Giáo án bài soạn lớp nhà trẻ - Chủ đề: Phương tiện giao thông

*Đồ dùng trong lớp:

 - Lớp sạch, thoáng mát, ti vi, laptop, bài giảng điện tử.

 - Tranh ảnh về phương tiện GT đường bô, đường thủy, đường hàng không, một số biển báo GT.

 - Nhạc đệm và lời bài hát “ Đường em đi, em đi qua ngã tư đường phố, em đi chơi thuyền, anh phi công ơi, gửi anh một khúc dân ca, lý kéo chài”

 - Đồ dùng đồ chơi để đếm đến 9, số 1-9, đồ dùng để đo chiều dài.

 - Vở tập tô, chữ cái h-k,g-y

 - Tranh minh họa thơ “ chiếc cầu mới, cô dạy con”

 - Video câu chuyện “qua đường”

 - Video, hình ảnh về cây thuốc phiện, cây thuốc lá, đồ dùng, sữa bột để pha sữa bột.

 - Trò chơi “về đúng đường, chi chi chành chành, cưỡi ngựa nhong nhong, hãy xếp nhanh và đúng, làm theo tín hiệu, đúng hay sai.

 - Góc phân vai : Đồ dùng của công an giao thông, đồ chơi xe đạp, xe máy

 - Góc Xây dựng : Gạch, xe, nhà làm bến xe, mô hình ngã tư đường phố, trụ đèn giao thông, cây xanh, ghế.

 - Góc nghệ thuật : kéo, hồ dán, đất nặn, màu sáp, dĩa đựng sản phẩm, bảng con, giấy màu, giấy A 4, lá cây, cát màu, nhạc cụ, nhạc đệm bài hát của chủ đề PTGT.

 - Góc học tập : lô tô, đô mi nô về các đồ dùng, đồ chơi về các PTGT

 - Góc KPKH: Đồ dùng chăm sóc cây, nước, chậu cây xanh, hoa.

 - Đồ dùng vệ sinh: bàn chải, kem đánh răng, xà bông, khăn lau tay, lau mặt, ca.

 

