Giáo án bài soạn lớp Mầm - Chủ đề thế giới động vật – Mừng giáng sinh
MỞ CHỦ ĐỀ
Trò chuyện, đàm thoại cùng trẻ về thế giới động vật – Mừng giáng sinh.
Cô cùng trẻ trang trí tranh ảnh về chủ đề “ Thế giới động vật – Mừng giáng sinh”.
Xem tranh ảnh, trò chuyện, đàm thoại và khuyến khích trẻ nói về nội dung của chủ đề như : đọc thơ, kể chuyện, hát, múa
Cho trẻ tham gia trò chơi đóng vai, đóng kịch, các trò chơi dân gian, các trò chơi học tập, khám phá môi trường xã hội, trò chơi vận động, để luyện tập, phối hợp các vận động của các bộ phận cơ thể, rèn luyện sức khỏe
Trẻ tham gia các hoạt động tạo hình, tạo ra sản phẩm theo chủ đề: Vẽ, nặn, xé dán hoặc tô màu một số loài động vật, hình ảnh ngày giáng sinh 25/12.
Tổ chức hát, múa trò chơi vận động liên quan đến chủ đề.
CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT – MỪNG GIÁNG SINH Thời gian thực hiện 6 tuần từ 7/12/ 2015 đến 15/01/2016 MỞ CHỦ ĐỀ Trò chuyện, đàm thoại cùng trẻ về thế giới động vật – Mừng giáng sinh. Cô cùng trẻ trang trí tranh ảnh về chủ đề “ Thế giới động vật – Mừng giáng sinh”. Xem tranh ảnh, trò chuyện, đàm thoại và khuyến khích trẻ nói về nội dung của chủ đề như : đọc thơ, kể chuyện, hát, múa Cho trẻ tham gia trò chơi đóng vai, đóng kịch, các trò chơi dân gian, các trò chơi học tập, khám phá môi trường xã hội, trò chơi vận động, để luyện tập, phối hợp các vận động của các bộ phận cơ thể, rèn luyện sức khỏe Trẻ tham gia các hoạt động tạo hình, tạo ra sản phẩm theo chủ đề: Vẽ, nặn, xé dán hoặc tô màu một số loài động vật, hình ảnh ngày giáng sinh 25/12. Tổ chức hát, múa trò chơi vận động liên quan đến chủ đề. I. MỤC TIÊU 1. Phát triển thể chất Lồng ghép chỉ số : - Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút. ( Chỉ số 14) - Trẻ có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường biển đảo cho trẻ nhận biết về biển, hải đảo Việt Nam như trẻ biết tên gọi và một vài đặc điểm đặc trưng của biển, hải đảo Việt Nam - Nhận biết một số con vật cung cấp nhóm thực phẩm. - Biết được một số món ăn đuợc chế biến từ động vật. - Trẻ nhận biết được giá trị dinh dưỡng và cách chế biến một số món ăn trong sinh hoạt hàng ngày, có hành vi vệ sinh trong ăn uống. - Trẻ nâng cao được khả năng vận động. 2. Phát triển nhận thức Lồng ghép các chỉ số: - Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác. ( Chỉ số 53) - Hay đặt câu hỏi. ( Chỉ số 112) - Trẻ có ý thức hành vi giữ gìn biển, đảo nước sạch trong lành và biết được ích lợi của các động vật ở biển: nghêu, mực - Trẻ biết được quá trình phát triển của các con vật. - Trẻ nhận biết, gọi đúng tên các bộ phận, đặc điểm nổi bậc về cấu tạo, hình dáng, tiếng kêu, lợi ích của một số con vật nuôi trong gia đình, sống dưới nước, sống trong rừng, con vật biết ba, côn trùng . - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường, bỏ rác đúng nơi qui định. 3. Phát triển ngôn ngữ Lồng ghép các chỉ số: - Thích đọc những chữ cái đã biết trong môi trường xung quanh ( Chỉ số 79) - Mô tả đặc điểm nổi bậc của một số con vật. - Thuộc một số bài