Đề tài Nghiên cứu sự “ di chuyển sự chú ý của học sinh lớp 8A1 Trường THCS Phan Chu Trinh thành phố Đà Lạt”

Mục đích.

Nghiên cứu sự “ di chuyển sự chú ý của học sinh lớp 8A1 Trường THCS Phan Chu Trinh thành phố Đà Lạt”.

II. Nhiệm vụ

 1. Đọc.

Tim hiểu tài liệu để nghiên cứu sự “ di chuyển chú ý của học sinh lớp 8A1 Trường THCS Phan Chu Trinh thành phố Đà Lạt”.

2. Khảo sát.

Tiến hành cho học sinh lớp 8A1 tiến hành làm hai bài toán, khảo sát để nghiên cứu “ di chuyển sự chú ý của học sinh lớp 8A1 Trường THCS Phan Chu Trinh thành phố Đà Lạt, vào thời điểm 15 phút đầu giờ, ngày 16/02/2012 tại phòng học lớp 8A1 Trường THCS Phan Chu Trinh thành phố Đà Lạt.

 

doc8 trang | Chia sẻ: dhcepa | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu sự “ di chuyển sự chú ý của học sinh lớp 8A1 Trường THCS Phan Chu Trinh thành phố Đà Lạt”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐÀ LẠT
KHOA MỸ THUẬT- NHẠC- HỌA
KHOA TỰ NHIÊN
@&?
Bài Tập Tâm Lý
 Đề Tài: Nghiên cứu sự “ di chuyển sự chú ý của học sinh
 lớp 8A1 Trường THCS Phan Chu Trinh
 thành phố Đà Lạt”.
Nhóm TTSP: TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH
 Lớp SP Tin - K35:
1. K’ Nhân
 2. Nguyễn Hải Quân
 3. Nguyễn Thị Thơm
 4. Nguyễn Thanh Tùng
 5. Trần Thị Hồng Nhung
 6. Liêng Jrang Maradona
 Lớp SP Mỹ Thuật - K35:
1. Ha Thin
 2. Tạ Đình Hữu
Giáo Viên Hướng Dẫn: Phạm Thị Hoa
Đà Lạt, Ngày 9 Tháng 2 Năm 2012
 Mục Lục
 Trang
 Phần 1: Những vấn đề chung của đề tài	1
I Mục đích.
Nhiệm vụ
Đọc
Khảo sát
Sử lý và Kết luận
Phương pháp
1. Phương pháp thực nghiệm
2. Phương pháp quan sát
3. Phương pháp điều tra (có phiếu điều tra)
 Phần 2: Nội dung2
Thực trạng
 1. Bảng thống kê
 2. Phân tích.
 3. Kết luận.
Nguyên nhân
Giải pháp
 Phần 3: Kết luận và kiến nghị..........6
Kết luận.
Kiến nghị
Phần 1: Những Vấn Đề Chung Của Đề Tài
I. Mục đích.
Nghiên cứu sự “ di chuyển sự chú ý của học sinh lớp 8A1 Trường THCS Phan Chu Trinh thành phố Đà Lạt”.
II. Nhiệm vụ
 	1. Đọc.
Tim hiểu tài liệu để nghiên cứu sự “ di chuyển chú ý của học sinh lớp 8A1 Trường THCS Phan Chu Trinh thành phố Đà Lạt”.
2. Khảo sát.
Tiến hành cho học sinh lớp 8A1 tiến hành làm hai bài toán, khảo sát để nghiên cứu “ di chuyển sự chú ý của học sinh lớp 8A1 Trường THCS Phan Chu Trinh thành phố Đà Lạt, vào thời điểm 15 phút đầu giờ, ngày 16/02/2012 tại phòng học lớp 8A1 Trường THCS Phan Chu Trinh thành phố Đà Lạt.
	3. Sử lý và Kết luận.
Từ kết quả của cuộc khảo sát, chúng tôi tiến hành thống kê, xử lý và đưa ra được kết luận về nguyên nhân làm học sinh không chú ý từ đó đề ra biện pháp phù hợp để tập trung được sừ chú ý của học sinh lớp 8A1 Trường THCS Phan Chu Trinh thành phố Đà Lạt
III. Phương pháp
Để cuộc nghiên cứu sự chú ý của học sinh lớp 8A1 Trường THCS Phan Chu Trinh thành phố Đà Lạt đạt kết quả tốt nhất chúng tôi đã áp dụng những phương pháp sau:
1. Phương pháp thực nghiệm
2. Phương pháp quan sát
3. Phương pháp điều tra (có phiếu điều tra).
Trang 1
Phần 2: Nội Dung
I.Thực Trạng
 1. Bảng thống kê.
 Để tìm hiểu, nghiên cứu sự di chuyển chú ý của học sinh chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực nghiệm các em học sinh lớp 8a1 trường THCS Phan Chu Trinh.
Cho các em 2 bài toán, nếu quy luật cho các em tiến hành làm 2 bài toán:
 Bài toán 1: Các em chú ý lắng nge quy luật bài toán sau đó thực hiện trong vòng 2 phút: Ta có 2 chữ số cột đầu tiên lấy số trên cộng số dưới rồi ghi lên hàng trên. Lấy chữ số đầu hàng trên viết tiếp xuống hàng dưới, tiếp tục lấy tổng 2 số hàng trên, hàng dưới của cột vừa thu được ghi tiếp lên hàng trên, lấy số thứ 2 của hàng bên trên ghi xuồng hàng dưới. Thực hiện tương tự với các cột tiếp theo.
