Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề: Thế giới thực vật - Đề tài: Tìm hiểu về các loại lá cây

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

 1. Kiến thức:

- Trẻ gọi tên, phân biệt được một số đặc điểm nổi bật của cá loại lá cây: về màu sắc, hình dạng (lá bàng, lá bưởi, lá húng chanh, lá dong.) bằng các giác quan

 2. Kỹ năng:

- Phát triển tư duy quan sát, trí nhớ có chủ định

- Phát triển ngôn ngữ, cung cấp vốn từ, phát triển trí tưởng tượng sáng tạo và thẩm mỹ cho trẻ

- Có các kỹ năng ứng dụng với cuộc sống tạo ra các loại đồ dùng đồ chơi từ những chiếc lá

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ giữ gìn vệ sinh môi trường

- Tình yêu thiên nhiên cuộc sống xung quanh trẻ

 

doc5 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 2158 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề: Thế giới thực vật - Đề tài: Tìm hiểu về các loại lá cây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN KHÁM PHÁ
Chủ đề: Thế giới thực vật
Đề tài: Tìm hiểu về các loại lá cây
Độ tuổi: Lớp mẫu giáo nhỡ B1
Thời gian: 25-30 phút
Người dạy: Nguyễn Thị Phương Thảo
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
 1. Kiến thức: 
- Trẻ gọi tên, phân biệt được một số đặc điểm nổi bật của cá loại lá cây: về màu sắc, hình dạng (lá bàng, lá bưởi, lá húng chanh, lá dong...) bằng các giác quan
 2. Kỹ năng: 
- Phát triển tư duy quan sát, trí nhớ có chủ định
- Phát triển ngôn ngữ, cung cấp vốn từ, phát triển trí tưởng tượng sáng tạo và thẩm mỹ cho trẻ
- Có các kỹ năng ứng dụng với cuộc sống tạo ra các loại đồ dùng đồ chơi từ những chiếc lá 
3. Thái độ: 
- Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ giữ gìn vệ sinh môi trường
- Tình yêu thiên nhiên cuộc sống xung quanh trẻ
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô:
- Lá cây bàng, lá bưởi, lá húng chanh, lá dong, ...(lá húng chanh, lá bưởi đủ số trẻ)
- Máy chiếu, nhạc.
+ Hình ảnh cây mùa xuân
+ Hình ảnh cây thay lá đỏ khi mùa đông
+ Hình ảnh mô phỏng đặc điểm một vài loại lá (gân lá , cuống lá...)
- Khung cảnh khu vườn, rối cây bàng
- Mô hình 02 cây chưa có lá để cho trẻ chơi trò chơi gắn lá
- Phòng học thoáng mát, sạch sẽ.
2. Đồ dùng của trẻ
 Rổ đựng các loại lá cây trẻ sưu tầm hôm trước
 Cát, cành cây, màu nước, bút, nhũ, bình xịt nước
3. Đồ dùng sáng tạo:
- Sáng tác thơ, viết kịch bản thành đoạn kịch ngắn thu hút tạo hứng thú cho trẻ đầu giờ học
- Bộ đồ dùng chiếc hộp đa năng cho trẻ ( Trẻ có thể gắn tạo thành bộ sưu tập lá cây, bộ đồ dùng học toán, bộ rối tay....
- Các trò chơi tích hợp ứng dụng cuộc sống.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1 Ôn định: ( 1-2 phút)
Cô và trẻ chơi trò chơi cỏ thấp cây cao- lá rụng nhiều lá 
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
* Khai thác hiểu biết: ( 3-5 phút)
(Cô và trẻ đứng trước mô hình khu vườn-Trẻ đứng xúm xít quanh cô)
- Lá Cây: Xin chào các bạn nhỏ đã đến với khu vườn mùa xuân
- Cô và trẻ hỏi: Bạn là ai vậy?
- Cây: Các bạn không nhìn thấy tôi sao?
“Tôi là lá
Có mầu xanh
Mọc trên cành
Thích, thích, thích”
- Lá: Tôi chính là những chiếc lá mọc trên cành cây cao đây mà, chào các bạn.
- Cô và trẻ: Chào bạn lá cây
- Lá: Các bạn biết không họ hàng nhà lá chúng tôi có rất là nhiều loại cơ
- Cô và các bạn biết những loại lá nào hãy kể tên cho tôi biết được không?
- Trong khu vườn mùa xuân này chỉ có mình tôi là có mầu rất đặc biệt, tôi sẽ đổi màu theo mùa đấy các bạn ạ. Tôi chính là những chiếc lá bàng.