thơ, câu chuyện về các con vật. - Trẻ biết được chữ I, c,t và viết được chữ I, c, t. - Trẻ biết 22 / 12 là ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam. - Trẻ biết ngày 25 / 12 là ngày lễ giáng sinh - Biết sử dụng vốn từ của mình để mô tả những điều trẻ quan sát được về các con vật trong gia đình, thiên nhiên. - Trẻ nhận biết được một số chữ cái và phát âm được những âm thanh của chữ cái trong các từ chỉ tên các con vật, ngày giáng sinh. - Trẻ biết và hiểu nội dung câu chuyện: “Cô bé bán diêm”. Thơ “ Ong nâu và bướm Vàng”, “ Mèo đi câu cá”. 4. Phát triển thẫm mĩ - Biết biểu lộ thái độ và hưởng ứng cảm xúc của mình khi nghe nhạc và nghe hát. - Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát “ Thật là hay, chú voi con ở Bản Đôn”. - Biết lựa chọn và sử dụng các dụng cụ, vật liệu, phối hợp màu sắc hình dạng, đường nét để tạo ra sản phẩm có nội dung bố cục hài hòa. - Trẻ biết biểu lộ cảm xúc thái độ và hưởng ứng cảm xúc khi nghe nhạc, nghe hát. - Biết nhận xét và giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn.. - Trẻ biết tô, vẽ một số con vật và trang trí bầu không khí trong đêm giáng sinh. - Trẻ biết vâng lời ông bà cha mẹ. 5. Phát triển tình cảm- xã hội Lồng ghép chỉ số: - Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh. ( Chỉ số 113) - Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân ( Chỉ số 30) - Cảm nhận vẻ đẹp về màu sắc, hình dáng của các con vật. - Biết vẽ, tô màu, dán về các con vật. Vẽ những nét đơn giản để tạo thành các con vật. - Biết vẽ thêm vẩy cá, xương cá, các đóm màu của hươu, tô màu các côn trùng, biết dán cửa sổ chuồng chim bồ câu, vẽ con cá - Thể hiện tình cảm, điệu bộ nhịp nhàng khi hát và vận động các bài hát nói về các con vật một cách tự nhiên, nhí nhảnh. - Thích được biểu diễn và biểu diễn tự nhiên. II. MẠNG NỘI DUNG THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT – MỪNG GIÁNG SINH Chủ đề nhánh 2 Động vật sống dưới nước Từ ngày 14/12/2015 đến 18/12/2015 Chủ đề nhánh 3 Vui giáng sinh Từ ngày 21/12/2015 đến 25/12/2015 Chủ đề nhánh 6 Một số côn cùng Từ ngày 11/1/2016 đến 15/1/2016 Chủ đề nhánh 5 Động vật biết bay Từ ngày 4/1/2016 đến 8/1/2016 Chủ đề nhánh 4 Động vật sống trong rừng Từ ngày 28/12/2015 đến 1/1/2016 Chủ đề nhánh 1 Động vật nuôi trong gia đình Từ ngày 7/12/2015 đến 11/12/2015 III. MẠNG HOẠT ĐỘNG 3. Phát triển ngôn ngữ - Dạy thơ “ Mèo đi câu cá”. + Trẻ thuộc bài thơ “Mèo đi câu cá”. - Truyện kể “ Cô bé bán diêm”. + Trẻ hiểu nội dung câu chuyện “ Cô bé bán diêm”. - Làm quen chữ cái i, c, t. + Trẻ biết chữ cái i, c,t. - Truyện kể “ Con gà trống kiêu căng”. + Trẻ thuộc bài thơ “ Con gà trống kiêu căng”. - Trẻ nhớ và hiểu nội dung truyện kể chim vàng anh ca hát. 2. Phát triển nhận thức. - Quá trình phát triển của con gà. + Trẻ biết được quá trình sinh sản và phát triển của gà: trứng- gà con - gà lớn – Biết được tiếng kêu, thức ăn của con gà . - Bé vui giáng sinh. + Rèn khả năng diễn đạt, bộc lộ cảm xúc cá nhân theo ngôn ngữ của trẻ. - Cùng bạn tạo nhóm. - Tìm hiểu về các loài