Giáo án dạy học lớp chồi - Dạy vận động minh họa “Nhà của tôi” - Nghe hát: “Cho con” - Trò chơi âm nhạc: Chơi với âm la
I.Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cách vận động minh họa theo giai điệu vui tươi, sôi nổi, của bài hát “ Nhà của tôi”.
- Trẻ biết tác giả, tên bài nghe hát “ Cho con” và hiểu được nội dung bài hát và cảm nhận giai điệu vừa phải của bài
- Trẻ biết tên và cách chơi trò chơi “ Chơi với âm la”.
2. Kỹ năng:
- Trẻ phối hợp được nhịp nhàng các bộ phận trên cơ thể để vận động minh họa theo lời ca bài hát và sáng tạo được các động tác minh họa theo ý thích.
- Trẻ nghe và vận động được theo nhạc bài hát " Nhà của tôi"
- Trẻ cảm nhận được giai điệu vừa phải qua bài nghe hát "Cho con"
- Trẻ chơi được trò chơi" Chơi với âm la".
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN THANH OAI TRƯỜNG MẦM NON THANH THÙY GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC Đề tài: NDTT: Dạy vận động minh họa “Nhà của tôi” (Sáng tác:Thu Hiền) NDKH: Nghe hát: “Cho con” ( Sáng tác: Phạm Trọng cầu ) TCÂN: "Chơi với âm la” Lứa tuổi: MGN ( 4- 5tuổi) Số lượng: 25-30 trẻ Thời gian: 25- 30 phút Ngày thực hiện: /11/2016 Giáo viên thực hiện: Vũ Thị Bao La Năm học: 2016 - 2017 I. I.Mục đích – yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết cách vận động minh họa theo giai điệu vui tươi, sôi nổi, của bài hát “ Nhà của tôi”. - Trẻ biết tác giả, tên bài nghe hát “ Cho con” và hiểu được nội dung bài hát và cảm nhận giai điệu vừa phải của bài - Trẻ biết tên và cách chơi trò chơi “ Chơi với âm la”. 2. Kỹ năng: - Trẻ phối hợp được nhịp nhàng các bộ phận trên cơ thể để vận động minh họa theo lời ca bài hát và sáng tạo được các động tác minh họa theo ý thích. - Trẻ nghe và vận động được theo nhạc bài hát " Nhà của tôi" - Trẻ cảm nhận được giai điệu vừa phải qua bài nghe hát "Cho con" - Trẻ chơi được trò chơi" Chơi với âm la". 3. Thái độ: - Trẻ mạnh dạn, tự tin và hào hứng tham gia các hoạt động II. Chuẩn bị: -Địa điểm trong lớp học. - Đội hình: Trẻ ngồi hình chữ U * Đồ dùng của cô: - Ti vi, máy tính * Đồ dùng của trẻ: - Mũ nhà xanh , đỏ III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức: - Các con ơi! Hôm nay có rất nhiều các bác, các cô đến thăm lớp mình, chúng mình cùng khoanh tay đẹp chào các bác, các cô nào! 2. Phương pháp * Hoạt động 1: Trò chơi “ Chơi với âm la” - Cô thấy các con rất là ngoan và giỏi, cô thưởng cho các con một trò chơi, trò chơi mang tên " Chơi với âm la" để chơi được trò chơi các con nghe cô giới thiệu cách chơi nhé! - Cô giới thiệu cách chơi, Các con hãy đặt tay ngang ngực và nâng cao theo từng nốt nhạc bắt đầu từ nốt đồ - rê -mi - pha - son -la - si - đố, sau đó trò chơi sẽ khó hơn là các con để tay lên trên ngang tầm mắt và hạ dần xuống bắt đầu từ nốt đố- si -la -son -pha - mi -dê đồ. - Các con cùng chơi với cô nhé! - Lần 1 không kết hợp nốt nhạc, - Lần 2 cô kết hợp nốt nhạc *Hoạt động 2: NDTT: Dạy vận động minh họa “ Nhà của tôi” (Sáng tác: Thu Hiền) - Các con chơi rất giỏi, để giỏi hơn các con ngồi xuống lắng nghe xem cô giai điệu bài hát nào mà các con đã học. Bây giờ các con cùng nhau lắng nghe và đoán xem đó là giai điệu của bài hát gì nhé. - Cô bật cho trẻ nghe nhạc bài “ Nhà của tôi” + Hỏi trẻ tên bài hát? Tên tác giả? + Các con có cảm nhận gì về giai điệu của bài hát? - Cô cùng trẻ hát bài hát “ Nhà của tôi” - Cô thấy các con hát bài hát rất là hay nhưng bài hát sẽ hay hơn vui nhộn hơn các con phải làm gì? - Các con có ý tưởng gì? - Các con hãy thực hiện ý tưởng của mình nào =.