doc23 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1725 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án bài soạn lớp nhà trẻ - Chủ đề: Phương tiện giao thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THỊ XÃ LAGI
 TRƯỜNG MẪU GIÁO TÂN TIẾN
 ***** ☼ *****
 CHỦ ĐỀ : 
	 PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
 Thời gian thực hiện : 11/1- 29/1/2016
 Giáo Viên : Trần Thủy Thảo Nguyên
 Cao Thị Thanh Châu
 Lớp : Lá 1
 Năm học : 2015 -2016
MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
 *Đồ dùng trong lớp: 
 - Lớp sạch, thoáng mát, ti vi, laptop, bài giảng điện tử. 
 - Tranh ảnh về phương tiện GT đường bô, đường thủy, đường hàng không, một số biển báo GT.
 - Nhạc đệm và lời bài hát “ Đường em đi, em đi qua ngã tư đường phố, em đi chơi thuyền, anh phi công ơi, gửi anh một khúc dân ca, lý kéo chài”
 - Đồ dùng đồ chơi để đếm đến 9, số 1-9, đồ dùng để đo chiều dài.
 - Vở tập tô, chữ cái h-k,g-y
 - Tranh minh họa thơ “ chiếc cầu mới, cô dạy con”
 - Video câu chuyện “qua đường”
 - Video, hình ảnh về cây thuốc phiện, cây thuốc lá, đồ dùng, sữa bột để pha sữa bột.
 - Trò chơi “về đúng đường, chi chi chành chành, cưỡi ngựa nhong nhong, hãy xếp nhanh và đúng, làm theo tín hiệu, đúng hay sai.
 - Góc phân vai : Đồ dùng của công an giao thông, đồ chơi xe đạp, xe máy
 - Góc Xây dựng : Gạch, xe, nhà làm bến xe, mô hình ngã tư đường phố, trụ đèn giao thông, cây xanh, ghế.
 - Góc nghệ thuật : kéo, hồ dán, đất nặn, màu sáp, dĩa đựng sản phẩm, bảng con, giấy màu, giấy A 4, lá cây, cát màu, nhạc cụ, nhạc đệm bài hát của chủ đề PTGT.
 - Góc học tập : lô tô, đô mi nô về các đồ dùng, đồ chơi về các PTGT 
 - Góc KPKH: Đồ dùng chăm sóc cây, nước, chậu cây xanh, hoa...
 - Đồ dùng vệ sinh: bàn chải, kem đánh răng, xà bông, khăn lau tay, lau mặt, ca.
 - Giấy A 4, màu sáp để trẻ vẽ tranh tặng Bác Hồ.
 - Tranh ảnh biển báo đường cấm, cấm đi ngược chiều, cấm xe đạp, cấm xe máy.
 * Đồ dùng ngoài lớp:
 - Sân sạch, vạch chuẩn, túi cát, bóng.
 - Lá cây, dây thun.
 - Cát, nước, chai, màu thực phẩm.
 - Hoa, dây xâu.
 - Bóng và chậu, vòng để bật, đích ném, xích đu, thú nhún.
 - Boling, vòng ném.	
KẾ HOẠCH TUẦN 21
CHỦ ĐỀ NHÁNH 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ QUY ĐỊNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
( Từ 25-29/1/2016) 
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
MT1: Thực hiện đúng, thuần thục các động tác của thể dục theo hiệu lệnh 
hoặc theo nhịp của bản nhạc, bài hát .Bắt đầu và kết thúc đúng nhịp .
MT7: Đi / chạy thay đổi hướng vận động đúng hiệu lệnh, vật chuẩn 
MT30: Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người 
thân cho phép.( cs 24)
MT 42: Nhận xét thảo luận về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của đối 
tượng quan sát 
MT 52: Nhận biết số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10(cs 104)
MT 62: Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt(CS 91)
MT 73: Đọc biểu cảm bài thơ, đồng dao...