Chim chích bông. + Biết tên gọi và đặc điểm của các loài chim chích bông. - Tìm hiểu về con cá. + Biết được đặc điểm của con cá. 1. Phát triển thể chất. - Trườn kết hợp trèo qua ghế dài 1,5m x 30 cm. + Trẻ biết trườn kết hợp trèo qua ghế dài 1,5m x 30 cm. - Bật nhảy từ trên cao xuống 40- 45 cm. + Trẻ biết bật nhảy từ trên cao xuống 40- 45 cm. - Bò dích dắc qua 7 điểm. + Trẻ biết bò dích dắc qua 7 điểm. - Trẻ biết bật tách, khép chân qua 7 ô. - Chạy chậm 100- 120m. + Trẻ biết chạy chậm 100- 120m. - Ném trúng đích bằng một tay, hai tay + Trẻ biết ném trúng đích bằng một tay, hai tay. THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT – MỪNG GIÁNG SINH 4. Phát triển thẫm mĩ - Dạy hát “ Bà Còng”. + Trẻ biết thuộc bài hát “ Bà Còng ”. - Vẽ, cắt dán và trang trí cây thông noel. + Trẻ biết vẽ, cắt dán và trang trí cây thông noel. - Dạy vận động “Chú voi con ở Bản Đôn”. + Trẻ vận động được bài hát “ Chú voi con ở Bản Đôn”. - Dạy hát “ Thật là hay ”. + Trẻ biết thuộc lời bài hát “ Thật là hay ”. - Vẽ, cắt và xé dán đàn gà. + Trẻ biết vẽ, cắt và xé dán đàn gà. - Vẽ và cắt dán con bướm. 5. Phát triển tình cảm- xã hội - Những con vật đáng yêu. + Trẻ biết yêu quý các con vật, mong muốn được chăm sóc và có một số kĩ năng, thói quen chăm sóc, bảo vệ vật. - Động vật và môi trường ( CĐBVMT) + Trẻ có những hiểu biết về mối quan hệ của con vật và con người với môi trường sống để trẻ giao tiếp yêu thương những người gần gũi quanh mình và biết chăm sóc các con vật. - Hành vi đúng, sai về con vật. + Trẻ biết cách yêu quý và bảo vệ các con vật. - Chú bộ đội:Trẻ biết chú bộ đội làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc và những quân phục, dụng cụ của các chú bộ đội, không quân, hải quân, bộ binh - Bé yêu côn trùng. IV. KẾ HOẠCH NGÀY KẾ HOẠCH TUẦN 1 ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH Từ ngày 7 tháng 12 năm 2015 đến ngày 11 tháng 12 năm 2015 Thứ Thời điểm Thứ hai Ngày 7 tháng 12 năm 2015 Thứ ba Ngày 8 tháng 12 năm 2015 Thứ tư Ngày 9 tháng 12 năm 2015 Thứ năm Ngày 10 tháng 12 năm 2015 Thứ sáu Ngày 11 tháng 12 năm 2015 Đón trẻ Thể dục sáng Chơi theo ý thích hoặc xem tranh về các con vật mà trẻ biết. Trò chuyện với trẻ về công việc chăm sóc các loài đó. Tập thể dục sáng - Hô hấp: Hít vào, thở ra. - Tay- vai : Tay đưa lên cao, ra phía trước, dang ngang. - Chân: Nhảy lên, đưa hai chân sang ngang; nhảy lên đưa một chân về phía trước, một chân về phía sau. - Bụng: Đứng, cúi người về phía trước, ngửa người ra phía sau. - Bật: Bật tách khép chân. Hoạt động học PTTC- XH Những con vật đáng yêu. PTTC Bò dích dắc qua 7 điểm. PTNT Quá trình phát triển của con gà PTTM Vẽ, cắt và xé dán đàn gà. PTNN Truyện kể “ Con gà trống kiêu căng” Hoạt động ngoài trời Trò chơi 1: Những con vật ngộ nghĩnh. Trò chơi 2: Mèo bắt chuột. Trò chơi 3: Gấu con hái quả. Trò chơi 4: Làm chú mèo con. Trò chơi 5: Bịt mắt bắt dê . Hoạt động góc Cô cho trẻ chơi các góc 1. Góc xây dựng 2. Góc phân vai 3. Góc sách, truyện 4. Góc nghệ thuật 5. Góc thiên nhiên Hoạt động ăn dinh dưỡng Ăn