> Dựa trên ý tưởng của các con cô cũng có một ý tưởng vận động minh họa cho bài hát đấy. - Cô thực hiện ý tưởng - Các con có muốn thực hiện theo ý tưởng của cô không? * Cô làm mẫu trọn vẹn hai lần: + Lần 1: Trẻ hát cô vận động minh họa chậm không có nhạc. + Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp nhạc. - Cách vận động: + Động tác 1: “ Đố bạn biết đó là nhà của ai”:Đứng đưa chân phải dậm 3 nhịp, tay phải chỉ sang bên phải, tay trái chỉ sang bên trái đưa trước mặt. + Động tác 2: “ Tôi trả lời đó là nhà của tôi”: Đưa tay phải , tay trái từ ngoài vòng vào ngực. + Động tác 3: “ Ngôi nhà đó rất gần gũi yêu thương " hai tay đưa lên đầu chụm lại và nhún nghiên người sang 2 bên + Động tác 4: “Ngôi nhà đó chính là nhà của tôi ”: Đưa tay từ trên xuống và vỗ tay 3 cái và đưa 2 tay lên cao và lắc xoay cổ tay - Cô vừa vận động minh họa xong rồi các con thấy có hay không? Các con cùng vận động minh họa theo cô bài hát nào. - Để vận động minh họa được cô mời các con đứng thực hiện cùng cô nào. - Trẻ thực hiện: - Lần 1: Cả lớp hát và vận động minh họa cùng cô 2 lần ( Lần 1: Không nhạc, L2: Có nhạc) - Lần 2: Cho từng tổ lên biểu diễn để hát và vận động minh họa theo nhạc. - Lần 3: Cho từng nhóm trẻ lên biểu diển hát và vận động theo nhạc. - Lần 4: Mời 1 – 2 trẻ lên vận động minh họa theo nhạc. Củng cố: Hỏi trẻ tên bài vận động. * Hoạt động 3: NDKH: Nghe hát “ Cho con ”- Phạm Trọng cầu. - Các con ạ ! Trong chúng ta ai cũng có một quê hương , quê hương là nơi có những người thân của mình , trong đó có bố mẹ là người luôn luôn nhớ các con khi các con đi xa đấy , đó là chúng nội dung bài bài hát “ Cho con” do nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu sáng tác, mà hôm nay cô sẽ hát cho các con nghe + Lần 1: Cô hát thể hiện tình cảm qua cử chỉ điệu bộ. Hỏi trẻ tên bài hát?Tên tác giả? Trong bài nhắc đến ai? Các con cảm nhận về giai điệu của bài hát như thế nào? =>Giảng giải nội dung bài hát: Bài hát có giai điệu nhẹ nhàng vừa phải, nói về tình cảm của bố mẹ dành cho các con đấy, bố mẹ là người nuôi các con khôn lớn, cho dù sau này các con lớn khôn, hay đi đâu xa các con phải nhớ bố mẹ là người sinh con ra ,là người lo lắng cho các con từng bữa ăn giấc ngủ .Dù đi đâu xa, bố mẹ chính là quê hương của các con đấy! + Lần 2: Các con hãy thưởng thức lại giai nhẹ nhàng của bài hát và ưởng ứng cùng cô nhé. ( cô hát và múa minh họa bài hát). => Giáo dục trẻ: Các con yêu quý bố mẹ của các con không ? - Yêu quý bố mẹ các con làm gì để bố mẹ vui? + Lần 3: Các con lắng nghe cô ca sĩ hát cô thể hiện nội dung bài hát cùng bạn Anh Thư lớp mình nhé! 3. Kết thúc: Cô nhận xét tiết học, tuyên dương, khen ngợi trẻ. Trẻ chào khách. -T rẻ lắng nghe -Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe và đoán tên bài hát. -Trẻ trả lời - Trẻ hát. - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện ý tưởng -Trẻ chú ý cô thực hiên ý tưởng, làm mẫu. -Trẻ thực hiện -Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện. - Trẻ lắng nghe cô hát. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hưởng ứng cùng - Trẻ lắng nghe.
File đính kèm:
- giao_an.doc