Giáo án dạy học lớp chồi - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ văn học - Thơ: Gà học chữ
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức
- Trẻ thuộc thơ, đọc diễn cảm bài thơ.
- Qua nội dung bài thơ trẻ hiểu được tình cảm yêu thương bạn bè và cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ.Trả lời được các câu hỏi của cô.
2. Kỹ năng
- Phát triển ngôn ngữ ,phát triển vốn từ, cảm xúc và khả năng chú ý ở trẻ.
- Rèn kỹ năng diễn đạt mạch lạc.
- Củng cố kỹ năng tô màu.
3. Thái độ:
- Trẻ thích đến trường, biết yêu thương và giúp đỡ bạn bè.
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ để trẻ tự tô màu.
- Bài hát: Ngày vui của bé.
- Giáo án trình chiếu
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON (Thời gian thực hiện: Từ ngày 22/8/2016 đến ngày 9/9/2016 ) TUẦN: 01 (Từ ngày 22/8 đến ngày 26/8/2016) CHỦ ĐỀ NHÁNH: TRƯỜNG MẦM NON DUY PHONG CỦA BÉ Ngày dạy: Thứ 3 ngày 23 tháng 8 năm 2016 LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Văn học: THƠ: GÀ HỌC CHỮ I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức - Trẻ thuộc thơ, đọc diễn cảm bài thơ. - Qua nội dung bài thơ trẻ hiểu được tình cảm yêu thương bạn bè và cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ.Trả lời được các câu hỏi của cô. 2. Kỹ năng - Phát triển ngôn ngữ ,phát triển vốn từ, cảm xúc và khả năng chú ý ở trẻ. - Rèn kỹ năng diễn đạt mạch lạc. - Củng cố kỹ năng tô màu. 3. Thái độ: - Trẻ thích đến trường, biết yêu thương và giúp đỡ bạn bè. II. Chuẩn bị: - Tranh vẽ để trẻ tự tô màu. - Bài hát: Ngày vui của bé. - Giáo án trình chiếu III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cho lớp hát: “Ngày vui của bé” - Các con vừa hát bài hát nói về điều gì? - Khi đến trường các con thấy như thế nào? - Đến trường có bạn bè, có cô giáo và được cô dạy cho các con học hát, học chữ...Từ những ngày đầu đến lớp cô giáo đã đổ dành yêu thương dạy cho các con những nét chữ đầu tiên và để không phụ lòng dạy dỗ của cô các bạn nhỏ chăm ngoan học giỏi. Thi đua nhau trong học tập và lớp mình có rất nhiều bạn học rất ngoan. - Bạn nào cho còn nhớ có bài thơ nói về chú gà học chữ đó là bài thơ gì mà chúng mình đã được học? 2. Hoạt động 2: Đọc mẫu Vậy bây giờ các con lắng nghe cô đọc bài thơ: “Gà học chữ” của tác giả Phan Trung Hiếu. - Cô đọc diễn cảm bài thơ cho trẻ nghe. - Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm bài thơ - Cô đọc lầ 2: Kèm hình ảnh trình chiếu minh họa bài thơ. 3. Hoạt động 3. Đàm thoại - Các con vừa lắng nghe cô đọc bài thơ gì? - Tác giả bài thơ là ai? - Ngày đầu đến lớp cô dạy những gì? - Chú Gà Trống tỏ ra như thế nào? - Cô gà Mái thì thế nào? - Khi cô dạy môn tập viết thì thế nào? - Mái Mơ tỏ ra như thế nào? - Thì ra gà Mái đã làm gì? - Quá trình trẻ trả lời cô khen động viên trẻ kịp thời. 4.Hoạt động 4.Dạy trẻ đọc thuộc thơ - Cho lớp đọc 3- 4 lần - Cô chú ý sữa sai cho trẻ. - Sau mỗi lần đọc cô chú ý sữa sai và nhận xét tuyên dương trẻ. - Đọc theo tổ - Cô thấy cả lớp đọc thơ đã rất hay rồi, bây giờ cô