Giáo án bài soạn lớp nhà trẻ - Đề: Một số ngành nghề

*Môi trường giáo dục trong lớp:

 - Lớp sạch, thoáng mát, ti vi, laptop, bài giảng điện tử.

 - Tranh 1 số nghề phổ biến trong xã hội, dụng cụ các nghề dịch vụ, tranh ảnh về chú bộ đội, đồ dùng, vũ khí chiến đấu của chú bộ đội, hình ảnh ngày thành lập QĐND VN.

- Tranh ảnh về bác hồ, giấy A 4, bút chì màu.

- Nơ thể dục, nhạc.

- Đồ dùng có số lượng 8, chữ số, đồ dùng để xác định vị trí.

- Tranh truyện, video câu chuyện “Bác sĩ chim”, Tranh minh họa, tranh chữ to bài thơ “cái bát xinh xinh, chú bộ đội hành quân trong mưa, ước mơ của tí.

- Băng từ, tranh có chứa chữ l-n-m, b-d-đ, thẻ chữ b-d-đ, l-n-m.

- Vở tạo hình, màu sáp, tranh mẫu, kéo, hồ dán, khăn lau tay, giấy màu,

giá treo sản phẩm.

 

doc24 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1147 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án bài soạn lớp nhà trẻ - Đề: Một số ngành nghề, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THỊ XÃ LAGI
 TRƯỜNG MẪU GIÁO TÂN TIẾN
 ***** ☼ *****
 ĐỀ : MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ
 Thời gian thực hiện : 7/12/2015-1/1/2016
 Giáo Viên : Trần Thủy Thảo Nguyên
 Cao Thị Thanh Châu
 Lớp : Lá 1
 Năm học : 2015 -2016
MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ : MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ
*Môi trường giáo dục trong lớp:
 - Lớp sạch, thoáng mát, ti vi, laptop, bài giảng điện tử. 
 - Tranh 1 số nghề phổ biến trong xã hội, dụng cụ các nghề dịch vụ, tranh ảnh về chú bộ đội, đồ dùng, vũ khí chiến đấu của chú bộ đội, hình ảnh ngày thành lập QĐND VN.
Tranh ảnh về bác hồ, giấy A 4, bút chì màu.
Nơ thể dục, nhạc.
 Đồ dùng có số lượng 8, chữ số, đồ dùng để xác định vị trí.
Tranh truyện, video câu chuyện “Bác sĩ chim”, Tranh minh họa, tranh chữ to bài thơ “cái bát xinh xinh, chú bộ đội hành quân trong mưa, ước mơ của tí.
 Băng từ, tranh có chứa chữ l-n-m, b-d-đ, thẻ chữ b-d-đ, l-n-m.
Vở tạo hình, màu sáp, tranh mẫu, kéo, hồ dán, khăn lau tay, giấy màu, 
giá treo sản phẩm.
Đàn, nhạc đệm bài “hạt gạo làng ta, anh phi công ơi, lý hoài nam, em 
đi trong tươi xanh, nhạc cụ “Phách tre, phách gỗ, trống lắc, mũ múa.
Góc phân vai : Bàn, ghế, trống lắc, vở, viết, thước, nhạc cụ, đồ dùng 
bác sĩ, áo blu, nón, dụng cụ bác sĩ
Góc Xây dựng : Gạch, xe, bàn, ghế, ngôi nhà, cây xanh, hoa, ghế đá
 - Góc nghệ thuật : Tranh vẽ chưa tô màu, giấy A 4, Tranh chữ to 1 số bài thơ, nhạc các bài hát trong chủ đề ngành nghề.
 - Góc học tập : Sách, lô tô đồ dùng các ngành nghề, tranh truyện, hình ảnh về các ngành nghề.
 - Góc KPKH: Đồ dùng nghề nông và nghề y, cây xanh, hoa, nước, thùng tưới... 
*Môi trường giáo dục ngoài lớp học:
 - Sân sạch, vạch chuẩn, thang leo, bóng.
 - Đất nặn, giấy A 4, tranh vẽ chưa tô màu.
 - Lá cây, dây thun.
