Giáo án bài dạy lớp mầm - Chủ đề: Tết, mùa xuân và cây xanh - Nhánh 1: Mùa Xuân yêu thương

1. Ổn định tổ chức:

- Cho cả lớp hát bài : bánh chưng xanh.

- Cô đàm thoại nội dung bài hát và dẫn dắt vào bài mới.

2. Bài mới:

* Quan sát tranh mẫu:

- Cô có bức tranh gì đây?

- Tranh vẽ về nội dung gì?

- Có những gì?

- Theo con bức tranh này còn thiếu gì?

- Con sẽ vẽ gì vòa những chỗ chống này cho phù hợp?

- cho trẻ quan sát tranh hoàn chỉnh của cô?

- trò chuyện về đặc điểm của chiếc bánh chưng?

* Hỏi ý định của trẻ:

+ Con định vẽ chiếc bánh chưng như thế nao?

+ Con sẽ vẽ bao nhiêu cai bánh chưng?.

* Trẻ thực hiện:

+ Cô bao quát nhắc nhở trẻ tư thế ngồi ,cách cầm bút

+ Cô động viên cả lớp, chú ý những trẻ vẽ chậm.

 * Nhận xét sản phẩm:

- Cho cả lớp treo tranh ra góc sản phẩm của bé.

- Trẻ nhận xét bài của bạn?

- Cô nhận xét

 