MT 85: Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống nhu cầu giao 
tiếp.(cs73).
MT 130: Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình( cs 
103) 
 - MT 137: Nhận ra giai điệu( vui, buồn, êm diệu) của bài hát, bản nhạc(cs 99)
Thời gian 
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Hoạt động 
Đón trẻ
Họp Mặt
Trò chuyện
Chủ đề : PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
Mở chủ đề nhánh 3: Phương tiện và quy định giao thông đường hàng không
 - Cô và trẻ cùng trò chuyện về 2 ngày nghỉ của trẻ ở nhà.
 - Cô giới thiệu 1 số ptgt đường hàng không.
- Trò chuyện về một số luật giao thông khi tham gia giao thông
- Cho trẻ nghe và trò chuyện về các bài hát về luật giao thông.
- Cho trẻ xem tranh các PTGT.
* Cho cháu dự báo thời tiết trong ngày : Trẻ tự gắn biểu tượng thời tiết, ngày tháng năm.
 * Điểm danh : Tổ trưởng điểm danh, cô GD trẻ đi học đều, đúng giờ.
*Tiêu chuẩn bé ngoan: 
 + Trẻ đi học đều, đúng giờ, mặc đúng đồng phục.
 + Giờ học chú ý phát biểu, trả lời to rõ.
 + Biết giữ vệ sinh cá nhân, lớp học. 
* Khám tay : Tổ trưởng khám tay báo cáo bạn tay dơ, cô kiểm tra lại và GD trẻ giữ tay luôn sạch sẽ...
Thể dục sáng
* Khởi động : Trẻ xếp 3 hàng, đeo nơ- chuyển vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy nhanh, chậm.
*Trọng động :
- Hô hấp: tiếng còi tàu
- Tay: Luân phiên từng tay đưa lên cao
- Bụng: Đứng quay người sang bên
- Chân: đưa chân ra các phía
- Bật: bật luân phiên chân trước, chân sau
*Hồi tĩnh : trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng.
* Tập kết hợp với nơ và nhạc – Tập mỗi động tác 4lx8n.
Hoạt động học
*PTNN 
Phương tiện và quy định giao thông đường hàng không
PTNN
Thơ “Cô dạy con”
*PTVĐ 
Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.TC: Ai ném xa nhất
*PTTM
- DH: Em đi qua ngã tư đường phố. VĐ: MH
NH : gửi anh 1 khúc dân ca
TC : sol,mi
*PTNN
Làm quen “g-y”
BTLNT : Pha sữa bột 
 *PTNT
Đếm đến 9 ,nhận biết các nhóm có 9ĐT , nhận biết số 9
*PTTM
Vẽ tô màu tín hiệu trụ đèn giao thông
Hoạt động ngoài trời
*HĐCMĐ: Ôn bài hát “em đi qua ngã tư đường phố ”
*TCVĐ:
Làm theo tín hiệu 
* TCDG: cưỡi ngựa nhong nhong 
*Chơi tự do
*HĐCMĐ:
Làm quen g-y
*TCVĐ:
Làm theo tín hiệu 
* TCDG: cưỡi ngựa nhong nhong
*Chơi tự do
*HĐCMĐ
Tập tô màu tín hiệu trụ đèn giao thông
*TCVĐ:
Làm theo tín hiệu 
* TCDG: cưỡi ngựa nhong nhong
*Chơi tự do
*HĐCMĐ
Ôn "Một số luật giao thông” 
"*TCVĐ:
Làm theo tín hiệu 
* TCDG: cưỡi ngựa nhong nhong 
*Chơi tự do
*HĐCMĐ:
Ôn biển báo đường cấm, cấm đi ngược chiều, cấm xe đạp, cấm xe gắn máy)*TCVĐ:
Làm theo tín hiệu 
* TCDG: cưỡi ngựa nhong nhong
* Chơi tự do
Hoạt động góc
Góc phân vai :Công an giao thông,Gia đình tham gia giao thông.
- Cô trò chuyện về 1số PTGT trẻ biết.
-Phân vai, phân nhóm chơi, cháu tự thỏa thuận vai chơi.
- Liên kết với các 
Góc xây dựng: Xây bến xe
- Cho trẻ tham quan mô hình, tròchuyện về ngã tư đường phố phân nhóm chơi, trẻ tự thỏa thuận vai chơi.
- Liên kết với các nhóm chơi 