sẽ cho 3 tổ thi đua nhau xem tổ nào đọc thơ hay và diễn cảm nhất nhé - Tổ nào giỏi đọc thơ cho cô và các bạn cùng nghe nào Cho trẻ tổ khác nhận xét, cô nhận xét, tuyên dương (sau mỗi lần đọc thơ cô cho trẻ nhận xét, cô nhận xét) - Cho trẻ đọc theo nhóm (2-3 nhóm) +Cho trẻ nhận xét, cô nhận xét, tuyên dương trẻ +Hỏi nhóm bạn trai, gái +Đếm số bạn - Trẻ đọc cá nhân (4-5 trẻ) Trẻ nhận xét, cô nhận xét, tuyên dương - Cô hỏi tên bài - Nhận xét giờ học, tuyên dương trẻ * Kết thúc: - Trẻ tô màu hình ảnh các nhân vật trong bài thơ và nhẹ nhàng ra sân chơi. Ngồi tự do trên chiếu Quan sát và đàm thoại cùng cô. Trẻ lắng nghe - Bài thơ gà học chữ Đội hình chữ U Chú ý nghe đọc Bài thơ Gà học chữ Tác giả Phan Trung Hiếu Trẻ trả lời 3,4 trẻ trả lời. Trả lời theo suy ngĩ của mình. Trẻ đọc Trẻ chú ý Tổ đọc thơ. Trẻ đọc Trẻ đọc Trẻ trả lời Tô màu tranh trên nền nhạc: Trường mẫu giáo yêu thương _______________________________________ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI HĐCCĐ: DẠO CHƠI SÂN TRƯỜNG TRÒ CHƠI: ĐÁ BÓNG VÀO GÔN CHƠI TỰ DO. I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ được hít thở không khí trong lành, vận động nhẹ nhàng, thoải mái. - Trẻ hiểu mục đích của buổi dạo chơi sân trường. - Trẻ biết chơi trò chơi. 2. Kỹ năng - Củng cố kĩ năng cầm phấn vẽ trên sân - Phát triển thể lực cho trẻ qua trò chơi vận động. - Phát triển tính thẩm mĩ cho trẻ qua các hoạt động vẽ về trường mầm non. - Phát triển khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ đích. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết vệ sinh môi trường và có ý thức trong giờ học. II. Chuẩn bị: - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng - Tạo tâm lý thoải mái cho trẻ khi đi dạo - Sân trường sạch sẽ. III. Tổ chức hoạt động. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Hoạt động có chủ đích: Dạo chơi sân trường - Cô cho trẻ ra ngoài. - Hôm nay cô cùng chúng mình dạo chơi quanh sân trường xem ở trường chúng mình có những gì nhé. - Chúng mình có biết trên sân trường chúng mình có đồ chơi gì? - Để cho những đồ chơi này được đẹp cho chúng mình chơi thì chúng mình phải làm gì? - Ngoài đồ chơi có trên sân trường chúng mình còn thấy gì nữa? Cô gọi 3-4 trẻ trả lời - Cô đố chúng mình trồng cây xanh để làm gì? - Để có nhiều bóng mát thì chúng mình phải như thế nào? - Để cho sân trường luôn sạch đẹp có chỗ cho chúng mình chơi thì chúng mình làm gì? => Cô chốt lại, giáo dục trẻ biết bảo vệ đồ chơi và chăm sóc cây xanh, nhặt rác bỏ vào thùng.. 2. Hoạt động 2: Trò chơi “ Đá bóng vào gôn” - Cô thấy lớp mình rất giỏi cô thưởng cho lớp mình trò chơi" Đá bóng vào gôn” - Bạn nào giỏi nhắc lại cách chơi cho cô và các bạn cùng nghe. - Cho trẻ nhắc lại cách chơi - Cô nhắc lại Cho trẻ chơi - Cô quan sát trẻ, động viên khuyến khích trẻ chơi - Cô hỏi lại tên trò chơi,giáo dục trẻ chơi đoàn kết 3. Hoạt động 3. Chơi tự do - Cô cho trẻ chơi với đồ chơi cô đã chuẩn bị sẵn ở sân trường. - Giáo dục trẻ chơi đoàn kết không xô đẩy bạn bè - Cô bao quát trẻ chơi - Cô