 - Cát, nước, chai, màu thực phẩm.
 - Hoa, dây xâu.
 - Bóng, vòng ném, boling.
___________________________________________________________
KẾ HOẠCH TUẦN 14
♥♥♥♥♥♥
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1 : MỘT SỐ NGHỀ QUEN THUỘC
(1 TUẦN) TỪ NGÀY 7-11/12/2015
Mục tiêu cần đạt
- MT1: Thực hiện đúng, thuần thục các động tác của thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp của bản nhạc, bài hát .Bắt đầu và kết thúc đúng nhịp.
- MT 8: Trèo lên, xuống thang ở độ cao,1,5m so với mặt đất(cs4)
- MT28: Biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm ( cs22).
- MT 41: Kể một số nghề phổ biến nơi trẻ sống(CS98)
- MT 56: Xác định được vị trí (Trong ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với vật khác(cs 108)
- MT 64: Bắt chước hành vi sao chép từ, chữ cái(cs 88)
- MT 65: Biết viết chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.(CS90)
- MT 73: Đọc biểu cảm bài thơ, đồng dao...
- MT 127: Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền và các hình vẽ(cs 6)
- MT 135: Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em(cs 100)
Thời gian 
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Hoạt động 
Đón trẻ
Họp Mặt
Trò chuyện
* MỞ CHỦ ĐỀ : MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ
Chủ đề nhánh 1 "Một số nghề quen thuộc" 
- Cho trẻ xem tranh và trò chuyện về 1 số nghề quen thuộc.
- Trò chuyện về nghề giáo viên, bác sĩ.
- Xem tranh và trò chuyện về sản phẩm 1 số nghề.	
- Xem tranh và trò chuyện về nghề nông, biển.
- Trò chuyện về thợ may, cắt tóc.
* Cho cháu dự báo thời tiết trong ngày : Trẻ tự gắn biểu tượng thời tiết, ngày tháng năm.
 * Điểm danh : Tổ trưởng điểm danh, cô GD trẻ đi học đều, đúng giờ.
*Tiêu chuẩn bé ngoan: 
 + Trẻ đi học đều, biết nói xin lỗi, cảm ơn.
 + Giờ học chú ý, trả lời to rõ câu hỏi.
 + Biết nhặt rác bỏ vào sọt. 
* Khám tay : Tổ trưởng khám tay báo cáo bạn tay dơ, cô kiểm tra lại và GD trẻ giữ tay luôn sạch sẽ...
Thể dục sáng
* Khởi động : Trẻ xếp 3 hàng, đeo nơ- chuyển vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy nhanh, chậm.
*Trọng động :
- Hô hấp: thở ra hít vào.
- Tay: đưa ra phía trước sang ngang
- Bụng: nghiêng người sang bên
- Chân: Đưa chân ra các phía
- Bật: bật đưa chân sang ngang
*Hồi tĩnh : trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng.
* Tập kết hợp với nơ và nhạc – Tập mỗi động tác 4lx8n.
Hoạt động học
*PTNN 
 Một số nghề phổ biến trong xã hội 
PTNN
Thơ “Cái bát sinh xinh”
*PTVĐ 
Trèo lên xuống 7 gióng thang.TC : Đua ngựa
PTTM(Âm nhạc): Cô giáo miền xuôi –VĐ: Vỗ nhịp. -NH : Hạt gạo làng ta.TC : hát theo hình vẽ 
*PTNT
 Trò chơi với chữ b-d-đ
 *PTNT
 Xác định phía phải , phía trái của bạn , đối tượng khác ( có sự định hướng)
*PTTM
Tô màu theo ý thích 
ĐĐ HCM : Các cháu còn ở đây ngày nào, Bác ăn chưa ngon, ngủ chưa yên
Hoạt động ngoài trời
*HĐCMĐ: LQ bài hát “ Cô giáo miền xuôi”
*TCVĐ
Nhảy tiếp sức * TCDG: 
Dệt vải
*Chơi tự do
*HĐCMĐ:
Ôn Thơ "Chim chích bông"
*TCVĐ
Nhảy tiếp sức * TCDG: 
Dệt vải
*Chơi tự do
*HĐCMĐ
LQ “l-n-m”
*TCVĐ
Nhảy tiếp sức * TCDG: 
Dệt vải
*Chơi tự do
*HĐCMĐ
 Ôn " Một số nghề phổ biến trong xã hội "
*TCVĐ
Nhảy tiếp sức * TCDG: 
Dệt vải
*Chơi tự do
*HĐCMĐ:
Ôn " đếm đến 7, thêm bớt trong phạm vi 7, chữ số 7
"
*TCVĐ
Nhảy tiếp sức * TCDG: 
Dệt vải
* Chơi tự do
Hoạt động góc
 Góc phân vai : Cô giáo, Bác sĩ 
- Trò chuyện với trẻ về cô giáo và lớp học, công việc của bác sĩ, Cô cho trẻ thỏa thuận về góc chơi của mình.
