Giáo án dạy học lớp chồi - Chủ đề: Nước - Hiện tượng tự nhiên - Mùa hè - Chủ đề nhánh: Mùa hè

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên bài đồng dao. Trẻ hiểu được nội dung bài đồng dao.

- Trẻ biết đồng dao là những câu có vần điệu, nhịp điệu rõ ràng gắn liền với trò chơi dân gian của trẻ em Việt Nam.

- Trẻ biết đọc đồng dao bằng nhiều hình thức khác nhau.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng đọc đồng dao cùng cô, đọc theo vần điệu, độc đối, đọc đuổi.

- Rèn kỹ năng đọc đồng dao kết hợp với dụng cụ âm nhạc.

- Phát triển tư duy, một số vận động, trò chơi kết hợp với bài đồng dao.

3. Giáo dục, thái độ:

- Trẻ thích đọc đồng dao, yêu quí cảnh đẹp thiên nhiên

- Có ý thức giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp

 

docx5 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1739 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học lớp chồi - Chủ đề: Nước - Hiện tượng tự nhiên - Mùa hè - Chủ đề nhánh: Mùa hè, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN: VĂN HỌC
 Chủ đề: Nước- Hiện tượng tự nhiên- Mùa hè
 Chủ đề nhánh: Mùa hè
Tên hoạt động: Đồng dao: Ông sảo ông sao
Hoạt động bổ trợ: - Hát bài. Trò chơi
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài đồng dao. Trẻ hiểu được nội dung bài đồng dao.
- Trẻ biết đồng dao là những câu có vần điệu, nhịp điệu rõ ràng gắn liền với trò chơi dân gian của trẻ em Việt Nam.
- Trẻ biết đọc đồng dao bằng nhiều hình thức khác nhau.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc đồng dao cùng cô, đọc theo vần điệu, độc đối, đọc đuổi.
- Rèn kỹ năng đọc đồng dao kết hợp với dụng cụ âm nhạc.
- Phát triển tư duy, một số vận động, trò chơi kết hợp với bài đồng dao.
3. Giáo dục, thái độ:
- Trẻ thích đọc đồng dao, yêu quí cảnh đẹp thiên nhiên
- Có ý thức giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ:
* Đồ dùng của cô:
- Máy trình chiếu, các phai có hình ảnh minh họa cho bài đồng dao
 - Đàn, mõ, các sidel trò chơi dân gian.
- Bài hát: chau, ông sảo ông sao.
* Đồ dùng của trẻ:
- Đồ dùng dụng cụ âm nhạc: Song loan, phách trẻ, xắc xô.
- Mũ sao, trăng, mây.
- Trang phục cho trẻ. 
2. Địa điểm: 
- Tổ chức hoạt động trong lớp.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định lớp:
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: Chi chi chành chành (Chơi cùng cô phụ)
- Báo tin, báo tin!
- Trường mầm non Thống Nhất mở hội thi “ Bé với đồng dao ca dao Việt Nam”. Đến với hội thi hôm nay có các đội đến từ hành tinh xinh đẹp trên bầu trời. 
- Xin mời từng đội giới thiệu về mình: 
- Vừa rồi chúng ta chào đón 3 đội đến từ những nơi rất xa và đến với hội thi hôm nay chúng ta rất vinh dự được đón các cô từ các trường mầm non trong huyện về đây dự hội thi. Chúng ta cùng nổ một tràng pháo tay để đón các cô bác nào.
- Mở đầu là tiết mục văn nghệ chào mừng hội thi “Bé mầm non với ca dao Việt Nam”, xin mời 3 đội cùng tham gia.
- Màn đồng diễn văn nghệ của 3 đội rất hay. 
