Giáo án dạy học lớp chồi - Chủ đề: Gia đình - Chủ điểm: Các thành viên trong gia đình - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ - Tên hoạt động: Thơ: Thăm nhà bà

I. Mục đích - yêu cầu

 1. Kiến thức.

- Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả và hiểu nội dung bài thơ.

- Trẻ biết đọc thơ diễn cảm. Trả lời được 1 số câu hỏi của cô

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm và phát triển ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc cho trẻ.

 3. Giáo dục

- Giáo dục trẻ yêu quý kính trọng ông bà, biết giúp bà những công việc vừa sức.

II. Chuẩn bị.

Chuẩn bị của cô

- Mô hình nhà Bà

- Tranh minh họa theo nội dung bài thơ.

- Từ khó: Lật đật, mải miết, lùa

- Rổ đựng thóc, túi cát

 Chuẩn bị của trẻ

 - Tâm thế thoải mái

 - Trang phục gọn gàng

 

doc3 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học lớp chồi - Chủ đề: Gia đình - Chủ điểm: Các thành viên trong gia đình - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ - Tên hoạt động: Thơ: Thăm nhà bà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN 
Chủ đề: Gia đình
Chủ điểm: Các thành viên trong gia đình
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Tên hoạt động: Thơ : Thăm nhà bà
I. Mục đích - yêu cầu
 1. Kiến thức.
- Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả và hiểu nội dung bài thơ.
- Trẻ biết đọc thơ diễn cảm. Trả lời được 1 số câu hỏi của cô
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm và phát triển ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc cho trẻ.
 3. Giáo dục
- Giáo dục trẻ yêu quý kính trọng ông bà, biết giúp bà những công việc vừa sức.
II. Chuẩn bị.
Chuẩn bị của cô
- Mô hình nhà Bà
- Tranh minh họa theo nội dung bài thơ.
- Từ khó: Lật đật, mải miết, lùa
- Rổ đựng thóc, túi cát
Chuẩn bị của trẻ
 - Tâm thế thoải mái
 - Trang phục gọn gàng
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gia đình bé yêu
- Cho trẻ quan sát tranh về gia đình, gia đình 1 thế hệ, 2 thế hệ, 3 thế hệ 
- Cô gọi 2 - 3 trẻ lên kể về gia đình trẻ.
- Gia đình con có những ai?
- Các con ạ trong mỗi gia dình chúng ta ai cũng có một gia đình, gia đình là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng các con nên người. Cô biết trong lớp mình gia đình bạn nào cũng êm ấm và hạnh phúc đấy.
- Các con ạ trong mỗi gia đình chúng ta ai cũng có bà, bà là người mà chúng ta hết mực kính trọng và yêu thương, có bạn được bà chăm sóc hằng ngày, có bạn bà ở quê rất xa. Có bạn bà đi xa mãi mãi, nhưng những hình ảnh đẹp về bà vẫn đọng mãi trong lòng chúng ta.
- Đó cũng là nhưng đề tài cho nhiều tác giả viết lên những bài hát, bài thơ, câu chuyệnHôm naychúng mình cùng đến với bài thơ “ Thăm nhà bà” của tác giả Như Mao nhé? 
2. Hoạt động 2: Bé yêu nhà bà.
- Cô đọc lần 1: diễn cảm
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Do ai sáng tác?