Góc nghệ thuật : Hát múa, đọc thơ có nội dung về PTGT
Trò chuyện về nội dung, các vận động trong các bài hát. 
Góc khám phá khoa học :Quan sát, chăm sóc cây 
Trò chuyện về cách chăm sóc các loại cây xanh 
Góc học tập-sách : Chơi lô tô, xem tranh truyện về PTGT
- Cho trẻ xem tranh, suy nghĩ và tự kể chuyện theo ý của mình qua hình ảnh trong tranh.
- Thông qua các biển báo
Trẻ tự chọn nhóm chơi
Hoạt động ăn ngủ
*Giờ ăn : 
- Hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn.
- Giới thiệu món ăn, giáo dục dinh dưỡng, khuyến khích trẻ ăn hết suất, không làm rơi vãi.
- Nhắc nhở trẻ không đùa giỡn trong khi ăn tránh cho trẻ khỏi bị hóc, sặc.
- Hướng dẫn trẻ xếp bát, thìa, ghế vào nơi quy định, uống nước, rửa miệng, đi vệ sinh trước khi đi ngủ.
* Giờ ngủ :
- Hướng dẫn trẻ lấy gối.
- Mở cửa thông thoáng vào mùa hè, tạo sự ấm áp vào mùa đông, tắt đèn kéo rèm cửa để giảm bớt ánh sáng cho phòng ngủ của trẻ.
- Mở những bài hát ru, dân ca cho trẻ nghe để trẻ dễ ngủ, những trẻ khó ngủ cô nên vỗ về, hát ru giúp trẻ dễ ngủ hơn.
Hoạt Động Chiều
* Ôn thơ “ chiếc cầu mới”
* TCHT: Hãy xếp nhanh và đúng
*Chơi tự do
*Ôn bài hát " em đi chơi thuyền” 
* TCHT: Hãy xếp nhanh và đúng
*Chơi tự do
*Ôn thơ “Cô dạy con”
* TCHT: Hãy xếp nhanh và đúng
*Chơi tự do
* Ôn PCMT “Cây thuốc phiện”
* TCHT: Hãy xếp nhanh và đúng
*Chơi tự do
*Ôn Đếm đến 9 ,nhận biết các nhóm có 9ĐT , nhận biết số 9
* TCHT: Hãy xếp nhanh và đúng
*Chơi tự do
Vệ sinh nêu gương
Trả trẻ
*Vệ sinh: Cô cho trẻ nhắc lại các bước rửa tay, lau mặt.lần lượt cho từng tổ làm vệ sinh.Cô bao quát, nhắc cháu rửa đúng thao tác không làm văng nước ra ngoài, nhận xét giờ vệ sinh.
*Nêu gương: Cho cháu nhắc tiêu chuẩn bé ngoan, cháu tự nhận xét bản thân mình, cho cháu nhận xét bạn, cô nhận xét và cho cháu cắm cờ, cô khuyến khích những cháu chưa được cờ, cuối tuần kết cờ tặng phiếu bé ngoan.
* Trả trẻ : Nhắc trẻ chào cô và mọi người.
Thứ 2 ngày 25/1/2016
Lĩnh vực : PTNT 
Hoạt động : KPKH
Đề tài: PHƯƠNG TIỆN VA QUY ĐỊNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
 I.Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: - Trẻ gọi đúng tên, đặc điểm một số loại ptgt đường hàng không, biết được ích lợi của chúng đối với con người, biết 1 số quy định GT đường hàng không.(MT 42)
 2. Kĩ năng: Trẻ so sánh điểm giống và khác nhau giữa các PTGT đường hàng không.
3.Thái độ: Trẻ tuân theo luật lệ giao thông.
*Lồng ghép: Âm nhạc 
* Tích hợp : ATGT
II.Chuẩn bị : 
- Cho cô: Bài giảng điện tử.
- Cho trẻ: lô tô PTGT đường hàng không.
III.Tiến trình hoạt động:
*Hoạt động 1 : 
- Lớp vận động bài” Anh phi công ơi”. 
- Trò chuyện về nội dung bài hát, cô giáo dục trẻ tuân theo luật giao thông.
- Hôm nay cô cùng các con tìm hiểu về phương tiện và quy định GT đường hàng không nhé.
*Hoạt động 2:
- Cô đọc câu đố cho trẻ đoán:
“ Chẳng phải chim , Mà có cánh 
Chở hành khách, Bay rất tài
Sáng óng ánh?,Giữa mây trời”
- Cho trẻ quan sát tranh chiếc máy bay?( cả lớp đồng thanh)
