Giáo án dạy lớp chồi - Chủ đề: Bản thân - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Hoạt động văn học - Đề tài: Thơ: Xòe tay

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 - Kiến thức:

 + Cháu thuộc thơ và hiểu được nội dung bài thơ “Xòe tay”. Cảm nhận được âm điệu nhịp điệu của bài thơ.

 - Kĩ năng :

 + Trẻ đọc thơ diễn cảm rõ ràng, trả lời được các câu hỏi đàm thoại của cô.

 - Thái độ:

 + Qua giờ học giáo dục trẻ biết quý trọng các bộ phận của cơ thể, biết chăm sóc và giữ gìn vệ sinh thân thể, để cho cơ thể luôn được khỏe mạnh.

II. CHUẨN BỊ:

 * Đồ dùng:

 - Cô: hình ảnh về bài thơ xòe tay. Nhạc: Rửa tay.

 * Tích hợp; Hoạt động âm nhạc: nhảy nhịp điệu rửa tay.

 

doc11 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 10464 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy lớp chồi - Chủ đề: Bản thân - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Hoạt động văn học - Đề tài: Thơ: Xòe tay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 TRƯỜNG MẦM NON PHÚ LẬP 
GIÁO ÁN HỘI GIẢNG CẤP TỔ VÒNG I
 Chủ đề :Bản thân
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Hoạt động Văn học
 Đề tài: Thơ : Xòe Tay
 Người dạy: VŨ THỊ LOAN
 LỚP: CHỒI 4
Ngày dạy: 08/10/2014
 2014-2015
 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Hoạt động Văn học
 Đề tài: Thơ : Xòe Tay
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Kiến thức: 
 + Cháu thuộc thơ và hiểu được nội dung bài thơ “Xòe tay”. Cảm nhận được âm điệu nhịp điệu của bài thơ.
 - Kĩ năng : 
 + Trẻ đọc thơ diễn cảm rõ ràng, trả lời được các câu hỏi đàm thoại của cô.
 - Thái độ: 
 + Qua giờ học giáo dục trẻ biết quý trọng các bộ phận của cơ thể, biết chăm sóc và giữ gìn vệ sinh thân thể, để cho cơ thể luôn được khỏe mạnh.
II. CHUẨN BỊ:
 * Đồ dùng: 
 - Cô: hình ảnh về bài thơ xòe tay. Nhạc: Rửa tay.
 * Tích hợp; Hoạt động âm nhạc: nhảy nhịp điệu rửa tay. 
III. TỔ CHỨC HOAT ĐỘNG: 
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.Ổn định:
 - Hát bài “khám tay”
 - Cô có một đoạn phim rất là hay cô và các con cùng xem nha.
- Cô cháu cùng trò chuyện về đoạn phim.
- Các con biết không tay là một trong những bộ phận của cơ thể chúng ta đó. Cô Phong Thu cũng có một bài thơ nói về đôi tay rất là hay hôm nay cô sẽ đọc cho các con nghe bài thơ “Xòe tay”
2. Nội dung:
 2.1 Hoạt động 1 cô đọc thơ:
 - Cô đọc thơ lần 1 : diễn cảm.
 - Bài thơ này có tên là gì?
 - Bài thơ do ai sáng tác?
 - Đúng rồi bài thơ do cô “Phong Thu” sáng tác.
 - Đôi tay không chỉ đẹp mà đôi tay còn giúp bạn nhỏ làm nhiều việc khác nữa, vậy để biết đôi tay giúp bạn nhỏ làm gì các con nghe cô đọc lại lần nữa nha.
 - Hát bài vận động; “ Bàn tay xíu xíu”
 - Cô đọc lần hai + tranh động.
* Trích dẫn thơ: 
“Em xòe tay ra
Em xòe tay ra
