Giáo án bài dạy lớp nhà trẻ - Nhánh 2: Bé chuẩn bị vào lớp 1
Yêu cầu:
- Biết được một số đồ dùng cần thiết để đi học lớp 1: Bảng đen, cặp đựng sách, sách vở, bút chì, bút máy, đồng phục Xác định được cho bản thân việc đi học lớp 1 sẽ hòa toàn khác đi học Mầm non, mọi việc trẻ làm cho mình Thời giam học sẽ kéo dài và nhiều hơn.
- Trẻ nhận xét mô tả về các đồ dùng cần có để đi học lớp 1.
- Có 1 số kĩ năng cơ bản chuẩn bị cho việc học : chú ý lắng nghe và làm theo yêu cầu của cô giáo .
- Thể hiện cảm xúc vui sướng khi ca hát về mái trường thân yêu.
- Tích cực tham gia vẽ, nặn, cắt, xé dán, tô, viết chữ, xếp hình về trường tiểu học, đồ dùng học tập.
- Trẻ vui sướng thích được vào học ở trường tiểu học. Yêu quý bạn bè, cô giáo.
- Giữ gìn đồ dùng học tập ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.
Nhánh 2: Thực hiện từ ngày 13 tháng 05 đến ngày 17 tháng 05 năm 2013 Yêu cầu: - Biết được một số đồ dùng cần thiết để đi học lớp 1: Bảng đen, cặp đựng sách, sách vở, bút chì, bút máy, đồng phụcXác định được cho bản thân việc đi học lớp 1 sẽ hòa toàn khác đi học Mầm non, mọi việc trẻ làm cho mìnhThời giam học sẽ kéo dài và nhiều hơn. - Trẻ nhận xét mô tả về các đồ dùng cần có để đi học lớp 1. - Có 1 số kĩ năng cơ bản chuẩn bị cho việc học : chú ý lắng nghe và làm theo yêu cầu của cô giáo. - Thể hiện cảm xúc vui sướng khi ca hát về mái trường thân yêu. - Tích cực tham gia vẽ, nặn, cắt, xé dán, tô, viết chữ, xếp hình về trường tiểu học, đồ dùng học tập. - Trẻ vui sướng thích được vào học ở trường tiểu học. Yêu quý bạn bè, cô giáo. - Giữ gìn đồ dùng học tập ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ. KẾ HOẠCH TUẦN: Nội dung Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ - thể dục sáng - Đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất tư trang, sau đó vào cho trẻ hoạt động theo ý thích, định hướng cho trẻ hoạt động theo chủ đề: Cho trẻ xem tranh về trường Tiểu học; xem và gọi tên một số đồ dùng của tiểu học. - Cho trẻ tập theo bài của tháng thứ 7( Tập theo băng đĩa) Hoạt động học 1 số đồ dùng của học sinh lớp 1. Ôn Nhận biết số lượng và các sô từ 1-10 Tạo hình: Cắt dán đồ dùng học tập LQCV: Tập tô G – Y. Âm nhạc: H: Trường em NH: Em yêu trường em. TCAN: Hát theo hình vẽ. Hoạt động ngoài trời - Quan sát: Tranh chủ điểm TCVĐ: Nhảy tiếp sức; Thi lấy bóng. +TCDG: Chơi đồ Quan sát 1 số tranh ảnh về trường tiểu học. Chơi Cướp cờ; Vẽ theo ý thích; Chơi tự chọn. Quan sát giờ ra chơi trong trường tiểu học. Chơi bịt mắt đánh trống; Chơi Cắp cua. Chơi tự chọn. Quan sát giờ học của lớp 1; Chơi Chuyển trứng; chơi truền tin, Vẽ tự do. Trò chuyện về công việc của lớp 1; Chơi Bánh xe quay; chơi;Cánh cửa kỳ diệu; Viết các chữ cái xuống sân. Hoạt động góc - Xây dựng: Trường tiểu học của Bé; ( Nhà bảo vệ, cột cở, sân chơi, các phòng học). - Bán hàng: Cantin của trường. - Nấu ăn: Bếp ăn của trường tiểu học. - Âm nhạc: hát múa các bài hát về trường MN và tiểu học. - Học tập: Ôn