Giáo án bài dạy lớp Lá - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Tập tô chữ i, t, c

1. Yêu cầu

* Kiến Thức:

- Trẻ nhận biết chữ cái “ i, t, c” phát âm đúng chữ cái “ i, t, c”

- Biết tô chữ “ i, t, c” theo yêu cầu của cô.

- Trẻ biết cách chơi trò chơi theo yêu cầu của cô.

* Kỹ Năng:

- Trẻ có kỹ năng mở vở, kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi đúng.

- Trẻ có kỹ năng tô trùng khít lên chấm mờ chữ “i, t, c” tô đúng chiều chữ, tô chữ rỗng không bị ra ngoài.

- Trẻ có phản xạ nhanh khi tìm chữ trong từ.

- Phát âm to, rõ ràng, chuẩn các chữ “i, t, c”

* Thái Độ:

- Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động tập tô chữ “i, t, c”

- Giáo dục trẻ tính kiên trì, chịu khó, cẩn thận khi tô chữ.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bài dạy lớp Lá - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Tập tô chữ i, t, c, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN 
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề tài: Tập tô chữ i, t, c
NDTH: KPKH, âm nhạc
Chủ đề: Thế giới động vật
Độ tuổi: 5-6 tuổi
Thời gian: 30 - 32 phút
Giáo viên thực hiện: Lưu Thị Kim Thoa
Đơn vị: Trường Mầm non Mầm nọn
1. Yêu cầu
* Kiến Thức:
- Trẻ nhận biết chữ cái “ i, t, c” phát âm đúng chữ cái “ i, t, c” 
- Biết tô chữ “ i, t, c” theo yêu cầu của cô.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi theo yêu cầu của cô.
* Kỹ Năng:
- Trẻ có kỹ năng mở vở, kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi đúng.
- Trẻ có kỹ năng tô trùng khít lên chấm mờ chữ “i, t, c” tô đúng chiều chữ, tô chữ rỗng không bị ra ngoài.
- Trẻ có phản xạ nhanh khi tìm chữ trong từ.
- Phát âm to, rõ ràng, chuẩn các chữ “i, t, c”
* Thái Độ:
- Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động tập tô chữ “i, t, c”
- Giáo dục trẻ tính kiên trì, chịu khó, cẩn thận khi tô chữ.
2.Chuẩn bị:
- Mô hình nông trại vui nhộn.
- Tranh to của cô, vở tập tô của trẻ, bút chì, bút màu.
- Nhạc bài hát: Đàn gà con, Hát cùng siêu chíp, Đi tàu lửa, Đàn gà trong sân, Chú chim alouette.
- Giá treo tranh, giá trưng bầy sản phẩm của trẻ.
- Bàn ghế cho cô và trẻ.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
DK Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cho trẻ vận động theo nhạc bài hát “siêu chíp”.
- Cô “Gà hoa mơ” chào mừng các cô giáo và các bạn đến với “Lớp học gà con”
* Hoạt động 2: Ôn chữ cái i, t, c 
- Nào các con chúng ta hãy cùng nhau đến với “ Nông trại vui nhộn” cô và trẻ cùng hát vang bài hát “ Đi tàu lửa”
- Các con ơi chúng ta đã đến với “ Nông trại vui nhộn” rồi đấy chúng mình hãy cùng nhìn xem 
Có những con vật nào đây?
Còn đây là ai vậy nhỉ?
Các chị heo mẹ đang làm gì vậy các con ?
- Các chú heo con ham chơi quá không biết đường về nhà đấy các con ạ. Chúng ta hãy cùng nhau tìm heo con về cho heo mẹ nhé. Các con hãy nhìn xem!
 + Heo mẹ trên mình có các chữ cái gì đây?
Vậy chúng ta phải tìm những con heo con có chữ cái gì?
