Giáo án dạy học lớp chồi - Chủ đề: Gia đình - Nghe hát: Chỉ có một trên đời + Vận động: Cả nhà thương nhau + Trò chơi âm nhạc: Tai ai tinh

1. Mục đích, yêu cầu:

* Kiến thức:

- Trẻ thuộc lời bài hát, hát đúng giai điệu của bài hát "Cả nhà thương nhau"

 - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, cảm nhận được nội dung của bài nghe hát " Chỉ có một trên đời" và ngẫu hứng cùng cô cả bài hát.

* Kỹ năng:

- Trẻ có kỹ năng vận động vỗ tay, gõ đệm theo tiết tấu chậm cho bài hát.

 - Luyện kỹ năng nghe hát, nghe nhạc, phát triển tai nghe âm nhạc cho trẻ.

- Trẻ chơi trò chơi đúng cách chơi, đúng luật chơi.

* Thái độ: - GD trẻ biết yêu thương, vâng lời ông bà, cha mẹ

- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động tập thể

2. Chuẩn bị:

- Đàn, đài, nhạc bài hát: Cả nhà thương nhau, Chỉ có một trên đời, có tiết tấu nhịp điệu phù hợp với nội dung bài hát. Hoà tấu Piano bài Chỉ có một trên đời.

- Cô thuộc hai bài hát để dạy trẻ và hát cho trẻ nghe.

- Phách, xắc xô, mũ hoa.

- Trang phục gọn gàng, đẹp, phù hợp.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 2020 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học lớp chồi - Chủ đề: Gia đình - Nghe hát: Chỉ có một trên đời + Vận động: Cả nhà thương nhau + Trò chơi âm nhạc: Tai ai tinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN: ÂM NHẠC
Chủ đề: Gia đình
Độ tuổi: Lớp MG 4-5 tuổi
Người thực hiện: Ma Thị Duyên
Trường MN Kim Sơn – Định Hoá – Thái Nguyên
- NDTT: Nghe hát : Chỉ có một trên đời ( Trương Quang Lục )
- NDKH: + VĐ: Cả nhà thương nhau 
 + TCÂN: Tai ai tinh
1. Mục đích, yêu cầu:
* Kiến thức: 
- Trẻ thuộc lời bài hát, hát đúng giai điệu của bài hát "Cả nhà thương nhau"
 - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, cảm nhận được nội dung của bài nghe hát " Chỉ có một trên đời" và ngẫu hứng cùng cô cả bài hát.
* Kỹ năng: 
- Trẻ có kỹ năng vận động vỗ tay, gõ đệm theo tiết tấu chậm cho bài hát. 
 - Luyện kỹ năng nghe hát, nghe nhạc, phát triển tai nghe âm nhạc cho trẻ. 
- Trẻ chơi trò chơi đúng cách chơi, đúng luật chơi. 
* Thái độ: - GD trẻ biết yêu thương, vâng lời ông bà, cha mẹ
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động tập thể
2. Chuẩn bị: 
- Đàn, đài, nhạc bài hát: Cả nhà thương nhau, Chỉ có một trên đời, có tiết tấu nhịp điệu phù hợp với nội dung bài hát. Hoà tấu Piano bài Chỉ có một trên đời.
- Cô thuộc hai bài hát để dạy trẻ và hát cho trẻ nghe.
- Phách, xắc xô, mũ hoa.
- Trang phục gọn gàng, đẹp, phù hợp.
3. Tổ chức hoạt động :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1 : Trò chuyện, giới thiệu bài :
- Ổn định lớp: Giới thiệu trò chơi những nốt nhạc vui
+ Giới thiệu 2 đội chơi : Hoa hồng, Hoa cúc
+ Giới thiệu các thầy cô đến dự.
- Trò chơi “ Những nốt nhạc vui” được diễn ra qua 3 phần chơi đó là: + Phần 1: Tài năng của bé
 + Phần 2 : Quà tặng âm nhạc
 + Phần 3 : Vui cùng nốt nhạc.
Ngay bây giờ sẽ là phần chơi thứ nhất: Tài năng của bé
* Hoạt động 2 : Ôn vận động “ Cả nhà thương nhau”
- Cả lớp hát đứng nhún, vỗ tay theo lời bài hát
- Hát VĐ theo tổ ( Kết hợp xắc xô, phách tre)
- Nhóm bạn trai hát VĐ
 ( Chú ý sửa sai cho trẻ)
- Cá nhân hát VĐ
- Nhóm bạn gái hát VĐ
- Cả lớp hát VĐ : Vỗ tay đi vòng tròn về đội hình 2 hàng ngang.
* Hoạt động 3: Nghe hát “ Chỉ có một trên đời”
- Đến với trò chơi những nốt nhạc vui hôm nay cô D cũng có một món quà nhỏ muốn dành tặng cho các các thầy cô và 2 đội chơi một ca khúc, đó là ca khúc “ Chỉ có một trên đời” ST của Trương Quang Lục.
- Cô hát lần 1: Thể hiện tình cảm với bài hát
+ Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
+ Bài hát do ai sáng tác? 
- Giảng nội dung bài hát: Các con ạ trên bầu trời cao có muôn ngàn vì sao lấp lánh, trong vườn có muôn ngàn loài chim hót líu lo, ngoài kia có vô vàn bông hoa đua nhau khoe sắc nhưng riêng Mặt trời thì chỉ có một mà thôi, và mẹ em chỉ có một trên đời. Mẹ như mặt trời luôn sưởi ấm cho con, mẹ nâng niu chăm sóc con từng bữa ăn giấc ngủ. Để tỏ lòng biết ơn mẹ của mình, các phải chăm ngoan, học giỏi.
- Cô hát lần 2: Thể hiện tình cảm qua cử chỉ, điệu bộ minh họa. Khuyến khích trẻ ngẫu hứng cùng cô.
- Lần 3: Nghe hoà tấu bằng tiếng đàn Piano
 Bài hát “ Chỉ có một trên đời” còn được một bạn nhỏ hoà tấu bằng tiếng đàn Piano rất hay đấy chúng mình cùng hướng lên màn hình xem và cảm nhận giai điệu của bài hát nhé.
- CM vừa được nghe bản nhạc của bài hát gì?
- Khi nghe xong bản nhạc chúng mình có cảm nhận gì? 
* Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc “ Tai ai timh”
- Và ngay sau đây 2 đội chơi sẽ đến với trò chơi thứ 3: Vui cùng nốt nhạc
- Cách chơi : Trẻ đứng thành vòng tròn nghe cô đánh các nốt nhạc trên đàn Piano, trẻ nghe, xướng âm và mô phỏng hình thể theo các nốt nhạc cô vừa đánh.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 
- Khen ngợi và động viên trẻ.
- Tặng quà cho 2 đội chơi.
- Trẻ thích thú và hào hứng giới thiệu 2 đội chơi.
- Cả lớp hát 1-2 lần
- 2 tổ hát VĐ
- 3 - 4 trẻ hát vận động
- 1-2 trẻ hát kết hợp minh hoạ theo bài hát
- 2-3 bạn gái hát VĐ 
- Trẻ hát chuyển đội hình
- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát
- Trẻ trả lời
- Chú ý nghe cô nói
- Đứng lên ngẫu hứng cùng cô
- Trẻ xem bạn nhỏ chơi đàn Piano bài hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi 3-4 lần
- 2 đội lên nhận quà

File đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_cnghe_hat_Chi_co_mot_tren_doi.doc