- Mời trẻ nói và kể các đặc điểm của chiếc máy bay
+ Máy bay có những bộ phận nào ?( 1-2 trẻ)
+ Máy bay bay ở đâu?( 1 trẻ)
-Cô tóm lại: máy bay là PTGT đường hàng không( cả lớp đồng thanh- nhóm- cá nhân đồng thanh)
- Cô GD trẻ: khi đi máy bay phải thắt dây an toàn, ngồi ngay ngắn, không đùa giỡn
- Cho trẻ quan sát tranh trực thăng ?
+ Trực thăng có những bộ phận gì?( 1-2 trẻ)
+ Trực thăng bay được là nhờ có gì?(1-2 trẻ)
- Cô tóm lại: trực thăng là PTGT đường hàng không( cả lớp đồng thanh- tổ đồng thanh)
- Cho trẻ xem tranh và so sánh máy bay và trực thăng:
+ Giống nhau: đều bay trên bầu trời, là PTGT đường hàng không, chở người.
+ Khác nhau: về hình dáng bên ngoài, máy bay chở hành khách, trực thăng chở các chiến sĩ đi chiến đấu.
- Cho trẻ xem tranh khinh khí cầu( đồng thanh)
- Cho trẻ nêu đặc điểm, ích lợi của khinh khí cầu. 
Cô tóm lại: khinh khí cầu là PTGT đường hàng không( cả lớp đồng thanh)
- Cho trẻ xem tranh tên lửa và nhận xét.
- Cô tóm lại: tên lửa là PTGT đường hàng không( cả lớp đồng thanh)
*Cho trẻ so sánh khinh khí cầu-tên lửa:
- Giống nhau: là PTGT đường hàng không.
- Khác nhau: Khinh khí cầu chở người, tên lửa được sử dụng như vũ khí chiến đấu.
* Hoạt động 3 : 
- Trò chơi “cái gì biến mất”. 
- Cô nêu đặc điểm, ích lợi trẻ chọn PTGT, cô gọi tên PTGT trẻ nêu đặc điểm và ích lợi.
* Hoạt động 4 : Trò chơi “Đội nào nhanh”
- Cho 3 đội thi đua, bật 1 qua vật cản lấy PTGT đường hàng không, đội nào lấy nhiều và đúng là đội chiến thắng.
- Cho trẻ chơi cô quan sát, động viên trẻ, cùng trẻ kiểm tra và tuyên dương đội thắng.
- Cô nhận xét-kết thúc.
****************************☺☻☺**************************
Lĩnh vực : PTNN
Hoạt động : LQVH
ĐỀ TÀI : THƠ '' CÔ DẠY CON”
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
1.Kiến thức:Trẻ đọc thơ diễn cảm, đọc đúng nhịp bài thơ.(MT 73)
2.Kĩ năng: Trẻ hiểu được nội dung bài thơ và trả lời được câu hỏi của cô.
 3.Thái độ:Trẻ biết tuân theo luật giao thông. 
* Lồng ghép : âm nhạc
*Tích hợp : ATGT
II/ CHUẨN BỊ : 
 - Cho cô: bài giảng điện tử.
- Tranh chữ to bài thơ “Chiếc cầu mới”, giấy, bút màu.
III/ TIẾN TRÌNH :
*Hoạt động 1 :Hát “em tập lái ô tô”.
- Trò chuyện về nội dung bài hát, cô giáo dục trẻ tuân theo luật giao thông.
- Cô có 1 bài thơ nói về các PTGT và luật giao thông đó các con, bài thơ rất hay các con còn nhớ đó là bài thơ gì không?
*Hoạt động 2 : 
- Cô đọc thơ 1 lần - mô hình + tóm nội dung bài thơ.
- Cô đọc lần 2 – Tranh chữ to, giải thích các đọc.
*Hoạt động 3: Đàm thoại
- Cô giáo dạy con những gì? Những câu thơ nào nói lên điều đó?( 1-2 trẻ)
- Trong bài thơ tác giả nói đến mấy loại PTGT? Là những PTGT nào ?( 1- 2 trẻ)
- Chúng hoạt động ở đâu? Những câu thơ nào nói lên điều đó?( 2 trẻ )
- Cô còn dạy các con những luật giao thông gì nữa ?thể hiện ở câu thơ nào ?( 1-2 trẻ)
- Nếu là con khi đi xe máy và các PTGT khác các con phải thế nào ?( 2 trẻ)
- Giáo dục: Các con sẽ là những bé ngoan khi ra đường phải chấp hành luật giao thông như là đi bộ thì đi trên vỉa hè, ngồi trên tàu xe không thò tay, đầu ra ngoàiđể tránh xảy ra tai nạn cho bản thân mình và cho người khác nhé !
