20
20
21
21
22
1. Địa bàn thực nghiệm.
2. Mục đích thực nghiệm.
3. Tiêu chuẩn và khả năng đánh giá.
3.1. Khả năng thực hiện.
3.2. Khả năng thể hiện.
4. Tiến hành thực nghiệm:
4.1. Giai đoạn 1.
4.2. Giai đoạn 2.
5. Tiến hành thực nghiệm.
6. Kết quả thực nghiệm.
6.1. Giai đoạn 1:
6.2. Giai đoạn 2:
C. PHẦN KẾT LUẬN.
D. KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM.
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
22
23
23
23
23
24
24
24
24
28
28
29
31
32
32
A. PHẦN MỞ ĐẦU.
	I. Lý do chọn đề tài:
	Múa là một loại hình nghệ thuật biểu hiện mang tình tổng hợp, khách quan. Nó chủ yếu sử dụng cơ thể con người( Tư thế, cử chỉ, động tác) thđể hiện tâm tư, tình cảm của con người, phản aả̀nh cuộc sống và phản ảnh con người.
	Đặc biệt với trẻ lứa tuổi Mầm non thì nghệ thuật múa có một vai trò ý ngĩa rất lớn. Nghệ thuật múa giúp trẻ nhanh chống hòa mình vào “ Xã hội trẻ em”, cuộc sống phong phú hơn. Từ đó giúp trẻ tiếp thu tri thức khoa học dễ dàng hơn. Đồng thời khi thực hiện nghệ thuật múa thì cái tâm hồn vốn trong sáng của trẻ sẽ toát ra những nét thơ ngây, hồn nhiên một cách rất tự nhiên. Trẻ vui vẻ phấn chấn, hoạt động sôi nổi hào hứng. Từ đó giúp trẻ biết được cái đẹp, yêu thích cái đẹp. Đó chính là phương tiện giúp trẻ phát triển một cách hài hòa cân đối giữa các mặt “ Đức- trí- thể- mỹ” .
	Trong quá trình dạy cho trẻ, giáo viên có thể truyền đạt cho trẻ những kỹ năng, động tác múa đơn lẻ hoặc cấu trúc nó trong một tổ hợp múa. Như vậy, tổ hợp múa là sự gắn kết một số động tác múa với nhau thành một chuỗi động tác, hoạt động theo một chu kì khép kín có tính lô gic đã được hoạch định theo cơ sổ một cây nhạc, đoạn nhạc nhất định.
	Tổ hợp múa có nhiều loại như: Tổ hợp múa dân gian dân tộc, tổ hợp múa Ballet với trẻ mẫu giáo, việc làm quen với nghệ thuật múa dân gian dân tộc đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên bản sắc dân tộc, tình cảm yêu nước của mỗi trẻ. Mặt khác tổ hợp múa dân gian cơ bản còn là cơ sở cho trẻ có thể phát triển khả năng phối hợp múa để biểu đạt một nội dung, tình cảm nào đó, làm cho trẻ biết giao lưu biểu cảm đồng nhất với nhau.
	Ở trường Mầm non, dạy trẻ mẫu giáo những tổ hợp múa dân gian cơ bản sẽ tạo điều kiện cho các trẻ tiếp thu nghệ múa một cách dễ dàng hơn. Mặt khác, trẻ mẫu giáo rất nhạy cảm với âm nhạc do đó khi trẻ làm quen với nghệ thuật múa thông qua các tổ hợp múa dân gian cơ bản trẻ sẽ được tiếp thu nghệ thuật qua một chỉnh thể( Tổ hợp) thống nhất với âm nhạc. Đây là cơ sở giúp cho trẻ tiếp thu thể hiện những điệu múa thuận lợi, dễ dàng hơn.
	Đứng trước những lợi ích mà nghệ thuật múa vào quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ. Song chưa được thường xuyên liên tục, việc tổ chức múa tập thể cho trẻ rất hạn chế mang tính chọn lọc “ Năng khiếu” hoặc tổ văn nghệ chứ không tổ chức rộng rãi trên toàn bộ số trẻ. Điều đáng chú ý là nghệ thuật múa chưa được tách riêng thành một môn học độc lập như âm nhạc tạo hìnhĐồng thời các biện pháp mà giáo viên sử dụng trong quá trình thực hiện chưa linh hoạt phong phú, chưa gây hứng thú cho trẻ, chưa lôi cuốc được trẻ vào các hoạt động một cách sôi nổi thoải mái. Mặt dù đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi Mầm non là rất hiếu động. 