cho trẻ vệ sinh về lớp chuyển hoạt động Trẻ ra ngoài Trẻ trả lời Trẻ trả lời theo ý hiểu Để lấy bóng mát Trẻ lắng nghe Trẻ nhắc lại Trẻ chơi theo ý thích Trẻ thực hiện Ngày dạy: Thứ 5 ngày 25 tháng 8 năm 2016 LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Văn học: LÀM QUEN CHỮ CÁI O, Ô, Ơ. I.Mục đích - yêu cầu. 1. Kiến thức. - Dạy trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái: O, Ô, Ơ. - Trẻ tìm đúng chữ: O, Ô, Ơ trong từ, câu 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng nhận biết và phát âm đúng chữ cái: O, Ô, Ơ. - Trẻ so sánh, phân biệt sự giống và khác nhau giữa các chữ cái: O, Ô, Ơ. - Rèn luyện kỹ năng so sánh, phân biệt. - Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc. - Rèn luyện kỹ năng tạo hình. 3. Thái độ. - Trẻ yêu trường, yêu lớp: Kính yêu cô giáo và bạn bè. - Thích chơi đồ chơi và có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi. - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. II. Chuẩn bị. - Tranh, đồ chơi có từ chứa chữ cái: O, Ô, Ơ.. - Powpoint có tranh "Kéo co", "Cô giáo", "Cái nơ". - Băng nhạc ghi các bài hát về trường mầm non. * Đồ dùng của trẻ. - 6 hộp có chữ cái O, Ô, Ơ. - Bảng đen, đất nặn, kéo, hồ dán, thẻ từ có chứa chữ o, ô, ơ để trẻ tạo hình. - Bài thơ “ Cô giáo của em” của Hà Quang in khổ A3, bút dạ... III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức - Cô bật nhạc bài hát “ Trường mầm non của bé”. - Cô mời lớp mình cùng hát với cô. - Chúng mình đến lớp được học những gì? - Cô gọi 2-3 trẻ trả lời. - Đến lớp học chúng mình được các cô dạy hát, dạy múa, dạy vẽ, đọc thơ, kể chuyện...và chúng mình còn được chơi với nhiều đồ chơi. - Bây giờ cô và chúng mình cùng nhau vào làm quen chữ cái nhé 2. Hoạt động 2: Làm quen chữ cái o, ô, ơ. * Làm quen chữ cái o. - Cô xuất hiện tranh" Kéo co" cho trẻ quan sát và đàm thoại - Chúng mình có biết đây là trò chơi gì? - Dưới tranh cô có từ kéo co - Cô đọc mẫu "Kéo co" 2 lần - Trẻ đọc từ "Kéo co: 3 lần - Cô có từ “ kéo co” được ghép bằng thẻ chữ rời - Cô giới thiệu trong từ "Kéo co" có nhiều chữ cái. Bạn nào lên chỉ cho cô và các bạn 2 chữ cái giống nhau? - Cô khen trẻ. Đây là chữ O, bây giờ cô và các con làm quen với chữ o những chữ cái còn lại lát nữa chúng mình học tiếp nhé - Cả lớp chú ý nghe cô phát âm nhé: cô phát âm o - Cô đổi thẻ chữ cái to hơn và phát âm “ o” ( khi phát âm miệng mở rộng và hơi tròn miệng) - Cả lớp, tổ, 3 - 4 cá nhân phát âm - Chữ o có cấu tạo như thế nào? - Cô tóm tắt: chữ o là 1 nét cong tròn khép kín +Cô giới thiệu chữ o viết thừờng và chữ o in thường, chữ o in hoa, chữ o viết hoa. *Làm quen chữ cái ô - Cô giới thiệu từ "Cô giáo" - Cô đọc mẫu từ cô giáo 2 lần - Trẻ đọc từ Cô giáo 2- 3 lần - Cô giới thiệu trong từ cô giáo có nhiều chữ cái, đây là chữ Ô, bây giờ cô và các con làm quen với chữ Ô những chữ cái còn lại lát nữa chúng mình học tiếp nhé - Cả lớp chú ý nghe cô phát âm nhé: cô phát âm Ô - Cô đổi thẻ chữ cái to hơn và phát âm “ Ô” ( khi phát âm miệng mở rộng và hơi tròn miệng) - Cả lớp ,tổ, 2-3 cá nhân trẻ phát âm - Các con thấy chữ Ô giống cái gì - Cô tóm tắt: chữ Ô là 1 nét cong tròn khép kín dáu mũ ô trên đầu + Cô giới thiệu chữ o viết thừờng và chữ o in thường, chữ o in hoa, chữ o viết hoa. * So sánh: o, ô * Làm quen chữ cái ơ - Cô xuất hiện hình ảnh "cái nơ" và hỏi trẻ. - Cô đố chúng mình biết cái gì đây? Cô hướng dẫn trẻ tương tự *so sánh chữ cái ô, ơ - Giống nhau : đều có nét cong tròn khép kín - Khác nhau: chữ o không có dấu, chữ ô có mũ ở phía trên, chữ ơ có dấu móc ở bên phải 3. Hoạt động 3. Trò chơi luyện tập * Trò chơi 1: Tìm chữ - Cách chơi: cô đặt thẻ chữ cái trên bàn, trẻ lên chơi vừa đi vừa hát khi có hiêu lệnh tìm chữ o hoặc ô , ơ thì trẻ chọn nhanh chữ cái đó, ai không kịp chọn được chữ cái theo yêu cầu của cô thì phải nhảy lò cò ( cô cho trẻ chơi theo nhóm ) *Trò chơi 2: Thi xem tổ nào nhanh - Cô treo tờ giấy in bài thơ cô giáo của em, cô cho trẻ đọc thơ 1lần, cô chỉ cho trẻ đọc theo que chỉ của cô - Cô chia trẻ thành 2 đội, trẻ đứng đàu đi theo đường hẹp lên tìm gạch chân 1chữ cái vừa học và chỉ được gach 1chữ sau đó quay về đưa but cho bạn tiếp theo. Khi nào kết thúc bài há thì trẻ 2 đội phải dừng lại. cả lớp kiểm tra đội nào gạch được nhiều chữ đội đó thắng * Kết thúc - Cô nhận xet, hỏi lại tên bài cho trẻ ra chơi - cả lớp hát Trẻ trả lời - Trẻ quan sát - Trẻ lắng nghe cô phát âm - Trẻ trả lời Trẻ chú ý Trẻ đọc Trẻ phát âm Trẻ chú ý cô phát âm Trẻ trẻ lời Trẻ chú ý nghe Trẻ quan sát Trẻ so sánh Trẻ chơi trò chơi Trẻ hứng thú chơi trò chơi Trẻ ra chơi _____________________________________ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI QUAN SÁT: CÂY ĐÀO TRÒ CHƠI: NÉM VÒNG CỔ CHAI CHƠI TỰ DO I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức - Trẻ được hít thở không khí trong lành, vận động nhẹ nhàng thoải mái - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của cây đào. Nhấn mạnh phần thân cây ( Thân cây màu nâu, vỏ sần, thân có nhiệm vụ nâng đỡ ngọn cây, vỏ cây hút các chất dinh dưỡng nuôi cây) . Biết tác dụng và ích lợi của cây đào. 2. Kỹ năng - Phát triển ngôn ngữ và nhu cầu vận động của trẻ. - Phát triển ở trẻ khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ đích 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ cây, giữ gìn môi trường xanh II. Chuẩn bị: - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng - Sân chơi sạch sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ - Phấn, bóng, vòng, xắc xô, vòng, chai III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1. Quan sát: Cây đào - Hát“ Trường chúng cháu là trường mầm non” - Cô và các con vừa hát bài gì? - Ở sân trường có những cây gì? - Chúng mình đang đứng trước cây gì? =>Cô gợi ý để trẻ nói các phần chính của cây - Cây có đặc điểm gì? - Thân cây đào như thế nào? - Trồng cây để làm gì? - Muốn cây xanh tốt phải làm gì? - Ngoài cây đào ra trong bồn hoa còn có cây gì ? - Chúng mình vừa quan sát cây gì? - Cô chốt lại và giáo dục trẻ 2. Hoạt động 2. Trò chơi: Ném vòng cổ chai - Thưởng cho lớp mình trò chơi: Ném