Đề tài “Sử dụng các kí hiệu giúp trẻ nhanh nhận biết đồ dùng cá nhân tại lớp mẫu giáo bé trường mầm non Thị trấn Sìn Hồ”

I. Đặt vấn đề

Thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 gắn liền với việc thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ không chỉ tổ chức hoạt động học tập mà trẻ tham gia rất nhiều hoạt động như hoạt động vui chơi, hoạt động ăn ngủ cho trẻ hàng ngày. Việc giáo dục trẻ không chỉ là kiến thức mà còn cần cả các kỹ năng. Là giáo viên đã từng phụ trách lớp 3 - 4 tuổi tôi đã dành nhiều thời gian, tâm huyết cố gắng để tìm hiểu, nghiên cứu các biện pháp làm sao để có thể rèn trẻ kỹ năng nhận biết được các đồ dùng cá nhân của trẻ, để cho trẻ biết tự phục vụ bản thân.

 

doc9 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 1603 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài “Sử dụng các kí hiệu giúp trẻ nhanh nhận biết đồ dùng cá nhân tại lớp mẫu giáo bé trường mầm non Thị trấn Sìn Hồ”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BIỆN PHÁP GIÁO DỤC 
Tên biện pháp: “Sử dụng các kí hiệu giúp trẻ nhanh nhận biết đồ dùng cá nhân tại lớp mẫu giáo bé trường mầm non Thị trấn Sìn Hồ”
I. Đặt vấn đề
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 gắn liền với việc thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ không chỉ tổ chức hoạt động học tập mà trẻ tham gia rất nhiều hoạt động như hoạt động vui chơi, hoạt động ăn ngủ cho trẻ hàng ngày. Việc giáo dục trẻ không chỉ là kiến thức mà còn cần cả các kỹ năng. Là giáo viên đã từng phụ trách lớp 3 - 4 tuổi tôi đã dành nhiều thời gian, tâm huyết cố gắng để tìm hiểu, nghiên cứu các biện pháp làm sao để có thể rèn trẻ kỹ năng nhận biết được các đồ dùng cá nhân của trẻ, để cho trẻ biết tự phục vụ bản thân.
	II. Nội dung
1. Thực trạng của biện pháp 
a) Thực trạng trước khi thực hiện biện pháp mới
Trong những năm học trước để giáo dục trẻ nhận biết đồ dùng cá nhân thông qua các hoạt động ăn ngủ vệ sinh tại lớp, tôi đã sử dụng các biện pháp như: 
- Ghi số hoặc tên vào đồ dùng cá nhân trẻ như ghi vào ba lô, cốc uống nước, đất nặn, bút sáp, khăn mặt, dép...
- Tổ chức thực hành các hoạt động vệ sinh, hoạt động thực hành, hoạt động trải nghiệm
 - Trao đổi với phụ huynh trong việc mua đồ dùng cá nhân cho trẻ.
	- Khi sử dụng các biện pháp trên, việc giáo dục trẻ nhận biết được đồ dùng cá nhân thông qua các hoạt động ăn, ngủ vệ sinh tại lớp chưa thực sự hiệu quả, do trẻ còn bé chưa biết số và chữ cái, một số chưa có ý thức tự giác mà hay có tính tự mình thích cái gì thì lấy, trẻ dễ nhớ lại mau quên.
b) Thuận lợi và khó khăn thuận lợi, khó khăn của biện pháp đang được áp dụng tại nhà trường
* Thuận lợi
- Ban giám hiệu luôn quan tâm giúp đỡ bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, luôn tạo điều kiện cho giáo viên yên tâm công tác và có điều kiện để nâng cao tay nghề. Trong năm, tôi đã được tham gia tập huấn, bồi dưỡng về chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm thông các buổi học tập chung, sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
- Bản thân luân tự cố gắng học hỏi đồng nghiệp, trao rồi kiến thức để nâng cao chuyên môn
- Cơ sở vật chất của trường, lớp, đồ dùng đồ chơi, dụng cụ sinh hoạt của trẻ tương đối đầy đủ, thuận tiện cho việc dạy, rèn trẻ và trẻ sử dụng.
- Đối với trẻ: Có sức khỏe tốt, có thói quen tốt trong các hoạt động, các cháu hồn nhiên, nhanh nhẹn, mạnh dạn trong giao tiếp và yêu trường mến lớp.