các số trong phạm vi 10 ( Cách tách gộp, thêm bớt...); Luyện đọc viết các chữ cái và số. - Tạo hình: Vẽ về trường tiểu học, các đồ dùng của tiểu học. Hoạt động chiều Cho trẻ làm quen bài hát Trường em, nghe cô kể chuyện. Chơi theo góc Ôn các số trong phạm vi 10, luyện cách tách gộp; Chơi theo các góc. Cùng cô làm sách tranh về trường MN và TH; Hoạt động với các vở. Nghe cô đọc chuyện: Thỏ con đi học ( Tuyển tập chuyện thiếu nhi), chơi theo ý thích. Hát các bài hát trong chủ đề, làm vệ sinh đ/d, đ/c. Bình bé ngoan cuối tuần. Vệ sinh trả trẻ. - Cho trẻ thực hiện các công việc vệ sinh cá nhân. - Đảm bảo đủ nước uống cho trẻ trong ngày. - Lưu ý khi mất điện cần mở cửa cho thoáng trong giờ trẻ ngủ. - Kiểm tra các thiết bị điện trước khi ra về. KÝ DUYỆT CỦA BGH Ngày 10 tháng 05 năm 2013 Người lập kế hoạch Thứ hai ngày 13 tháng 05 năm 2013 Yêu cầu: - Trẻ biết được tên gọi công dụng 1 số đồ dùng học sinh lớp 1. - Biết yêu quí bảo vệ , giữ gìn, đồ dùng học tập, sắp xếp chúng gọn gàng ngăn nắp. - Rèn luyện phát triển vốn từ, góp phần giáo dục thẩm mỹ. - Giáo dục cháu hào hứng, mong ước mau lớn để được đi học ở trường tiểu học. Chuẩn bị: Hình ảnh 1 số đồ dùng học sinh lớp 1; Giấy màu, kéo, hồ, giấy Tổ chức hoạt động” * Hoạt động 1. Cho cả lớp hát bài “Cháu vẫn nhớ trường mầm non” - Hết năm học này các bạn sẽ vào học lớp mấy? Các bạn sẽ học ở trường nào? - Học lớp 1 cần những đồ dùng gì ? - Muốn biết vào lớp 1 thì các con cần những đồ dùng gì, hôm nay chúng mình cùng tìm hiểu nhé ! * Hoạt động 2: - Cho cháu xen ảnh các bạn ở trường Tiểu học. Trò chuyện. - Các bạn hãy trao đổi cùng nhau xem, nghỉ hè xong chúng mình sẽ đi học lớp 1, vậy cần phải chuẩn bị những gì cho việc đi học lớp 1? - Lần lượt cho trẻ xem: Cái cặp - Cho cháu đọc từ: Cái cặp - Cái cặp này được làm từ chất liệu gì ? - Đây là cặp da, cặp có 2 quai đeo vào vai để giữ thăng bằng vai vì xương các con còn mềm. Cái cặp dùng để làm gì ? - Các bạn biết những đồ dùng học tập nào dành cho những bạn học sinh lớp 1? - Muốn viết bài thì cần có gì ? Thường thì học sinh lớp 1 dùng bút gì để viết? - Tiếp tục cho trẻ quan sát và trò chuyện về một số đồ dùng khác: Thước kẻ, cục tấy, kéo, giấy thủ công... * Hoạt động 3: Củng cố - Chia trẻ làm hai đội, và cho tre thời gian suy nghĩ, khi hết thời gian hai đội thi nhau kể tên các đồ dùng học sinh lớp 1, khi đội bạn đã kể tên đ/d rồi đội kia sẽ không được kể. - Chia nhóm cắt dán đồ dùng học sinh lớp 1 *Giáo dục: Cô vừa cho các con tìm hiểu về trường tiểu học mà sang năm các con sẽ vào học. Các con sẽ bước vào ngôi trường mới với nhiều cô giáo thầy giáo và các bạn khác nữa. Vì vậy các con phải cố gắn học thật ngoan chú ý lên cô giảng bài nhe! =========***********========= Quan sát tranh chủ điểm TCVĐ: Nhảy tiếp sức; Thi lấy bóng; TCDG: Chơi đồ Yêu cầu. - Biết quan sát và nhận xét được những điểm nổi bật của nội dung tranh, biết được tại sao cô giáo lại cho cả lớp quan sát tranh về Trưởng Tiểu