con nui dinh dưỡng sáng thứ sáu. Rèn kĩ năng rửa tay, đánh răng cho trẻ. Vệ sinh – Trả trẻ Hoạt động chiều Ôn lại kiến thức buổi sáng. Cung cấp kiến thức mới. Chơi, hoạt động theo ý thích ở các góc. Xếp đồ chơi gọn gàng. Vệ sinh, nêu gương. Trả trẻ. V. KẾ HOẠCH NGÀY Ngày soạn: Thứ hai ngày 30 tháng 12 năm 2015 Ngày dạy: Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2015 ĐÓN TRẺ Trò chuyện với trẻ về một số con vật trong nhà, như: tên gọi, đặc điểm, ích lợi.. Trò chuyện về một số con vật như: cá, rùa, chim công, con ong, con bướm THỂ DỤC SÁNG I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Cháu thích tập cùng cô. - Cháu biết hít thở ra theo động tác giúp cháu khỏe khoắn. - Cháu vận động toàn thân, phát triển các cơ. - Trẻ tập đúng các động tác theo cô. II. CHUẨN BỊ - Sân bãi sạch sẽ, thoáng mát. - Nơ đeo tay. III. CÁCH TIẾN HÀNH * Khởi động - Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân: Gót chân, mũi bàn chân, má trong bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh, di chuyển về 3 hàng ngang. - Hô hấp: Hít vào, thở ra. - Tay- vai : Tay đưa lên cao, ra phía trước, dang ngang. - Chân: Nhảy lên, đưa hai chân sang ngang; nhảy lên đưa một chân về phía trước, một chân về phía sau. - Bụng: Đứng, cúi người về phía trước, ngửa người ra phía sau. - Bật: Bật tách khép chân. * Trọng động * Hồi tỉnh: Uống nước chanh. HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ biết yêu quý các con vật, mong muốn được chăm sóc và có một số kĩ năng, thói quen chăm sóc, bảo vệ vật. 2. Kĩ năng - Trẻ biết kể chuyện về các con vật. - Phát triển óc quan sát và tính ham hiểu biết. 3. Thái độ - Trẻ biết ích lợi của các con vật nuôi trong gia đình, biết cách chăm sóc và giữ vệ sinh khi tiếp xúc với các con vật. II. CHUẨN BỊ - Trò chuyện, câu đố. - Truyện kể “ Gà trống và vịt”. III. CÁCH TIẾN HÀNH Hoạt động 1: Thử tài phán đoán. - Cô đọc câu đố: “ Có cánh mà chẳng bay xa Đẻ trứng “ cục tác, cục ta” từng hồi. Ấp trứng khi trứng nở rồi. Suốt ngày “ cục cục “ kiếm mồi nuôi con? ( Gà mái) - Cái mỏ xinh xinh Hai chân tí xíu Lông vàng mát dịu Chiếp! chiếp! suốt ngày. ( gà con) - “Là trâu mà chẳng có sừng Luôn kêu “nghé ọ” tung tăng chơi đùa?” ( con nghé) - “Con gì hai mắt trong veo Thích nằm sưởi nắng, thích trèo cây cao?” ( con mèo) - “Con bò con là nó Nhưng chẳng gọi “ bò con” Bé thử đoán luôn xem Là con gì thế nhỉ ? “ (con bò) - Thường nằm đầu hè Giữ nhà cho chủ Người lạ nó sủa Người quen nó mừng ( con chó ) - Cho trẻ nói lên tình cảm của mình về các con vật này. ( cho vài trẻ cùng nói lên tình cảm của mình). Hoạt động 2: Bé khéo tay - Chia nhóm trẻ cắt dán mũ múa các con vật nuôi, trẻ trong nhóm hội ý. - Chia nhóm 1: Cắt mũ múa chú mèo - Nhóm 2: Cắt mũ múa chú gà con. - Nhóm 3: Cắt mũ múa chú vịt con. Hoạt động 3: Những con vật đáng yêu - Trẻ cùng đội các mũ vừa làm xong. Hát và đọc thơ về vật nuôi trong nhà ( Đàn gà con), ( Vì sao con mèo rửa mặt), ( Đàn vịt con..). - Cô cho trẻ nói lên tình cảm của trẻ về những con vật nuôi trong gia đình cháu