- Đối với phụ huynh: Luôn quan tâm, ủng hộ nhiệt tình phối hợp khá tốt với giáo viên trong việc thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ cũng như đóng góp về cơ sở vật chất để môi trường học tập vui chơi của trẻ ngày càng khang trang. 
* Khó khăn
- Về cơ sở vật chất: Phòng học diện tích còn trật hẹp, số lượng học sinh đông nên việc tổ chức cho trẻ khám phá, trải nghiệm còn hạn chế.
- Một số trẻ lần đầu đi học chưa thực sự hứng thú khi tham gia các hoạt động khám phá, thực hành, trải nghiệm,chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp ứng xử, kỹ năng thực hành, trải nghiệm còn vụng, ngôn ngữ còn hạn chế.
- Đa số trẻ trong lớp trẻ dân tộc thiểu số nên vốn từ tiếng Việt còn ít, một số trẻ còn chưa hiểu, chưa nói được rõ ràng.
 Công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhận biết đồ dùng cá nhân trong độ tuổi mầm non là việc làm thiết thực nhằm giúp trẻ tự tin không lấy nhầm đồ của bạn, trong khi vệ sinh cá nhân phòng tránh một số bệnh tật, hình thành những kĩ năng sống cơ bản đầu tiên, không những thế mà nó còn giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
 Nhưng đối với trẻ mầm non ở lứa tuổi này trẻ con yếu, chậm vì vậy
việc giáo dục trẻ nhận biết đồ dùng cá nhân cho trẻ còn chậm nhằm giúp trẻ
 nhận biết được đồ dùng cá nhân trẻ để trẻ tự tin, mạnh dạn nhận biết được đồ dùng cá nhân trong vệ sinh, ăn, ngủ hàng ngày và trong thực hành trải nghiệm hết sức cần thiết.
Trường Mầm non Thị trấn Sìn Hồ Lai Châu là trường có đông học sinh với các lớp học theo độ tuổi, chất lượng chăm sóc giáo dục luôn được đặt lên hàng đầu.
 Trong những năm học qua công tác giáo dục trẻ nhận biết đồ dùng cá nhân đã được quan tâm trú trọng, tuy nhiên chưa đem lại hiệu quả cao do một số giáo viên chưa dành nhiều thời gian cho việc rèn luyện trẻ để trẻ nhận biết được đồ dùng cá nhân của mình nên dẫn đến việc trẻ cầm nhầm đồ dùng cá nhân của nhau một số trẻ chưa có thói quen và tự giác cất đồ dùng cá nhân vào đúng ba lô của mình và chỉ thực hiện khi cô giáo nhắc nhở.
Qua khảo sát tôi thấy kết quả đầu năm đạt được như sau: 
Nội dung
Số trẻ
Tỷ lệ %
- Trẻ nhận biết được khăn mặt của mình
20/37
44,1%
- Trẻ biết cất đồ dùng cá nhân vào đúng ba lô của mình
19/37
55,9%
- Trẻ nhận biết được túi sản phẩm cá nhân mình
15/37
44,1%
- Trẻ nhận biết được ba lô của mình
24/37
58,9%
- Trẻ nhận biết được cốc của mình
19/37
55,9%
- Trẻ nhận biết được chăn,gối của mình
18/37
52,9%
 Qua đợt khảo sát trên tôi thấy kết quả đạt chưa cao, để khắc phục những mặt còn hạn chế, nhằm giúp trẻ nhận biết được đồ dùng cá nhân mình thông qua các hoạt động thực hành trải nghiệm, nhanh nhẹn, tâm lý thoải mái và kỹ năng thành thạo, sau khi nghiên cứu và trăn trở để giúp trẻ sớm nhận biết được đồ dùng cá nhân tôi đã đề xuất biện pháp “Sử dụng các kí hiệu giúp trẻ nhanh nhận biết đồ dùng cá nhân tại lớp mẫu giáo bé trường Mầm non Thị trấn Sìn Hồ Lai Châu”
 2. Biện pháp “Sử dụng các kí hiệu giúp trẻ nhanh nhận biết đồ dùng cá nhân tại lớp mẫu giáo bé trường Mầm non Thị trấn Sìn Hồ Lai Châu”
a) Mục đính của biện pháp 
- Để giúp trẻ nhận biết được đồ dùng cá nhân thông qua các hoạt động ăn ngủ vệ sinh tại lớp một cách nhẹ nhàng và không gò bó giúp trẻ có một kỹ năng
nhận biết nhanh đồ dùng cá nhân của mình.
b) Tính mới của biện pháp 
- Sử dụng các ký hiệu riêng bằng các hình vẽ cụ thể và môi trẻ có 1 ký hiệu riêng giúp trẻ dễ dàng:
	+ Ghi nhớ được hình – nhớ được đồ của mình.