học... - Giáo dục trẻ ham thích đi học. Chuẩn bị: Tranh về chủ điểm, bóng, nội dung câu hỏi trò chuyện. Tổ chức. Quan sát tranh chủ điểm. - Cho trẻ quan sát tranh chủ điểm, trò chuyện, thảo luận về nội dung tranh, nêu nhận xét của cá nhân về nội dung tranh. - Yêu cầu các tổ nhận xét ý kiến của bạn, bổ sung thêm ý kiến của mình cho bạn. - Cô tổng hợp các ý kiến và nhấn mạnh những điểm nổi bật, về công việc và các đồ dùng của học sinh tiểu học... Trò chơi Nhảy tiếp sức - thi lấy bóng. Nêu yêu cầu và nội dung, luật của trò chơi, cho trẻ tách làm 3 nhóm cùng thi đua với nhau. Cô bao quát và làm trọng tài cho các đội. Trò chơi đồ lá . Trẻ vẫn đứng theo tổ của trò chơi trước, đứng thành vòng tròn, một bạn làm người bắt nhưng bạn khác sẽ chạy xung quanh, khi thấy người bắt đến gần sẽ phải nói "Đồ" muốn chơi tiếp phải có người đến cứu... Chơi tự do. Bao quát trẻ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ. Đánh giá: Tổng số trẻ tham gia hoạt động: Trẻ đã biết kể đúng tên tất cả những đồ dùng cần có để di học lớp 1, ý thức được việc đi học lớp 1 cần phải có các đồ dùng đó; Trẻ đã thể hiện được sự hào hứng để được đi học lớp 1. =========***********========= Thứ ba ngày 14 tháng 05 năm 2013 Yêu cầu: - Trẻ biết cắt dán một số đồ dùng học sinh lớp 1. - Rèn kỉ năng cầm kéo, bôi hồ, tư thế ngồi - Giáo dục cháu biết bảo vệ, giữ gìn đồ dùng học tập, sắp xếp gọn gàng ngăn nắp. - Thông qua quan sát đàm thoại giúp trẻ phát triển ngôn ngữ Chuẩn bị. - Hình ảnh về một số đồ dùng học sinh lớp 1 - Tranh mẫu, vở TH. Mỗi trẻ 1 rổ: kéo , hồ, giấy thủ công, bút chì - Bàn ghế ngồi theo nhóm Tổ chức. * Hoạt động 1. - Cho lớp hát bài “Cháu vẫn nhớ trường mầm non” - Các bạn vừa hát bài gì? Vì sao các bạn lại nhớ Trường Mầm Non ? - Thế sang năm các bạn học lớp mấy ? Học lớp 1 thì cần những đồ dùng gì ? * Hoạt động 2. - Cho trẻ xem hình ảnh: Cái cặp, quyển vở, bút, cái bảng, thước. - Cho trẻ tên gọi, công dụng, hình dạng của từng đồ dùng. - Cho trẻ quan sát tranh gợi ý, yêu cầu trẻ nêu thể loại tranh, các đồ dùng có thể làm ra bức tranh, cách làm.. - Cô cắt dán những gì? Cô cắt dán như thế nào ? - Cô cắt dán các đồ dùng có dạng là những hình học, sau đó dán chúng vào nhau: Cái cặp được cô cắt từ hình chữ nhật làm thân cặp, hình tam giác làm miệng cặp... sau đó cô dùng bút chì vẽ thêm các chi tiết nhỏ.... - Các bạn lớp mình có thích cắt dán đồ dùng học sinh lớp1 không ? con sẽ cắt dán những gì ? cắt dán như thế nào ? - Khi ngồi các con ngồi thế nào? - Con cầm kéo bằng tay nào? Cầm như thế nào? * Hoạt động 3: Trẻ thực hiện - Cô cho trẻ ngồi theo nhóm thực hiện (cô mở nhạc cho trẻ nghe) - Cô bao quát và giúp đỡ những trẻ còn lúng túng * Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm - Trẻ treo sản phẩm lên giá cho cả lớp xem chung - Cho trẻ chọn sản phẩm mình thích và hỏi trẻ vì sao thích? - Cô chọn sản phẩm hoàn chỉnh nhận xét và cô chọn sản phẩm chưa hoàn chỉnh để bổ sung. =========***********========= Quan