- 3 đội múa hát bài hát gì?
- Mùa hè đến chúng mình thấy có gì vui?
- Mùa hè ở trái đất của chúng ta có rất nhiều điều thú vị: Đi tắm biển, thả diều...Còn có những trò chơi dân gian: Chơi chuyền, kéo co, ...vậy các bạn ở 3 đội có muốn xen trò chơi dân gian của trẻ em Việt Nam không?
- Xin mời 3 đội cùng hướng lên màn hình. Cho trẻ xem trò chơi dân gian.
- Những trò chơi này được gọi chúng là trò chơi gì?
2. Giới thiệu bài:
- Trò chơi dân gian được chơi kết hợp với bài đồng dao rất hay. Với phần thi thứ nhất là phần thi giao lưu. Ban tổ chức gửi đến hội thi bài đồng dao: Ông sảo ông sao. Xin mời 3 đội cùng về chỗ để tham gia.
3. Hướng dẫn.
* Hoạt động 1: Đọc đồng dao cho trẻ nghe.
+ Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm.
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài đồng dao gì?
- Bài đồng dao còn hay hơn khi cô đọc kết hợp với mõ. Chúng mình chùng chú ý lắng nghe nhé!
+ Lần 2: Đọc diễn cảm cùng mõ.
- Các con có nhận xét gì về cách đọc bài đồng dao?
- Các con ạ! Mỗi câu trong bài đồng dao có 4 từ khi đọc chúng ta chú ý ngắt nhịp theo nhịp 2/2 thể hiện tình cảm vui tươi.
- Còn 2 câu cuối chúng ta đọc nhịp 1/2
 Ông / ngồi dậy
 Ông / về trời
- Bài đồng dao còn hay hơn khi cô đọc, kết hợp nhạc, xem hình ảnh, cô mời các con cùng hướng lên màn hình và chú ý lắng nghe.
+ Lần 3: Cô đọc kết hợp nhạc xem hình ảnh.
- Bài đồng dao nói đến ai?
- Ông sao có vào buổi nào trong ngày?
- Buổi tối trên bầu trời còn có gì nữa?
-> Sao, trăng là những hành tinh rất xa trái đất của chúng mình. Để đến được những hành tinh đó con người phải đi bằng vũ trụ. Chúng mình học thật giỏi để sau này lớn lên chúng mình cùng lên khám phá mặt trăng và các vì sao nhé!
=> Bài đồng dao cho chúng mình biết được tình cảm của em bé với ông sao trên trời, mặc dù ở rất xa, nhưng cũng cho ta cảm giác gần gũi, gắn bó thân thiết như những người bạn.
* Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc đồng dao.
- Các con ạ! Trong bài đồng dao có những từ khó, khi đọc phải cong lưỡi:“Ông sao, ông sao”, “ cửa sổ, rau, lớn” Cho trẻ nhắc lại từ khó.
- Vừa rồi 3 đội đã trải qua phần giao lưu rất xuất sắc. Xin mời 3 đội đến với phần thi : Trổ tài.
- Mở đầu cho phần thi trổ tài, 3 đội đọc đồng dao cùng cô nhé!
 - Trẻ đọc cùng cô lần 1.Chú ý sửa sai cho trẻ. (nếu có)
- Trẻ đọc cùng cô cả bài lần 2 kết hợp nhạc:
- Cô nhận xét cách đọc, động viên khuyến khích trẻ đọc.
- 3 đội thi đua kết hợp nhạc.
- Nhóm bạn trai, bạn gái đọc đồng dao đối nhau. 
- Cho trẻ đọc nối tiếp. 
- Cá nhân đọc ( gọi 2- 3 trẻ).
- Để bài đồng dao được hay hơn chúng mình đọc với những hình thức nào? ( Gọi 2 ý kiến)
* Hoạt động 3: Đọc đồng dao nâng cao:
+ Đọc đồng dao kết hợp các dụng cụ âm nhạc.
- Con thích đọc đồng dao kết hợp với đồ dùng âm nhạc nào? ( Gọi 2-3 trẻ)
- Xin mời 3 đội cùng lên chọn đồ dùng âm nhạc mình thích để đọc đồng dao.
- Sau đây xin mời lần lượt từng đội lên trổ tài (Cho lần lượt 3 tổ đọc kết hợp dụng cụ âm nhạc)