	+ Phân biệt được đồ của mình và của bạn khác.
	+ Ký hiệu mang tính trực quan, gần gũi, quen thuộc với trẻ.
* Cách thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ khi đến lớp
	- Giáo viên phối hợp cùng phụ huynh trong việc chuẩn bị các đồ dùng cá nhân cho trẻ khi tới lớp.
	- Ngay từ đầu năm học, giáo viên lập danh sách các đồ dùng cần có để phục vụ việc học tập và sinh hoạt cho trẻ tại lớp. Cùng bàn bạc và thống nhất với phu huynh.
	- Giáo viên chủ nhiệm phát cho phụ huynh mỗi trẻ một tờ bảng thống kê kí hiệu để trẻ làm quen nhận biết khi ở nhà ví dụ:
Stt
Họ và tên
Các kí hiệu
 1
Tấn y Lành
2
Lò Hoài An
3
Gi Nhật Minh
4
Gi Tuấn Giang
5
Tấn Văn Long
6
Lò Thanh Mai
7
Lò Thị Thanh 
8
Lò Hồng Hiên
9
Gi Ngọc giang
10
Gi Thị Tuyết
Bước 2: Cô tuyên truyền phụ huynh thêu hoặc viết hình ảnh kí hiệu của con mình lên ba lô, khăn mặt. Cô giáo vẽ các kí hiệu của từng cháu theo bảng kí hiệu đầu năm 
- Cô nhắc phụ huynh thêu đúng kí hiệu của con mình lên mặt trước của ba lô, khăn mặt, chăn, gối đêm cho con mình, Ở nhà chỉ cho con mình biết đau là kí hiệu của mình 
	- Với những đồ dùng do giáo viên mua sắm, chuẩn bị cho trẻ: Giáo viên cũng vẽ ký hiệu cho từng trẻ, để mỗi trẻ sẽ có một ký hiệu riêng theo bảng hệ thống kí hiệu.
	- Cách ghi ký hiệu trên đồ dùng cá nhân:
	- Balo: mỗi trẻ cần có một balo riêng. Bên ngoài balo có ghi tên trẻ, có hình ảnh riêng/màu sắc/kiểu dáng, có ghi số điện thoại của bố mẹ,...
	- Khi hai bạn có ba lô giống như nhau khi có kí hiệu riêng của từng trẻ thì trẻ sẽ phát hiện ra đâu là kí hiệu ba lô của mình
	- Dép đi ở lớp: Có vẽ hình ký hiệu (số, hình học, hình vẽ,..) được ghi bằng 
bút không phai/ bút xóa/ sơn màu.
	- Cốc uống nước/ hộp bút sáp/ hộp đất nặn/ bảng con/ghế ngồi: Được vẽ ký hiệu cho từng trẻ để trẻ nhận biết theo ký hiệu hình vẽ, ngoài ra còn ghi tên của trẻ để giáo viên thuận tiện ghi nhớ, kiểm tra việc trẻ nhận biết có đúng đồ của mình không.
	- Khăn mặt: Có ghi tên và kí hiệu riêng của trẻ.
VD: Khăn mặt của bạn Tuyết có kí hiệu hình tam giác, khăn mặt của bạn Lành kí hiệu bông hoa
	- Các ký hiệu riêng có đủ 37 ký hiệu riêng cho 37 trẻ, ký hiệu là các hình học, hình vẽ đơn giản gần gũi, dễ nhớ, quen thuộc với trẻ: Mặt trời, bông hoa, quả (táo, dưa hấu, chuối, cam,..), hình học (tam giác, vuông, tròn,..).
- Với những góc trung bày, ô cắm hoa bé ngoan: Tôi sử dụng ảnh thẻ nhở của trẻ gắn vào các vị trí riêng của từng trẻ, để cả cô và trẻ ghi nhớ khuôn mặt và vị trí của mình.
- Dưới đây là một số hình ảnh kí hiệu đồ dùng cá nhân của trẻ lớp mẫu giáo bé
VD: Khăn mặt, hộp bút sáp, hộp đất nặn, sách vở:
Bước 3: Cô giáo cho trẻ tự nhận đồ dùng của mình thông qua các hoạt động thực hành trải nghiệm.