vòng cổ chai - Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi - Cô nhắc lại cách chơi - Cho trẻ chơi 3, luật chơi - Tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần - Cô quan sát trẻ chơi, động viên khuyến khích trẻ - Cô hỏi lại tên trò chơi, - Cô chốt lại và giáo dục trẻ chơi đoàn kết. 3. Hoạt động 3. Chơi tự do: - Cô cho trẻ chơi với đồ chơi theo ý thích của trẻ Cô bao quát trẻ. Nhận xét buổi chơi Trẻ hát Trẻ kể tên Trẻ nói đặc điểm Màu xanh Làm cảnh Trẻ kể Trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi Trẻ chơi 3-4 lần Trẻ trả lời Trẻ chơi theo ý thích ________________________________________________________________ TUẦN: 02 (Từ ngày 29/8/2016 đến ngày 2/9/2016) CHỦ ĐỀ NHÁNH: LỚP HỌC CỦA BÉ Ngày dạy: Thứ 2 ngày 29 tháng 8 năm 2016 LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Vận động: ĐI TRÊN DÂY TRÒ CHƠI: NÉM BÓNG VÀO RỔ I.Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức: - Trẻ biết đi trên giây một cách chính xác, đúng kĩ thuật , phối hợp chân tay nhịp nhàng, giữ đực thăng bằng cơ thể. Hứng thú tham gia trò chơi, chơi đúng luật. 2. Kĩ năng: - Nhằm phát triển toàn diện cho trẻ, nhất là về thể lực. - Phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo cho trẻ. 3. Thái độ: - Giáo dục cho trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật, tuân theo hiệu lệnh của cô, hứng thú với bài tập. II.Chuẩn bị: - 2 dây dài 3- 4 m đặt trên sàn, sân tập sạch sẽ, trang phục cô và trẻ gọn gàng, thoải mái - Bóng và rổ - Xắc sô, rổ nhựa Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Hoạt động 1: Ổn định tổ chức - khởi động - Đi thường ® Đi bằng gót chân ® Đi thường ® đi bằng mũi bàn chân ® đi thường ®Đi bằng mé bàn chân ® chạy chậm ® chạy nhanh ® chạy chậm® đi thường ® dừng lai ® 2 hàng dọc. - Sau đó cho trẻ điểm số 1 - 2 tách tách hàng, chuyển đội hình. 2. Hoạt động 2: Trọng động a) Bài tập phát triển chung - Cô cháu mình cùng nghe nhạc và tập bài tập phát triển chung nào. - Tay 2: đưa tay ra phía trước lên cao. - Chân 2: đứng đưa một chân ra phía trước - Bụng 1: Cúi gập người về phía trước, tay chạm gót - Bật 2: Bật chụm tách chân - Quá trình trẻ tập cô quan sát động viên khuyến khich trẻ b)Vận động cơ bản Vận động cơ bản: Đội hình 2 hàng ngang đối diện - Bây giờ cô sẽ cho lớp mình thực hiện vận động “Đi trên dây" nhé - Bạn nào giỏi lên đây đi trên dây thử cho cô và các bạn cùng xem nào? - Trẻ thực hiện lần 2 cô phân tích - Tư thế chuẩn bị: Cô đứng sát vạch chuẩn 2 tay chông hông khi có hiệu lệnh “ Đi” thi bước lần lượt chân lên dây không đi ra ngoài dây khi đi hết dây thì đi về cuối hàng đứng * Trẻ thực hiện Bây giờ cả lớp mình sẽ thi đua nhau xem bạn nào tập giỏi nhé. - 2 trẻ lần lượt lên tập. - 4 trẻ lên tập 1 lần - Các nhóm thi đua nhau. Khi trẻ thực hiện cô chú ý những trẻ chưa tập đúng thực hiện lại. - Cô hỏi trẻ tên bài tập c) Trò chơi: - Cô thấy lớp mình rất giỏi cô thưởng cho lớp mình trò chơi: Ném bóng vào rổ - Để chơi được trò chơi này bạn nào giỏi nhắc lại cách chơi và luật chơi cho