Giáo án dạy học lớp chồi - Lĩnh vực: Giáo dục phát triển thẩm mỹ - Hoạt động: Giáo dục âm nhạc - Đề tài: Hát, múa bài “ Cháu hát về đảo xa” - Chủ đề: Nghề nghiệp.

 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

 1. KiÕn thøc

- Trẻ thuộc và hát đúng giai điệu bài hát.

- Trẻ biết múa hát bài hát “Cháu hát về đảo xa”

- Trẻ hiểu nội dung bài hát “ Cháu hát về đảo xa” và cảm nhận được giai điệu bài hát “ Gần lắm Trường Sa”.

 2. Kỹ năng.

- Rèn cho trẻ kỹ năng hát đúng nhạc, thể hiện đúng giai điệu, tình cảm của bài hát “ Cháu hát về đảo xa” .

- Rèn khả năng cảm thụ âm nhạc, phong cách biểu diễn mạnh dạn, tự tin, mềm dẻo.

- Hiểu luật chơi và cách chơi các trò chơi.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học lớp chồi - Lĩnh vực: Giáo dục phát triển thẩm mỹ - Hoạt động: Giáo dục âm nhạc - Đề tài: Hát, múa bài “ Cháu hát về đảo xa” - Chủ đề: Nghề nghiệp., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học 2016 - 2017
Lĩnh vực Giáo dục phát triển thẩm mỹ
Hoạt động: Giáo dục âm nhạc
Đề tài: Hát, múa bài “ Cháu hát về đảo xa”.
Chủ đề: Nghề nghiệp.
Lứa tuổi: 5-6 Tuổi
Số trẻ: 24 trẻ 	
Thời gian: 30 phút
Ngày soạn: 13/11/2016
Ngày dạy: 16/11/2016
Người soạn: Dương Thị Như Trang
Đơn vị: Trường Mầm Non Yên Phụ .
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 1. KiÕn thøc 
- Trẻ thuộc và hát đúng giai điệu bài hát.
- Trẻ biết múa hát bài hát “Cháu hát về đảo xa”
- Trẻ hiểu nội dung bài hát “ Cháu hát về đảo xa” và cảm nhận được giai điệu bài hát “ Gần lắm Trường Sa”.
 2. Kỹ năng.
- Rèn cho trẻ kỹ năng hát đúng nhạc, thể hiện đúng giai điệu, tình cảm của bài hát “ Cháu hát về đảo xa” .
- Rèn khả năng cảm thụ âm nhạc, phong cách biểu diễn mạnh dạn, tự tin, mềm dẻo.
- Hiểu luật chơi và cách chơi các trò chơi.
 3. Giáo dục
- Trẻ hăng hái tham gia các hoạt động âm nhạc. 
- Trẻ yêu quý và biết ơn các chú bộ đội.
 II. CHUẨN BỊ
 1. Đồ dung của Cô
 - Đàn.
 - Máy vi tính
 - Giáo án điện tử, giáo án Word
2.§å dïng cña trÎ: 
- Ghế ngồi
- Trang phục đẹp, sân khấu biểu diễn.
 3. Néi dung tÝch hîp
- Giáo dục lễ giáo
- Giáo dục tình yêu đối với những người lính và quê hương đất nước
- KHKH
 III. Ph­¬ng ph¸p tiÕn 
Ho¹t ®éng cña c«
Ho¹t ®éng cña trÎ
I. Gây hứng thú: ( 2 phút)
Các con ơi nghe tin lớp mình chăm ngoan học giỏi hôm nay các cô đến từ Phòng giáo dục và đào tạo huyện Yên Phong đã về dự với tiết học của chúng mình đấy. Các con hãy chào các Cô nào.
Trước khi vào giờ học Cô tặng chúng mình một trò chơi .
Cô con mình cùng chơi trò chơi trò chơi “Nu na nu nống” nhé.
Các con vừa chơi trò chơi gì?
Trò chơi nói về điều gì?
Trò chơi nói về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đó là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc. Các con có biết ai là người ngày đêm canh giữ biển đảo thiêng liêng để cô con mình có thể đến trường học tập và vui chơi không?
Để thể hiện tình yêu thương đối với các chú bộ đội hải quân, có rất nhiều các nhạc sĩ sáng tác những bài hát rất hay về biển đảo và bây giờ chúng mình cùng lắng nghe xem đây là giai điệu của bài hát nào nhé.
 II: Nội dung ( 27 phút)
Ca h¸t: 
À đúng rồi, đó là giai điệu của bài hát “Cháu hát về đảo xa” của nhạc sĩ Trần Xuân Tiên. 