	Xuất phát từ những vấn đề trên tôi chọn đề tài “ Bước đầu sử dụng một số tổ hợp múa dân gian cơ bản dạy trẻ mẫu giáo trong trường Mầm non”. Để có thể thúc đẩy khả năng múa của trẻ và quá trình múa cho trẻ đạt hiệu quả cao đưa nghệ thuật múa thật sự là phương tiện phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
	II. Mục đích nghiên cứu:
	Bước đầu sử dụng một số tổ hợp múa dân gian cơ bản dạy trẻ mẫu giáo trong trường Mầm nom nhằm giúp trẻ có hứng thú với quá trình học múa và tiếp thu các kỹ năng múa cơ bản có trong mỗi tổ hợp múa một cách dễ dàng, khoa học hơn- từ đó nâng cao hiệu quả quá trình dạy trẻ múa cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.
	III. Giả thuyết khoa học:
	Đưa ra một số tổ hợp múa dân gian cơ bản sử dụng để dạy trẻ mẫu giáo sẽ kích thích sự hứng thú, sự tập trung chú ý của trẻ. Trẻ có thể nắm được các kỹ năng múa cơ bản tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình học múa của trẻ.
	IV. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
	1. Đối tượng nghiên cứu:
	Một số tổ hợp múaáu dân gian cơ bản dạy trẻ mẫu giáo ở Trường tiểu học Đông Hưng A 1- An Minh- Kiên Giang.
	2. Khách thể nghiên cứu:
	- Trẻ mẫu giáo nhỡở, trẻ mẫu giáo lớn Trường tiểu học Đông Hưng A 1.
	- Trẻ mẫu giáo nhỡở, trẻ mẫu giáo lớn Trường tiểu học Đông Hưng A 2.
	V. Nhiệm vụ nghiên cứu:
	- Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
	- Tìm hiểệu thực trạng quá trình dạy múa cho trẻ mẫu giáo ở Trường tiểu học Đông Hưng A 1.
	- Tìm hiểu khả năng múa của mẫu giáo nhỡở và mẫu giáo lớn.
	- Tổ chức thực hiện: Sử dụng một số tổ hợp múa dân gian để dạy trẻ mẫu giáo( Nhỡở+ lớn) do người viết đề xuất.
	- Rút ra kết luận và đề xuất ứng dụng trong thực tế.
	VI. Phạm vi nghiên cứu:
	Đề tài được nghiên cứu tại Trường tiểu học Đông Hưng A 1.
	VII. Phương pháp nghiên cứu:
	1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
	Sưu tầm tài liệu.
	2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
	- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động của cô và trẻ trên tiết học âm nhạc có vận động và các tiết học múa ngoại khóa do trường tổ chức. 
	- Phương pháp trò chuyện, trao đổi với giáo viên để nắm thực trạng.
	- Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức thực nghiệm nhằm so sánh kết quả giữa hai nhóm đối chứng và thực nghiệm để đưa ra kết luận cần thiết.
	3. Phương pháp toán học:
	Sử dụng toán thống kê.
	VIII. Kế hoạch tổ chức thực hiện:
	- Thời gian chọn đề tài: 07/2009.
	- Thời gian sưu tầm nghiên cứu tài liệu: 07- 08/2009.
	- Đề cương: 08/2009- 09/2009.
	- Chỉnh sửa đề cương: 09- 10/2009.
	- Thời gian hoàn thành bài tốt nghiệp: 11/2009.
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
	I. Lịch sử vấn đề.
	Nghệ thuật múa từ lâu đã hiện diện trong sinh hoạt văn hóa của cộng đồng các tộc người, nó là nhu cầu vấn đề cấp thiết và gắn bó với con người, nghệ thuật múa cũng dần được hoàn thiện và chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn hóa dân tộc và đời sống xã hội. Cụ thể là:
	Sự phát triển của nghệ thuật múa gắn liền với sự phát triển của lịch sử phát triển xã hội loài người. Trải qua tiến trình lịch sử,nghệ thuật múa phát triển ngày một cao, hoàn thiện tính thẩm mỹ, thực hiện đầy đủ chức năng văn hóa và phát triển cùng với lịch sử văn hóa và văn minh loài người. Nghệ thuật múa của dân tộc ta đã và đang phát triển không ngừng, từng bước tiến tới đỉnh cao của nghệ thuật múa thế giới và ngày càng xâm nhập rộng rãi vào đời sống quần chúng nhân dân.
	Trong quá trình đào tạo giáo viên Mầm non thì môn học này đã đem lại những thành tựu đáng khích lệ. Từ những kiến thức múa, các cô giáo đã thao tác múa có kỹ năng dạy múa cho trẻ, giúp trẻ thấy được cái hay, cái đẹp của nghệ thuật múa, từ đó góp phần giáo dục cho trẻ tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ. Sự hiện diện của nghệ thuật múa trong chương trình đào tạo từ các bậc học trung cấp, Cao đẳng, Đại họclà một minh chứng khẳng định rằng: Nghệ thuật múa là một nhu cầu trong quá trình chăm sóc trẻ. Qua các Hội diễn, Hội thi, các tiết mục biểu diễnta thấy múa chiếm vị trí quan trọng trong nghệ thuật biểu diễn.