- Cô đọc lần 2 kết hợp theo tranh.
* Giảng nội dung – trích dẫn làm rõ ý:
- Bài thơ thăm nhà bà nói đến 1 bạn nhỏ đến thăm bà nhưng bà đi vắng, hình ảnh để lại ấn tượng trong bé là khung cảnh ngôi nhà và đàn gà trong sân được tác giả miêu tả ở khổ thơ đầu:
Đến thăm bà
Bà đi vắng
Có đàn gà
Chơi ngoài nắng
Cháu đứng ngắm
Đàn gà con
Rồi gọi luôn
Bập, bập, bập.
Và đàn gà cũng nghe lời cậu bé chạy thật nhanh xúm quanh và mải miết nhặt thóc vàng, cậu bé nhẹ nhàng lùa vào mát được nói lên ở khổ thơ cuối:
Chúng lật đật
Chạy thật nhanh
Xúm vòng quanh
Kêu “ chiếp, chiếp”
Gà mải miết
Nhặt thóc vàng
Cháu nhẹ nhàng
Lùa vào mát.
 - Giáo dục: Các con ạ trong lớp mình ai cũng có bà, các con phải yêu quý chăm sóc bà, biết giúp bà những côngviệc vừa sức các con nhớ chưa?
* Dạy trẻ đọc thơ
- Cô thấy lớp mình học rất giỏi bây giờ chúng mình cùng thể hiện tình cảm qua bài thơ này nhé!
Cô hướng dẫn trẻ cách đọc là đọc từ trên xuống dưới, từ trái qua phải
- Giảng giải từ khó:
- Mải miết là say sưa chăm chú, miệt mài, là các chú gà say sưa chăm chú, miệt mài nhặt các hạt thóc vàng đấy.
- lật đật nghĩa là rất vội vàng ý nói đàn gà chạy vội vàng các con ạ.
- Lùa nghĩa là đuổi đàn gà vào trong chỗ mát
- Cho cả lớp đọc 2 - 3 lần từ khó
* Trẻ đọc thơ
.- Cho cả lớp đọc thơ 2 - 3 lần 
- tổ, nhóm, cá nhân đọc
- Cô lắng nghe sửa sai cho trẻ.
- Khuyến khích động viên trẻ kịp thời.
* Đàm thoại.
- Cô vừa đọc cho chúng mình đọc bài thơ gì?
- Bài thơ này do nhà thơ nào sáng tác?
- Bạn nhỏ đến thăm bà có gặp bà không?
- Khi đến thăm bà em bé thấy gì?
- Bé gọi đàn gà như thế nào?
( cho trẻ làm tiếng gà kêu)
- Bé đã cho gà ăn gì?
- Bé đã chăm sóc đàn gà như thế nào?
 Giáo dục: Các con ạ trong lớp mình ai cũng có bà, các con phải yêu quý chăm sóc bà, biết giúp bà những công việc vừa sức như lấy tăm, rót nước cho bà và cho gà ăn.
* Trò chơi “ thi xem ai nhanh”
- Vừa rồi cô thấy lớp mình đọc bài thơ rất hay đấy cô thưởng cho chúng mình một trò chơi, đó là trò chơi “ Thi xem ai nhanh”.
- Luật chơi: Đội nào nhanh mang nhiều túi thóc về đội đó sẽ thắng cuộc.
- Cách chơi: Cô chuẩn bị sẵn 2 rổ đựng túi thóc, nhiệm vụ của 2 đội bật qua vòng thể dục lên mang túi thóc về. Đội nào nhanh mang nhiều túi thóc về là thắng cuộc.
- Trẻ chơi 1-2 lần
- Cô kiểm tra kết quả của 2 đội chơi.
3. Hoạt động 3: Cháu yêu bà
- Cô cho trẻ hát bài “ Cháu yêu bà ”.
- Trẻ hát
- Cháu yêu bà
- Về bà
- Vâng lời bà
- Trẻ lên kể
- Trẻ lắng nghe
- Vâng ạ
- Trẻ lắng nghe
- Bài “ Thăm nhà bà”
- Như Mao
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Vâng ạ
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ đọc từ khó
- Cả lớp đọc 
- Tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc
- Bài “ Thăm nhà bà”
- Như Mao
- Không ạ
- Thấy đàn gà
- Bập bập bập
- Ăn thóc
- Lùa vào mái
Trẻ thực hiện
- Trẻ tham gia chơi
- Trẻ hát

File đính kèm:

  • docgiao_an.doc