Giáo án dạy lớp chồi - Khám phá khoa học - Đề tài: Khám phá đồ dùng ăn uống - Chủ đề: Gia đình
I. Mục đích, yêu cầu.
1.Kiến thức:
-Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, công dụng của một số đồ dùng trong gia đình( bát, đũa, thìa, đĩa, cốc )
2.Kỹ năng:
- Trẻ phân loại được một số đồ dùng trong gia đình theo công dụng ( đồ dùng để ăn, đồ dùng để đun nấu )
- Rèn luyện khả năng quan sát, chú ý và ghi nhớ có chủ định.
-Rèn kỹ năng khéo léo, nhanh nhẹn cho tẻ bao quát trò chơi.
3.Giáo dục.
- Giúp trẻ thêm mạnh rạn tự tịn, biết phối hợp chơi cùng bạn trong nhóm.
GIÁO ÁN KHÁM PHÁ KHOA HỌC Đề tài: Khám phá đồ dùng ăn uống. Chủ đề: Gia đình. Lứa tuổi: 5-6 tuổi. Thời gian: 30-35 phút. Ngày dạy: 06/05/2016. Người thực hiện: Tổ 4. Lớp CĐMN-K37C. Trường: CĐ Hải Dương. Mục đích, yêu cầu. 1.Kiến thức: -Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, công dụng của một số đồ dùng trong gia đình( bát, đũa, thìa, đĩa, cốc) 2.Kỹ năng: - Trẻ phân loại được một số đồ dùng trong gia đình theo công dụng ( đồ dùng để ăn, đồ dùng để đun nấu) - Rèn luyện khả năng quan sát, chú ý và ghi nhớ có chủ định. -Rèn kỹ năng khéo léo, nhanh nhẹn cho tẻ bao quát trò chơi. 3.Giáo dục. - Giúp trẻ thêm mạnh rạn tự tịn, biết phối hợp chơi cùng bạn trong nhóm. - Giáo dục trẻ biết cách sử dụng và ý thức giũ gìn đồ dùng trong gia đình. II. Chuẩn bị. 1.Đồ dùng của cô. -Một số đồ dùng bằng vật thật : Bát, cốc, đĩa, đũa, thìa. 2.Đồ dùng của trẻ. - Hình vẽ các đồ dùng trong gia đình, rổ đồ chơi.. III. Cách tiến hành. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức gây hứng thú: Cho trẻ hát bài “Nhà của tôi”. -Bài hát nói về điều gì? -Kể tên các đồ dùng ăn uống trong gia đình? 2.Nội dung. HĐ 1: Nhận biết từng đối tượng: -Phát cho 3 tổ mỗi tổ 1 món quà. Bên trong có bát, đĩa, cốc. Từng nhóm cùng khám phá món quà mà mình được nhận về đặc điểm và công dụng. - Cho trẻ quan sát và trò chuyện. Sau đó cô đến hỏi từng nhóm về đặc điểm và công dụng của đồ vật từ chiếc hộp mà trẻ được nhận. + Nhóm 1: Bát. Khuyến khích trẻ tự giới thiệu về đồ vật mà nhóm được nhận, theo ý hiểu. Cô kết luận: Bát làm bằng sứ, bát có 3 phần :miệng, thân, đáy , bát dùng để đựng cơm ăn. Giới thiệu thêm một số chất liệu bát khác. + Nhóm 2: Đĩa. Khuyến khích trẻ tự giới thiệu về đồ vật nhóm được nhận theo ý hiểu. Cô kết luận: Lòng đĩa không sâu, đĩa để đựng thức ăn, đĩa này có chất liệu bằng sứ. Giới thiệu thêm một số chất liệu đĩa khác. + Nhóm 3: Cốc. Khuyến khích trẻ tự giới thiệu về đồ vật nhóm được nhận theo ý hiểu. Cô kết luận: Cốc này làm bằng