doc6 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bài dạy lớp mầm - Chủ đề: Tết, mùa xuân và cây xanh - Nhánh 1: Mùa Xuân yêu thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN TUẦN 1 THÁNG 2 NĂM 2015- LỚP MGN ( 3 - 4 Tuổi )
(Từ ngày 2/2 đến 6/2/2015)
Chủ đề : Tết, mùa xuân và cây xanh
Nhánh 1: Mùa Xuân yêu thương
GV: HoàngThị Hạnh
Thứ 2 (Ngày 2 tháng 2 năm 2015)
Nội dung
Mục đích – yêu cầu 
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Tạo hình:
Vẽ thêm nhiều bánh chưng
1. Kiến thức: 
-Trẻ biết đặc điểm chiếc bánh chưng ngày tết ( hình vuông,màu xanh)
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết kết hợp các đường nét cơ bản để vẽ chiếc banh chưng ( nét thẳng)
- Trẻ có kỹ năng tô màu đều đẹp .
3. Thái độ: 
- Biết Giữ gìn sản phẩm của mình,của bạn
- Vở vẽ cho trẻ,bút màu các loại
- Tranh mẫu của cô.
- Góc treo sản phẩm
1. Ổn định tổ chức:
- Cho cả lớp hát bài : bánh chưng xanh.
- Cô đàm thoại nội dung bài hát và dẫn dắt vào bài mới.
2. Bài mới:
* Quan sát tranh mẫu:
- Cô có bức tranh gì đây?
- Tranh vẽ về nội dung gì?
- Có những gì?
- Theo con bức tranh này còn thiếu gì?
- Con sẽ vẽ gì vòa những chỗ chống này cho phù hợp?
- cho trẻ quan sát tranh hoàn chỉnh của cô?
- trò chuyện về đặc điểm của chiếc bánh chưng?
* Hỏi ý định của trẻ:
+ Con định vẽ chiếc bánh chưng như thế nao?
+ Con sẽ vẽ bao nhiêu cai bánh chưng?........
* Trẻ thực hiện:
+ Cô bao quát nhắc nhở trẻ tư thế ngồi ,cách cầm bút
+ Cô động viên cả lớp, chú ý những trẻ vẽ chậm.
 * Nhận xét sản phẩm:
- Cho cả lớp treo tranh ra góc sản phẩm của bé.
- Trẻ nhận xét bài của bạn?
- Cô nhận xét
3. kết thúc:
- Nhận xét chung và chuyển hoạt động.
Thứ 3 (Ngày 2 tháng 2 năm 2015)
Nội dung
Mục đích – yêu cầu 
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Thể dục:
VĐCB: Ném đích đứng 
TCVĐ; Kéo co
1. Kiến thức: 
-Trẻ hiểu lợi ích của việc rèn luyện thân thể.
-Trẻ biết cách ném đích đứng.
2. Kỹ năng:
- Trẻ thực hiện vận động: Ném đích đứng 
- Trẻ có kỹ năng chơi trò chơi.
3. Thái độ: 
- Trẻ có ý thức rèn luyện và thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Có ý thức hoạt động tập thể
- Không gian lớp học sạch sẽ gọn gàng
- Túi cát ,dây thừng, cờ đích
1. Ổn định tổ chức:
Trò chuyện với trẻ về chủ đề
 2. Bài mới :
Bước 1: Khởi động
- Cho trẻ đi kết hợp các kiểu chân theo hình vòng tròn rồi dãn hàng về tổ..
 Bước 2:	Trọng động;
 +) Bài tập phát triển chung:
- Tay; 2 tay ra trước lên cao
- Chân: chân bước lên trước trùng gối.
-Lườn; Quay người sang hai bên
- Bật: bật nhảy tại chỗ
+) Vận động cơ bản:
- Cho trẻ đứng thành 2 hàng dọc cách nhau 3m
- Cô làm mẫu 
+ Lần 1: không giải thích
+ Lần 2: kết hợp giải thích: Giải thích như thế nào.
+ Lần 3: nhấn mạnh chi tiết chính
- Gọi 2 trẻ khá lên làm mẫu và nhận xét
- Trẻ thực hiện; Lần lượt các trẻ ở 2 hàng lên tập. Cô bao quat và sửa sai cho trẻ.
( cho trẻ tập 2-3 lần)
Bước 3: Trò chơi :” kéo co”
_ Cô nhắc lại cach chơi ,luật chơi cho trẻ
- Tổ chức cho trẻ chơi: 1 lần
- Cô bao quát trẻ
* Hồi tĩnh:
GV cho cả lớp làm 1 đoàn tau vừa hát vừa lam vận động.1 vòng.
3. Kết thúc:
Thứ 4 (Ngày 4 tháng 2 năm 2015)
Nội dung
Mục đích – yêu cầu 
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
LQVT:
Ôn tập số 2
1. Kiến thức: 
-Trẻ nhận biết số 2 và đếm đến 2
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết tìm đồ chơi xung quanh lớp
- Trẻ có kỹ năng chơi trò chơi.
3.Thái độ: 
- Trẻ hứng thú với giờ học
- Có ý thức hoạt động tập thể.
- Không gian lớp học sạch sẽ gọn gàng
- các nhóm đồ vật số lượng 2 xung quanh lớp.
- Đồ dùng cho trẻ ( mỗi trẻ 2 bông hoa,thẻ số 2)
1. Ổn định tổ chức:
- Giáo viên cho cả lớp hát và vận đông bài múa cho mẹ xem.Đàm thoại:
+ Tên bài hát?
+ Nội dung bài hát? ( Dẫn dắt vào bài)
2. bài mới: 
- Giáo viên cho trẻ lấy rổ đồ dùng về chỗ ngồi
- Yêu câu trẻ xếp đồ dùng (hoa) ra phía trước. Cho trẻ đếm và đặt thẻ số tương ứng.
+ GV cho trẻ đọc to số 2
+ Trẻ cất đồ dùng ( Bớt dần)
- Giáo viên cho trẻ tìm xung quanh lớp nhóm đồ vật có số lượng 2 ( gọi 2-3 trẻ). Cho trẻ đếm kiểm tra và chọn thẻ tương ứng
* Củng cố 
 TC: Tìm nhà
-Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 thẻ số gồm thẻ số 1 và 2.Cả lớp vừa đi vừa hát bài “ nhà của tôi” khi cô có hiệu lệnh tìm nhà trẻ cầm thẻ số nào sẽ về ngôi nhà tương ứng.
-Luật chơi: Ai về không đúng nhà sẽ phải nhảy lò cò