 Vậy chúng ta nhanh tìm giúp heo con cho heo mẹ nhé.
- Các con vừa tìm được các chú heo con trên mình có mang chữ cái gì ?
- Có chú heo nào nhầm mẹ không?
- Các con rất giỏi cô thưởng cho chúng mình một tràng pháo tay thật lớn nào. 
- Cô cháu mình cùng tạm rời xa các chú heo để về lớp học nhé.
* Hoạt động 2: Tập tô chữ cái i, t, c
Tập tô chữ i
- Đây là chữ gì vậy các con?
- Chữ i này là chữ i gì?
- Cô có mấy chữ i ?
- Các con hãy phát âm chữ cái này nào?
- Còn đây là chữ i gì?
- Bây giờ cô xẽ tô chữ i in rỗng này, để tô được chữ i in rỗng này các con chú ý.
- Cô tô cho trẻ xem và nói cách tô.
- Tìm trang tìm trang các con tìm cho cô trang có chữ i.
- Cho trẻ tô, trước khi trẻ tô cô hỏi lại cách ngồi tô và cách cầm bút.
- Cho trẻ tô chữ I in rỗng.
- Cô vừa thấy chúng ta tô rất đẹp.
- Chúng ta hãy nhìn xem cô có gì đây?
- Cho trẻ quan sát nét xiên phải và nét móc lên.
- Tô nét xiên phải cô đặt bút trùng với dấu chấm nhỏ ở phí dưới đưa bút theo chiều mũi tên tô trùng khít với nét chấm mờ và cô dừng lại.
Cô được nét gì vậy các con ?
- Để tô nét móc lên cô đặt bút trùng với dấu chấm nhỏ đưa bút theo chiều mũi tên tô trùng khít theo nét chấm mờ và cô dừng lại.
Cô được nét gì vậy các con ?
- Cho trẻ tô
- Cô thấy các con tô rất đẹp bây giờ chúng ta hãy nghỉ tay và tạo hình chữ i chúng ta hãy nhìn bạn nhỏ trong tranh và tạo chú i giống bạn nào ?
- Chúng ta đã tạo ra chữ gì vậy các con ?
- Chúng ta hãy nhìn thật kỹ và cho cô biết cấu tạo của chữ i viết thường nào ?
Chữ i viết thường có 3 nét 1 nét xiên phải, 1 nét móc lên và một dấu chẩm ở phía trên.
- Để tô chữ i cô tô nét xiên phải trước sau đó tô nét móc lên. Cô đặt bút ở dấu chấm nhỏ phía dưới tô trùng khít theo nét chấm mờ dừng lại ở dấu chấm phía trên, từ dấu chấm nhỏ ở phí trên tô trùng khít theo nét chấm mờ xuống phía dưới rồi dừng lại cô tô được chữ i.
Cô tô được chữ gì vậy các con?
Cho 1 trẻ lên tô.
- Cho các trẻ tô.
- Cô thấy các con tô rất giỏi chúng ta hãy tạm dừng tay những bạn nào chưa tô song cô cháu mình xẽ tô vào giờ sau nhé bây giờ các con hãy nhìn lên đây nào.
Đây là con gì?
Bên dưới có từ chim sâu chúng mình đọc cùng cô nào.
- Bây giờ các con hãy đọc cùng cô bài thơ chim sâu của tác giả Phong Thu.
- Trong bài thơ chim sâu có rất nhiều chữ i, cô cháu ta cùng thi đua xem ai gạch chân chữ i trong bài thơ chim sâu nhanh nhất nhé.
- Nào các con chúng ta hãy nhanh tay gạch chân các chữ cái i trong bài thơ chim sâu trong vở của mình nào.
- Cô đã gạch chân chữ i song rồi đấy các con đã song chưa. Cô cháu mình cùng nhau đếm xem có bao nhiêu chữ i nhé.
Tập tô chữ t
- Các con rất giỏi bây giờ chúng ta hãy tạm dừng bút ra đây và tập bài tập thể dục để cho đôi tay đỡ mệ mỏi nào. Cho trẻ tập theo nhạc bài thể dục vui nhộn.
- Rất giỏi bây giờ mời các con chúng ta hãy nhanh chân về chỗ ngồi và cùng đón xem cô lại mang đến cho chúng ta chữ gì nào ?
- Đây là chữ gì vậy các con ?
- Đây là chữ gi ?