	Vào những năm 60 của thế kỉ XX, nghệ thuật múa đã tham gia vào quá trình giáo dục thẩm mỹ toàn dân theo hệ thống giáo dục nhà trường bắt đầu từ Mầm non. Từ đó xuất hiện một loại múa gọi là múa mẫu giáo. Đây là loại múa dùng để dạy cho các cháu từ 3 đến 6 tuổi theo đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi cụ thể. Cụ thể loại múa được chia thành múa dành cho mẫu giáo bé, nhỡ lớn. Sự phân định lứa tuổi này không nằm ngoài mục đích sư phạm đó là xác định đối tượng giáo dục để từng hệ thống bài múa phù hợp với từng lứa tuổi giúp trẻ dễ tiếp thu bài múa hơn.
	Với trẻ mẫu giáo thì việc làm quen với nghệ thuật múa dân gian dân tộc đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bản sắc dân tộc, tình cảm yêu đất nước ở mỗi trẻ. Chính vì vậy, trong vấn đề sử dụng một số tổ hợp múa dân gian dạy cho trẻ mẫu giáo trong trường Mầm non có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻVì vậy tôi đã chọn đề tài “ Bước đầu sử dụng một số tổ hợp múa dân gian cơ bản dạy trẻ mẫu giáo trong trường Mầm non”.
	II. Những kiến thức thức cơ bản về nghệ múa:
	1. Lý luận về nghệ thuật múa:
	Nghệ thuật múa là một lĩnh vực khoa học nghệ thuật có tính logic về quy luật cấu trúc, là một môn nghệ thuật có đặc thù riêng biệt.
	Quá trình phát triển lý luận nghệ thuật múa là quá trình phát triển những vận động lý luận học thuật của một loại hình nghệ thuật nảy sinh trong những định nghĩa, khái niệm, thuật ngữ nhưng đó cũng là những thành tố nội hàm của phạm trù lý luận múa. Từ đó dẫn đến tìm hiểu nhận diện bản chất nội hàm của chuyên ngành lý luận, trọng tâm chủ yếu của thuật ngữ là những vận động cơ bản, những định nghĩa khái niệm, hệ thống thuật ngữ nghiên cứu vấn đề lịch sử, nguồn gốc hình thái đặc trưng, tính chất, thể loại, nghiên cứu những nguyên tắc, quy luật tính khoa học của chuyên ngành nghệ thuật múa.
	2. Thực tiễn nghệ thuật múa:
	Thực tiễn nghệ thuật múa là toàn bộ các hoạt động biểu diễn của nghệ thuật múa bao gồm lĩnh vực sáng tác, dàn dựng và biểu diễn nghệ thuật múa. Khâu sáng tác( tư duy) đến dàn dựng( đạo diễn) tất cả đều được cụ thể hóa hướng đến sự biệu hiện nghệ thuật múa thể hiện bằng hoạt động hình thể của diễn viên bằng động tác, dáng dấp tư thế, cử chỉ và tình cảm, xúc cảm của diễn viên. Như vậy, thực tiễn những hoạt động đó là thực tiễn để tạo nên một sản phẩm tinh thần đó là sản phẩm múa.
	3. Định nghĩa nghệ thuật múa:
	Múa là một loại hình nghệ thuật biểu hiện tổng hợp, phương tiện thể hiện bằng cơ thểne63 con người, ngôn ngữ thể hiện bằng những động tác, dáng dấp cử chỉ, điệu bộ, tư thế, đường nét diễn ra trong không gian và thời gian được ấn định, là dạng văn hóa phi vật thể còn gọi là nghệ thuật của không gian và thời gian.
	4. Khái niệm múa về mẫu giáo:
	Nghệ thuật múa là một trong những loại hình nghệ thuật xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của nhân loại. Nhưng nghệ thuật múa với trẻ mẫu giáo thì chỉ xuất hiện gần đây được gọi là múa mẫu giáo.
	Múa mẫu giáo được phân định theo 3 độ tuổi: Bé, nhỡ, lớn. Việc xác định đối tượng theo độ tuổi giúp trẻ tiếp thu bài múa đễ dàng hơn. Để tìm ra giải pháp hữu hiệu tron công việc giáo dục nghệ thuật múa và đối tượng mẫu giáo thì các nhà khoa học giáo dục có kinh nghiệm đã thống nhất ở quan điểm không áp đặt cách thể hiện của người lớn cho mẫu giáo, múa mẫu giáo phải được trẻ thể hiện xuất phát từ sự hồn nhiên của trẻ. Đảm bảo tính khoa học, phù hợp tâm sinh lý trẻ.