 *Hoạt động 4 : Trẻ đọc thơ
- Trẻ đọc thơ theo cô + tranh chữ to.
- Các tổ đọc lần lượt từng đoạn thơ, cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Nhóm đọc nối tiếp nhau.Cá nhân đọc.( 2 trẻ)
- Lớp đọc lại cùng cô.
*Hoạt động 5: 
- Cho lớp vừa đi vừa đọc bài đồng dao “ đi cầu đi quán” đến câu cuối cùng chia ra thành 4 nhóm , cô phát cho mỗi nhóm 1 bức tranh vẽ ngã tư đường phố với những phương tiện và người tham gia giao thông, cho trẻ về nhóm thảo luận những hành động nào đúng - sai và đánh dấu vào hành động sai.(Thời gian trong 1 bài hát).Cô kiểm tra – tuyên dương.
- Cô nhận xét, kết thúc.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ hát thuộc bài hát "em đi qua ngã tư đường phố"
Trẻ chơi thành thạo các trò chơi.
Trẻ chơi trật tự không tranh giành với bạn.
II/ CHUẨN BỊ: Nhạc, đồ chơi ngoài trời
III/ TIẾN TRÌNH:
1/HĐ1 : Ôn bài hát "em đi qua ngã tư đường phố"
- Cho lớp hát theo cô, tổ hát, cá nhân hát.
- Lớp hát lại cùng cô.
2/HĐ2 : Trò chơi có luật 
 Trò chơi vận động: Làm theo tín hiệu
- Cô giải thích: 
+ Luật chơi : trẻ mô phỏng đúng động tác của các phương tiện giao thông, chạy và dừng lại theo đúng tín hiệu, ai sai phải ra ngoài 1 lần chơi.
+ Cách chơi : Cô nói : “ Ô tô xuất hiện’trẻ làm động tác lái ô tô miệng kêu ‘bim bim”Và chạy chậm,Cô giơ tín hiệu đèn đỏ trẻ dừng lại.Cô chuyển tín hiệu đèn xanh trẻ tiếp túc chạy.Cô nói tiếp “máy bay cất cánh” trẻ dang 2 tay sang 2 bên, nghiêng người làm máy bay, miệng kêu ‘ù ù” và chạy nhanh.Cô giơ đèn trẻ tiếp tục bay. Cô chuyển đèn vàng trẻ đi từ từ chậm lại. Cô nói “máy bay hạ cánh” đồng thời đưa tín hiệu đèn đỏ trẻ phải dừng lại.Cô nói tiếp ‘thuyền ra khơi” Trẻ ngồi nhanh xuống 2 tay làm động tác chéo thuyền, cô nói “thuyền về bến”đồng thời giơ tín hiệu đèn đỏ trẻ dừng lại và đứng dậy,Cô chuyển tín hiệu đèn xanh trẻ tiếp tục đi và chéo thuyền.
Cô thay đổi liên tục tín hiệu đén, trẻ chú ý quan sát để thực hiện cho đúng.Khi trẻ đã nắm được cách chơi cho trẻ điều khiển trò chơi.
Trò chơi dân gian : Cưỡi ngựa nhong nhong
- Cô giải thích cách chơi :
Chia trẻ thành từng nhóm, mỗi nhóm 5-7 trẻ, mỗi trẻ cầm 1 cây gậy giả làm ngựa, lấy 1 sợi dây nhỏ buộc vào đầu gậy làm cương.đứng xếp hàng, 2 chân kẹp vào cây gậy giả làm động tác cưỡi ngựa, 1 tay giữ cương.khi nghe hô 2, 3 thì cùng chạy phóng nhanh lên phía trước, vừa cưỡi ngựa vừa hát lên “Nhong nhong ngựa ông đã về, cắ cỏ bồ đề cho ngựa ông ăn’.
3/HĐ3 : Chơi tự do
- Cho trẻ chơi theo nhóm : xâu hoa, nhảy dây, chơi với lá cây, làm bánh
- Cô quan sát, động viên trẻ chơi.
-Nhận xét nhóm chơi- nhận xét chung.	 ****************************☺☻☺***************************
HOẠT ĐỘNG GÓC
************************************************************ HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I /Mục đích yêu cầu : 
- Trẻ thuộc bài thơ “Chiếc cầu mới”
- Trẻ biết cách chơi, chơi trật tự
