Giáo án bài soạn lớp nhà trẻ - Chủ đề: Thế giới thực vật
Mở chủ đề: Thế giới thực vật
*Chủ đề nhánh 3: “Một số loại hoa”
- Trò chuyện với trẻ về một số loại hoa.
- Trò chuyện về những loại hoa mà trẻ biết
- Trẻ biết ích lợi của các loại hoa.
- Trò chuyện về các loại hoa sống dưới nước.
- Nghe các bài hát có trong chủ đề
* Dự báo thời tiết: Cho trẻ dự báo thời tiết trong ngày, trẻ tự thay biểu tương thời tiết , ngày tháng năm và đọc thứ ngày.
* Điểm danh: Cho trẻ quan sát góc bé đến lớp xem bạn nào vắng, tổ trưởng nêu tên bạn vắng, cô gút lại những bạn vắng- nêu lí do và GD trẻ đi học đều. Cô đánh dấu tên bạn vắng vào sổ theo dõi lớp.
* Tiêu chuẩn bé ngoan: cho trẻ nêu TCBN
+ Trẻ đi học đều, biết cất quần áo, đồ dùng gọn gàng.
+ Giờ học chú ý, phát biểu sôi nổi.
+ Biết giữ vệ sinh cá nhân, lớp học.
Cô khẳng định lại- cho trẻ nhắc lại. GD trẻ cố gắng để được bé ngoan.
* Khám tay: Hát bài khám tay – TT khám tay các bạn- báo cáo với cô những bạn tay chưa sạch- cô kiểm tra lại- tuyên dương những trẻ tay sạch sẽ và GD vệ sinh cho trẻ.
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THỊ Xà LAGI TRƯỜNG MẪU GIÁO TÂN TIẾN ***** ☼ ***** CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI THỰC VẬT Thời gian thực hiện : Từ 29/2-25/3/2016 Giáo Viên : Trần Thủy Thảo Nguyên Cao Thị Thanh Châu Lớp : Lá 1 Năm học : 2015 -2016 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN CHỦ ĐỀ NHÁNH 2: MỘT SỐ LOẠI HOA Tuần thứ 25 : Thực hiện từ ngày 7/03/2016 đến ngày 11/03/2016 Hoạt động Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu ĐÓN TRẺ TRÒ CHUYỆN * Mở chủ đề: Thế giới thực vật *Chủ đề nhánh 3: “Một số loại hoa” Trò chuyện với trẻ về một số loại hoa. Trò chuyện về những loại hoa mà trẻ biết Trẻ biết ích lợi của các loại hoa. - Trò chuyện về các loại hoa sống dưới nước. - Nghe các bài hát có trong chủ đề * Dự báo thời tiết: Cho trẻ dự báo thời tiết trong ngày, trẻ tự thay biểu tương thời tiết , ngày tháng năm và đọc thứ ngày. * Điểm danh: Cho trẻ quan sát góc bé đến lớp xem bạn nào vắng, tổ trưởng nêu tên bạn vắng, cô gút lại những bạn vắng- nêu lí do và GD trẻ đi học đều. Cô đánh dấu tên bạn vắng vào sổ theo dõi lớp. * Tiêu chuẩn bé ngoan: cho trẻ nêu TCBN + Trẻ đi học đều, biết cất quần áo, đồ dùng gọn gàng. + Giờ học chú ý, phát biểu sôi nổi. + Biết giữ vệ sinh cá nhân, lớp học. Cô khẳng định lại- cho trẻ nhắc lại. GD trẻ cố gắng để được bé ngoan. * Khám tay: Hát bài khám tay – TT khám tay các bạn- báo cáo với cô những bạn tay chưa sạch- cô kiểm tra lại- tuyên dương những trẻ tay sạch sẽ và GD vệ sinh cho trẻ. THỂ DỤC BUỔI SÁNG 1. Khởi động : Chuyển đội hình vòng tròn đi các kiểu đi kết hợp dụng cụ nơ thể dục 2. Trọng động : Các động tác tập 4 lần 8 nhịp - Hô hấp: Thở ra hít vào - Tay: đưa ra phía trước sang ngang - Bụng: cúi người về trước - Chân: Khuỵu gối - Bật: Nhảy lên phía trước, nhảy lùi về phía sau 3.Hồi tĩnh : Đi hít thở nhẹ nhàng- khiêu vũ HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH *PTNN Một số loại hoa PTNN: Thơ “Hoa kết trái” *PTVĐ Ném xa bằng 2 tay.TC : Ai nhanh hơn *PTTM Màu hoa. VĐ: vỗ nhịp NH : Hoa trong vườn. TC : Tai ai tinh *PTNN Trò chơi với các chữ cái p-q *PTNT Đếm đến 10, nhận biết các nhóm có 10ĐT, nhận biết số 10 *PTTM Xé dán các loại hoa HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI * Hoạt động có mục đích : - LQ bài hát “Lá xanh” - Ôn Thơ “Hoa kết trái” - PCMT + Quan sát khói thuốc lá. + Nghe kể chuyện về khói thuốc lá. - Ôn tập "một số loại hoa” - LQ với ý nghĩa một số kí hiệu biểu tượng trong cuộc sống. * Trò chơi vận động : * Trò chơi dân gian : - Ai nhanh hơn - Ăn quả nhả hột - Hoa nào quả ấy - Trồng nụ trồng hoa * Chơi tự do HOẠT ĐỘNG GÓC Góc phân vai : Bán hàng( rau củ quả...) *Yêu cầu: - Cháu biết thỏa thuận trước khi chơi, biết phân vai chơi, cùng bàn bạc để chọn ra thủ lĩnh, thể hiện được vai chơi. - Cháu biết cùng bàn bạc cách thể hiện vai người bán hàng. Bước đầu biết liên kết vài nhóm chơi với nhau, biết nhận nhận xét vai chơi của bạn và của mình. - Giáo dục cháu không tranh giành đồ chơi với bạn, chơi xong biết sắp xếp đồ dùng đúng nơi quy định. * Chuẩn bị : Các loại quả, rau củ, gian hàng, kệ đựng các loại quả, giấy để làm tiền, giỏ đựng quả mua được.... * Hướng dẫn: + Thỏa thuận trước khi chơi: - Hát “Quả gì ” - Cô gợi cho trẻ chọn góc chơi. - Cùng thảo luận về nội dung đóng vai cô bán hàng, bán các loại rau của, quả... - Cháu về góc chơi cùng thỏa thuận, phân vai chơi. + Quá trình chơi: - Cô hướng dẫn cháu đóng vai cô bán hàng. Giúp trẻ thể hiện tốt vai chơi, mối liên hệ giữa các nhóm chơi. + Kết thúc - Cháu nhận xét vai chơi. - Cô nhận xét theo nhóm. Góc Xây dựng : Xây vườn hoa * Yêu cầu: - Cháu biết thỏa thuận trước khi chơi, biết phân vai chơi, cùng bàn bạc để chọn ra thủ lĩnh và hoàn thành công việc được giao, thể hiện được vai chơi - Cháu biết cùng bàn bạc đưa ra ý tưởng để xây vườn hoa có cây xanh, ghế đá, bãi cỏ...Bước đầu biết liên kết vài nhóm chơi với nhau, biết nhận xét vai chơi của bạn và của mình. - Giáo dục cháu tinh thần tập thể khi chơi, biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định. * Chuẩn bị: cây xanh, chậu hoa, ghế đá... * Hướng dẫn: + Thỏa thuận trước khi chơi: - Hát “hoa trường em” - Cô gợi cho trẻ chọn góc chơi, cùng thảo luận về nội dung xây vườn hoa có cây xanh, hoa, ghế đá.., chọn vật liệu, cách xây dựng, bố trí. - Cháu về góc chơi cùng thỏa thuận, phân vai chơi. + Quá trình chơi Cô hướng dẫn cháu biết chọn vật liệu để xây và sắp xếp vườn hoa có cây xanh, hoa, ghế đá.Cháu xây cân đối. + Kết thúc - Cháu nhận xét vai chơi. - Cô nhận xét theo nhóm. Góc Nghệ thuật: Hát múa, đọc thơ có nội dung về thế giới thực vật. * Yêu cầu : - Cháu biết thỏa thuận trước khi chơi, biết lựa chọn bài hát, bài thơ phù hợp chủ đề. - Cháu biết cùng bàn bạc để lựa chọn bài hát, bài thơ, nhạc cụ... - Giáo dục cháu tinh thần tập thể khi chơi, biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định. * Chuẩn bị: : Nhạc, tranh thơ, nhạc cụ... * Hướng dẫn + Thỏa thuận trước khi chơi - Cô cho cháu chơi “Gieo hạt” - Cô gợi cho