thích. *Giáo dục trẻ biết yêu quý chăm sóc, bảo vệ các con vật nuôi, cho chúng vệ sinh khi tiếp xúc với các con vật. * Kết thúc * Nhận xét: HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI NHỮNG CON VẬT NGỘ NGHĨNH I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Trẻ được tập luyện các động tác phát triển các nhóm cơ. - Củng cố khả năng vận động, phát triển sự tập trung chú ý và khả năng ghi nhớ cho trẻ. II. CHUẨN BỊ - Các bông hoa III. CÁCH TIẾN HÀNH - Chơi theo nhóm hoặc từng cặp. - Chi trẻ thành 4 nhóm (hai nhóm chơi và hai nhóm cổ vũ). Ví dụ: một nhóm là các con vật, nhóm còn lại là trẻ. Lần lượt từng trẻ ở nhóm con vật phải mô tả hành động hoặc tiếng kêu của một con vật nào đó còn nhóm kia sẽ đoán xem đó là con vật gì. Trẻ đoán đúng được một bông hoa. Ví dụ: Trẻ ở những nhóm con vật có thể giậm chân lạch bạch, bắt chước dáng đi của con vịt, đưa tay qua đầu làm động tác đu cây của con khỉ, bật nhảy làm con ếch - Kết thúc một lượt chơi, hai nhóm đổi chỗ cho nhau. Sau đó, đếm xem nhóm nào giành được nhiều hoa hơn thì nhóm đó thắng cuộc. Kết thúc cho trẻ chơi trò chơi uống nước. * Nhận xét: HOẠT ĐỘNG GÓC I. NỘI DUNG 1. Góc xây dựng: Xây trang trại chăn nuôi. 2. Góc phân vai: Bán hàng, cửa hàng bán thức ăn, bé tập làm nội trợ pha nước chanh. 3. Góc nghệ thuật: Làm ca sĩ hát “ Một con vịt, vì sao con mèo rửa mặt,..” Làm mũ mão về các con vật. Xé, dán, nặn và tô màu làm sách tranh về các con vật, nhận biết các chữ cái có trong tên về các con vật. 4. Góc học tập: Đọc sách về các nghề trong xã hội, tô chữ cái “ i, c, t”. Xem truyện “ con gà trống kiêu căng, sao chép chữ số từ 1- 10. 5. Góc thiên nhiên: Trồng và chăm sóc cây trong vườn. II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Góc xây dựng Biết heo, gà, vịt nuôi trong chuồng nên phải làm chuồng. 2. Góc phân vai Trẻ biết phân vai chơi với các bạn trong khi chơi. Cháu chơi hứng thú Mẹ đi chợ mua heo, gà về nuôi. Mua thịt cá về chế biến các món ăn. 3. Góc nghệ thuật Trẻ biết hát và múa lại những bài hát có liên quan đến “ Thế giới động vật”. Trẻ hứng thú khi tham gia vào các buổi biểu diễn văn nghệ. 4. Góc học tập Xem truyện tranh, kể chuyện theo tranh. Trẻ tô màu chữ “ I, c, t”. Trẻ biết sao chép chữ số 1- 10. 5. Góc thiên nhiên Trồng và chăm sóc cây trong vườn. III. CHUẨN BỊ 1. Góc xây dựng - Các loại khối xốp, khối gỗ. 2. Góc phân vai - Một quầy bán động vật nuôi - Một quầy bán thịt động vật - Một quầy bán đồ dùng trong gia đình 3. Góc nghệ thuật Miển dừa, giấy đóng thành tập cho trẻ vẽ, bút chì, màu, mũ múa. 4. Góc học tập Sách truyện tranh cô bé bán diêm. Sáp màu, tranh tô chữ “ I, c,t” , tranh có số lượng trong phạm vi 10. 