-Tổ chức chơi 2 lần. Lần 2 trẻ đổi thẻ số cho nhau.
3. Kết thúc:
- Nhận xét , chuyển hoạt động
Thứ 5 (Ngày 5 tháng 2 năm 2015)
Nội dung
Mục đích – yêu cầu 
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
(Tiết 1)
MTXQ:
Trò chuyện về lễ hội mùa xuân
1. Kiến thức: 
-Trẻ biết về một số lễ hội thường diễn ra vào mùa xuân 
-Trẻ biết 1 số trò chơi dân gian
2. Kỹ năng:
- Trẻ thực hiện các yêu cầu của cô
- Trả lời cô rõ ràng mạch lạc.
3. Thái độ: 
- Trẻ yêu quý mùa xuân
- Trẻ hứng thú với giờ học
Video: lễ hội mùa xuân
 Một số 
1. Ổn định tổ chức:
- Cho cả lớp xem 1 đoạn video và đàm thoại.
- Các con đã biết gì về lễ hội mùa xuân.
2. Bài mới;
- Các con có biết 1 năm có mấy mùa không nào ?
- Vậy chúng mình có biết bây giờ là mùa gì không.? ( Cô gợi ý trẻ: Có hoa đào, cây đâm chồi xanh)
 - Mùa xuân thường có những lế hội gì?
- Cho trẻ thảo luận dưới sự gợi ý của cô.
- Cho trẻ xem tranh ảnh kết hợp đàm thoại: Bức tranh nói về điều gì ?( Hội lim, Giỗ tổ hung vương)
Trong tranh có gì ?
Các bạn đang chơi trò chơi gì?
Không khí như thế nào? ( Đông vui nhộn nhịp)
Cô hỏi trẻ thời tiết mùa xuân như thế nào?
-Cô giải thích thêm cho trẻ: Mùa xuân là mùa đầu tiên trong 4 mùa : Xuân hạ thu đông.,là mùa bắt đầu 1 năm mới. Mùa xuân đến cây đâm chồi nảy lộc, thời tiết se lạnh và có mưa phùn. Và mùa xuân là mùa của rất nhiều lễ hội, mọi người xum họp vui vẻ bên nhau.Các con sẽ thêm 1 tuổi mới đấy.Chúng mình phải ngoan hơn, biết vâng lơi nữa nhé.
* Trò chơi củng cố
-Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian: kéo co, chơi ô ăn quan,.
3. Kết thúc:
Nhận xét giờ học và chuyển hoạt động
(Tiết 2)
LQVH:
Truyện: Nàng tiên mùa xuân
Kiến thức: 
-Trẻ nhớ tên truyện,tên các nhân vật trong truyện
-Trẻ hiểu nội dung chuyện
* Kỹ năng:
- Trẻ biết thể hiện được ngữ điệu giọng của các nhân vật
* Thái độ: 
- Trẻ hứng thú tham gia giờ học
- Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên
- Không gian lớp học sạch sẽ gọn gàng
- Tranh câu chuyện,máy tính
- Trẻ ngồi học dưới sàn xốp
1. Ổn định tổ chức:
-.Chúng mình đã biết nàng tiên của mùa xuân chưa?
- Có 1 câu chuyện kể về nàng tiên của mùa xuân đấy. Hôm nay cô sẽ kể cho cả lớp nghe nhé.
2. Bài mới:
- Cô kể diễn cảm lần 1, kết hợp với cử chỉ điệu bộ
+ Hỏi trẻ : Cô vừa kể câu chuyện gì?
-Lần 2: Cô kể chuyện kết hợp với máy vi tính
- Giảng giải ,đàm thoại giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện.
+ Cô vừa kể chuyện gì?
+ Trong chuyện có những ai?
+ Trong vườn hoa có những loại hoa gì ?
+ Cây gì chỉ đứng lặng ở góc vườn?
Cô đọc trích dẫn 1 đoạn và hỏi trẻ:
+ Điều gì đã xãy ra ở khu vườn ngày 30 tết
- GD : Yêu quý các loài hoa. Khi chơi phải đoàn kết và yêu quý tất cả các bạn trong lớp.
- Cô cho trẻ nghe truyện lần 3 dưới hình thức phim hoạt hình.
* Củng cố:
Cho trẻ xem hoạt cảnh câu chuyện và hát bài xúc xắc xúc xẻ kết thúc chuyển hoạt động.
3. Kết thúc:
- Nhận xét chung
Thứ 6 (Ngày 06 tháng 02 năm 2015)
Nội dung
Mục đích – yêu cầu 
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Âm nhạc:
DH: Mùa xuân đến rồi 
NH: Chúc xuân
TC: Nghe thấu đoán tài
*Kiến thức: 
-Trẻ nhớ tên bài hát ,tên tác giả
- Trẻ hiêu nội dung bài hát
* Kỹ năng:
- Trẻ đúng nhạc
- Trẻ có kỹ năng chơi trò chơi âm nhạc
* Thái độ: 
- Lắng nghe cô hát, biết hưởng ứng cảm xúc cùng cô.
- Ngồi học ngoan.
- Nhạc có lời và không lời 2 bài hát.
- Không gian lớp học rộng rãi sach sẽ
- Đồ dùng cho trẻ : mũ chóp
1. Ổn định tổ chức
- Giáo viên cho cả lớp đọc bài thơ cây đào và đàm thoại:
 + Bài thơ nói về điều gì?
+ Loại hoa gì được nói đến trong bài thơ?
- Cô dẫn dắt: Hoa đào thường nở vào mùa xuân mỗi dịp tết đến.
- Có một bài hát nói về mùa xuân đấy ! Hôn nay cô sẽ dạy các con học hát nhe.
2. Bài mới
a) Dạy trẻ hát bài : “ Mùa xuân đến rồi”
+ Cô hát cho trẻ nghe 1-2 lần.Cô hát to,chậm rõ lời,giảng giải nội dung bài hát.
+ Hỏi trẻ tên bài hát ?
+ Cô hát cho trẻ nghe 1 lần
- Dạy trẻ hát:
+Cô hát to,Chậm rõ lời và bắt giọng cho trẻ hát cùng cô từ đầu đến hết bài 2-3 lần.
+ luôn phiên theo tổ,cá nhân
b) Nghe hát:
- Cô giới thiệu bài hát ,tác giả
- Cô hát lần 1:+ Hỏi trẻ tên bài hát
 + Tên tác giả
- Cô hát lần 2
c. Trò chơi: Nghe thấu đoán tài. 
- Cô giới thiệu trò chơi,cách chơi ,luật chơi.
- Tổ chức chơi 3-4 l;ần 
- Nhận xét sau mỗi lần chơi
3. Kết thúc:
Nhận xét chung, chuyển hoạt động

File đính kèm:

  • docGiao_an_tuan_1_thuc_vat.doc