 Xinh như hoa nở
	 	Như hai trang vở”
- Bốn câu thơ đầu nói về đôi bàn tay bạn khi xòe ra thì xinh như hoa đang nở .đôi bàn tay còn giống như hai trang vở.
 “Em vẽ em tô
Khi muốn thưa cô
Tay giơ lên trước”
- Ba câu thơ thơ tiếp theo nói về đôi bàn tay không chỉ giúp bạn nhỏ vẽ và tô màu còn giúp bạn nhỏ giơ tay phát biểu bài trong giờ học.
“Khi em cất bước
 Tay vung nhịp nhàng
Khi hát kết đoàn
 Tay cầm tay nắm”
- Bốn câu thơ cuối nói về sự nhịp nhàng của đôi tay cùng với bước đi, và cả khi múa hát kết đoàn.
2.2. Hoạt động trẻ đọc thơ + Đàm thoại 
 - Cô dạy trẻ đọc thơ từng câu một cho đến hết bài.(2 lần)
 - Bài thơ nói về gì vậy con?
- Lớp đọc thơ 1-2 lần
- Em xòe tay ra xinh như gì ?
- Xòe tay là như thế nào không?
- Nếu trẻ không trả lời được thì cô giải thích cho trẻ hiểu. 
- Giải thích từ: Xòe Tay
- Tay giúp bạn nhỏ làm những việc gì vậy các con?
- Cô cho từng nhóm đọc thơ.
- Khi muốn thưa cô thi tay làm gì nhỉ?
- Tay vung nhịp nhàng khi nào vậy các con?
- Nhịp nhàng là như thế nào không?
- Nếu trẻ không ttrả lời được thì cô giải thích cho trẻ hiểu. 
- Giải thích từ: Nhịp nhàng,
- Cô cho tổ đọc thơ.
- Khi múa hát các bạn làm gì?
- Tay phải của các con đâu? Tay trái của các con đâu? 
 - Cá nhân đọc thơ 
- Không có tay thì làm việc có khó khăn không các con?
- Đôi tay có quan trọng không các con?
- Cô cho lớp đọc thơ.
*GD : Các con ơi đôi tay rất quan trọng và cần thiết với con người vì vậy chúng ta cần phải chăm sóc và giữ gìn, các con phải rửa tay hàng ngày, không chơi bẩn, cắt móng thường xuyên, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng để tay luôn sạch đẹp .
2.3.Hoạt đông 3: Củng cố : 
 - “ Nhảy điệu rửa tay”
3.Kết thúc:
 - Cô nhận xét hoạt động học nhẹ nhàng
Trẻ hát 
Trẻ xem phim và cùng trò chuyện.
Trẻ lắn nghe
Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe.
Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc.
Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe
 - lớp đọc từng câu.
- Lớp đọc bài
- Hoa nở, trang vở.
 - Tô, vẽ
 - Nhóm đọc bài
 - Giơ lên trước 
 - Khi cất bước đi
- Tổ đọc bài
- Tay cầm tay bạn
- Cá nhân đọc
- Trẻ trả lời
- Dạ quan trọng ah
- Lớp đọc thơ
-Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hiện
 Giáo viên dạy
 Vũ Thị Loan
 Bài thơ: XÒE TAY
Em xòe tay ra
Em xòe tay ra
 Xinh như hoa nở
 Như hai trang vở
 Em vẽ em tô 
 Khi muốn thưa cô
 Tay giơ lên trước
 Khi em cất bước
 Tay vung nhịp nhàng
 Khi hát kết đoàn
 Tay cầm tay nắm.
 Tác giả: Phong Thu
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Hoạt động LQVH : Thơ: ĂN QUẢ
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Trẻ chăm chú nghe cô đọc thơ, hiểu nội dung bài thơ, thể hiện âm điệu êm dịu, nhịp điệu chậm rãi khi đọc bài thơ, thuộc bài thơ. 