nhựa, có 3 phần đáy, miệng và thân cốc, cốc dùng để uống nước và uống sữa. Giới thiệu thêm một số chất liệu cốc khác. Cô giới thiệu thêm đồ vật mới dùng để xúc và để gắp thức ăn rất gần gũi và thân thuộc trong bữa ăn hằng ngày: + Cô cho trẻ khám phá đôi đũa: Đũa dùng để làm gì? Đôi đũa này có chất liệu gì? Cô khái quát:Đũa dùng để ăn cơm, khi ăn phải dùng 2 chiếc đũa mới có thể gắp được thức ăn, đôi đũa này có chất liệu bằng tre. Giới thiệu thêm một số chất liệu đũa khác. + Trẻ khám phá thìa: Thìa dùng để làm gì? Chiếc thìa này có chất liệu gì? Cô khái quát: chiếc thìa này làm bằng inox, thìa dùng để xúc đồ ăn. HĐ 2: So sánh sự giống và khác nhau của các đối tượng So sánh thìa và đũa:Thìa và đũa có điểm gì giống và khác nhau nhỉ? Giống: đều dùng trong bữa ăn gia đình, để lấy thức ăn. Khác: Đũa để gắp thức ăn và thìa để xúc thức ăn và nước. Sánh cái bát và cái cốc: Chúng mình cùng quan sát và cho cô biết cốc và bát có điểm gì giống và khác nhau? Giống: đều là đồ dùng gia đình Khác: bát dùng ăn cơm, cốc dùng để đựng nước. HĐ 3: Mở rộng: hệ thống câu hỏi: -Ngoài đò dùng để ăn uống còn biết những đồ dùng gì trong nhà bếp không? + Đồ dùng để nấu: nồi, chảo, bếp.. Giáo dục: Phải biết giữ gìn sạch sẽ đồ dùng, sau khi sử dụng phải cất gọn gàng. Chú ý đồ thuỷ tinh và sứ, cẩn thận không làm vỡ HĐ 4: Củng cố: chơi trò chơi: “Thi xem ai nhanh” Chia lớp thành 2 nhóm. Cách chơi: Mỗi nhóm sẽ là 1 đội đứng thành hàng. Khi có tín hiệu bắt đầu chạy lên thì 1 đội sẽ lấy đồ dùng để ăn và 1 đội sẽ lấy đồ dùng để uống ở trên bảng mang về rổ của đội mình. Luật chơi: Mỗi thành viên chỉ được lấy một hình ảnh trong mỗi lần chạy lên. Trò chơi mở đầu và kết thúc bằng 1 bản nhạc. Sau 1 bản nhạc đội nào lấy được nhiều hình ảnh thì sẽ dảnh chiến thắng. Cô cho trẻ chơi, chú ý bao quát trẻ, nhận xét cách nhóm. 3. kết thúc. Chuyển hoạt động. -Trẻ hát -nói về ngôi nhà -Bát, thìa, muôi -3 tổ nhận quà và mở ra khám phá, tìm hiểu món quà của nhóm mình. -1 Trẻ trong nhóm “đây là cái bát, để ăn cơm”. - Cả lớp cùng lắng nghe. -Quan sát -1 trẻ trong nhóm “đây là cái cái đĩa để đựng thức ăn”. - Lớp lắng nghe. -Quan sát, lắng nghe. -1 trẻ trong nhóm đại diện trả lời. - Lớp quan sát và lắng nghe. -Hứng thú. -Để ăn cơm ạ! -Gỗ, tre, -Lắng nghe. -Quan sát. -xúc cơm, xúc cháo, nguấy sữa - trả lời. - Lắng nghe -Đều dài, khác nhau là đũa có 2 chiếc. - Quan sát và lắng nghe. -Trả lời. -Lắng nghe và quan sát. -nồi, chảo, mâm -Chú ý lắng nghe Hào hứng. -Lắng nghe cô phổ biến. -Chơi vui vẻ.
File đính kèm:
- kham_pha_khoa_hoc_chu_de_gia_dinh_lop_5_tuoi.docx