trẻ chọn góc chơi, cùng thảo luận về nội dung bài hát, bài thơ trong chủ đề. - Cháu về góc chơi cùng thỏa thuận, phân vai chơi. + Quá trình chơi Cô hướng dẫn cháu hát, vận động phù hợp với bài hát, đọc thơ đúng nhịp... + Kết thúc: - Cô cho cháu nhận xét góc chơi - Cô nhận xét các cháu trong quá trình chơi Góc Thư viện : Xem sách, tranh truyện về thế giới thực vật * Yêu cầu: - Cháu biết thỏa thuận trước khi chơi, biết phân vai chơi, cùng bàn bạc để chọn ra thủ lĩnh, thể hiện được vai chơi. - Cháu biết cùng bàn bạc lựa chọn tranh truyện về TGTV, Khi xem trẻ biết cùng nhau kể chuyện theo tranh về các loại quả khác nhau. Cháu biết cách giở sách, lật sách truyện 1 cách nhẹ nhàng, biết nhận xét vai chơi của bạn và của mình. - Giáo dục biết sắp xếp sách truyện tranh gọn gàng, ngăn nắp sau khi xem xong. * Chuẩn bị: Các loại sách, tranh truyện về các TGTV * Hướng dẫn: + Thỏa thuận trước khi chơi: - Đọc thơ “Hoa bưởi” - Cô gợi cho trẻ chọn góc chơi, cùng thảo luận về lựa chọn nội dung để xem tranh, truyện, kể chuyện theo tranh về TGTV - Cháu về góc chơi cùng thỏa thuận, phân vai chơi. + Quá trình chơi - Cô hướng dẫn trẻ cách lật giở sách nhẹ nhàng để xem tranh truyện có nội dung về TGTV. Cô hướng dẫn cho cháu xem và kể tên những loại quả mà cháu biết, nói được nội dung của tranh truyện khi xem, biết kể diễn cảm, kể có sáng tạo . + Kết thúc - Cháu nhận xét vai chơi. - Cô nhận xét theo nhóm. Góc học tập: Xếp lô tô về thế giới thực vật * Yêu cầu : - Cháu biết thỏa thuận trước khi chơi, biết phân vai chơi, cùng bàn bạc để chọn ra thủ lĩnh và hoàn thành công việc được giao. - Cháu biết cùng bàn bạc để xếp lô tô các loại quả, rau, củ bằng nhiều cách khác nhau. Bước đầu biết liên kết vài nhóm chơi với nhau, biết nhận xét vai chơi của bạn và của mình. - Khi chơi cháu không tranh giành đồ dùng và biết cách giao tiếp với nhau * Chuẩn bị: Đôminô về rau, quả, củ * Hướng dẫn : + Thỏa thuận trước khi chơi - Cô cho cháu hát “Quả gì” - Cô gợi cho trẻ chọn góc chơi, cùng thảo luận để xếp lô tô các loại quả, rau, củ bằng nhiều cách khác nhau - Cháu về góc chơi cùng thỏa thuận, phân vai chơi. + Quá trình chơi - Cô hướng dẫn cháu xếp lô tô các loại quả, rau, củ bằng nhiều cách khác nhau. + Kết thúc: - Cô cho cháu nhận xét vai chơi - Cô nhận xét cháu chơi theo các nhóm nhỏ Góc Thiên nhiên: Quan sát sự phát triển của cây * Yêu cầu : - Cháu biết thảo luận khi chơi và chọn bạn nhóm trưởng, phân công cho từng thành viên trong nhóm. - Cháu biết cùng bàn bạc để quan sát sự phát triển của cây, biết nhận xét vai chơi của bạn và của mình. - Khi chơi cháu không tranh giành đồ chơi và biết cách giao tiếp với nhau * Chuẩn bị: 5 chậu cây xanh( mới gieo hạt-nảy mầm- cây con- cây trưởng thành- ra hoa( quả), cây xanh cho trẻ trồng. * Hướng dẫn: + Thỏa thuận trước khi chơi - Cô cho cháu chơi: Gieo hạt - Cô gợi cho trẻ chọn góc chơi, cùng thảo luận về cách quan sát cây xanh. - Cháu về góc chơi cùng thỏa thuận, phân vai chơi. + Quá trình chơi - Cô bao quát, gợi mở cháu cách quan sát sự phát triển của cây