- Cô có mấy chữ t?
- Các con hãy phát âm chữ cái này nào ?
- Còn đây là chữ t gì ?
- Để chữ t im rỗng này được đẹp hơn chúng ta phải làm thế nào ?
- Chữ t in rỗng này để lần sau cô cháu ta xẽ cùng nhau tô nhé.
- Chúng ta hãy nhìn xem cô có gì đây ?
- Cho trẻ quan sát nét xiên phải và nét móc lên và nét ngang.
- Cô hỏi trẻ cách tô và cho trẻ tô.
- Cô thấy các con tô rất giỏi bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đứng lên và tạo hình chữ t nhé.
Các con đã tạo được chữ gì đây ?
- Chúng ta hãy nhìn thật kỹ và cho cô biết cấu tạo của chữ t viết thường nào ?
Chữ t viết thường có 3 nét 1 nét xiên phải, 1 nét móc lên và một nét ngang .
- Để tô chữ t cô tô nét xiên phải trước sau đó tô nét móc lên và cuối cùng cô tô nét ngang theo các dấu chấm nhỏ cô được chữ t.
Cô tô được chữ gì vậy các con ?
Cho 1 trẻ lên tô.
- Cho các trẻ tô.
- Cô thấy các con tô rất giỏi chúng ta hãy tạm dừng tay những bạn nào chưa tô song cô cháu mình xẽ tô vào giờ sau nhé. 
- Cô thấy các con tô rất đẹp bây giờ chúng ta hãy nghỉ tay và cùng nhìn lên đây nào.
Đây là con gì ?
Bên dưới có từ con thỏ các con hãy đọc cùng cô nào ?
Các con hãy nhìn trong bảng này và nói cho cô biết đây là những chữ gì ?
- Cô mời 1 bạn lên khoanh tròn những chữ t có trong bảng này nhé và các con chúng ta hãy thi đua cùng bạn nào.
Tập tô chữ c
- Các con chúng ta hãy vận động theo nhạc bài hát «  đàn gà con » và tạo chữ cái c nào.
- Các con đã tạo dạng giống chữ cái gì?
- Cấu tạo chữ c là nét gì nào?
- Rất giỏi bây giờ mời các con chúng ta hãy nhanh chân về chỗ ngồi và cùng nhìn xem cô lại mang đến cho chúng ta chữ gì nhé.
- Đây là chữ gì vậy các con?
- Đây là chữ gi?
- Cô có mấy chữ c?
- Các con hãy phát âm chữ cái này nào ?
- Còn đây là chữ c gì ?
- Để chữ c in rỗng đẹp hơn chúng ta làm gì ?
- Cho trẻ tô chữ c in rỗng.
- Chúng ta hãy nhìn xem cô có nét gì đây ?
- Đúng rồi đây là nét cong hở phải đấy các con ạ.
- Để tô nét cong hở phải cô tô như thế nào ?
- Tô nét cong hở phải cô đặt bút trùng với dấu chấm nhỏ ở phí trên đưa bút theo chiều mũi tên tô trùng khít với nét chấm mờ và cô dừng lại .
Cô được nét gì vậy các con?
Cho 1 trẻ lên tô.
- Cô cho trẻ tô.
- Cô thấy các con tô rất đẹp bây giờ chúng ta hãy nghỉ tay và tạo hình chữ C nào để tạo dạng giống chữ C cô đứng hai tay song song đưa vòng ra phía trước, ngưới đưa ra phía sau vậy là cô đã tạo được dạng giống chữ C rồi đấy.
Chúng mình hãy tạo chữ C nào ?
- Chúng ta hãy nhìn thật kỹ và cho cô biết cấu tạo của chữ C viết thường?
- Vậy bây giờ tô chữ C viết thường chúng ta tô như thế nào?
- Cho các trẻ tô.
- Cô thấy các con tô rất giỏi chúng ta hãy tạm dừng tay những bạn nào chưa tô song cô cháu mình xẽ tô vào giờ sau nhé bây giờ các con hãy nhìn lên đây nào.
- Đây là con gì vậy ?
Bên dưới có từ con cò các con đọc cùng cô nào ?
- Bây giờ các con hãy đọc cùng cô bài thơ con cò của tác giả Cao Xuân Thái nào.