5. Góc thiên nhiên Chơi trồng và chăm sóc cây. IV. CÁCH TIẾN HÀNH Hoạt động 1: Giới thiệu Cô và trẻ cùng hát bài lớn lên “ Gà trống, mèo con và cún con”, sau đó cô hỏi trẻ chúng ta vừa hát bài hát gì ? Và bài hát này ở chủ điểm nào ? Cô cho trẻ chọn góc chơi, cô hướng dẫn và tham gia chơi cùng trẻ. Các con hãy cho cô biết khi chơi chúng ta phải làm như thế nào ? ( Phải chơi cùng với bạn và không quăng đồ chơi). Hoạt động 2: Tiến hành Cho trẻ về góc chơi và thỏa thuận vai chơi với nhau. Nếu trẻ chưa thỏa thuận được vai chơi thì cô lại dàn xếp, gợi ý cho trẻ thỏa thuận. Nếu trẻ còn lúng túng thì cô có thể chơi với trẻ để giúp trẻ mạnh dạn, tự nhiên hơn. Cô quan sát trẻ trong quá trình chơi. Cô cho trẻ tập trung lại nhận xét và nêu ý tưởng cho lần chơi sau. Hoạt động 3: Kết thúc Cô nhận xét quá trình chơi của trẻ ở các góc. Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi. * Nhận xét: VỆ SINH – TRẢ TRẺ HOẠT ĐỘNG CHIỀU Ôn kiến thức buổi sáng “ Những con vật đáng yêu ”. ( PTTC- XH) Cung cấp kiến thức mới bài “ Bò dích dắc qua 7 điểm” ( PTTC) Chơi, hoạt động theo ý thích ở các góc. Xếp đồ chơi gọn gàng. Vệ sinh Nêu gương bé ngoan. Trả trẻ. * Đánh giá buổi học: ............................................................................................................................................................................ Ngày soạn: Thứ ba ngày 1 tháng 12 năm 2015 Ngày dạy: Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2015 ĐÓN TRẺ Trò chuyện với trẻ về một số con vật trong nhà, như: tên gọi, đặc điểm, ích lợi.. Trò chuyện về một số con vật như: cá, rùa, chim công, con ong, con bướm THỂ DỤC SÁNG I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Cháu thích tập cùng cô. - Cháu biết hít thở ra theo động tác giúp cháu khỏe khoắn. - Cháu vận động toàn thân, phát triển các cơ. - Trẻ tập đúng các động tác theo cô. II. CHUẨN BỊ - Sân bãi sạch sẽ, thoáng mát. - Nơ đeo tay. III. CÁCH TIẾN HÀNH * Khởi động - Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân: Gót chân, mũi bàn chân, má trong bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh, di chuyển về 3 hàng ngang. - Hô hấp: Hít vào, thở ra. - Tay- vai : Tay đưa lên cao, ra phía trước, dang ngang. - Chân: Nhảy lên, đưa hai chân sang ngang; nhảy lên đưa một chân về phía trước, một chân về phía sau. - Bụng: Đứng, cúi người về phía trước, ngửa người ra phía sau. - Bật: Bật tách khép chân. * Trọng động * Hồi tỉnh: Uống nước chanh. HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT BÒ DÍCH DẮC QUA 7 ĐIỂM I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ biết phối hợp chân, tay nhịp nhàng khi bò dích dắc qua 7 điểm. - Biết tập các bài tập vận động cơ bản. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng phối hợp chân, tay nhịp nhàng khi bò dích dắc qua 7 điểm. - Rèn kĩ năng tập đúng các bài tập vận động cơ bản. 3. Thái độ - Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động “ Bò dích dắc qua 7 điểm”. - Trẻ tập trung chú ý, có tinh thần đoàn kết, kỉ luật trong luyện tập và phối hợp tốt với các bạn trong khi hoạt động. II. CHUẨN BỊ - Sân tập sạch sẽ, thoáng mát. - 14 ghế. - Dây thừng III. CÁCH TIẾN HÀNH. Hoạt động 1: Cho trẻ “ Khởi động”. Cô cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn kết hợp với các kiểu đi khác nhau: đi bằng gót chân, mũi bàn chân, chạy nhanh chạy chậm. Hoạt động 2: Bé vui khỏe + Tập bài tập phát triển