	III. Vai trò chức năng nghệ thuật múa:
	1. Vai trò chức năng nghệ thuật múa đối với xã hội:
	Múa là một môn nghệ thuật độc lập, dùng động tác tư thế thân thể của con người, có tiếtt61 tấu, tạo hình để biểu hiện tư tưởng và tình cảm. Nó là một phương tiện sắc bén của con người nhận thức thế giới và cải tạo thế giới đó theo lý tưởng xã hội. 
	Nội dung nghệ thuật múa là hiện thực xã hội. Thông qua nghệ thuật múa con người nhận thức được hiện thực xã hội, nhận thức được thế giới. Nghệ thuật múa luôn hướng tới chân- thiện- mỹ. Tất cả những vấn đề nghệ65 thuật múa phản ánh thông qua đặc trưng của mình làm cho cuộc sống thêm phong phú, vui tươi, hạnh phúc và có ý nghĩa hơn. Tính giáo dục nghệ thuật múa luôn tập trung vào việc xây dựng nhân cách toàn diện cho con người.
	Ví dụ: Điệu múa nón dân tộc Thái- Tây Bắc. Những thiếu nữ Thái uyển chuyển nhịp nhàng, tha thướt, nhanh nhẹn và nhẹ nhàng với chiếciệc nón xinh xắn, dáng múa như những cánh hoa ban trong gió mùa xuân tươi đẹp của đất nước. Xem điệu múa ta thấy yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, yêu đời hơn.
	Sau những giờ lao động mệt mỏi, trí não căng thẳng thì múa sinh hoạt đóng vai trò làm cho con người thấy thoải mái, tinh thần thanh thản, nhẹn nhàng hơn. Trong lúc nhảy múa như vậy, mọi người giao lưu tình cảm, chan hòa, đoàn kết thân mật. 
	Thể loại múa sân khấu cũng là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với con người. Bằng đặc trưng riêng của mình, nghệ thuật múa đem lại cho con người những hiểu biết và cảm xúc mà không có nghệ thuật nào có thể có được.
	Như vậy, nghệ thuật múa phản ánh mọi mặt của đời sống xã hội góp phần cải tạo xã hội và giáo dục con người. Nó là môn nghệ thuật không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của nhân dân ta từ lâu đời. Đời sống của con người ngày càng được nâng cao, nghệ thuật múa ngày càng được góp vị trí xứng đáng đối với hoạt động tinh thần đa dạng, phong phú của con người.
	2. Vai trò của nghệ thuật múa trong trường Mầm non:
	2.1. Múa góp phần giáo dục thẩm mỹ và định hướng thẩm mỹ cho trẻ:
	Với tư cách là một hoạt động nghệ thuật, múa tạo nên những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cảm giác, tri giác thẩm mỹ. Từ đó gọi khả năng cảm thụ, lĩnh hội, hiểu cái đẹp và muốn vươn tới cái đẹp.
	2.2. Múa góp phần giáo dục thể chất cho trẻ:
	Phương tiện thực hiện múa bằng chính cơ thể con người. Qua các: Cử chỉ, dáng dấp, tư thế, đường nét, điệu bộ đã tạo nên cho trẻ dáng vẻ sinh động mềm mại. Đồng thời tính đa dạng của động tác trong khi múa đã tạo ra những phản ứng gắn với sự thay đổi của nhịp tim, tăng tuần hoàn máu, hô hấp, giãn nở của các cơ cũng như sự phát triển của bộ xương. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa đôi tay và mắt ngày càng được củng cố. Sự phối hợp các động tác đi lại nhẹ nhàng- vững chắc và giúp trẻ biết khống chế, thay đổi tốc độ múa sao cho phù hợp.
	2.3. Múa góp phần giáo dục đạo đức cho trẻ:
	Qua quá trình trẻ hát với nhau thì “ Xã hội trẻ em” được hình thành, đồng thời việc trẻ phối hợp với nhau để thể hiện các động tác thì tình cảm, tình bạn bè trở nên thân thiết. Trẻ biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau vui vầy ca múa. Tính đồng cảm, kỷ luật, ý thức tập thể được hình thành và cũng qua những bài hát múa còn mang đến cho trẻ cảm xúc tự hào dân tộc.
	2.4. Múa góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ:
	Trước và trong khi múa bao giờ trẻ cũng phải chú ý lắng nghe ghi nhớ có chủ định được điểm cách thể hiện, tiết tấu, nhịp điệu của từng động tác, từng đoạn nhịp. Sự thay đổi của địa hình như thế nào đối 

File đính kèm:

  • docde tai cua Mam non 09.doc