xanh. Cô gợi ý cho trẻ trồng thêm một số cây cảnh vào khu vực vườn cây của lớp. + Kết thúc - Cô cho cháu nhận xét vai chơi - Cô nhận xét cháu chơi theo các nhóm nhỏ Khoa học: Gieo hạt * Yêu cầu : - Cháu biết thỏa thuận trước khi chơi, biết phân vai chơi, cùng bàn bạc để chọn ra thủ lĩnh và hoàn thành công việc được giao. - Cháu biết cùng bàn bạc đưa ra ý tưởng để gieo hạt, biết nhận xét vai chơi của bạn và của mình. - Giáo dục cháu tinh thần tập thể khi chơi, biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định. * Chuẩn bị: chậu, nước, các loại hạt, dụng cụ xới đất... * Hướng dẫn + Thỏa thuận trước khi chơi - Cô gợi cho trẻ chọn góc chơi, cùng thỏa thuận về cách gieo hạt. - Cháu về góc chơi cùng thỏa thuận, phân vai chơi. + Quá trình chơi - Cô hướng dẫn cháu cách xới đất cho tơi xốp, gieo hạt và tưới nước cho cây. + Kết thúc: - Cô cho cháu nhận xét vai chơi - Cô nhận xét cháu chơi theo các nhóm nhỏ VỆ SINH,ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA - Trẻ ăn đầy đủ các thức ăn có trong 4 nhóm thực phẩm được chế biến từ rau, thịt, Cá, trứng, có các chất bột đường, chất đạm - Trẻ biết giữ gìn áo quần sạch sẽ, tự lau rửa mặt đúng . - Trẻ ngủ ngon giấc, không nói chuyện, dậy đúng giờ. - Trẻ biết cùng cô và bạn dọn vệ sinh khu vực lớp . HOẠT ĐỘNG CHIỀU - GDKNS: Không nhận quà từ người lạ, TCHT: Kể đủ 3 thứ - Ôn bài hát " Màu hoa ", TCHT: chọn quả - LQ truyện “Cây rau của thỏ út '', TCHT: Kể đủ 3 thứ - Chơi kissmart, TCHT: chọn quả - LQ thơ “Hoa bưởi”, TCHT: Kể đủ 3 thứ VỆ SINH NÊU GƯƠNG TRẢ TRẺ *Vệ sinh: Cô cho trẻ nhắc lại các bước rửa tay, lau mặt.lần lượt cho từng tổ làm vệ sinh.Cô bao quát, nhắc cháu rửa đúng thao tác không làm văng nước ra ngoài, nhận xét giờ vệ sinh. *Nêu gương: Cho cháu nhắc tiêu chuẩn bé ngoan, cháu tự nhận xét bản thân mình, cho cháu nhận xét bạn, cô nhận xét và cho cháu cắm cờ, cô khuyến khích những cháu chưa được cờ, cuối tuần kết cờ tặng phiếu bé ngoan. * Trả trẻ : Nhắc trẻ chào cô và mọi người. MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI THỰC VẬT *Môi trường giáo dục trong lớp: - Lớp sạch, thoáng mát, ti vi, laptop, bài giảng điện tử. - Tranh ảnh về cây xanh và môi trường sống, một số loại hoa, rau, quả - Nhạc, lời bài hát: cây xanh, cây trúc xinh, lá xanh, lý cây bông, màu hoa, hoa trong vườn, hoa trường em, hạt gao làng ta. - Đồ dùng đồ chơi để đếm đến 10, số 1-10. - Vở tập tô, chữ cái p-q, x-s. - Tranh minh họa thơ “ hoa kết trái, cây đào” - Video câu chuyện “cây tre trăm đốt, cây rau của thỏ út” - Video, hình ảnh về một số loại quả, quả thuốc phiện, đồ dùng làm muối đậu. - Trò chơi “Ai nhanh hơn, hoa nào lá ấy, trồng nụ trồng hoa, ăn quả nhả hột, kể đủ 3 thứ, chọn hoa”. - Góc phân vai : các loại rau, củ, quả, cây xanh, đồ dùng bán hàng. - Góc Xây dựng : Gạch, xe, ích đu cầu tuột, bập bênh, cây xanh, ghế, hoa... - Góc nghệ thuật : kéo, hồ dán, đất nặn, màu sáp, dĩa đựng sản phẩm, bảng con, giấy màu, giấy A 4, lá cây, cát màu, mũ múa, nhạc cụ, nhạc đệm bài hát chủ đề. - Góc học tập : lô tô, sách, tranh