- Mời đại diên 3 tổ lên thể hiện.
+ Trẻ nghĩ ra trò chơi kết hợp với bài đồng dao.
- Tiếp theo là đọc đồng dao kết với trò chơi dân gian. Mời 3 đội cùng hội ý tìm những trò chơi dân gian để chơi, kết hợp với bài đồng dao: Ông sảo ông sao. Xin mời 3 đội cùng hội ý.
- 3, 2,1 hết giờ.
- 3 đội đã sẵn sàng chưa. Cô cho trẻ tạo nhóm để chơi các cách chơi dân gian do trẻ tự nghĩ.
+ Đặt lời mới cho bài đồng dao:
- Bài đồng dao còn có lời mới rất hay, chúng mình cùng nghe cô đọc nhé.
 Ông vào cửa sổ - Ông trên trời cao
 Ông ở với tôi – Ông vào nhà tôi.
 Ông ngồi lên chiếu - Ông ngồi lên giường
 Tôi biếu củ khoai - Tôi nhường quả ngô
 Ăn mau chóng lớn – Ăn mau cho khỏe
 Ông ngồi dậy – Ông còn khỏe.
- Các con thấy lời mới có hay không.
- Con còn thích chơi trò chơi với lời của bài đồng dao mới không?
- Cho trẻ chơi kết hợp với đọc lời bài đồng dao mới.
- 3 đội thể hiện tài năng của mình rất xuất sắc. Xin chúc mừng 3 đội.
+ Phổ nhạc.
- Bài đồng dao còn được các chú nhạc sĩ phổ nhạc thành bài hát rất hay chúng mình cùng chú ý lắng nghe nhé!
+ Cô bật nhạc cho trẻ nghe
+ Chúng mình cùng hưởng ứng theo bài hát nhé!
4. Củng cố:
- 3 đội cùng lại đây.
- 3 đội đến với hội thi gì?
- 3 đội trải qua các phần thi với bài gì?
- Qua bài đồng dao, chúng mình thấy thiên nhiên có đẹp không? 
- Để có thiên nhiên tươi đẹp, chúng mình cùng nhau chung sức giữ gìn, bảo vệ môi trường trong sạch cho thiên nhiên mãi mãi đẹp xinh nhé! Về nhà chúng mình sưu tầm thật nhiều trò chơi và bài đồng dao chơi cho vui nhé!
5. Nhận xét tuyên dương:
- Đến với hội thi hôm nay 3 đội thật xuất sắc. Xin chúc mừng 3 đội. 
- Mỗi đội xứng đáng nhận phần quà của hội thi.
- Chúc mừng hội thi thành công và tạm biệt những hành tinh xinh đẹp trên bầu trời, chúng ta cùng múa hát nào: Ông sảo ông sao.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Tin gì, tin gì?
- 3 đội lần lượt giới thiệu.
- Trẻ vỗ tay.
- Trẻ múa hát.
- Trẻ ngồi xuống cùng cô
- Mùa hè mưa rơi.
- Đi tắm biển, thả diều...
- Trẻ xem trò chơi trên màn hình
- Trò chơi dân gian.
- Chú ý lắng nghe cô đọc.
-Ông sao ông sao.
- Trẻ chú ý nghe cô đọc.
- Bài đồng dao đọc nhịp 2/2)
- Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát.
- Nhắc đến ông sao.
- Ông sao có vào buổi tối.
- Có mặt trăng.
- Trẻ đọc từ khó.
- Trẻ đọc cùng cô.
- Trẻ đọc cùng cô.
- Tổ đọc.
- Nhóm bạn trai, bạn gái đọc.
- Trẻ đọc nối tiếp nhau.
- Cá nhân đọc.
- Đọc kết hợp với đồ dùng âm nhạc, trò chơi dân gian.
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc kết hợp đồ dùng âm nhạc .
- Từng tổ đọc kết hợp với đồ dùng âm nhạc.
- 3 trẻ đọc.
- Trẻ về vị trí.
- Trẻ chơi trò chơi, đọc đồng dao.
-Trẻ chú ý nghe.
- Trẻ đọc lời mới, kết hợp trò chơi.
- Trẻ chú ý nghe.
- Trẻ hưởng ứng cùng.
- Trẻ ngồi gần cô.
- Bé với đồng dao ca dao Việt Nam.
- Bài đồng dao: Ông sảo ông sao.
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ nhận quà.
.
- Hát múa.

File đính kèm:

  • docxgiao_an.docx
Giáo Án Liên Quan