chung - Hô hấp1: Thổi nơ. - Tay 2: Tay đưa ra trước thẳng và bằng vai, gập tay trước ngực. - Chân: Tay đưa ra trước nhún chân. - Bụng 3: Đứng nghiêng người sang hai bên. - Bật: Bật tách khép chân. + Vận động cơ bản: Với đôi tay, chân của mình thì cô sẽ dạy các con “ Bò dích dắc qua 7 điểm”. - Cô làm mẫu ( 2 lần) - Lần 1: Không phân tích - Lần 2: Từ đầu hàng cô bước ra trước vạch xuất phát, hai bàn tay và chân tì xuống sàn, mắt nhìn về trước, lưng thẳng. Khi có hiệu lệnh “ Bò: thì kết hợp chân nọ tay kia, mắt nhìn phía trước, cô bò khéo léo theo đường dích dắc vòng lần lượt qua 7 cái ghế không chạm vào ghế đến ghế cuối cùng sau đó về đứng cuối hàng. - Cô cho 2 trẻ lên làm thử. - Cho trẻ lần lượt thực hiện cho đến hết. - Cho 2 đội thi đua( Cô quan sát sửa sai) - Cho cá nhân thực hiện. Hoạt động 3: Trò chơi “ Kéo co” Hôm nay lớp mình giỏi nên cô thưởng cho các con trò chơi “ Kéo co”. Chia trẻ ra làm 2 đội bằng nhau tương sức với nhau xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau. Mỗi đội chọn lấy một bạn khỏe nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm sợi dây thừng và các bạn khác cũng cầm dây. Khi có hiệu lệnh bắt đầu của cô thì tất cả kéo dây về phía mình, nếu người đứng đầu hàng của đội nào giẫm phải vạch chuẩn thì là đội thua cuộc. Có thể hai bạn đầu hàng cầm tay nhau kéo, các bạn tiếp ôm lưng bạn. + Hồi tỉnh: Cho trẻ đi chơi nhẹ nhàng *Kết thúc Nhận xét: HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI MÈO BẮT CHUỘT I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Trẻ được tập luyện các kĩ năng chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. II. CHUẨN BỊ - Một vòng tròn rộng ở giữa lớp làm nhà cho chuột. III. CÁCH TIẾN HÀNH Cách chơi: chọn một trẻ làm mèo ngồi ở góc lớp. Các bạn khác làm chuột bò trong “ hang ” của mình. Cô nói: Các con chuột đi kiếm ăn”. Các con chuột vừa bò vừa kêu: “ chít, chít, chít”. Khoảng 30 giây, mèo xuất hiện và kêu “ Meo, meo, meo”, vừa bò vừa bắt các con chuột. Các con chuột phải bò nhanh về trốn trong hang của mình. Chú chuột nào chậm chạp sẽ bị mèo bắt và phải ra ngoài một lần chơi. Sau đó đổi vai chơi và trò chơi tiếp tục. * Nhận xét: HOẠT ĐỘNG GÓC I. NỘI DUNG 1. Góc xây dựng: Xây trang trại chăn nuôi. 2. Góc phân vai: Bán hàng, cửa hàng bán thức ăn, bé tập làm nội trợ pha nước chanh. 3. Góc nghệ thuật: Làm ca sĩ hát “ Một con vịt, vì sao con mèo rửa mặt...” Làm mũ mão về các con vật. Xé, dán, nặn và tô màu làm sách tranh về các con vật, nhận biết các chữ cái có trong tên về các con vật. 4. Góc học tập: Đọc sách về các nghề trong xã hội, tô chữ cái “ i, c, t”. Xem truyện “ con gà trống kiêu căng, sao chép chữ số từ 1- 10. 5. Góc thiên nhiên: Trồng và chăm sóc cây trong vườn. II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Góc xây dựng Biết heo, gà, vịt nuôi trong chuồng nên phải làm chuồng. 2. Góc phân vai Trẻ biết phân vai chơi với các bạn trong khi chơi. Cháu chơi hứng thú Mẹ đi chợ mua heo, gà về nuôi. Mua thịt cá về chế
File đính kèm:
- tuan_1_giao_an_dong_vat.doc