 1 3 4     47
 2 1      29
Bài toán 2 Các em chú ý lắng nge quy luật bài toán sau đó làm bài toán trong vòng 2 phút: Ta có 2 chữ số cột đầu tiên lấy số trên cộng số dưới rồi ghi xuống hàng dưới, lấy chữ số đầu hàng dưới viết tiếp lên hàng trên. Tiếp tục lấy tổng 2 số hàng trên, hàng dưới của cột vừa thu được ghi tiếp xuống hàng dưới, lấy số thứ 2 của hàng bên dưới ghi lên hàng trên. Thực hiện tiếp tục với các cột tiếp theo.
 2 3      55
 3 5 8     89
Qua quá trình cho các em làm 2 bài tập toán tư duy chúng tôi đã thu được kết quả và đã thống kê thành bảng như sau:
* Câu hỏi thứ nhất
Đúng 100%
Đúng > 50%
Đúng > 25%
Đúng < 25%
Học Sinh
15
10
14
1
Tỉ Lệ (%)
37.5
25
35
2.5
Trang 2
* Câu hỏi thứ 2
Đúng 100%
Đúng > 50%
Đúng > 25%
Đúng < 25%
Học Sinh
10
11
17
2
Tỉ Lệ (%)
25
27.5
42.5
5
II. Phân Tích
 - Vì tiến hành khảo sát trong 15 phút đầu giờ, học sinh mới từ nhà lên lớp học cho nên các em chưa thật sự chú ý vào vấn đề khảo sát, tư tưởng của các em không tập trung.
 - Theo quan sát của nhóm chúng tôi thì ở câu hỏi thứ nhất và câu hỏi thứ 2, một số em nói chuyện không tập trung làm bài thì các em đa số làm sai. Những em làm đúng cả 2 câu hỏi với tỉ lệ 100% đều là những em học sinh đã chú ý lắng nge và có sự tập trung suy nghĩ làm bài.
- Sau khi tiến hành với quy luật 2 trái ngược hoàn toàn quy luật 1 thì tỷ lệ học sinh trả lời đúng bị giảm đi đáng kể. Điều này có thể là do học sinh bị chi phối bởi quy luật 1, khi tiến hành với quy luật trái ngược học sinh chưa hoàn toàn dứt bỏ được ảnh hưởng của quy luật 1 dẫn đến nhầm lẫn.
- Hoặc do sức ép thời gian, sau khi tiến hành với quy luật 1 học sinh có rất ít thời gian để “tĩnh tâm” trước khi tiến hành với quy luật 2 dẫn đến những nhầm lẫn đáng tiếc, hay học sinh phải tiến hành chậm, nhiều lần để không bị nhầm lẫn nên khi hết thời gian học sinh vẫn chưa hoàn thành được bài toán.
3. Kết luận.
 Qua kết quả đã thu được khi cho các em làm bài tập khảo sát thì chúng tôi nhận thấy sự di chuyển chú ý của các em học sinh chưa thật sự tốt hay nói đúng hơn là ở mức yếu.
Trang 3
II. Nguyên nhân
1. Nguyên nhân chủ quan
 Nguyên nhân chủ quan khiến học sinh không chú ý có thể liệt kê thành bốn yếu tố cơ bản sau:
+ Thiếu ý thức học tập, một số học sinh còn thích nói chuyện không chú ý nghe giảng;
+ Thiếu động cơ học tập, thấy buồn chán trong học tập;
+ Thiếu phương pháp, kỹ năng học;
 + Những nguyên nhân khác như: thiếu ngủ, bị stress, mệt mỏi..
 2. Nguyên nhân khách quan
+ Một số học sinh còn nói chuyện không chú ý nghe giảng.
+ Do có sự chuyển đổi về quy tắc trái ngược nhau ma thời gian chuyển đổi thì ngắn nên học sinh bị nhầm lẫn giữa 2 quy luật.
+ Giờ truy bài 15 phút đầu giờ đa số học sinh còn đùa giỡn, chơi đùa nên khi khảo sát học sinh chưa có chú ý.
+ Sau khi đã trải qua một vài tiết học học sinh trở nên mệt mỏi nên khả năng di chuyển chú ý của học sinh bị giảm sút.
+ Thái độ làm bài tập của một số học sinh chưa tốt, không chịu hợp tác làm bài
+ Môi trường học tập và cấu trúc chương trình học . Môi trường học tập có thể được minh họa như không gian lớp học, tiếng ồn, hệ thống âm thanh, trang thiết bị học tập. Cấu trúc chương trình chính là việc phân bổ kiến thức và cấu trúc từng giờ học hợp lý cùng với phương pháp giảng dạy của giáo viên.
+ Khối lượng kiến thức quá nặng khiến học sinh kiệt sức và cảm thấy sợ hãi việc học.
Trang 4