ảnh đồ chơi về cây xanh, rau, quả, hoa. - Góc KPKH: Đồ dùng chăm sóc cây, nước, chậu cây xanh, hoa... - Đồ dùng vệ sinh: bàn chải, kem đánh răng, xà bông, khăn lau tay, lau mặt, ca. - Giấy A 4, màu sáp để trẻ vẽ tranh tặng Bác Hồ. - Tranh ảnh biển báo giao nhau với đường sắt có rào chắn, giao nhau với đường sắt không rào chắn) * Môi trường ngoài lớp: - Sân sạch, vạch chuẩn, đường dích dắc, túi cát, ghế thể dục. - Lá cây, dây thun. - Cát, nước, chai, màu thực phẩm. - Hoa, dây xâu. - Vòng để bật, xích đu. - In hình hoa... Thứ 2 ngày 7/3 Lĩnh vực : PTNT Hoạt động : KPKH Đề tài: MỘT SỐ LOẠI HOA I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1/ Kiến thức : Trẻ biết tên, đặc điểm và ích lợi của hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa dâm bụt. (MT 44) 2/ Kĩ năng: - Trẻ biết phân biệt, so sánh điểm giống nhau giữa các loài hoa. - Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô. 3/ Thái độ: - Yêu quý các loài hoa, biết chăm sóc và bảo vệ hoa. - Biết việc trồng và buôn bán cây và hoa thuốc phiên không tốt vì thuốc phiện có chứa chất gây nghiện không tốt cho sức khỏe con người. * Lồng ghép: Âm nhạc, văn học * Tích hợp: GDLG, phòng chống ma túy. II/ CHUẨN BỊ: 1.Đồ dùng của cô: - Bài giảng điện tử, que chỉ. 2.Đồ dùng của trẻ: - Lô tô các loại hoa. - Tranh thân cây các loại hoa( hồng, cúc, đồng tiền, dâm bụt) III/TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: *Hoạt động 1: Đi chơi vườn hoa - Cô và trẻ hát bài hát “ra vườn hoa” cùng đi thăm vườn hoa. - Các con thấy vườn hoa thế nào? - Mỗi loài hoa đều có những đặc điểm rất khác nhau, các con có muốn cùng cô tìm hiểu về các loại hoa không ? *Hoạt động 2: Tìm hiểu 1 số loại hoa - Trẻ quan sát và đại diện các bạn lên giới thiệu. + Nhóm 1: Hoa cúc + Nhóm 2: Hoa hồng + Nhóm 3: Hoa đồng tiền + Nhóm 4: Hoa dâm bụt - ý kiến bổ sung của nhóm bạn( Nếu có). - Cô cho trẻ sờ, ngửi và cô nhấn mạnh về đặc điểm cấu tạo, màu sắc, mùi hương của một số loại hoa cho trẻ hiểu. * So sánh điểm giống và khác nhau giữa các loại hoa. - Ai cã nhËn xÐt g× vÒ ®iÓm gièng vµ kh¸c nhau gi÷a Hoa hồng vµ hoa cúc. -> C« nhÊn m¹nh: + Gièng nhau: Hoa cóc vµ hoa ®ång hồng gièng nhau: §Òu cã cành, có lá, có nhiều cánh hoa, cã nhiÒu mµu s¾c. + Kh¸c nhau: Tên gọi,hoa cúc thì cánh dài, hoa hồng cánh tròn. => Cô mở rộng ngoài loại hoa các con được khám phá ai biết có hoa gì nữa?(Mở rộng thêm hoa giây và hoa chùm ) * Tương tự cho trẻ so sánh hoa đồng tiền-hoa dâm bụt. - Cô trình chiếu một số loại hoa trên máy cho trẻ xem. - Cô giáo dục trẻ: Biết nhổ cỏ, chăm sóc tưới cây.Không được nhắt lá bẻ cành. Chỉ được ngắt hoa khi chúng mình học, chúng mình tặng nhau ngày lễ, ngày tết. Ho¹t ®éng 3 : LuyÖn tËp *Trß ch¬i 1: Thi xem ai chọn nhanh. - Cách chơi: Cô đọc câu đố về các loại hoa và cho trẻ gọi tên và giơ lên. Trò chơi 2: Ai nhanh tay ,nhanh mắt Cách chơi: Cô chuẩn bị các hình ảnh trên máy bạn nào nhanh tay, nhanh mắt lên chọn giúp cô những bông hoa cánh tròn nào. Hoạt động 4: Trò chơi “đi chợ, cắm hoa” - Cho 3 nhóm trẻ đi