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc, đọc thơ diễn cảm và rõ lời.
- Trẻ yêu thích đọc thơ. Qua nội dung bài thơ trẻ biết ăn đầy đủ các loại quả để có đủ vitamin giúp cho cơ thể khỏe mạnh, mắt sáng, đẹp da
II. CHUẨN BỊ
+ Cô: - Đĩa băng hình một số loại quả, hình ảnh nội dung bài thơ.
 - Đĩa nhạc một số bài hát về ngày tết, về quả; Cây mai, cây đào, bánh chưng, bánh tét, 1cái mâm, 2cái đĩa. 
+ Trẻ: - Một số loại quả thật. 
 * Tích hợp:.
 + Khám phá tự nhiên: Quan sát một số loại quả, trò chuyện về ngày tết.
 + Dinh dưỡng: Giáo dục trẻ ăn đầy đủ các loại quả.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Mở đầu hoạt động:
+ Hát vận động bài “ Sắp đến tết rồi”.
- Cô trò chuyện với trẻ: Sắp đến tết rồi các con được ba mẹ mua sắm gì nào? Thế ở nhà các con thấy ba mẹ đã chuẩn bị những gì để đón tết? Cô cũng có chuẩn bị rất nhiều loại quả để chưng bày đón tết ở lớp mình, các con muốn biết cô đã chuẩn bị những loại quả gì thì bây giờ cô cháu mình cùng xem nhé. 
- Cô mở đĩa băng hình về một số loại quả cho trẻ xem, (cô gợi hỏi để trẻ kể tên quả, màu sắc, hình dạng của một số loại quả).
- Các loại quả thường được xếp thành mâm ngủ quả để chưng bày trong những ngày tết và trong các loại quả có chứa rất nhiều vitamin ăn rất ngon và bổ vì thế cô Hồng Thu đã sưu tầm bài thơ nói về một số loại quả. Đó là bài thơ “Ăn quả”, muốn biết bài thơ nói về những loại quả gì thì các con lắng nghe cô đọc bài thơ “Ăn quả” nha. 
2. Hoạt động trọng tâm:
a. Cô đọc thơ:
- Cô đọc bài thơ diến cảm lần 1. 
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Các con đặt tên khác cho bài thơ là gì?
- Để biết được ăn quả có ích lợi gì thì các con lắng nghe cô đọc lại bài thơ1lần nữa nha
- Cô đọc lần 2: Trình chiếu.
* Trích dẫn + Giải thích từ khó: 
+ 2 câu thơ đầu: Bé ănmạnh ra
- Nếu bé được ăn nhiều loại quả thì người của bé sẽ khỏe mạnh hơn.
- Khỏe mạnh: Là người không có bị bệnh gì.
+ 2 câu thơ tiếp theo: Bé ăn.rắn chắc
- Ý nói bé ăn quả na thì người của bé sẽ càng thêm rắn chắc.
- Rắn chắc: Là thịt của mình chắc cứng không bị bệu.
+ Câu 5,6: Bé ăn..hồng hào
- Muốn cho da dẻ hồng hào thì bé nên ăn quả mận.
- Hồng hào: Là nước da màu đỏ hồng, đẹp, biểu thị trạng thái khỏe mạnh.
+ Câu 7,8: Bé ăn . Sạch lưỡi
- Để cho răng và lưỡi của bé thêm sạch sẽ hơn thì phải ăn quả đào. 
+ Câu 9,10: Bé ăn . sinh tố c
- Muốn có nhiều sinh tố C thì cần phải ăn quả bưởi. 
+ Câu 11,12: Bé ăn . Man mát
- Khi được ăn quả lê thì bé cảm thấy miệng của mình mát. 
- Man mát: Là có cảm giác hơi lạnh dễ chịu.
 + 4 câu thơ cuối: Bé ăn . học giỏi
- Ý nói bé ăn đầy đủ các loại quả thì cơ thể của bé sẽ khỏe mạnh, da dẻ hồng hào. Người của bé mà khỏe mạnh thì sẽ chăm ngoan và học giỏi.
- Chăm ngoan: Là siêng và chú ý trong giờ học, ngồi ngoan.