Các con đã thuộc bài hát này chưa?
Cô con mình cùng hát thật hay nào?
Cô con mình vừa hát bài hát gì?
Bài hát nói về điều gì? 
Bài hát nói về sư vất vả của các chú bộ đội hải quân đã không ngại nắng mưa, nơi đầu song ngọn gió vẫn chắc cây súng kiên cường để bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc và để các con có được những trang sách thơm mỗi ngày đến trường. 
Để rõ hơn sự vất vả của các chú bộ đội hải quân cô mời các con hát hay hơn qua trò chơi “Tiếng hát to, hát nhỏ”. 
Tiếp theo cô mời các con đến với trò chơi “Hát luân phiên theo tổ”.
2.Vận động
 Bài hát còn hay và ý nghĩa hơn nữa khi được các con hát và vận động theo các hình thức khác nha. Vậy chúng mình thích vận động dưới hình thức nào?
Có rất nhiều ý kiến khác nhau, nhưng cô thấy với giai điệu hào hùng của bài hát thì cô muốn chúng mình hát và vận múa theo giai điệu bài hát, các con có đồng ý không?
Vậy bạn nào đã biết múa bài hát này, các con hãy lên vận động cho Cô và các bạn cùng xem(Mời 1 số trẻ lên múa).
Cả lớp chúng mình cùng múa hát thật hay nào?
(Cả lớp múa 1,2 lần)
. À Cô thấy các con biểu diễn rất là hay, nhưng để biết tổ nào xuất sắc nhất Cô mời lần lượt các tổ sẽ thi đua với nhau xem đội nào xuất sắc nhất.(Lần lượt mời 3 tổ).
Các tổ đã thể hiện rất xuất sắc thưởng cho 3 tổ một tràng pháo tay.
Thi đua giữa bạn nam và bạn nữ : Và tiếp theo là phần thể hiện của các bạn nam (Mam múa ,nữ hát; nữ múa, nam hát)
Thi đua nhóm: Tiếp theo là phần thể hiện của nhóm Sơn Ca.(Thi đua giữa các nhóm- Mời 1-2 nhóm biểu diễn).
Cá nhân biểu diễn: Tiếp theo là phần thể hiện của bé.
Giáo dục: Để ghi nhớ công lao của các chú bộ đội hải quân đã vất vả để bảo vệ sự bình yên của biển đảo thì các con phải làm gì?
Cô củng cố: à các con phải chăm ngoan học giỏi và nghe lời ông bà ,bố mẹ và thầy cô giáo nhé!
Nghe hát
Các con ạ, Trường sa luôn luôn nằm trong tim mỗi người dân Việt chúng ta, nhắc nhở chúng ta luôn hướng về nơi ấy- nơi quần đảo xa xôi đang có những người lính ngày đêm chắc tay súng canh giữ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.  Ở đó điều kiện thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt, chỉ có cây phong ba, cánh chim hải âu làm bạn với những người lính trong sóng cuồng, bão giật giai điệu bài hát lại vang xa, Trường sa nhưng không xa bởi trái tim cả nước luôn hướng về các chú cũng như biển đảo thân yêu. Đó cũng là nội dung bài hát “ Gần lắm trường sa” của nhạc sĩ Hình Phước Long mà cô muốn hát tặng các con.
Chúng mình cùng lắng nghe nhé!
Cô vừa hát tặng chúng mình bài hát gì?
À đúng rồi đấy chúng mình có muốn hát và biểu diễn cùng cô không?
Hoạt động 3. Kết thúc: 1 phút
Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài hát “Gần lắm Trường sa”
- Trẻ chào
- Cô và trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe và đoán
-Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Một vài trẻ lên vận động
-Trẻ thực hiện
- Từng tổ lên múa 
(Các tổ còn lại đứng hát)
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Cô và trẻ hát ra ngoài
NGƯỜI SOẠN
 Dương Thị Như Trang

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_AM_NHAC_CHAU_HAT_VE_DAO_XA.doc
Giáo Án Liên Quan