+ Do một số câu hỏi nhàm chán của giáo viên không kích thích được sự chú ý của học sinh; hoặc là do câu hỏi quá dễ hoặc là do câu hỏi quá khó nên chưa thu hút được tính tò mò, sáng tạo của học sinh.
+ Một số thầy cô quá nghiêm khắc, chưa tạo ra được sự hưng phấn cho người học, thậm chí còn tạo ra tâm lí sợ hãi, căng thẳng mệt mỏi cho học sinh.
+ Một số học sinh chưa đủ tự tin về năng lực của bản thân nên ngại phát biểu, một số khác do lười biếng, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
+ Do các em càng học lên cao nên chỉ tập trung vào các môn theo khối thi, từ đó sao nhãng các “môn phụ”. 
+ Sự im lặng của nhiều học sinh trong lớp học kéo dài đã dần trở thành căn “bệnh” lây lan cả lớp. 
+ Do ấn tượng không tốt của một số thầy cô trong quan hệ thầy và trò ảnh hưởng đến sự hợp tác phát biểu trong dạy và học.
+ Do ảnh hưởng của các tác động cuộc sống.
III. Giải pháp
Qua quá trình khảo sát và nghiên cứu sự di chuyển chú ý cùng với kinh nghiệm của bản thân, tôi xin đề ra một số biện pháp để cải thiện khả năng di chuyển chú ý của học sinh.
 + Đối với nguyên nhân thiếu phương pháp, kỹ năng học tập, học sinh cần được trang bị những kỹ thuật giúp bản thân điều khiển bộ não hoạt động hiệu quả hơn, giúp bản thân tập trung tốt hơn khi bắt đầu có hiện tượng phân tán tư tưởng. Đó là những giải pháp lâu dài cần phải được rèn luyện qua thời gian như: Rèn luyện trí não và Trang bị kỹ năng học tập.
 + Học sinh có thể rèn luyện trí não bằng các hoạt động như tập thể dục và có chế độ ăn uống đầy đủ. Ngoài tập thể dục để có một thân thể tráng kiện, một tinh thần minh mẫn thì dinh dưỡng cũng là yếu tố rất quan trọng để nuôi một cơ thể cũng như một bộ não khoẻ mạnh. Để rèn luyện khả năng tập trung tốt, các bài tập giữ thăng bằng là hiệu quả. Học sinh có thể tự tập bằng bài tập giữ thăng bằng một cây bút chì trên ngón tay trỏ hướng lên.
Trang 5
 + Ngoài ra, trang bị cho học sinh phương pháp học tập tốt cũng là yếu tố rất quan trọng giúp họ tập trung vào việc học. Các phương pháp học tập có thể được phân tích thành một vài kỹ năng như kỹ năng nghe giảng và ghi chép kỹ năng đọc tài liệu, chuẩn bị cho kỳ thi và làm cách nào để đạt kết quả thi tốt, kỹ năng quản lý thời gian và kỹ năng tìm kiếm, quản lý và sử dụng thông tin hiệu quả.
Phần 3: Kết Luận Và Kiến Nghị
I. Kết luận
Có nhiều giải pháp giúp tăng cường khả năng tập trung. Trong đó đòi hỏi học sinh phải rèn luyện cho mình bản lĩnh để tập trung tốt. Với khả năng tập trung đã được rèn luyện hiệu quả, việc phân tán tư tưởng sẽ được hạn chế rất nhiều. Từ đó giúp họ hoàn thành tốt công việc của mình và thành công trong tương lai. Tuy nhiên, ngoài những giải pháp cần rèn luyện thì còn nhiều giải pháp khác có giá trị tức thời giúp học sinh, sinh viên tập trung ngay khi có sự phân tán diễn ra như đã trình bày. Điều quan trọng ở đây mà chúng tôi muốn nhấn mạnh đó là cần có những chương trình hành động giúp học sinh nhận thức được tầm quan quan trọng của khả năng tập trung và hướng dẫn họ làm cách nào tập trung tốt nhất vào việc học.
 II. Kiến nghị
+ Nhà trường cần tạo môi trường học tập và cấu trúc chương trình học hợp lý để tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh học tập.
+ Tạo điều kiện cho các em hoạt động ngoại khóa nhiều và tập thể dục, thể thao trong trường giúp các em có thời gian thư giãn và giải trí.
+ Cung cấp thông tin và tài liệu học một cách đầy đủ và chính xác để học sinh có kiến thức vững vàng trong từng bộ môn.
Trang 6

File đính kèm:

  • doctâm lý..doc