- Cô theo dõi các cháu chơi gợi ý tạo nên tình huống trong vai chơi.
Góc xây dựng: Xây bệnh viện
- Trò chuyện về cách xây bệnh viện.
- Trẻ tự điểu khiển trò chơi, bầu ra chủ công trình xây dựng. 
- Làm lễ khánh thành công trình được xây xong. 
Góc nghệ thuật : Tô màu, vẽ đồ dùng của một số nghề. Hát múa đọc thơ về một số nghề
- Trò chuyện với trẻ về các bài hát, thơ với chủ đề : “Một số ngành nghề”
- Cho trẻ hát múa, đọc các bài thơ trong chủ đề.
- Cho trẻ tô màu theo ý thích của mình, vẽ đồ dùng 1 số ngành nghề 
Góc học tập-sách : Xem sách, đếm đồ dùng một số nghề.
 - Cho trẻ xem tranh, suy nghĩ và tự kể chuyện theo ý của mình qua hình ảnh trong tranh. 
 - Cho trẻ đếm đồ dùng các ngành nghề.
Góc khám phá khoa học : Khám phá đồ dùng nghề nông, nghề y. 
- Cô trò chuyện với trẻ về 1 số đồ dùng nghề nông, nghề y.
- Hướng dẫn, gợi ý cho trẻ cách phân loại 2 nhóm đồ dùng.
Hoạt động ăn ngủ
*Giờ ăn : 
- Hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn.
- Giới thiệu món ăn, giáo dục dinh dưỡng, khuyến khích trẻ ăn hết suất, không làm rơi vãi.
- Nhắc nhở trẻ không đùa giỡn trong khi ăn tránh cho trẻ khỏi bị hóc, sặc.
- Hướng dẫn trẻ xếp bát, thìa, ghế vào nơi quy định, uống nước, rửa miệng, đi vệ sinh trước khi đi ngủ.
* Giờ ngủ :
- Hướng dẫn trẻ lấy gối.
- Mở cửa thông thoáng vào mùa hè, tạo sự ấm áp vào mùa đông, tắt đèn kéo rèm cửa để giảm bớt ánh sáng cho phòng ngủ của trẻ.
- Mở những bài hát ru, dân ca cho trẻ nghe để trẻ dễ ngủ, những trẻ khó ngủ cô nên vỗ về, hát ru giúp trẻ dễ ngủ hơn.
Hoạt Động Chiều
*GDKNS
Kĩ năng tự phục vụ bản thân
 * TCHT: Người đưa thư
*Chơi tự do
*LQ " cháu yêu cô chú công nhân"
* TCHT: Người đưa thư
*Chơi tự do
*LQ “phân loại đồ dùng và sản phẩm theo nghề”
* TCHT: Người đưa thư
*Chơi tự do
* Làm quen hát “Em thích làm chú bộ đội”
* TCHT: Người đưa thư
*Chơi tự do
*LQ"ý nghĩa 2 nhóm biển báo hiệu lệnh, chỉ dẫn"
* TCHT: Người đưa thư
*Chơi tự do
Vệ sinh nêu gương
Trả trẻ
*Vệ sinh: Cô cho trẻ nhắc lại các bước rửa tay, lau mặt.lần lượt cho từng tổ làm vệ sinh.Cô bao quát, nhắc cháu rửa đúng thao tác không làm văng nước ra ngoài, nhận xét giờ vệ sinh.