cô và các bạn cùng biết. - Cho trẻ nhắc lại cách chơi. - Bây giờ cô giúp chúng mình nhắc lại cách chơi nhé - Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi * Tổ chức cho trẻ chơi. - Cô chú ý quan sát động viên trẻ chơi. - Cho trẻ chơi 2-3 lần Trong quá trình chơi cô bao quát động viên trẻ chơi. Cô hỏi trẻ tên trò chơi, cô chốt lại giáo dục trẻ chơi đoàn kết, không đẩy bạn 3.Hoạt động 3: Hồi tĩnh - Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng Trẻ thực hiện Trẻ làm theo hiệu lệnh của cô 2l x 8n 3l x 8n 2l x 8n 2l x 8n Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của cô Đội hình x x x x x x x x __________ __________ x x x x x x x x x Trẻ thực hiện Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ lắng nghe Trẻ chơi Trẻ thực hiện HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI QUAN SÁT: CẦU TRƯỢT TRÒ CHƠI: KÉO CO I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức: - Trẻ biết được đặc điểm của cầu trượt và lợi ích của cầu trượt - Trẻ được vận động nhẹ nhàng, được hít thở không khí trong lành. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ và các giác quan khác cho trẻ. 3. Giáo dục: - Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ chơi. II. Chuẩn bị: - Cầu trượt để trẻ quan sát. - Trang phục của trẻ gọn gàng. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Quan sát Cầu trượt - Hôm nay đẹp trời cô và chúng mình cùng ra sân quan sát đồ dùng đồ chơi ngoài trời nhé. - Cô cho trẻ quan sát 1-2 phút và đặt câu hỏi để hỏi cho trẻ: + Đây là gì? + Cầu trượt để làm gì? + Đây là gì? + Còn đây là gì? + Chúng mình trượt được nhờ có gì đây? - Cô cho trẻ quan sát cô bao quát trẻ xen kẽ các lần hỏi cô động viên khuyến khích trẻ. - Muốn đồ chơi được bền, đẹp chúng mình phải làm gì ? => Cô giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ chơi. - Cô hỏi lại trẻ tên bài? 2. Hoạt động 2: Trò chơi: "Kéo co" - Cô giới thiệu cho trẻ tên trò chơi. - Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi luật chơi. - Cô nhắc lại - Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần xen kẽ các lần trẻ chơi cô bao quát trẻ động viên khuyến khích trẻ chơi. 3. Hoạt động 3. Kêt thúc - Gần hết giờ cô nhắc trẻ thu dọn đồ chơi, điểm danh, vệ sinh và về lớp chuyển hoạt động tiếp theo. - Trẻ trả lời - Cầu trượt - Để trượt - Trẻ trả lời - Tay vịm - Trẻ chú ý - Trẻ chơi. - Trẻ thực hiện ______________________________________________________________ Ngày dạy: Thứ 4 ngày 31 tháng 8 năm 2016 PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Toán: ĐẾM ĐẾN 6, NHẬN BIẾT NHÓM CÓ 6 ĐỐI TƯỢNG, NHẬN BIẾT CHỮ SỐ 6 I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức - Trẻ biết đếm đến 6, nhận biết các nhóm có 6 đối tượng, nhận biết chữ số 6 2. Kỹ năng - Rèn cho trẻ kỹ năng đếm,tạo nhóm có 6 đối tượng - Kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc,nói to rõ ràng biết diễn đạt theo ý mình 3. Giáo dục - Giáo dục trẻ ý thức trong giờ học II. Chuẩn bị: - Mỗi trẻ 6 cái cặp, 6 hộp bút - Bảng gài, que chỉ - Thẻ số từ 1 