- Cô mời 1 bạn lên khoanh gạch chân chữ C có trong bài thơ này nhé và các con chúng ta hãy thi đua cùng bạn nào.
- Các con rất giỏi bây giờ chúng ta hãy tạm dừng bút lên đây cùng cô để xem các bài mà các bạn vừa thực hiện nào.
- Các con thấy bài này tô chữ gì đây ?
- Bạn tô có đẹp không ?
Con thích bài của bạn nào nhất ?
Vì sao con thích bài của bạn ?
- Các con vừa tô rất giỏi bạn nào cũng khéo léo kiên trì và biết giữ gìn sách vở sạch xẽ, không viết bậy ra sách. Cô thấy các con cũng rất yêu thương các loài động vật nữa cô thưởng cho chúng ta một tràng pháo tay nào.
* Hoạt động 3 : Kết thúc 
- Các con học rất giỏi bây giờ cô cháu mình hãy cùng nhau vận động theo nhạc bài hát « chú chim alouette » khi kết thúc chúng ta hãy cùng nhau tạo các chữ cái i, t, c theo ý thích của mình nhé.
- Các con đã tạo chữ gì ?
- Các con thân mến « lớp học gà con » của chúng ta đến đây là kết thúc rồi cô cháu mình cũng đói rồi và bây giờ chúng ta hãy tạm nghỉ và đi kiếm mồi nhé. 
- Trẻ vận động cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đi và hát cùng cô.
- Trẻ quan sát và trả lời.
- Trẻ trả lời 
- Chữ i, t, c
- Chữ i, t, c
- Mỗi bạn cầm một chú heo con bỏ vào chuồng cho heo mẹ.
- Trẻ về chỗ ngồi.
- Chữ i
- Chữ i in hoa, i in thường và chữ i viết thường
- 3 chữ i
- Trẻ phát âm chữ i
- Chữ i in rỗng
- Trẻ quan sát và cô tô.
- Trẻ tìm trang có chữ i.
- Ngồi thẳng lưng, đầu hơi cúi, ngực không tì vào bàn, cầm bút bằng 3 đầu ngón tay.
- Trẻ tô chữ 
- Nét xiên phải và nét móc lên.
- Trẻ quan sát cô tô
- Nét xiên phải.
- Nét móc lên.
- Trẻ tô.
-Trẻ tạo hình chữ i.
- Chữ i.
- Trẻ quan sát và trả lời.
- Trẻ quan sát cô tô.
- Chữ i.
- 1 trẻ lên tô.
- Trẻ dừng bút.
- Con chim.
- Trẻ đọc.
- Trẻ đọc cùng cô.
- Trẻ gạch chân chữ i trong bài thơ.
- Trẻ đếm chữ i
- Trẻ tập thể dục cùng cô.
- Trẻ về chỗ ngồi.
- Chữ t
- Chữ t in hoa, t in thường và chữ t viết thường
- 3 chữ t
- Trẻ phát âm chữ t
- Chữ t in rỗng
- Trẻ trả lời.
- Nét xiên phải, nét móc lên và nét ngang.
- Trẻ trả lời và tô.
- Trẻ tạo hình chữ t.
- Chữ t.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát và lắng nghe.
- Chữ t.
- 1 trẻ lên tô.
- Các trẻ tô.
- Trẻ dừng bút.
- Con thỏ
- Trẻ đọc cùng cô.
- Trẻ đọc các chữ.
- Trẻ thi đua khoanh.
- Trẻ vận động và tạo chữ c.
- Chữ c.
- Nét cong hở phải.
- Trẻ về chỗ ngồi.
- Chữ c
- Chữ c in hoa, c in thường và chữ c viết thường
- 3 chữ c
- Trẻ phát âm chữ c.
- Chữ c in rỗng.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ tô.
- Nét cong hở phải.
- Trẻ trả lời.
- Nét cong hở phải.
- Trẻ tô.
- Trẻ tạo chữ c.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ tô.
- Trẻ dừng bút.
- Con cò.
- Trẻ đọc cùng cô.
- Trẻ gạch chân chữ c trong bài thơ.
- Trẻ quan sát và nhận xét bài của bạn.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ vận động theo nhạc và tạo dáng chữ cái theo ý thích.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ hát và đi cùng cô.

File đính kèm:

  • docTap_to_I_T_C.doc
Giáo Án Liên Quan