*Nêu gương: Cho cháu nhắc tiêu chuẩn bé ngoan, cháu tự nhận xét bản thân mình, cho cháu nhận xét bạn, cô nhận xét và cho cháu cắm cờ, cô khuyến khích những cháu chưa được cờ, cuối tuần kết cờ tặng phiếu bé ngoan.
* Trả trẻ : Nhắc trẻ chào cô và mọi người.
Thứ 2(07/12/2015)
Lĩnh vực : PTNT
Hoạt động : KPXH
Đề tài : 
I/ Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức: Trẻ biết 1 số nghề phổ biến trong xã hội.(MT41)
2.Kĩ năng : Trẻ nhận biết chính xác 1 số nghề trong xã hội.
3.Thái độ : Trẻ biết ơn người lao động, trân trọng sản phẩm các nghề
*Lồng ghép : Âm nhạc, văn học
*Tích hợp : GDLG, GDDD, BVMT
II.Chuẩn bị: 
 - Cho cô : bài giảng điện tử.
 - Cho trẻ : Tranh các nghề: Nghề nông, nghề thầy thuốc, nghề may, nghề xây dựng.Lô tô, các hình ảnh về dụng cụ của 1 số nghề.
III.Tiến trình:
*Hoạt động 1: Hát “Cô giáo miền xuôi”
- Bài hát nói về ai? Hàng ngày các con thấy cô thường làm những công việc gì?( 1 trẻ)
- Hàng ngày cô thường dạy các con đọc thơ, hát, kể chuyện. Các cô còn chăm sóc các con từ bữa ăn, giấc ngủ những người làm nghề dạy học như cô gọi là nghề giáo viên.
 - Vậy ở nhà ba mẹ các cháu làm nghề gì?( 2 trẻ)
- Bây giờ cô và các cháu tìm hiểu về 1 số nghề trong trong xã hội nhé!
*Hoạt động 2: Truyền thụ kiến thức
- Cô đọc câu đố về nghề nông. Tranh nghề nông.
- Các bác nông dân đang làm gì?(1 trẻ) Các bác còn làm gì nữa? Bác nông dân làm ra sản phẩm gì?(1 trẻ)
* Cô tóm lại : Bác nông dân làm ra lúa gạo, trồng rau, trồng đậu, thanh long, nhãn Vậy khi ăn cơm, rau, trái cây... các con phải như thế nào?Cô giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhớ ơn các cô bác nông dân đã làm ra những thực phẩm mà hàng ngày các con được dùng.
Cho trẻ đoán tranh: Bác đánh cá
 - Trẻ nhận xét về bức tranh.( 2 trẻ) Bác đánh cá còn đánh bắt những gì nữa?( 1 trẻ)
 - Nghề đánh cá gọi là nghề biển. Cho lớp đồng thanh.( cả lớp)
* Cô tóm lại: Nghề biển là 1 nghề rất có ích, giúp cho chúng ta có cá, tôm , mực để ăn để có sức khoẻ tốt.
*Tương tự cho trẻ xem tranh, nhận xét về nghề thầy thuốc, nghề may, nghề xây dựng.
* GDBVMT: Trẻ liên hệ một số nghề gần gũi xung quanh: Nghề cấp dưỡng, nghề lao côngtrẻ và mọi người không vứt rác để cô lao công đỡ vất vả hơn.
*Cô khái quát lại: Những ngành nghề trên rất cần thiết đối với mọi người.Không có bác sĩ thì không có ai để chữa bệnh, không làm nông thì không có gạo để ăn. Do đó các cháu phải trân trọng các nghề, kính trọng những người lao động và trân trọng sản phẩm họ làm ra.
Đọc thơ: Bé làm bao nhiêu nghề 
*Hoạt động 3: Luyện tập
 - Chơi “ Thi xem ai chọn nhanh”
 - Cô nói tên nghề - Trẻ đưa sản phẩm
 - Cô nói sản phẩm - Trẻ nói tên nghề.