sát 1 số tranh ảnh về trường tiểu học. Trò chơi: Cướp cờ; Vẽ theo ý thích xuống sân; Chơi tự chọn Yêu cầu. - Biết quan sát và nói đúng tên về hình ảnh của Trường Tiểu học, mô tả được quang cảnh của trường Tiểu học theo ý hiểu của mình. - Biết được Trường Tiểu học là nơi mình sẽ đến học sau thời gian nghỉ hè. - Giáo dục trẻ biết được công việc của học sinh tiểu học chủ yếu là học và môi trường đó hoàn toàn khác với môi trường Mầm non... Chuẩn bị: Các hình ảnh về Trường Tiểu học; giờ học, giờ chơi, hoạt động ngoại khoá...được lập trên slide. Tổ chức thực hiện. Quan sát về Trường Tiểu học. - Cho trẻ quan sát các hình ảnh trên máy, yêu cầu trẻ trao đổi với nhau về các hình ảnh cô cho quan sát, sau đó nêu nhận xét của mình về những hình ảnh đó. - Các bạn khác bổ sung ý kiến cho bạn của mình. - Cô tổng hợp các ý kiến và đưa ra thống nhất chung về nội dung các hình ảnh. Trò chơi Cướp cờ. - Phổ biến cho trẻ biết luật chơi, cách chơi, cho trẻ chơi. - Cô bao quát trẻ chơi, nhắc trẻ chơi đúng luật. Vẽ theo ý thích. - Định hướng cho trẻ về nội dung cho trẻ vẽ, gợi ý cho trẻ vẽ theo chủ đề, vẽ theo ý thích của trẻ. Chơi tự chọn. - Cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời, cô bao quát trẻ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chơi. Đánh giá. Tổng số trẻ tham gia hoạt động: - Các nội dung cô đưa ra trẻ đã biết làm ra sản phẩm, trẻ biết được các đồ dùng cần có cho việc đi học lớp 1. Kỹ năng của trẻ tương đối tốt.. - Nhiều trẻ làm ra sản phẩm đẹp: Mai, Ánh, Ngọc... - Các trẻ khác cũng đã làm ra sản phẩm theo nội dung của bài. =========***********========= Thứ tư ngày 15 tháng 05 năm 2013 Yêu cầu: - Thực hiệnbài tập theo đúng quy trình, tô trùng khít lên nét chấm mờ. Phát âm đúng chữ cái đã học, và tìm đúng các chữ cái trong từ. - Rèn các kỹ năng cho trẻ như: Cầm bút, giở vở, tư thế ngồi, phát âm, tình cẩn thận... - Giáo dục ý thức làm việc, ý thức được việc cần thiết đi học lớp 1... Chuẩn bị: Bàn ghế, tập tô, bút chì, bút màu cho trẻ; Tranh mẫu của cô. Tổ chức thực hiện: * Hoạt động 1. Cho trẻ hát bài: “Cháu vẫn nhớ trường mầm non” - Hết năm nay các con lên lớp mấy? ố mẹ có nói sẽ cho các bạn học ở trường nào không? Để đi học lớp 1 cần phải chuẩn bị những gì? - Chúng ta sẽ cùng “Đi chợ” để mua đồ dùng học tập nhé. * Hoạt động 2. * Tập tô chữ cái G: - Cho trẻ quan sát tranh chữ G, phát âm và nói lại cấu tạo, thể loại chữ. - Yêu cầu nhắc ý nghĩa của các logo chi dẫn. - Cho trẻ lên tô màu chữ G in rỗng, sau đó gạch chân chữ G và tô chữ trên dòng kẻ... - Yêu cầu lớp nhận xét cách bạn tô, quy trình tô của bạn, cách bạn cầm bút...Nhắc lại các tư thế, quy trình. - Cho cả lớp cùng thực hiện vào vở, cô đi bao quát các bàn, chú ý các tư thế và điểu chỉnh kịp thời. * Tập tô chữ cái Y: Thực hiện tương tự như chữ G. * Hoạt động 3: Nhận xét quá trình tô của trẻ, chọn các bài tiêu biểu để khen trẻ, yêu cầu trẻ có bài được khen nhắc lại cho cả lớp nghe lại các quy trình, các