- Ngày đầu để trẻ nhớ được khăn: tôi giặt khăn, gấp khăn và gấp phía kí hiệu lên trên và gọi từng trẻ lên và tôi phát khăn của từng trẻ một, khăn mặt đã có tên và kí hiệu sau đó tôi đi từng trẻ trò chuyện về khăn của trẻ màu gì? được in hình gì? hình màu gì?. Để cho trẻ nhanh chóng nhận được đồ dùng cá nhân của mình, tôi tổ chức theo thành từng nhóm nhỏ, thi tìm đồ dùng cá nhân,..
- Tôi cho trẻ chọn đúng khăn của mình bằng nhiều hình thức khác nhau
Ví dụ: Tôi cầm khăn bất kì và hỏi đây là khăn của bạn nào đây? Cho trẻ đó lên nhận khăn.
- Tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi thi ai nhanh.
- Khi trẻ đã nhớ được kí hiệu của mình thì trẻ sẽ nhớ được tất cả các đồ dùng cá nhân của mình có kí hiệu đó.
Ví dụ: Khăn mặt của bạn Thanh Mai có vẽ hình bông hoa thì ba lô, chăn, gối, cốc, bút sáp, đất nặn, sách của bạn cũng vẽ kí hiệu cái ô bạn Thanh Mai nhìn thấy hình ảnh bông hoa là sẽ biết đó là đồ dùng của mình
Bước 4: Cô hướng dẫn trẻ cách gấp khăn, cách cất ba lô và các đồ dùng cá nhân khác sao cho thuận tiện cho trẻ nhận biết và hoạt động.
- Tôi hướng dẫn trẻ cách gấp khăn khi gấp khăn cô hướng dẫn trẻ gấp kí hiệu ra ngoài để trẻ rễ nhìn và nhận biết nhanh
- Một đồ dùng cá nhân của trẻ không thể thiếu đấy là cốc uống nước của trẻ, tôi cũng áp dụng phương pháp ghi kí hiệu của trẻ ở dưới đấy cốc, khi lấy cốc để uống nước trẻ sẽ rễ ràng nhìn thấy kí hiệu của mình
- Trước khi mỗi lần cho uống sữa, chè đỗ đen tôi cho trẻ 
theo tổ lên lấy đúng cốc của mình sau đó tôi mới cho trẻ lần lượt lên để chia sữa cho trẻ uống
- Để đựng đồ dùng cá nhân trẻ như quần áo mũ, đi học trẻ phải có ba lô riêng của từng trẻ tôi vẫn tiếp tục áp dụng phương pháp ghi các kí hiệu trên ba lô, của trẻ, khi xếp ba lô trên giá ba lô thì cô sẽ tuyên truyền với các phụ huynh khi đưa con đi học cất ba lô đúng nơi quy định và cho có kí hiệu của ba lô ra ngoài để cô và trẻ rễ ràng nhìn thấy. Còn đối với trẻ cô giáo hướng dẫn trẻ cách xếp kí hiệu của ba lô ra ngoài để cho cô và chúng mình dễ nhìn thấy kí hiệu và nhận biết nhanh ba lô của mình
	- Đối với chăn, gối, dép đi trong lớp, của trẻ cô giáo hướng dẫn phụ huynh thêu, vẽ theo đúng kí hiệu từng trẻ theo bảng kí hiệu cô giáo đã phát từ đầu năm 
	- Đồ dùng học tập của trẻ như bút sáp, đất nặn, sáchCô giáo vẽ theo bảng kí hiệu của trẻ từ đầu năm học
	- Qua một thời gian áp dụng biện pháp giúp trẻ nhận biết đồ dùng cá nhân hiệu tôi thấy hiệu quả rất cao 100% trẻ nhận biết đồ dùng cá nhân của mình. So với các phương pháp trước đây tại vì trước đồ dùng cá nhân của trẻ được ghi tên và số vì trẻ quá nhỏ chưa nhận biết được số và chữ cái vì vậy bây giờ tôi đã nghiên cứu ra được cách trẻ nhận biết được nhanh thông qua các kí hiệu đơn giản gần gũi với trẻ.
c) Ưu, nhược, điểm của biện pháp mới: 
- Đối với phụ huynh nắm được các kí hiệu đồ dùng của con mình. Khi mang đồ dùng như gối, chăn, đệm về giặt thì sẽ không bị nhầm đồ của bạn khác.
	- Đối với trẻ, trẻ nhận biết nhanh các đồ dùng của mình, trẻ dễ nhớ. Trẻ tự tin thực hành trải nghiệm hơn.