*Hoạt động 4: Trò chơi
	- Chơi: Tìm dụng cụ theo nghề
	- Cô hướng dẫn, cho trẻ chơi và quan sát, động viên trẻ chơi.
 - Nhận xét kết thúc
Lĩnh vực : PTNN
Hoạt động : LQVH
ĐỀ TÀI : THƠ “CÁI BÁT XINH XINH”
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
1.Kiến thức : Trẻ thuộc lời, hiểu nội dung bài thơ . (MT73)
2. Kĩ năng: Trẻ trả lời mạch lạc các câu hỏi của cô.
3.Thái độ: Trẻ biết trân trong, giữ gìn sản phẩm người lao động.
* Lồng ghép : âm nhạc, tạo hình.
*Tích hợp : giáo dục lễ giáo, GDKNS.
II/ CHUẨN BỊ : 
- Cho cô : Bài giảng điện tử.
- Cho trẻ : Tranh minh họa, tranh chữ to
III/ TIẾN TRÌNH :
*Hoạt động 1 : Hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Trò chuyện về nội dung bài hát, cho trẻ kể tên 1 số nghề trong xã hội.
- Cô GD trẻ biết yêu quý, biết ơn cô chú công nhân.
- Cô giới thiệu bài thơ “cái bát xinh xinh” tác giả “Thanh hòa”
*Hoạt động 2 : 
Cô đọc thơ :
- Lần 1+ tranh minh hoa, hỏi trẻ tên bài thơ, tác giả.
- Lần 2+ tranh chữ to, nội dung từng đoạn, giải thích từ khó.
Trẻ đọc thơ:
- Lớp đọc thơ theo cô 1 lần.
- Tổ đọc cùng cô.( 3 tổ)
- Nhóm nam, nữ đọc thơ cùng cô.
- Mời cá nhân đọc thơ (2-3 trẻ)
- Cả lớp đọc lại 1 lần.
*Hoạt động 3: Đàm thoại
- Các con vừa đọc bài thơ có tên là gì ?
- Bài thơ có nhắc đến ai ?( 1-2 trẻ)
- Ba mẹ làm công việc gì ?, ở đâu?( 1-2 trẻ)
- Sản phẩm ba mẹ làm ra là gì ?( cả lớp)
- Công việc của ba mẹ có vất vả không?
- Vì vậy các con phải như thế nào ?
- Cô GD trẻ biết trân trọng, giữ gìn sản phẩm người lao động, hàng ngày các con ăn cơm, phải ăn hết xuất, để chén, muỗng gọn gàng vào rổ, không đùa giỡn, xô đẩy trong giờ ăn làm rơi chén... 
*Hoạt động 4 : Trò chơi “ Ghép tranh cái bát”
- Cô hướng dẫn và cho trẻ chơi.
- 3 đội thi đua ghép tranh.
- Cô kiểm tra và khen đội thắng.
- Nhận xét tuyên dương
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ hát thuộc bài hát "Cô giáo miền xuôi"
Trẻ chơi thành thạo các trò chơi.
Trẻ chơi trật tự không tranh giành với bạn.
II/ CHUẨN BỊ: Nhạc, đồ chơi ngoài trời
III/ TIẾN TRÌNH:
1/HĐ1 : Làm quen bài hát "Cô giáo miền xuôi"
- Cô hát 2 lần.
- Cho lớp hát theo cô, tổ hát, cá nhân hát.
- Lớp hát lại cùng cô.
2/HĐ2 : Trò chơi có luật 
 Trò chơi vận động: Nhảy tiếp sức
Cô giải thích luật chơi, cách chơi.
Cho trẻ chơi 2, 3 lần.
Trò chơi dân gian : dệt vải
- Cô giải thích cách chơi.
- Cháu chơi 3,4 lần
3/HĐ3 : Chơi tự do
 - Cho trẻ chơi theo nhóm : xâu hoa, nhảy dây, chơi với lá cây, làm bánh
- Cô quan sát, động viên trẻ chơi.
- Nhận xét nhóm chơi- nhận xét chung.	 