- Trẻ cất dọn, giữ gìn đồ chơi.
 II / Chuẩn bị : Tranh chữ to, đồ dùng đồ chơi.
III / Cách tiến hành : 
*HĐ 1: Ôn thơ “Chiếc cầu mới”
- Cho Lớp đọc thơ + tranh chữ to.
- Tổ đọc, nhóm, cá nhân đọc, lớp đọc lại.
*HĐ 2: TCHT " Hãy xếp nhanh và đúng " 
- Cô nêu cách chơi:
+ Cách 1 : Cô giáo hay trẻ làm trọng tài, 8 trẻ chơi chia làm 2 đội, trọng tài xếp tìn hiệu đèn ở các ngã tư, trong vòng 5 phút, mỗi đội trao đổi và xắp xếp vị trí đi, đứng cho các loại xe và người ở ngã tư đi theo đúng tín hiệu đèn. Đội nào xếp đúng và nhanh thì đội đó thắng.
+ Cách 2 : Trọng tài sắp xếp người và xe ở các ngã tư đường phố, trong vòng 3 phút mỗi đội trao đổi tín hiệu đèn gắn vào các cột đèn giao thông cho đúng, đội nào gắn đúng tín hiệu, đội đó thắng.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
*HĐ 3: Chơi tự do : trẻ chơi tự do ở các góc – cô nhận xét giờ chơi.
****************************☺☻☺***************************
VỆ SINH NÊU GƯƠNG TRẢ TRẺ
****************************☺☻☺**************************
NHẬN XÉT LỚP TRONG NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe :
2. Trạng thái, cảm xúc và hành vi của trẻ :
3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ :
****************************☺☻☺******************************
Thứ 3 ngày 26/1/2015
Lĩnh vực : PTTC
Hoạt động : PTVĐ
ĐỀ TÀI : CHẠY THAY ĐỔI TỐC ĐỘ THEO HIỆU LỆNH
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1.Kiến thức: Trẻ thực hiện được vận động "chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh” theo hướng dẫn của cô.(MT7)
 2.Kĩ năng : Trẻ phối hợp chân, mắt, cơ thể nhịp nhàng, khéo léo, khi thực hiện vận động.
 3.Thái độ: Trẻ chăm tập thể dục, ăn uống đủ chất để luôn khỏe mạnh.
*Lồng ghép : âm nhạc
*Tích hợp : GDDD
II/ CHUẨN BỊ :
- Cho cô : bài giảng điện tử.
- Cho trẻ: Vạch chuẩn, sân sạch, nơ TD, nhạc.
III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
*Hoạt động 1: Khởi động 
Cho Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi mũi, gót, mép chân, đi khom, chạy chậm, nhanh, chuyển hàng xếp 3 hàng ngang.
*Hoạt động 2: Trọng động 
- Bài tập phát triển chung :
+Tay: Luân phiên từng tay đưa lên cao( 2l8n)
+ Bụng: Đứng quay người sang bên(2l8n)
+ Chân: đưa chân ra các phía(4l8n)
+ Bật: bật luân phiên chân trước, chân sau(2l8n)
- Vận động cơ bản:
- Cô giới thiệu vận động " chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh ", trẻ nhắc lại.
+ Cô làm mẫu lần 1.
+ Cô làm mẫu lần 2- phân tích động tác : 
Trẻ đứng tự nhiên trước vạch chuẩn, khi có hiệu lệnh của cô thì chạy chậm khoảng 5m, thì cô ra hiệu lệnh cho trẻ chạy nhanh lên, khi trẻ chạy nhanh được 4-5m, cô lại ra khẩu lệnh cho trẻ chạy chậm lại, rồi dừng hẳn.
+ Cô mời 1 trẻ làm mẫu, cho trẻ nhắc lại cách thực hiện.
+ Cho lớp thực hiện mỗi lần 2 trẻ, cô quan sát sửa sai, động viên trẻ thực hiện đúng.
+ Chia trẻ thành 4 nhóm thực hiện.
+ Chia trẻ thành 2 đội thi đua, cô quan sát tuyên dương đội thắng.
*	Hoạt động 3 : Trò chơi vận động “ai ném xa nhất” 