chợ mua hoa. * Cho từng nhóm mang hoa về đặt lên bàn nhóm hoa mình. - Các con hãy cùng nhau cắm những giỏ hoa thật đẹp để tặng các cô giáo của mình trong thời gian 1 bản nhạc các con phải cắm hoàn thành giỏ hoa của mình để tặng các cô. *KÕt thóc: C« cïng trÎ mang hoa tặng các cô và h¸t bµi " Hoa trong vườn". ****************************☺☻☺************************** Lĩnh vực : PTNN Hoạt động : LQVH ĐỀ TÀI : THƠ “HOA KẾT TRÁI” I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 1.Kiến thức: Trẻ nhớ tên, hiểu được nội dung bài thơ.(MT 73) 2.Kĩ năng: Trẻ đọc biểu cảm bài thơ, trả lời to rõ câu hỏi của cô. 3.Thái độ: Trẻ biết chăm sóc hoa, cây xanh, không ngắt lá, bẻ cành... * Lồng ghép : âm nhạc *Tích hợp : GDLG, PCMT II/ CHUẨN BỊ : - Cho cô : bài giảng điện tử. - Cho trẻ: Tranh thơ, video III/ TIẾN TRÌNH : *Hoạt động 1 : Hát "Hoa trong vườn " - Cô trò chuyện về bài hát: GD trẻ không ngắt lá bẻ cành, biết chăm sóc hoa, cây xanh... - Cô cũng có một bài thơ có liên quan đến cây. Đó là bài thơ “Hoa kết trái” *Hoạt động 2 : Cô đọc thơ – đàm thoại - Cô giới thiệu bài thơ : “Hoa kết trái” do Thu Hà sáng tác nhé ! - Cô đọc thơ lần 1 kết hợp xem tranh , tóm nội dung : bài thơ nói về các loại hoa( hoa ca, hoa mướp, hoa lựu, hoa mận...) mỗi loại hoa đều kết thành quả, các bạn nhỏ đừng hái hoa tươi, hoa yêu mọi người nên hoa kết trái. - Cô đọc lần 2 – Tranh chữ to, giải thích cách đọc . * Đàm thoại: - Bài thơ nhắc đến bao nhiêu loại hoa? - Hoa cà, hoa mướp, hoa lựu có màu sắc như thế nào? Thể hiện ở những câu thơ nào ? - Còn hoa vừng, hoa đỗ, hoa mận thì màu sắc ra sao?thể hiện ở những câu thơ nào ? - Bài thơ nhắn nhủ các bạn nhỏ điều gì ? thể hiện ở những câu thơ nào ? - Những loại hoa này có ích lợi gì ? - Vì hoa có ích nên các con phải làm gì? - Qua bài thơ nhắc nhở các co điều gì ? * GD trẻ yêu quý hoa, cây xanh, không ngắt lá bẻ cánh, chăm sóc, tưới nước... - Cho trẻ xem tranh hoa thuốc phiện trên máy, GD trẻ hoa, quả thuốc phiện có chứa chất gây nghiện, có hại cho sức khỏe chúng ta vì vậy các con nhắc nhở mọi người không được trong, mua bán, sử dụng thuốc phiện. *Hoạt động 3 : Trẻ đọc thơ - Trẻ đọc thơ cùng cô + tranh chữ to, cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Tổ đọc nối đuôi - Nhóm, cá nhân đọc. - Lớp đọc minh họa cử chỉ điệu bộ. - Lớp đọc lại 1 lần *Hoạt động 4 : Trò chơi “Ghép hình hoa” Cô giới thiệu trò chơi : - Cho 3 nhóm cùng bật qua vòng thi đua ghép hình các loại hoa( cà, mướp, mận...) - Cho trẻ chơi, quan sát, động viên, tuyên dương trẻ. - Nhận xét kết thúc. ************************************************************* HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Trẻ hát thuộc bài hát "Lá xanh " Trẻ chơi thành thạo các trò chơi. Trẻ chơi trật tự không tranh giành với bạn. II/ CHUẨN BỊ: Nhạc, đồ chơi ngoài trời III/ TIẾN TRÌNH: 1/HĐ1 : Làm quen bài hát "Lá xanh" - Cô hát 2 lần. - Cho lớp hát theo cô, tổ hát, cá nhân hát. - Lớp hát lại cùng cô. 2/HĐ2 : Trò chơi có luật Trò chơi vận động: Hoa nào lá ấy - Cô giới thiệu: + Luật