HOẠT ĐỘNG GÓC
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I /Mục đích yêu cầu : 
- Trẻ biết tự phục vụ bản thân như : tự xúc cơm ăn, tự thay quần áo
- Trẻ chơi thành thạo trò chơi.
- Trẻ cất dọn, giữ gìn đồ chơi.
 II / Chuẩn bị :
Tranh về bữa ăn, trẻ thay quần áo, rửa tay, lau mặt, chải răng.
Đồ dùng đồ chơi.
III / Tiến Trình : 
*HĐ 1: HĐCMĐ "GDKNS tự phục vụ bản thân"
- Cô cho trẻ xem tranh giờ ăn, giờ vệ sinh và nhận xét.
- Cô GD trẻ biết tự xúc cơm ăn gọn gàng ăn hết xuất cơm, không làm rơi cơm, thức ăn ra ngoài, biết tự chải răng, thay quần áo sau khi ăn xong, rửa tay, lau mặt trước khi ăn.
*HĐ 2: TCHT " Người đưa thư" 
- Cách chơi: 
+ Cho trẻ ngồi thành vòng cung phát cho mỗi trẻ 1 chấm tròn. Chọn 1 trẻ làm người đưa thư vừa đi vừa đọc thơ.Đọc đến câu cuối cùng đến bạn nào bạn ấy giơ thẻ số nhà của mình lên. Người đưa thư chọn tất cả những thẻ và chữ số có số lượng đồ vật và chữ số tương ứng đưa cho người đó. Nếu làm sai không được làm người đưa thư nữa mà phải đổi vai chơi cho người khác. 
+ Mỗi người đưa thư chỉ đưa từ 2-3 số nhà. 
*HĐ 3: Chơi tự do : trẻ chơi tự do ở các góc – cô nhận xét giờ chơi.
VỆ SINH NÊU GƯƠNG TRẢ TRẺ
NHẬN XÉT LỚP TRONG NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe :	
...
2. Trạng thái, cảm xúc và hành vi của trẻ :
...
3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ :
...
Thứ 3( 08/12/2015)
Lĩnh vực : PTTC
Hoạt động : PTVĐ
ĐỀ TÀI :TRÈO LÊN XUỐNG 7 GIÓNG THANG
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Kiến thức : Trẻ thực hiện được vận động "trèo lên xuống 7 gióng thang" theo hướng dẫn của cô. (MT2)
2.Kĩ năng: Trẻ phối hợp chân, mắt nhịp nhàng, khéo léo, khi thực hiện vận động.
3.Thái độ : Trẻ chăm tập thể dục, ăn uống đủ chất để luôn khỏe mạnh.
*Lồng ghép : âm nhạc
*Tích hợp : GDDD
II/ CHUẨN BỊ : 
- Cho cô: bài giảng điện tử.
- Cho trẻ: Sân sạch, nơ TD, nhạc, thang leo
III/ TIẾN TRÌNH :
*Hoạt động 1 : Khởi động 
- Hát" bé khỏe bé ngoan"
- Trò chuyện về nội dung bài hát, cô GD trẻ biết chăm tập thể dục, ăn uống đủ chất để luôn khỏe mạnh.
- Cô giới thiệu Vận động " trèo lên xuống 7 gióng thang "
- Cho Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi mũi, gót, mép chân, đi khom, chạy chậm, nhanh, chuyển hàng xếp 3 hàng ngang.
*Hoạt động 3 : Trọng động 
- Bài tập phát triển chung :
 + Tay: đưa ra phía trước sang ngang (3l8n)
 + Bụng: nghiêng người sang bên (2l8n)
 + Chân: Đưa chân ra các phía(3l8n)
 + Bật: Bật đưa chân sang ngang (2l8n)
- Vận động cơ bản:" Trèo lên xuống 7 gióng thang "
- Cô giới thiệu vận động " Trèo lên xuống 7 gióng thang "- trẻ nhắc lại.(cả lớp)
+ Cô làm mẫu lần 1.