	- Trẻ biết giữ gìn đồ dùng của mình và của bạn.
	- Đối với cô khi hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động
 nhanh hơn dễ dàng hơn.
3. Kết quả đạt được
- Thông qua việc áp dụng biện pháp “Sử dụng các kí hiệu giúp trẻ nhanh nhận biết đồ dùng cá nhân tại lớp mẫu giáo bé trường Mầm non Thị trấn Sìn Hồ Lai Châu”. Tôi nhận thấy được kết quả rõ rệt như sau:
Nội dung
Khảo sát đầu năm
Kết quả áp dụng biện pháp
So sánh
- Trẻ nhận biết được khăn mặt của mình
15/34 = 44,1%
34/34 = 100%
Tăng 55,9%
- Trẻ biết cất đồ dùng cá nhân vào đúng ba lô của mình
19/34 = 55,9%
34/34 = 100%
Tăng 44,1%
- Trẻ nhận biết được túi sản phẩm cá nhân mình
15/34 = 44,1%
34/34 = 100%
Tăng 55,9%
- Trẻ nhận biết được ba lô của mình
20/34 = 58,9%
34/34 = 100%
Tăng 41,1%
- Trẻ nhận biết được cốc của mình
19/34 = 55,9%
34/34 = 100%
Tăng 44,1%
- Trẻ nhận biết được chăn, gối của mình
18/34 = 52,9%
34/34 = 100%
Tăng 47,1%
	III. Kết luận
- Trong quá trình áp dụng biện pháp trên bản thân tôi đã ứng dụng biện pháp này để trẻ nhận biết các đồ dùng cá nhân của trẻ thông qua các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh tại lớp và đặc biệt thông qua các hoạt động trải nghiệm.
- Tôi nhận thấy đây là một biện pháp tốt trong việc giúp trẻ có kỹ năng nhận biết và tự phục vụ bản thân, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc giáo dục.
- Trẻ nhanh nhẹn, khỏe mạnh, tâm lý thoải mái, mạnh dạn trong giao tiếp hứng thú tham gia vào các hoạt động thực hành trải nghiệm một cách nhẹ nhàng thoải mái, kích thích được lòng say mê học tập ở trẻ, giúp trẻ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong quá trình hoạt động. Đồng thời giúp trẻ biết giữ gìn đồ dùng cá nhân mình cũng như của tập thể.
- Với biện pháp này và kết quả đã đạt được bản thân tôi thấy tự tin khi tổ chức các hoạt động chăm sóc, đặc biệt là giáo dục lấy trẻ làm trung tâm qua hoạt động khám phá, thực hành, trải nghiệm. 
- Đa số cha mẹ học sinh đã hiểu được ích lợi của việc trẻ nhận biết được đồ dùng cá nhân của trẻ. Các phụ huynh rất ủng hộ và có ý thức phối kết hợp với cô giáo để cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non ngày càng tốt hơn
IV. Đề xuất, kiến nghị
Đối với ban giám hiệu
- Để áp dụng biện pháp lâu dài xin được đi theo trẻ cả 3 năm học.
2. Đối với giáo viên. 
- Thường xuyên nghiên cứu tài liệu, để có được phương pháp tổ chức linh hoạt sáng tạo, tạo cơ hội cho trẻ vui chơi, học tập, khám phá, thực hành, trải nghiệm cho trẻ trong các lứa tuổi mầm non.
 3. Đối với cha mẹ học sinh
- Nên rèn cho con thói quen tự lập với những việc, những hoạt động vừa sức. Khi trẻ ở nhà cũng cần dạy cho con cách nhận biết và sử dụng đồ dùng cá nhân để trẻ được thực hành mọi lúc mọi nơi.
- Trên đây là biện pháp “Sử dụng các kí hiệu giúp trẻ nhanh nhận biết đồ dùng cá nhân tại lớp mẫu giáo bé trường Mầm non Thị trấn Sìn Hồ Lai Châu”
 Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo để biện pháp 
của tôi đạt kết quả cao hơn nữa trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non.
 Tôi xin chân thành cảm ơn !
Lai Châu, ngày 10 tháng 03 năm 2019
XÁC NHẬN CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG
Hiệu trưởng
Nguyễn Thị Hương
TÁC GIẢ BIỆN PHÁP
Bùi Hồng Hiên

File đính kèm:

  • doclop 3 tuoi_12958522.doc