tư thế. Cô nhận xét chung và cho trẻ ra chơi =========***********========= Quan sát giờ ra chơi trong trường tiểu học. Chơi bịt mắt đánh trống; Chơi Cắp cua. Chơi tự chọn. Yêu cầu. - Biết quan sát và nói đúng tên về hình ảnh của giờ ra chơi ở Trường Tiểu học, so sánh giữa giờ chơi của trường MN và TH theo ý hiểu của mình. - Biết được Trường Tiểu học là nơi mình sẽ đến học sau thời gian nghỉ hè. - Giáo dục trẻ biết được công việc của học sinh tiểu học chủ yếu là học và môi trường đó hoàn toàn khác với môi trường Mầm non... Chuẩn bị: Các hình ảnh về giờ chơi, hoạt động ngoại khoá...được lập trên slide. Một băng vải để bịt mắt trẻ, trống, đá sỏi Tổ chức thực hiện. Quan sát giờ ra chơi của Trường Tiểu học. - Cho trẻ quan sát các hình ảnh trên máy, yêu cầu trẻ trao đổi với nhau về các hình ảnh cô cho quan sát, sau đó nêu nhận xét của mình về những hình ảnh đó. - Các bạn khác bổ sung ý kiến cho bạn của mình. - Cô tổng hợp các ý kiến và đưa ra thống nhất chung về nội dung các hình ảnh. Trò chơi bịt mắt đánh trống. - Phổ biến cho trẻ biết luật chơi, cách chơi, cho trẻ chơi. - Cô bao quát trẻ chơi, nhắc trẻ chơi đúng luật. Chơi cắp cua. - Định hướng cho trẻ về nội dung cho trẻ vẽ, gợi ý cho trẻ vẽ theo chủ đề, vẽ theo ý thích của trẻ. Chơi tự chọn. - Cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời, cô bao quát trẻ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chơi. Đánh giá: Tổng số trẻ tham gia hoạt động: - Trẻ thực hiện bài tập theo đúng quy trình, tô vào vở rất tốt, kỹ năng của trẻ thành thạo và nhanh gọn. =========***********========= Thứ năm ngày 16 tháng 05 năm 2013 Yêu cầu. - Trẻ ôn nhận biết số lượng từ 1 đến 10 qua các trò chơi, nhận biết số từ 1 đến 10. - Rèn kỹ năng phát âm, so sánh số lượng qua các trò chơi. - Giáo dục ý thức và việc cần thiết phải chăm chỉ học tập cho trẻ. Chuẩn bị: - Rau quả các loại, một số đồ dùng đồ dùng của học sinh lớp 1 để quanh lớp có số lượng trong phạm vi 10 - 3 tờ giấy trắng, chì màu. - Mỗi trẻ rổ đựng 10 bông hoa, thẻ số từ 1 đến 10. Tổ chức: * Hoạt động 1: Lớp hát bài: “Cháu vẫn nhớ trường mầm non”, chỉ còn gần một tháng nữa là năm học kết thúc, các con sẽ lên lớp mấy? Vậy để trang bị đầy đủ đồ dùng học tập của lớp 1 để bước vào năm học được tốt hôm nay các con cùng cô sẽ đến nhà sách để mua sắm đồ dùng học tập của lớp 1 nhé. * Ôn Tách gộp trong phạm vi 10. Con thấy đồ dùng lớp 1 có những gì? Cô mua lần thứ nhất 7 quyển vở, lần thứ 2 cô mua thêm 3 quyển vở nữa, hỏi cả 2 lần cô mua bao nhiêu quyển vở? Để chỉ số lượng vở của 2 nhóm ta dùng cặp chữ số nào? Tổng 2 số lượng 2 nhóm là bao nhiêu? Tương ứng với chữ số mấy? - Từ 10 quyển vở cô muốn chia ra làm 2 túi xách, con có cách chia nào để vở của 2 túi có số lượng bằng nhau? Mỗi bên phải có mấy quyển vở? ĐT: 10 bớt 5 còn 5; 5 thêm 5 là 10. Hoạt động 2: Bây giờ cô có một số đồ dùng được sắp xếp sẵn, con hãy nhìn theo đồ dùng đã có để và đố các bạn khác, nếu ai đố hay và ai trả lời đúng