- Cô giải thích luật chơi, cách chơi.
- Cháu chơi 3 lần. 
* Hoạt động 4 : Hồi tĩnh 
- Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng.
- Giáo dục cháu thường xuyên tập thể dục. 
- Nhận xét tuyên dương. 
****************************☺☻☺**************************
Lĩnh vực : PTTM
Hoạt động : GDAN
ĐỀ TÀI : EM ĐI CHƠI THUYỀN (NGHE NHẠC NGHE HÁT)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1.Kiến thức: Trẻ thuộc lời, vận động được theo lời bài hát “em đi chơi thuyền”, chơi được trò chơi âm nhạc.(MT137)
 2.Kĩ năng: Trẻ vận động nhịp nhàng, chính xác theo lời bài hát. 
 3.Thái độ: Trẻ biết tuân theo luật GT.
* Lồng ghép : KPKH
 *Tích hợp : ATGT
II/ CHUẨN BỊ: 
- Cho cô:bài giảng điện tử.
- Cho trẻ: nhạc đệm bài nghe hát, nhạc ca sĩ hát.
III/ TIẾN TRÌNH:
*Hoạt động 1:
- Cô xướng âm một đoạn trong lời bài hát “em đi chơi thuyền” cho trẻ đoán.
- Bài hát được kết hợp với vận động nào ?
*Hoạt động 2: Ôn hát - vận động
- Lớp hát - vận động 2 lần.
- Kết hợp với nhạc đệm.
- Lớp vận động 1 lần.
- Tổ, nhóm. Cá nhân vận động.
- Cả lớp vận động lại 1 lần kết hợp vỗ phách theo lời bài hát.
*Hoạt động 3 : Nghe hát '' Gửi anh một khúc dân ca ''
- Cô giới thiệu bài hát dân ca nam bộ lời của Dân Huyền
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1 diễn cảm, lần 2 cô nói qua nội dung bài hát.
- Mở video cho trẻ xem và nghe ca sĩ hát và hưởng ứng theo nhạc.
- Mời những trẻ thích lên minh họa theo lời bài hát.
*Hoạt động 4 : Trò chơi '' sol, mi ''
- Cô giải thích trò chơi.
- Cháu chơi 3, 4 lần.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, tên trò chơi.
- Nhận xét tuyên dương
****************************☺☻☺**************************
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I /Mục đích yêu cầu :
- Trẻ nhận biết, phân biệt được các chữ cái.
- Trẻ biết cách chơi các trò chơi
- Trẻ chơi tật tự, không tranh giành với bạn
 II / Chuẩn bị :
- Thẻ chữ cái “ g-y”
- Một số đồ chơi ngoài trời và một số nguyên vật liệu thiên nhiên.
III/Tiến hành:
1/ HĐ 1 : Hoạt động có mục đích: Làm quen”g-y”
Cô gắn các thẻ chữ cái lên bảng
Cho cả lớp phát âm
Cô mởi tổ, nhóm, cá nhân
Cả lớp đồng thanh
2/HĐ 2 : Trò chơi có luật
a/ Vận động : Làm theo tín hiệu
- Cô gơi ý cho trẻ nhắc lại cách chơi.
- Cho trẻ chơi, cô quan sát, động viên trẻ.
b/Trò chơi dân gian: Cưỡi ngựa nhong nhong
- Cô gơi ý cho trẻ nhắc lại cách chơi.
- Cho trẻ chơi, cô quan sát, động viên trẻ.
3/HĐ 3: Chơi tự do
- Nhóm câu cá, nhóm làm bánh, nhóm xếp đồng hồ, nhóm làm con trâu, nhóm xếp giấy làm ví, làm quạt, nhóm nhảy dây.
- Nhận xét tuyên dương nhóm chơi – nhận xét chung.
***************************☺☻☺*******************************
HOẠT ĐỘNG GÓC
****************************************************************HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I /Mục đích yêu cầu :
- Trẻ nhớ tên, thuộc bài hát “em đi chơi thuyền”
- Trẻ hát to, rõ, đúng nhịp.
- Trẻ chơi thành thạo trò chơi, chơi trật

File đính kèm:

  • docGA_16.doc