+ Trẻ hát bài: “Chúc tết”.
b Trẻ đọc thơ + Đàm thoại: 
- Các con đã được nghe cô đọc thơ rồi. Để cô xem xem trong các con bạn nào là người đọc thơ hay nhất và trả lời câu hỏi nhanh và đúng nhất thì bây giờ cô sẽ cho lớp mình chơi trò chơi “Thi xem đội nào nhanh”. Cô chia lớp làm 2 đội, mỗi đội cô phát 1cặp gõ bằng gáo dừa. Khi nghe cô gõ âm thanh của xong loan đội nào nghe thấy trước sẽ dùng phách gõ gáo dừa gõ đáp lại trước thì đội đó được bấm quả chọn câu hỏi để trả lời. Nếu đội A không trả lời được hoặc chưa nghe thấy tiếng xong loan của cô mà gõ đáp lại trước, thì mất quyền ưu tiên, phải để cho đội bạn (đội B) trả lời. Sau mỗi lần trả lời đúng cô sẽ tặng cho 1 thiệp chúc tết. Trước khi bắt đầu chơi cô cháu mình cùng đọc bài thơ nha.
- Lớp đọc bài thơ 2- 3 lần.
- Cá nhân lên chỉ tranh cho lớp đọc thơ.
- Trẻ được quyền ưu tiên lên chọn câu hỏi.
- Bé ăn quả na thì sẽ như thế nào?
- Cho tổ đọc thơ.
- Muốn da dẻ hồng hào thì phải ăn quả gì?
- Bé ăn quả đào để làm gì?
- Cho nhóm đọc thơ.
- Để có nhiều sinh tố C thì phải ăn quả gì?
- Bé ăn quả lê bé cảm thấy thế nào?
- Cho cá nhân đọc thơ
- Được ăn nhiều loại quả thì bé sẽ như thế nào?
. Giáo dục: Các con cần phải ăn đầy đủ các loại quả để giúp cho cơ thể có đủ vitamin làm cho da dẻ hồng hào, mắt sáng. Cơ thể khỏe mạnh hơn.
+ Hát bài: “Chúc tết”.
* Củng cố: Trò chơi “ Bé khéo tay”.
- Sắp đến tết rồi các con đã chuẩn bị gì để đón tết chưa?
- Cô đã chuẩn bị sẵn cây mai, cây đào, bánh chưng, bánh tét để đón tết nhưng vẫn còn thiếu mâm ngủ quả, các con giúp cô xếp mâm ngủ quả để chưng bày cho ngày tết nhé. 2 đội hãy thi đua xếp mâm ngủ quả thật đẹp để chưng vào ngày tết nhé. Đội nào xếp mâm ngủ quả đẹp và xong trước sẽ được cô chọn để chưng bày ở lớp. 
-Cô mở nhạc:“Quả gì” trẻ xếp mâm ngủ quả.
- Cô bao quát, nhận xét nhẹ nhàng.
+ Hát bài: “Bánh chưng xanh”.
* Kết thúc tiết học:
- Hát vận động bài “Bánh chưng xanh”. 
- Trẻ hát vận động.
- Trẻ lắng nghe.
- Quan sát và trò chuyện cùng cô.
- Trẻ chăm chú nghe.
- Bài thơ “Ăn quả”.
- Trẻ đặt tên khác cho bài thơ. ăn trái...
-Trẻ nghe và xem hình ảnh 
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hát.
- Nghe cô nói.
- Cả lớp đọc bài thơ.
Trẻ được mời lên chỉ tranh
- Trẻ lên chọn câu hỏi.
- Càng thêm man mát.
- Tổ đọc thơ.
- Ăn quả mận.
- Để sạch răng, sạch lưỡi.
- Nhóm đọc thơ.
- Ăn quả bưởi.
- Càng thêm man mát.
- Cá nhân đọc thơ.
- Người khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, chăm ngoan, học giỏi.
- Trẻ nghe cô nói.
- Trẻ hát.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chia nhóm xếp mâm ngủ quả.
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ hát.
Ý kiến của tổ chuyên môn ( BGH): Giáo viên thực hiện
 Nguyễn Thụy Hồng Yến
 1

File đính kèm:

  • docchoi_ban_than.doc