sẽ được cấp giấy chứng nhận “Cháu học giỏi toán”, các con hãy cùng thi đua nhé. + thêm: Cô gắn lên bảng: 1 nhóm có 9 cái cặp, nhóm kia có 1cặp, cho trẻ lập đề thêm: Cô mua 9 cái cặp để làm phần thưởng cuối năm, cô mua thêm 1 cái cặp nữa. Hỏi cô mua tất cả là mấy cái cặp? cho trẻ giải. Với số lượng cặp cô đã cho trước, con có thể lập đề toán bớt không? Lập như thế nào? Có 10 cái cặp, cô tặng cho các bạn được danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ 9 cái, hỏi cô còn lại bao nhiêu cái cặp? cho trẻ giải. Tương tự cô chuẩn bị các đồ dùng khác, trẻ lập đề toán, trẻ khác giải đề toán bằng nhiều dạng khác nhau. Hoạt động 3: - Cho cháu chơi: “tạo nhóm theo yêu cầu của cô” Cô cho cháu xếp hết nhóm hoa thành hàng ngang. Cách chơi: Cô giơ thẻ số, cháu tạo nhóm sao cho nhóm hoa có số lượng bằng với thẻ số cô cầm trên tay và tìm thẻ số tương ứng. - Chơi động “ai nhanh trí”. Cách chơi: Cô có nhiều nhóm rau củ quả, nhóm đồ dùng học tập của học sinh lớp 1 để xung quanh lớp, cháu lên đếm và chọn thẻ số tương ứng đặt vào từng nhóm tương ứng . Mời lần lược từng trẻ lên chơi. - Cô nhận xét kết quả - Chơi tĩnh “viết hay vẽ cho đủ”: cháu sẽ viết số hay vẽ thêm sao cho số lượng và số tương ứng với nhau. Chia 3-4 nhóm chơi. Hoạt động 4. Kết thúc hoạt động, cô nhận xét giờ học, động viên trẻ, chuyển hoạt động khác. =========***********========= Quan sát giờ học của lớp 1 Chơi Chuyển trứng; chơi truyền tin, Vẽ tự do Yêu cầu - Biết quan sát và nói đúng tên về hình ảnh của giờ học của lớp 1 ở Trường Tiểu học, so sánh giữa giờ học của trường MN và TH theo ý hiểu của mình. - Biết được thời gian học của TH sẽ kéo dài hơn MN và ít được ra chơi hơn. - Giáo dục trẻ biết được công việc của học sinh tiểu học chủ yếu là học và môi trường đó hoàn toàn khác với môi trường Mầm non... Chuẩn bị: Các hình ảnh về giờ học...được lập trên slide. Thìa ăn cơm. sỏi, đá, phấn, rổ đựng. Tổ chức thực hiện. Quan sát giờ học của Trường Tiểu học. - Cho trẻ quan sát các hình ảnh trên máy, yêu cầu trẻ trao đổi với nhau về các hình ảnh cô cho quan sát, sau đó nêu nhận xét của mình về những hình ảnh đó. - Các bạn khác bổ sung ý kiến cho bạn của mình. - Cô tổng hợp các ý kiến và đưa ra thống nhất chung về nội dung các hình ảnh. Trò chơi chuyển trứng. - Phổ biến cho trẻ biết luật chơi, cách chơi, cho trẻ chơi. Ngậm thìa lên miệng, đặt " Trứng" vào thìa sau đó đi về đích và thả " trứng" vào trong hộp, nếu trên đường di chuyển làm rơi " Trứng" sẽ phải quay lại cho bạn khác lên. - Cô bao quát trẻ chơi, nhắc trẻ chơi đúng luật. Chơi Truyền tin. - Cho trẻ đứng làm 3 hàng và truyền cùng 1 nội dung tin, nếu đội nào truyền đúng sẽ thắng cuộc. Vẽ tự do. - Định hướng cho trẻ vẽ theo chủ đề đang khám phá. Đánh giá: Tổng số trẻ tham gia hoạt động: Đại đa số trẻ thực hiện được theo yêu cầu của cô định hướng, trẻ nhớ các cách bớt, thêm và nhận biết đúng nhóm đối tượng, đặt đúng số vào các nhóm... Tuy nhiên cháu Hiếu Nghĩa, Cháu Kiên, Cháu