đến 6. nhóm đồ dùng có số lượng trong phạm vi 5, 6 III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cô cùng trẻ trò chuyện về một số đồ dùng lớp học 2. Hoạt động 2: Ôn nhận biết nhóm đồ vật có số lượng 5. - Cô chuẩn bị 3 nhóm đồ dùng có số lượng 5 + Nhóm thước kẻ + Nhóm bút + Nhóm ba lô - Cô chia lớp thành 3 nhóm, nhiệm vụ của mỗi nhóm tách nhóm đồ dùng có số lượng 5 ra làm hai nhóm nhỏ và đặt thẻ số tương ứng - Cô nhận xét, động viên trẻ kịp thời 3. Hoạt động 3: Tạo nhóm có số lượng 6 , đếm đến 6, nhận biết số 6. - Cô phát cho mỗi trẻ một rổ và nói: + Trong rổ đồ dùng có những gì + Các con hãy xếp tất cả số cặp ra nào. Dùng tay phải để xếp thành 1 hàng ngang từ trái sang phải, cách đều nhau - Chúng mình hãy lấy hộp bút ra? Chúng mình cũng dùng tay phải để xếp và xếp từ trái qua phải. Xếp dưới mỗi cặp 1 hộp bút - Cho trẻ đếm số cặp - Cho trẻ đếm số hộp bút - Nhóm cặp và hộp bút như thế nào với nhau? - Nhiều hơn là mấy ? Vì sao con biết ( vì 1 cặp không có hộp bút - Nhóm hộp bút như thế nào với cặp? - Nhóm hộp bút ít hơn là mấy? - Muốn cho 2 nhóm bằng nhau ta phải làm như thế nào? - Có mấy cách để cho 2 nhóm bằng nhau? ( Gọi 2 - 3 trẻ trả lời ) => Cô chốt lại. Có 2 cách để cho 2 nhóm bằng nhau đó là. Thêm vào hộp bút hoặc bớt đi một cặp - Bây giờ cô muốn cho nhóm bút bằng nhóm cặp sách thì phải làm thế nào? - Chúng mình cùng thêm 1 hộp bút đặt dưới cặp còn lại nào - Cả lớp cùng đếm lại cả 2 nhóm nào. - Các con có nhận xét gì về 2 nhóm này => Cô chốt lại : Như vậy 2 nhóm bằng nhau và đều bằng 6 - Để biểu thị cho nhóm số lượng 6 cái cặp, 6 hộp bút ta dùng thẻ số mấy ? - À đúng rồi ! Để biểu thị cho nhóm có số lượng là 6 ta dùng thẻ số 6 (cô giơ số 6) Đây là số 6 cô đọc số 6, cho cả lớp đọc - Cho cả lớp quan sát và nói cấu tạo của số 6 ( Cô gọi 2 - 3 trẻ trả lời ) => Cô chốt lại đặc điểm của số 6 ( số 6 có một nét cong tròn ở phía dưới và một nét móc phía tay trái). - Cho cả lớp tìm số giơ lên và đọc. - Cho từng tổ, cá nhân đọc. - Các con hãy lấy 1 số 6 đặt vào bên phải của nhóm cặp và 1 thẻ số 6 đặt vào bên phải của nhóm hộp bút nào. - các con hãy cất một hộp bút vào rổ nào. Còn lại mấy hộp bút ? - 6 hộp bút bớt 1 hộp còn mấy? - Cho trẻ đếm lại số hộp bút. - Tất cả là mấy hộp bút? - 5 hộp bút tương ứng với thẻ số mấy? - Có đặt thẻ số 6 ở đây nữa không? ( Cho trẻ lấy thẻ số 5 đặt vào nhóm hộp bút - Các con hãy bỏ 1 hộp bút vào rổ. 5 bớt 1 còn mấy? ( Cho trẻ đếm số hộp bút và đặt thẻ số tương ứng ) - Chúng mình hãy cất hộp bút còn lại vào rổ nào. 4 bớt 2 còn mấy? ( Cho trẻ đếm số hộp bút và đặt thẻ số tương ứng ) - Chúng mình hãy cất hết số hộp bút còn lại vào rổ nào? 2 bớt 2 còn mấy? - Chúng mình còn đặt thẻ số 2 đây nữa không? 4. Hoạt động 4: Luyện tập. Chúng mình hãy so sánh số cặp với tiếng xắc xô cô vỗ nhé. Lần 1: Cô vỗ tiếng xắc xô bằng với nhóm cặp Lần 2 cô vỗ tiếng xắc xô ít hơn Cô động viên khuyến khích trẻ chú ý lắng nghe. Cho trẻ vừa cất nhóm cặp vừa đếm * Trò chơi :
File đính kèm:
- GIAO_AN_5_TUOI_CHU_DE_MN_BAN_THAN_GIA_DINH.doc