+ Cô làm mẫu lần 2- phân tích động tác : tư thế chuẩn bị, đứng trước vạch chuẩn, khi có hiệu lệnh còi của cô thì đặt chân phải lên gióng thang thứ nhất, chân trái đặt lên gióng thang thứ 2, khi trèo phối hợp tay nọ chân kia, mắt nhìn theo tay cho đến hết 7 gióng thang,
+ Cô mời 2 trẻ làm mẫu, cho trẻ nhắc lại cách thực hiện.(cả lớp)
+ Cho lớp thực hiện mỗi lần 2 trẻ(2 lần), cô quan sát sửa sai, động viên trẻ thực hiện đúng.
+ Cho 2 đội thi đua.
+ Mời trẻ thực hiện đúng, chính xác lên thực hiện lại, khen trẻ.
*Trò chơi vận động “Đua ngựa” 
- Cô giải thích luật chơi, cách chơi.
- Cháu chơi 3 lần. 
* Hoạt động 4 : Hồi tĩnh 
- Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng.
- Giáo dục cháu thường xuyên tập thể dục. 
- Nhận xét tuyên dương. 
Lĩnh vực : PTTM
Hoạt động : GDAN
ĐỀ TÀI : CÔ GIÁO MIỀN XUÔI( DẠY HÁT)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Kiến thức: Trẻ hát thuộc lời bài hát “ cô giáo miền xuôi”.(MT135)
2.Kĩ năng : Trẻ hát đúng giai điệu bài hát.
3.Trẻ yêu quý, vâng lời, biết ơn cô giáo.
* Lồng ghép : văn học
*Tích hợp : GDLG
II/ CHUẨN BỊ: 
- Cho cô : Bài giảng điện tử.
- Cho trẻ: nhạc đệm bài nghe hát, nhạc ca sĩ hát.
III/ TIẾN TRÌNH:
*Hoạt động 1: Đọc thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”
- Trò chuyện về bài thơ, cô giáo dục trẻ yêu quý, trân trọng sản phẩm các nghề.
- Hôm trước cô đã cho các con hát 1 bài hát nói về cô giáo cô hát cho các con nghe nhé.
 *Hoạt động 2: Dạy hát
- Cô hát lần 1( nhạc đệm)+ tóm nội dung bài hát, hỏi trẻ tên bài hát, tác giả.
- Cô hát lần 2+ nhạc đệm.
- Mời cả lớp hát theo cô 1 lần.
- Mời tổ hát cùng cô( cô sửa sai cho trẻ)
- Mời nhóm nam, nữ hát+ nhạc đệm.
- Mời cá nhân hát( 2-3 trẻ)
- Mời lớp hát lại cùng cô+ nhạc đệm.
*Hoạt động 3: Nghe hát" Hạt gạo làng ta"
- Cô hát lần 1 hỏi tên bài hát, tác giả.( cả lớp)
- Cô hát lần 2 giáo dục theo nội dung bài hát. 
*Hoạt động 4 : Trò chơi “hát theo hình vẽ”
- Cô giải thích trò chơi và cho trẻ chơi theo yêu cầu của cô.
- Cháu chơi 3,4 lần.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I /Mục đích yêu cầu :
- Trẻ nhớ và thuộc bài thơ, chơi được trò chơi.
- Trẻ đọc thơ nhịp nhàng, dùng kĩ năng đã học tạo ra sản phẩm đẹp.
- Trẻ giữ vệ sinh sạch sẽ, cất dọn đồ chơi gọn gàng. 
 II / Chuẩn bị :
- Tranh chữ to, tranh minh họa.
- Một số đồ chơi ngoài trời và một số nguyên vật liệu thiên nhiên.
III/Tiến trình:
1/ HĐ 1 : Hoạt động có mục đích: Ôn thơ”chim chích bông”
Trẻ đọc thơ cùng cô 1 lần.
Tổ đọc, nhóm nam nữ đọc.
Lớp đọc lại.
Đàm thoại.
2/HĐ 2 : Trò chơi có luật
a/ Vận động : Nhảy tiếp sức
- Cô gơi ý cho trẻ nhắc lại cách chơi.
- Cho trẻ chơi, cô quan sát, động viên trẻ.
b/Trò chơi dân gian: Dệt vải
- Cô gơi ý cho trẻ nhắc lại cách chơi.
- Cho trẻ chơi, cô quan sát, động viên trẻ.