Phúc, cháu Hạnh chưa thực hiện được theo yêu cầu của bài. =========***********========= Thứ sáu ngày 17 tháng 05 năm 2013 Yêu cầu. - Trẻ hát bài “trường em” với niềm vui về trường tiểu học mà các em sẽ học tập ở đó vào những ngày sắp tới kết hợp vận động nhịp nhàng theo nhịp. - Biết chú ý nghe cô hát. Hào hứng tham gia chơi trò chơi hát theo hình vẽ - Giúp cháu thể hiện tình cảm với trường mầm non, và thích vào học lớp 1. Chuẩn bị: Dụng cụ âm nhạc, hình ảnh về Trường TH. Loa đài. Tổ chức: * Hoạt động 1: Cùng trò chuyện với trẻ về trường Tiểu học, về những điểm nổi bật, công việc của các anh chị... * Hoạt động 2: Hát “Trường em” - Đọc thơ “cô giáo của em” - Không bao lâu nữa các con sẽ được lên học lớp 1 rồi. Vậy vào học lớp 1 các con sẽ học ở trường nào? - Thế các con đã được tham quan trường TH chưa? - Quang cảnh trường tiểu học khác quang cảnh trường mẫu giáo ra sao? - Và chú Phạm Đức Lộc đã sáng tác ra bài hát rất hay để tả lại quang cảnh trường tiểu học, bài hát đó hát như thế nào nhỉ? - Các bạn hãy hát kết hợp vỗ tay theo nhịp xem có hay hơn không? - Vỗ tay theo nhịp là vỗ như thế nào? - Cả lớp thực hiện cùng cô. - Trẻ hát kết hợp vận động . - Cô mời xen kẽ tổ, nhóm, cá nhân. (cô mở băng) - Hỏi cháu tên bài, Tên tác giả? Tên vận động ? Nghe hát “Em yêu trường em” - Nhắc đến ngôi trường thì có rất nhiều kỉ niệm. Ở nơi đó, các bạn được cùng nhau học tập, vui vầy bên nhau cùng có với nhau biết bao nhiêu kỉ niệm, mỗi người nghĩ về ngôi trường của mình với một ý nghĩ khác nhau, và hôm nay các con sẽ được nghe suy nghĩ của 1 bạn nhỏ nói về ngôi trường thân yêu của mình qua bài hát “Em yêu trường em” sáng tác của “ ”, các con nghe nhé! - Cô hát cháu nghe lần 1. Cô nêu nội dung Nội dung: Bài hát nói về tình yêu thương quý mến ngôi trường của một người bạn nhỏ. - Lần 2, mở nhạc kết hợp minh họa. Trò chơi âm nhạc “Hát theo hình vẽ” - Cô cho cháu chơi trò chơi “ Hát theo hình vẽ”. - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi. - Cho cháu chơi theo hứng thú của trẻ. * Hoạt động 3: Kết thúc và nhận xét hoạt động; Chuyển hoạt động tiếp theo. =========***********========= Trò chuyện về công việc của lớp 1 Chơi Bánh xe quay; chơi;Cánh cửa kỳ diệu; Viết các chữ cái xuống sân. Yêu cầu - Biết quan sát và nói đúng tên về hình ảnh công việc của lớp 1 ở Trường Tiểu học, so sánh giữa cong việc của các bạn ở trường MN so với trường TH sẽ khác nhau rất nhiều. - Biết được học TH sẽ phải tự làm mọi việc để phục vụ cho bản thân. - Giáo dục trẻ biết tự lo cho bản thân, không nên trông chờ vào người khác. Chuẩn bị: Các hình ảnh về giờ học...được lập trên slide. Các thẻ chữ cái, phấn. Tổ chức thực hiện. Quan sát công việc của Trường Tiểu học. - Cho trẻ quan sát các hình ảnh trên máy, yêu cầu trẻ trao đổi với nhau về các hình ảnh cô cho quan sát, sau đó nêu nhận xét của mình về những hình ảnh đó. - Các bạn khác bổ sung ý kiến cho bạn của mình. -
File đính kèm:
- Truong_tieu_hoc_nhanh_2.doc