chơi: trẻ nào không tìm đúng lá cho hoa sẽ ra ngoài 1 lần chơi. +Cách chơi: cô dán 3 bức tranh ở góc lớp( cây có lá của hoa hồng, hoa sen, hoa cúc), mỗi trẻ chọn cho mình 1 lô tô hoa mình thích( hoa hồng, cúc hay sen), cùng đi vòng tròn và hát, khi cô có hiệu lệnh “hoa nào lá ấy” trẻ sẽ nhanh chóng tìm lá cho hoa của mình( chạy về tranh có lá phù hợp với hoa của mình, ví dụ: hoa sen- lá tròn to...) - Lần 2, 3 cô cho trẻ đổi hình hoa cho bạn và tiếp tục chơi. Trò chơi dân gian : Ăn quả nhả hột - Cô giới thiệu: + Luật chơi: trẻ di chuyển nhanh khi qua sông không để cho các sinh vật sống ở dưới sông bắt được, nếu bị bắt được thì trẻ phải đóng thay thế con vật bắt được mình. + Cách chơi: trẻ oẳn tù tì để chọn ra 1 số trẻ đóng vai các con vật sống dưới sông: rắn, cá sấu, con cá, con cua.Những trẻ còn lại đóng người trồng trọt.Khi sang sông những người trồng trọt đọc câu “Sang sông về sông” sau mỗi một câu thì trẻ lại di chuyển về 1 phía thật nhanh, không để cho các con vật giữa sông bắt được, cho đến câu cuối cùng mà trẻ nào không bị các con vật sống dưới sông bắt được thì trẻ đó chiến thắng. Trẻ phải thuộc bài đồng dao: sang sông về sông, trồng cây ăn quả nhả hột. - Cháu chơi 3,4 lần 3/HĐ3 : Chơi tự do - Cho trẻ chơi theo nhóm : xâu hoa, nhảy dây, chơi với lá cây, làm bánh - Cô quan sát, động viên trẻ chơi. - Nhận xét nhóm chơi- nhận xét chung. ****************************☺☻☺*************************** HOẠT ĐỘNG GÓC ******************************************************************HOẠT ĐỘNG CHIỀU I /Mục đích yêu cầu : - Trẻ biết không nhận quà từ người lại khi không được ba mẹ, người lớn cho phép. - Trẻ chơi được trò chơi học tập. - Trẻ biết cất đồ dùng gọn gàng sau khi chơi. II / Chuẩn bị : Đồ dùng đồ chơi. III / Tiến trình : *HĐ 1: GDKNS “Không nhận quà từ người lạ” + Cho trẻ xem video về việc không nhận quà từ người lạ và trò chuyện về nội dung đoạn video. + GD trẻ biết không nên nhận quà từ người lạ, khi không được sự đồng ý, cho phép của ba mẹ, người lớn, khi nhận phải nhận bằng 2 tay. *HĐ 2: TCHT " kể đủ 3 thứ " - Cô nêu cách chơi - Cho trẻ chơi 2-3 lần. Quan sát trẻ chơi *HĐ 3: Chơi tự do : trẻ chơi tự do ở các góc – cô nhận xét giờ chơi. ****************************☺☻☺*************************** VỆ SINH NÊU GƯƠNG TRẢ TRẺ ****************************☺☻☺************************** NHẬN XÉT LỚP TRONG NGÀY 1. Tình trạng sức khỏe : 2. Trạng thái, cảm xúc và hành vi của trẻ : 3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ : ........................................................................................................................................ ......................................................................................................................................****************************☺☻☺******************************* Thứ 3 ngày 8/3 Lĩnh vực : PTTC Hoạt động : PTVĐ ĐỀ TÀI : NÉM XA BẰNG 2 TAY I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1.Kiến thức: Trẻ thực hiện được vận động “ném
File đính kèm:
- GA_16.doc