+ Khi mùa xuân đến tôi khoác trên mình chiếc áo mầu xanh thật là đẹp
+ Còn khi đông đến chiếc áo xanh của tôi lại chuyển thành mầu đỏ đấy các bạn ạ. Các bạn thấy tôi có đặc biệt không nào?
“ Khi mùa đông tới
Tôi khoác áo mới
Đỏ, thay lá xanh
Gió khẽ lay cành
Làm tôi rụng xuống.
Các bạn có muốn
Nhặt lá vui chơi
Cùng ngắm xem tôi
Dài, tròn, hay ngắn
Vàng, xanh, tím thẫm
Đủ cả các mầu
Mềm, cứng, êm, đau
Cuống, gân xương cá
Bạn cùng khám phá
Nhà lá chúng tôi”...
- Cô giáo và học sinh: Ôi thích thế lá cây thật đặc biệt. Bạn lá cây ơi hôm trước cô giáo và các bạn nhỏ đã cùng nhau nhặt được rất nhiều các loại lá. Và hôm nay chúng tôi cùng đến lớp và tìm hiểu về chúng đấy, chào bạn lá nhé.
- Naò chúng mình nhẹ nhàng về chỗ ngồi nào
* Đàm thoại: ( 12-15 phút)
( Trẻ ngồi theo nhóm bàn thấp 6 trẻ/ bàn)
- Cho trẻ lấy lá cây trong rổ đã chuẩn bị trên bàn và quan sát
- Cô giáo cho trẻ 2p để tự tìm hiểu, khám phá, trò chuyện theo nhóm bằng các giác quan
+ Hỏi trẻ có những loại lá nào: tên, hình dạng, mầu sắc, đặc điểm chung,.....
+ Cô hỏi thêm có lá gì, đặc điểm như thế nào
- Hôm nay cô cũng chuẩn bị được rất là nhiều các loại lá các cháu nhìn và đoán xem cô có lá gì nào?
* Lá Bàng:
(Trẻ ngồi quay lên bảng quan sát)
+ Quan sát, nhận xét lá bàng
+ Hỏi tên lá
+ Đặc điểm lá
-> Đây là lá bàng, có cuống lá, gân lá nổi lên dạng hình xương cá, có những lá dạng tròn nhưng cũng có dạng hơi dài, lá bàng có mầu xanh nhưng khi mùa đông đến lá sẽ chuyển sang mầu đỏ thẫm
* Lá Bưởi:
“Cây bưởi nhà em
Xum xuê cành lá
Ôi chiếc lá nhỏ
Như chú thỏ xinh”
+ Hỏi tên
+ Đặc điểm
+ Sử dụng làm gì?
* Lá Dong: Cô đọc câu đố:
“ Bánh gì cần tôi
Gói bao vuông vức
Mùa xuân thơm nức
Nồi bánh chưng xanh”
Là gì?
- Xem hình ảnh trên máy và quan sát lá thật
- Hỏi tên, đặc điểm, thường dùng làm gì?
->Lá dong, dạng lá dài, có mầu xanh, lá mềm mịn, có cuống lá, có gân lá, lá dong thường dùng để gói bánh chưng, gói giò...
* Lá Húng Chanh:
- Cho trẻ nhắm mắt, cùng ngửi 
+ Có mùi gì nào?
+ Mở mắt đoán tên lá
+ Lá có dạng hình trái tim
+ Sờ và cảm nhận lá thế nào
+ Nêu đặc điểm?
-> Lá húng chanh có mầu xanh, lá mềm, hơi dày, và có răng cưa
Mùi thơm mát như chanh
* So sánh: lá dong và húng chanh
- Giống nhau và khác nhau
-> Cô chốt kiến thức
 * Xem thêm một số loại lá cây khác ( xem trên máy chiếu)
- Giáo dục: Trẻ yêu thiên nhiên và cùng nhau nhặt lá giúp cho môi trường xanh sạch đẹp
* Trẻ chơi các trò chơi trải nghiệm với lá cây:
Trò chơi 1: Tìm lá cho cây ( 5 phút)
- Luật chơi:
 Trẻ được chạy lên gắn lá cho cây theo yêu cầu. Thời gian trong một bản nhạc đội nào gắn được nhiều và đúng sẽ thắng
- Cách chơi:
Chia trẻ làm hai đội mỗi đội có số bạn bằng nhau
Trẻ tìm và gắn lá cho cây đùng theo yêu cầu
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 1-2 lần
Trò chơi 2: Trẻ về nhóm chơi tại các góc theo ý thích
 Nhóm 1: đồ lá và tạo thành hình các con vật
 Nhóm 2: Phun mầu nước tạo hình lá
 Nhóm 3: Vẽ lá trên cát
3. Kết thúc: 
- Cô cho trẻ cùng cất dọn đồ dùng
- Trẻ chơi cùng cô
- Trẻ đứng xung quanh cô
- Trẻ hỏi cùng cô
- Chào lá cây
- Trẻ trả lời theo hiểu biết của mình
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ tạo thành 3 nhóm ngồi bàn góc
- Trẻ quan sát và nêu ý kiến cùng nhau trong nhóm
- Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Gội đầu thơm tóc
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhận xét
Trẻ trả lời
-Trẻ so sánh
Trẻ chơi

File đính kèm:

  • docBe tim hieu ve mot so loai la_12595010.doc