3/HĐ 3: Chơi tự do
- Nhóm câu cá, nhóm làm bánh, nhóm xếp đồng hồ, nhóm xếp giấy làm thuyền, nhóm nhảy dây.
- Nhận xét tuyên dương nhóm chơi – nhận xét chung.
HOẠT ĐỘNG GÓC
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I /Mục đích yêu cầu :
- Trẻ nhớ tên, thuộc bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Trẻ hát to, rõ, đúng nhịp.
- Trẻ yêu quý biết ơn cô chú công nhân.
 II / Chuẩn bị : Nhạc, đàn, đồ chơi.
 III / Tiến trình : 
*HĐ 1: HĐCMĐ "Làm quen “cháu yêu cô chú công nhân"
+ Cô hát 2 lần.
+ Cho trẻ hát theo cô.
+ Tổ hát, nhóm hát, cá nhân hát.
+ Lớp hát lại cùng cô- cô giáo dục trẻ yêu quý, biết ơn cô chú công nhân.
*HĐ 2 :TCHT " Người đưa thư" 
Cô gợi ý cho trẻ nhắc lại cách chơi.
Cho trẻ chơi cô quan sát động viên trẻ.
*HĐ 3 : Chơi tự do : trẻ chơi tự do ở các góc - Cô nhận xét.
VỆ SINH NÊU GƯƠNG TRẢ TRẺ
NHẬN XÉT LỚP TRONG NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe :
...
2. Trạng thái, cảm xúc và hành vi của trẻ :
...
3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ :
...
Thứ 4, 9/12/2015
Lĩnh vực : PT NN
Hoạt động : LQCV
ĐỀ TÀI : TRÒ CHƠI VỚI CHỮ B-D-Đ
I. Mục đích, yêu cầu: 
1. Kiến thức : Trẻ nhận biết chữ , biết tô các chữ cái b-d-đ theo hướng dẫn của cô.( MT 64)
2.Kĩ năng: Trẻ biết so sánh cấu tạo các chữ, tô trùng khít nét in mờ thành thạo các nét chữ b-d-đ.
3.Thái độ: Trẻ yêu quý , trân trọng sản phẩm các nghề
* Lồng ghép: âm nhạc
* Tích hợp: GDLG
II. Chuẩn bị :
- Cho cô : Bài giảng điện tử.
- Cho trẻ: Chữ cái b-d-d(in, viết) - Chữ cái rời ghép thành băng từ.
- Nét chữ để cô và các trẻ ghép.
- Chữ cái nhỏ để các trẻ chơi. (in, viết)
III. Tiến trình : 
*Hoạt động 1 : Hát “ Bác đưa thư vui tính”
- Trò chuyện về nội dung bài hát.Cô GD trẻ yêu quý, trân trọng sản phẩm người lao động.
- Cho trẻ kể tên 1 số nghề trong xã hội, cho trẻ xem tranh nghề đi biển.
*Hoạt động 2 :
- Cho trẻ xem băng từ “ Đi biển” Ngư dân” trẻ đồng thanh, tìm chữ đã học “b-d-đ” và phát âm.
- Cho trẻ so sánh chữ b-d-đ.
+ Giống : b-d-đ đều có 1 nét cong tròn khép kín và 1 nét sổ thẳng.
+ Khác: Chữ b có nét sổ thẳng và nét cong tròn khép kín bên phải, con chữ d-đ có nét sổ thẳng và nét cong tròn khép kín bên trái, chữ đ có nét ngang nhỏ phía trên con chữ b-d thì không.
- Cho trẻ xem chữ “b-d-đ” học và viết- phát âm.
- Cô tô mẫu cho trẻ xem.
+ Lần 1
+ Lần 2+ nói cách tô.
*Hoạt động 3 : Trẻ tập tô chữ
- Cô nhắc trẻ tư thế câm viết và ngồi tô.
- Cô quan sát, động viên trẻ.
- Nhận xét vở tập tô của trẻ.
*Nhận xét kết thúc
HOẠT ĐỘNG NGOÀI 

File đính kèm:

  • docGA_16.doc
Giáo Án Liên Quan